Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Ba, 13 tháng 10, 2015

TẬP THIỀN NĂNG LƯỢNG ĐỂ CẢI TẠO SỐ PHẬN

 Bác Lê Thị Ngọc Hường - đứng thứ 2 từ bên phải sang
          Kính thưa Thầy Thường - Chủ nhiệm Câu Lạc Bộ Dưỡng sinh Năng lượng!
          Kính thưa các thầy, các cô và các bạn đồng môn trong Câu Lạc Bộ!
      Tên tôi là Lê Thị Ngọc Hường, sinh ngày 15/10/1947, hiện đang theo học lớp thiền DSNL13 do cô Hồng chủ nhiệm. Tôi xin chia sẻ một vài lời như sau. Sau khi tôi nghỉ hưu, tình trạng sức khỏe của tôi yếu dần đi. Bệnh tình trong người nhiều, như bệnh huyết áp, tim mạch, bệnh thấp khớp, mỡ trong máu, mỡ trong gan cao, đau đầu, táo bón, tê bì chân tay... Tôi rất lo lắng không biết làm thế nào cho khỏi bệnh. Tôi đã nhiều lần đi khám ở bệnh viện điều trị Tây y, từ bệnh viện được hưởng bảo hiểm y tế của nhà nước cho đến những bệnh viện tư nhân có tên tuổi. Nhưng tôi thấy bệnh tình không khỏi, thậm chí chữa bệnh này thì xuất hiện bệnh kia. Ví dụ chữa bệnh thấp khớp thì lại đau dạ dày... Cứ như vậy quay đi, quay lại trong một vòng luẩn quẩn. Tôi lại chuyển sang uống thuốc Đông y, thuốc Nam, nhưng uống mãi có khỏi đâu, thật là "tiền mất tật mang".
   
     Một thời gian sau, tôi đã có cơ duyên gặp đươc chị Tân - vợ thầy Nghĩa, phó chủ nhiệm CLB, giới thiệu tôi vào học lớp thiền do cô Hồng chủ nhiệm. Qua tìm hiểu và được nghe kể chuyện, tôi ham mê thiền. Hằng tuần, tôi đi học rất đều và quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, chú ý nghe cô giáo giảng, nắm bắt những vấn đề cơ bản cho đúng. Đến khi ngồi thiền cũng gặp không ít những vấn đề khó khăn vì ngồi thiền " tâm phải tĩnh lặng". Tôi nghĩ: "Tâm làm sao mà tĩnh lặng được. Ngồi thiền khi thì nghĩ cái nọ, khi thì nghĩ cái kia, khi thì đau chỗ này, khi thì đau chỗ nọ, khi thì ngứa chỗ kia...", nhưng tôi vẫn quyết tâm. Khi về nhà tôi cố gắng ngồi thiền ngày một lần nhưng hiệu quả không cao.
         Sau khi CLB cho đi dã ngoại ở Suối Hai 2 ngày. Ngày thứ nhất, ngồi thiền 5 ca liền. Tôi thấy ai cũng ngồi thiền nghiêm chỉnh. Tôi cũng cố gắng như vậy nhưng không được như bạn khác. Ngày thứ hai, thầy giáo cho ngồi thiền nghe 5 bộ công pháp là:
1. Mất và được
2. Chân - Thiện - Nhẫn
3. Nghiệp
4. Căn cơ và giác ngộ
5. Tâm trong sạch
         Tôi phân tích từng câu và từng lời trong đó. Tôi cảm thấy đây là mấu chốt của cái khó khăn mà mình đang gặp phải. Như vậy tôi đã hiểu hết được 5 bộ công pháp. Khi đi dã ngoại về nhà, tôi tự nghĩ, mọi người làm được mà bản thân mình không làm được. Tôi quyết tâm mở 5 bộ công pháp nghe đúng một tuần lễ. Từ đây tôi đã hiểu và đề ra nội quy học thiền.
         Cứ 4h30' sáng, tôi dậy ngồi thiền. Lúc đầu ngồi cũng khó chịu nhưng rồi quen dần. Hôm đầu ngồi được 30', hôm sau ngồi được 40', hôm sau nữa ngồi được 1 tiếng và càng ngày càng nâng dần thời gian ngồi được các bài trong bộ thiền. Bây giờ tôi thấy ngồi thiền xem như là một thủ tục "Cần" và " Có". Hôm nào không ngồi thiền thì trong ngày hôm đó mình thiếu đi một việc gì chưa làm. Qua thời gian 2 năm ngồi thiền, bệnh tật của tôi đã giảm dần: Khỏi được bệnh mất ngủ, đau đầu, bệnh táo bón, bệnh tê bì chân tay, mỡ trong máu, mỡ trong gan giảm dần... Sức khỏe ngày càng được cải thiện hơn, tính tình vui vẻ điềm đạm hơn... Tôi thấy đời tôi có cơ duyên đến với thiền, cuộc sống tôi có ý nghĩa hơn.
         Trong quá trình ngồi thiền, tôi rút ra được vài kinh nghiệm nhỏ, tôi nêu lên đây để các bạn tham khảo:
1. Trước lúc thiền mình phải xác định mục tiêu: Đẩy lùi bệnh tật, có sức khỏe, đó là cái "được". Nếu có sức khỏe thì phải vượt qua mọi khó khăn, đó là cái "mất".
2. Trước khi ngồi thiền mình phải chuẩn bị thiền bài nào, thời gian là bao nhiêu, để lường trước, không bị vướng mắc đến việc khác, có thế "tâm mới tĩnh lặng".
3. Khi ngồi thiền, tư tưởng phải thoải mái, vui vẻ, không vướng mắc phải chuyện gì. Nếu không được như vậy thì không nên ngồi thiền.
4. Ngồi thiền nên bố trí thời gian hợp lý, nhất là từ 4h30' đến 5h sáng, thời gian đó "tâm tĩnh lặng", không gian yên tĩnh.
5. Các động tác phải đúng. Ví dụ: ngồi ngay ngắn, lưng phải thẳng để năng lượng vào. Có thể thở nội lực 4 thì rất tốt. Bản thân tôi tâm đắc nhất là bài thiền "Thiên Địa Nhân Hợp Nhất".
         Tôi xin nêu các thủ tục cần thiết trong quá trình ngồi thiền. Cuối cùng, tôi xinh kính chúc Thầy, Cô giáo chủ nhiệm và các thầy cô giáo trong CLB mạnh khỏe! Chúc các bạn đồng môn chịu khó rèn luyện, tập thiền năng lượng để cải tạo số phận. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Lê Thị Ngọc Hường
Lớp DSNL13

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.