Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2010

1/6 có gì cho sắp nhỏ?




Con mãi là vầng
trăng của mẹ





Lâu đài tuổi thơ














 

Năm nay chim chỉ có đầu
Sang năm bác gửi tiếp phần đuôi cho.







Nghĩ về CÁI SỰ THIỀN

Tôi xin có vài ý về " Cái Sự Thiền" mà ta hay nghe nói.
1. Trên Thiền viên Yên Tử do Thầy Thích Thanh Từ thành lập là nơi đứng đầu trường pháo Thiền Trúc Lâm. Khi Thiền, không có đọc kinh phật, mà chỉ quán tưởng về hiện tại. Quan niệm cõi Phật ở ngay trong Tâm mỗi người, Phật ở trong Tâm. Tâm trong sạch, gạt bỏ được 5 cái tham lam, thì hạnh phúc sẽ tới, không phải đợi đến khi chết mới về cõi niết bạn với Phật A Di Đà. Thầy Thích Nhất Hạnh ở Paris cũng dạy như vậy. Thiền trong từng hơi thở, trong từng bước đi, trong khi ăn, uống, để suy nghĩ quay về hiện tại , nghĩ sâu sắc về từng việc làm của hiện tại, không bị tương lại lôi cuốn ( vì tương lại thì chưa tới), không bị quá khứ dầy vò ( vì quá khứ thì đã qua)...Sống như vậy sẽ thấy quanh ta là hạnh phúc, là cõi cực lạc không phải tìm đâu xa.
2. Thiền Tông trong Đạo Phật, khác với Tịnh Độ Tông. Tịnh Độ Tông yêu cầu đọc kinh Phật khi thiền, nhằm hướng tâm mình theo giáo lý nhà Phật mà tu tập.
3. Sự thiền nói ở trên trong đạo Phật, khác với cách Thiền trong Yoga( quán hơi thở), thiền trong khí công( quán luồng khí chạy trong cơ thể tới từng bộ phận),
4. Nhiều cách thiền khác nhau, nhưng có 1 điểm chung duy nhất: Tập trung ý nghĩ vào 1 việc duy nhất, gạt bỏ mọi tạp niệm. Vì thế , nhiều cách gọi tên khác nhau của "Sự Thiền" chỉ là vì tập trung suy nghĩ của mình vào những việc khác nhau .
5. Nhưng cũng có 1 sự thiền khác với những điều nói trên: đó là sự thiền đạt tới trạng thái đầu óc trống rỗng, không hề có bất cứ luồng suy nghĩ gì, còn gọi là trạng thái đầu óc "Chân Không", hay "Tâm Không Vô Thức".
Ông Nguyễn Đình Phư, chủ nhiệm CBE, cho rằng nếu đạt được trạng thái này, thì cơ thể con người sẽ nhận được năng lương vũ trụ ở mức cao nhất.
6. Thiền Lửa Tam Muội có đặc điểm gì ?
-Giai đoạn đầu học viên quán tưởng năng lượng vào các luân xa...
Rồi NL vào lục phủ ngũ tang, vào "Cửu Khiếu" ( 9 cái lỗ cơ thể). Tiếp theo là quán tưởng dòng năng lượng chạy theo mạch nhâm lên đầu ( Âm Thăng), rồi theo mạch đốc xuống chân ( Dương giáng). Cái sự thiền này giống như thiền trong khí công ( "lấy ý dẫn khí").
- Giai đoạn tiếp theo Thiền Lửa Tam Muội do thầy Hùng hướng dẫn cũng yêu cầu học viên " Tâm Không Vô Thức", cảm nhận cơ thể mình trong xuốt như pha lê, xung quanh mình bao trùm bởi lửa Tam Muội, mình như đang ngồi trong 1 lò lửa tam muội...
Trong bài thiền " Thiên Địa Nhân hợp nhất" , thì giai đoạn này, học viên quán tưởng dòng thiên khi từ các vì tinh tú đang chẩy vào cơ thể quan luân xa ở đỉnh đầu ( LX7), dòng địa khí đang vào cơ thể qua luân xa 1, hai dòng khí hoà nhập với cơ thể thành 1 khối thống nhất. Cơ thể mình với vũ trụ hoà quyện thành 1 khối thống nhất...Cảm nhậ thây cơ thể như bay bổng trong không gian vũ trụ mênh mông...Những cảnh giới đẹp đẽ của thiên nhiên, của vũ trụ hiện lên trong tâm trí...
Tóm lại:
1. Thiền kiểu gì cũng là để rèn tâm trí mình không bị rối loạn những suy nghĩ về tương lại, về quá khứ...mà nên biết, nên thấy những hạnh phúc của hiện tại. Hiện tại chứa đựng đầy đủ những điều tốt đẹp thiên nhiên đã ban tặng cho con người: không khí trong lành, ánh sáng rực rỡ, cây cỏ hoa lá tươi đẹp, chim muông ríu rít ca hát, những " Ngọc Thực" nuối sống ta hàng ngày...
Sống như vậy là cách rèn luyện Cái TÂM trong sáng, lành mạnh.
2. Có cái tâm tốt, còn cần có " Cái Thân" khoẻ mạnh, không bệnh tật. Bởi vậy, tu luyện Thiền tốt rồi, chớ quên " Luyện Thân" cho tốt.

Một tâm hồn trong sáng, trong một cơ thể khoẻ mạnh mới là sự kỳ diệu của Hạnh Phúc.
LÂM PHÚC 15.4.2010

Bàn về THIỀN CÙNG YOGA

LÂM PHÚC bàn:
THIỀN CÙNG YOGA là một hướng rèn luyện nhằm tới cả 2 mục đích: LUYỆN TÂM + LUYỆN THÂN. Đây hẳn là 1 phương hướng rèn luyện rất hay. Tôi vần thường ngày đi theo hướng này, vì quan niệm rõ ràng: HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC LÀ PHẢI CÓ ĐƯỢC 1 TÂM HỒN TRONG SÁNG TRONG 1 CƠ THỂ KHOẺ MẠNH.


Vấn đề là LUYỆN TÂM NHƯ THẾ NÀO & LUYỆN THÂN NHƯ THẾ NÀO cho phù hợp với mình ? Mỗi một lứa tuổi, mỗi một hoàn cảnh cần có nội dung rèn luyện thích hợp. Điều đó tuỳ thuộc vào cách lựa chọn của bạn. Tôi nghĩ thế.
Không thể yêu cầu người nhiều tuổi luyện YOGA như thanh niên được.


Về LUYỆN TÂM là thực hành thiền. Trong youga cũng có thiền. Trong Đạo Phật cũng có thiền ( Phái THIỀN TÔNG); Thầy Tổ DASIDA NARADA dạy ta thiền Lửa Tam Muội...Ta chọn cách thiền nào ?


Thiền nào cũng tốt đẹp , nhưng theo tôi lựa chọn THIỀN LỬA TAM MUỘI là hay hơn cả, vì:
- cho phép MỞ NHIỀU LUÂN XA VÀ THU NĂNG LƯỢNG VŨ TRỤ VÀO CƠ THỂ QUA CÁC LUÂN XA ĐÃ MỞ để thanh lọc cơ thể, đẩy lùi bệnh tật. Cách thiền này hơn hẳn các cách thiền khác Ở ĐIỂM CHÍNH YẾU NÀY.
Ngày nay, có thầy còn dạy ta không những mở hết các luân xa truyền thống (mạch đốc, mạch nhâm) mà còn KHAI MỞ NHIỀU HUYỆT ĐẠO trong cơ thể để thu năng lượng. Ví dụ các huyệt đạo tương ứng với PHỔI VÀ ĐẠI TRÀNG; THẬN VÀ BÀNG QUANG; GAN VÀ THẬN, TIM VÀ RUỘT NON, LÁ LÁCH VÀ DẠ DẦY...
Bản thân tôi đã thử rồi: khi huyệt đạo được khai mở, thì con lắc cảm xạ báo năng lượng đang xoáy vào cơ thể (quay theo chiều kim đồng hồ). Huyệt chưa khai mở, thì NL không vào theo huyệt đó (con lắc quay ngược kim đồng hồ).
- Thiền Lửa Tam Muội cũng mang đầy đủ ưu điểm khác của Thiền trong Phật giáo ( hiền định), thiền trong khí công (quán tưởng luồng NL chạy trong cơ thể, chạy ra chân, ra tay...) v.v..
Vì lẽ đó, tôi cho răng THIỀN LỬA TAM MUỘI LÀ ƯU VIỆT .


VỀ LUYỆN THÂN: Tôi thấy YOGA dạy ta 1 phép luyện thân tuyệt vời. Bản thân tôi đã từng học phép chữa bệnh bằng TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG của lương y NGUYỄN THAM TÁN.
Cách chữa bệnh này dựa trên nguyên lý: Cột sống là trung tâm thần kinh thứ 2 sau đầu não. Vì thế tác động vào cột sống là có thể chữa được bệnh tật thông qua hệ thống thần kinh dọc cột sống này. Cách chữa bệnh này rất kỳ diệu..
YOGA dạy ta rất nhiều động tác, nhưng tôi thấy đa phần động tác là rèn luyện cái xương sống. Điều này rất phù hợp với quan niệm của trường phái TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG: Xương sống con người vô cùng quan trong trong việc gIữ gin sức khoẻ.


Tôi đã lựa chọn khoảng 12 đông tác rèn luyện cột sống của YOGA và của bài tập SUỐI NGUỒN TƯƠI TRẺ để tập hàng ngày. Ngoài ra không quên đi bộ + một số động tác thể dục thể thao khác.


Tóm lại: thiền cùng yoga là một hướng vừa luyện TÂM, vừa LUYỆN THÂN rất tốt đẹp.
Vấn đề chinh là sự lựa chọn của bạn : Thiền kiều gì và tập Yoga như thế nào cho phù hợp với bạn.
LÂM PHÚC- NGUYỄN SƠN TÙNG 31.5.2010

9 phút vận động sau lúc ngủ dậy

1 - Một phút chải tóc
Hãy dùng mười đầu ngón tay vuốt tóc từ trước trán ra sau gáy. Làm như vậy sẽ có tác dụng tăng cường tuần hoàn não, tăng cường lưu lượng máu cung cấp cho não, đề phòng những bệnh về mạch máu não và phát huy tác dụng đen và mượt tóc. Chải tóc có thể loại bỏ được tế bào da đầu đã chết và vật bẩn ở trên mái tóc, kích thích da đầu phát triển.
2 - Một phút xoa nhẹ vành tai
Hãy dùng 2 ngón tay xoa nhẹ 2 vành tai cho đến khi thấy nóng lên. Bởi vì vành tai có tất cả các huyệt vị của toàn thân, làm như vậy có thể sơ thông các kinh lạc, phát huy tác dụng đề phòng các bệnh gây ù tai, hoa mắt hay quên... Thực ra lỗ tai hoàn toàn không nên ngoáy, bởi vì bản thân lỗ tai đã có chức năng tự làm sạch. Những chất thải trong tai tự nhiên chảy ra ngoài tai. Vậy nên thay vì thường xuyên ngoáy lỗ tai, thỉnh thoảng nên làm vệ sinh lỗ tai.
3 - Một phút đảo mắt
Bạn có thể đảo mắt thuận và nghịch ntheo kim đồng hồ như vậy có thể luyện cơ mắt, duy trì thể lực tốt.
4 - Một phút cho khoang miệng
Có thể nghiến nhẹ hàm răng và uốn lưỡi, làm như vậy sẽ phát huy tác dụng hoạt huyết cho chân răng và mặt răng, bảo vệ hàm răng. Uốn cong lưỡi có tác dụng tăng cường tính linh hoạt và độ mẫn cảm của lưỡi.
5 - Một phút cho vận động tứ chi
Thông qua vận động co duỗi tứ chi, bạn có thể làm cho huyết dịch vận chuyển đi toàn thân, cung cấp đầy đủ ôxy, máu cho hệ tim mạch và não bộ, phòng các bệnh về tim mạch máu não... tăng cường tính linh hoạt cho các khớp xương của chi trên và chi dưới.
6 - Một phút xoa nhẹ vùng rốn
Hãy dùng hai lòng bàn tay thay nhau xoa nhẹ vùng quanh rốn, vì trên dưới rốn là các huyệt thần quyết, quan nguyên, khí hải, đan điền..., trong đó tác động huyệt thần quyết có thể đề phòng và chữa trị bệnh trúng phong. Xoa bóp nhẹ cũng có công hiệu để thần bổ khí.
7 - Một phút thóp bụng, phình hậu môn
Có thể thóp bụng nhiều lần để phình mở hậu môn, làm như vậy tăng cường sức co thắt cơ bắp quanh hậu môn, làm khí huyết lưu thông, đề phòng bệnh trĩ. Y học hiện đại cho rằng khi ta vận động làm co thắt các cơ bắp các tổ chức phần mềm xung quanh hậu môn sẽ cải thiện sự tuần hoàn của huyết dịch... Vậy "co thắt hậu môn" có tác dụng đề phòng bệnh trĩ.
8 - Một phút mát xa gan bàn chân
Nằm ngửa người, dùng hai gót chân liên tục thay nhau mát xa lòng bàn châ cho đến khi lòng bàn chân nóng lên. Sau khi mát xa lòng bàn chân, bạn đã làm cho huyết dịch tuần hoàn toàn thân, có tác dụng hoạt kinh lạc, kiện tì vị an tâm thần... "Mát xa lòng bàn chân" chính là mát xa huyệt nguyên tuyền ở giữa lòng bàn chân. Huyệt dũng tuyền là điểm khởi đầu của kinh túc thiếu âm thận. Theo đông y, huyệt này có tác dụng chữa trị chứng hay quên, an thần, tỉnh não, thông quan khai khiếu và củng cố thận khí...
9 - Một phút vặn người
Bạn có thể nằm trên giường vặn nhẹ người sang trái sang phải, để vận động các đốt xương sống và các cơ vùng bụng.
Tri thức trẻ số 282

Chủ Nhật, 30 tháng 5, 2010

TÂM PHẬT

Hạ bước vào quán lúc 12 giờ trưa, cô đảo mắt nhìn quanh, thật khó tìm một chỗ ngồi rộng rãi ở cái quán nổi tiếng là thức ăn ngon này, cuối cùng cô cũng tìm được chỗ ngồi gần cửa ra vào, nơi một cặp vợ chồng vừa đứng lên. Luồng khói đâu đó mù mịt túa vào chỗ Hạ ngồi, xuất phát từ bàn bên, những người ăn mặc sang trọng đang ngả nghiêng, ồn ào nâng ly, cụng chén... , họ đang nướng những miếng thịt bò thơm phức làm cho cái dạ dày của Hạ thêm cồn cào, Hạ vẫn kêu cho mình một dĩa cơm sườn như mọi khi...
Nhìn ra cửa, Hạ thấy một bà già từ nãy giờ ngồi bên cạnh cửa nhìn vào quán, thỉnh thoảng lại nuốt nước bọt. Hạ bỗng thấy bực tức khi bàn bên cạnh vẫn ồn ào, họ gọi thêm két bia không biết là thứ mấy, đồ ăn vẫn ê hề nhưng họ có đụng đến đâu. Trông cứ như là chết khát ấy, uống và uống và chúc tụng nhau những lời nhạt nhẽo vô duyên nhất trên đời. Họ lôi tất cả những thứ gì họ chợt nhớ đến để uống mừng... Bà già vẫn ngồi đó, không hề chìa tay để xin tiền bố thí, nhưng nhìn vẻ tiều tụy của bà, Hạ biết chắc rằng bà rất đói. Cô chạnh lòng chợt nhớ tới mẹ cô. Ngày cô còn nhỏ, bố đã bỏ hai mẹ con cô đi biệt, để lại cho mẹ biết bao nỗi khó khăn vất vả, và để lại cho cô một thời thơ ấu bị chế giễu là đồ không cha. Cô đã vượt lên trên tất cả những sự cơ cực bằng cách miệt mài học tập và bằng gánh xôi buổi sáng, tủ thuốc lá buổi tối của mẹ. Bây giờ khi đã tốt nghiệp đại học và kiếm ra được kha khá tiền thì mẹ cô đã đi về bên kia thế giới với chứng bệnh lao phổi. Có lẽ mẹ chưa bao giờ được bước vào quán, dù là một quán ăn rẻ tiền nhất, chưa bao giờ được cầm bảng thực đơn mà lựa chọn món ăn. Chưa bao giờ được lau khuôn mặt quanh năm bụi bặm của mình bằng chiếc khăn mát lạnh, trắng muốt thơm phức như thế này. Nghĩ như thế, Hạ chợt ứa nước mắt, dĩa cơm sườn chừng như khó nuốt mặc dù mới đó Hạ đã đói cồn cào. Hạ lại nhìn bà già, cô đứng dậy và bước ra chỗ bà ngồi:
- Cháu mua cho bà một dĩa cơm thập cẩm nhé! 
Mắt bà già ánh lên nỗi vui mừng: 
- Cảm ơn cô, nhưng xin cô mua cho tôi một dĩa cơm trắng ngàn đồng thôi. 
Hạ ngạc nhiên: 
- Ủa , sao lại thế, cháu đãi bà mà. 
Một nụ cười nhỏ nhẻ trên khuôn mặt đã già nua:
- Tôi ăn chay cô à, hôm nay ngày rằm mà.
"Hôm nay ngày rằm." Hạ lặp lại một cách vô thức, cô nhìn bà già như nhìn một vị thánh, một kẻ cơ cực lầm than, trong đời mấy khi được ai đó mời một dĩa cơm, thế mà bây giờ bà đã từ chối chỉ vì "hôm nay ngày rằm". Hạ không biết vì lẽ gì, một kẻ có cuộc sống hoàn toàn không có gì sung sướng như bà đã tin vào Phật, phải chăng bà tin rằng con người có tiền kiếp và ăn chay thì sẽ có một số kiếp sung sướng hơn ở kiếp sau? Hạ đã từng thấy lắm bà giàu có mua những bó hoa thật sang trọng để lên chùa lễ Phật, vẫn chửi nhau sa sả mua gian bán lận, chừng như những hương hoa kia để họ mua lấy một hộ khẩu trên thiên đường. Những gia đình trưởng giả bày ra nấu những bữa tiệc chay linh đình giả ra món chả lụa chay, giả trứng cút , ba ba, súp cua ..v.v. Họ ăn chay nhưng lòng họ vẫn vương vấn những món ăn trần tục. Còn bà già ăn xin này, giữa những món ăn thơm phưng phức, giữa những kẻ nhậu nhẹt bê tha, bà vẫn giữ nguyên một tâm hồn của một vị chân tu.
Hạ gọi cho bà một dĩa cơm trắng, và tò mò xem bà ăn cơm với thứ gì. Rất chậm rãi, từ trong túi áo bà ba rách bà đã lôi ra một gói muối ớt nhỏ. Nhìn bà ăn cơm trắng với muối ớt một cách khó nhọc, Hạ thấy bà thật hạnh phúc. Vì ngay cả chính những người cẩn thận đến nỗi đã dành riêng một loại chén đĩa cho những ngày chay, và ngay chính Hạ cũng không thể nào có được một đức tin như bà.
Nhị Tường

Những đứa trẻ "chạy tắt" qua mùa hè

Chúng tôi chơi những gì mình thích, tất nhiên với những trò chơi giản dị, mộc mạc và vô cùng gần gũi: tắm sông, bắt cá, bẫy chim, chăn trâu, cắt cỏ... nó không có những thuật ngữ cao siêu như kỹ năng sống, phép lịch sự, tư duy sáng tạo... hay cái gì đó mà chúng tôi bây giờ vẫn trở thành nhưng con người bình thường.

Bọn trẻ sẽ làm gì trong những ngày hè? Đây là một câu hỏi khó với không ít các bậc phụ huynh ở thành phố. Đơn giản rằng, cái sự nghỉ của bọn trẻ bỗng chốc làm đảo lộn lịch trình làm việc của gia đình: ai sẽ ở nhà trông nom chúng? Và chúng sẽ làm gì để những ngày nghỉ ngơi ấy trở nên bổ ích?

Chính tôi đã thử hỏi đứa con gái 7 tuổi của mình rằng, con sẽ làm gì trong những ngày nghỉ, chẳng mất nhiều thời gian nó la lên: "Xem bibi". Chẳng là cháu nó nghiện cái chương trình này nhưng bị bố mẹ hạn chế vì chuyện học hành. Đã có lần nó lẩm bẩm: nghỉ hè tha hồ mà xem!

Thế nhưng ai sẽ là người ở nhà để trông bọn trẻ xem bibi? Chuyện này không hề đơn giản, mới lại nghỉ hè chỉ để xem bibi? Còn nhớ năm ngoái vào dịp nghỉ hè, vợ tôi đã lần tìm trên mạng, sách báo và các tin mục rao vặt về những chương trình vui chơi ngày hè cho thiếu nhi. Cuối cùng thì bà xã cũng reo lên khi tìm được một chương trình mang tên: Kỹ năng sống cho trẻ em, hay cái gì đó từa tựa như thế. Đó là chương trình do một số những trung tâm cũng mang tên gì gì đó tổ chức, họ quảng cáo rằng sẽ rất bổ ích cho bọn trẻ, tất nhiên với một mức "học phí" không đùa.

Thế là đứa con gái tôi được dẫn đến để tham gia. Vì công việc nên tôi không mấy để ý con mình sẽ tham gia những trò chơi, hay học được cái gì gọi là kỹ năng sống ấy. Chỉ thấy "lịch học" của cháu cũng rất dày đặc, đi từ 8h đến gần tối mới về. Tôi đã tò mò hỏi nó chơi những trò gì, nó bảo cả ngày đầu tiên chỉ tung những quả bóng, thế rồi chìa bàn tay bé xíu với quả bóng tenis cho tôi xem. Sang ngày thứ hai, con bé về nhà với bộ mặt mệt mỏi rồi nó kể: hôm nay chơi nhảy dây... Đến buổi sáng thứ ba, khi tôi chuẩn bị đưa cháu đi thì dãy nảy không chịu "Cho con ở nhà xem bibi!" - nó la lên như vậy.

Tất nhiên, tôi không thể ở nhà cùng con gái để xem TV nên vừa nịnh, vừa hăm dọa để nó đến cái được gọi là trung tâm vui chơi ấy. Hôm đó tôi đã tìm gặp những người phụ trách để xem kỹ "giáo trình" vui chơi của họ. Phải nói rằng, dày đặc những kiến thức: cách giao tiếp, phép lịch sự, tư duy sáng tạo, phát triển nhân cách, ý thức trách nhiệm... hết sức hoành tráng! Chỉ vẻn vẹn 10 ngày mà họ nghĩ sẽ truyền dạy cho con tôi hàng loạt những kiến thức cao siêu mà ngay đến cả cái thằng tôi đây cũng khó mà nhá nổi. Dù thất vọng nhưng không còn cách nào khác phải bắt nó đến lớp! Nói cho cùng, cũng chỉ để họ trông con giúp mình.

Thiên đường tuổi thơ, Ảnh ST

Kết thúc khóa học, con tôi được cấp một cái chứng chỉ, lồng khung kính hết sức đẹp mã với một loạt các tiêu đề bằng tiếng Anh, tiếng Việt lằng nhằng phức tạp vô cùng tận. Và đương nhiên kèm theo tiền học phí là 2.200.000đ cho 10 ngày vui chơi. Tôi chỉ nhớ con bé thở phào rồi bảo: thích quá mai không phải đi nữa!

Thế nhưng sự phức tạp vẫn chưa dừng ở đó, vì rằng chưa hết kỳ nghỉ hè, sẽ làm gì những ngày tới? Hai vợ chồng tôi vò đầu bứt tai nghĩ mãi không biết phải xoay sở thế nào. Cuối cùng vợ tôi quyết định đưa cháu đến trường, đăng ký học thêm năng khiếu. Con bé sau khi nghe mẹ nói sẽ tiếp tục đến trường thì nó òa khóc - tức tưởi khóc. Nó bảo, lúc nào cũng học, tưởng nghỉ hè thì được chơi, vừa mới học xong, bây giờ lại học! Và đêm đó nó chìm vào giấc ngủ trong sự mệt mỏi.

Nhìn khuôn mặt căng thẳng của con gái mà chạnh lòng, vẩn vơ nghĩ ngợi. Và tôi tự đặt câu hỏi rằng, chúng tôi - cha mẹ của những đứa trẻ ở thành phố đang miệt mài lao động với một suy nghĩ rằng, sẽ tạo được một cuộc sống tốt đẹp hơn cho con cái mình? Hay chúng tôi đang tước đoạt tuổi thơ đích thực của chúng.

Và tôi lại nhớ lại những ngày hè xa xưa của mình ở rừng núi Cao Bằng. Tôi nghĩ ấy mới là ngày hè - kỳ nghỉ đích thực của một đứa trẻ. Không học hành, không quản lý, không áp đặt, không cấm đoán...

Chúng tôi chơi những gì mình thích, tất nhiên với những trò chơi giản dị, mộc mạc và vô cùng gần gũi: tắm sông, bắt cá, bẫy chim, chăn trâu, cắt cỏ... nó không có những thuật ngữ cao siêu như kỹ năng sống, phép lịch sự, tư duy sáng tạo... hay cái gì đó mà chúng tôi bây giờ vẫn trở thành nhưng con người bình thường.

Tôi nhớ rất rõ khi ấy cha tôi chỉ dặn rằng, chơi gì thì chơi nhưng mỗi ngày phải nộp một bó cỏ tươi. Và thế là tôi trở thành một đứa trẻ "tự do", không phải học bài mỗi đêm, không phải dậy sớm quách bộ hơn 7 km đến trường... tất cả những đứa trẻ ở bản tôi đều như vậy. Chúng tôi ào ào ra sông thỏa thuê lặn ngụp, và buổi chiều lại rủ nhau cắt bó cỏ tươi về nhà - đó là sản phẩm bắt buộc.

Tôi nghĩ đó chính là thuật ngữ "ý thức trách nhiệm" mà con tôi phải học ở cái trung tâm dạy kỹ năng gì đó kia. Còn cái được gọi là "tư duy sáng tạo" nghe có vẻ rất oách ấy thì tuổi thơ của chúng tôi cũng được rèn luyện đầy đủ, nói không ngoa còn hấp dẫn hơn nhiều. Ấy là trò hết sức dân gian: "trận giả". Trò này có lẽ bây giờ bị quên lãng, hoặc sẽ bị những vị tiến sỹ trong ngành GD quy kết là mang tính bảo lực. Bởi trò này dạy chúng tôi tư duy cách chiến thắng đối thủ, kỹ năng bắt gọn đối phương, rèn luyện khả năng sinh tồn khi lâm nguy... Nó chẳng bạo lực chút nào mà ngược lại nó giúp bọn trẻ thôn quê và ngờ nghệch như chúng tôi trở nên linh hoạt, cứng cáp và tự tin vô cùng.

Bản thân tôi lớn lên cũng như những ngày hè giản dị vậy. Chưa bao giờ tôi biết thế nào là học thêm, học hè... hoặc một cái gì đó khác ngoài ánh nắng trói chang của mùa hè, sự mát rượt của dòng sông, mùi thơm nồng của cây cỏ, tiếng gọi nhau của gia súc... Cứ thế lớn lên, hồn nhiên hoang dại! Cho đến một ngày tôi còn nhớ rất rõ rằng, khi tôi đang học lớp 8 tại trường dân tộc nội trú, có một đoàn nhà báo ở trung ương về. Và cô giáo chủ nhiệm đã gọi tôi lên rồi dặn rằng, nếu người ta hỏi em đi học để mai sau sẽ làm gì, em sẽ trả lời rằng: "... Để sau này xây dựng quê hương...".

Chúng tôi chơi những gì mình thích, tất nhiên với những trò chơi giản dị, mộc mạc và vô cùng gần gũi: tắm sông, bắt cá, bẫy chim, chăn trâu, cắt cỏ... Ảnh Lê Anh Dũng

Tôi không biết đó là cái gì, nhưng cô giáo dặn thế và tôi đã làm thế. Vị nhà báo nọ đã bật cười khi tôi trả lời vanh vách: "... Em đi học để sau này xây dựng quê hương!". Tôi cũng không biết họ cười vì cái gì nhưng tôi đã làm đúng như cô giáo dạy. Lát sau chính vị nhà báo ấy đã nháy mắt hỏi lại tôi: "Có phải cô giáo cháu bắt nói thế?", tôi đã thành thật gật đầu. Bây giờ nghĩ lại chuyện này tôi thấy có một cái gì đó thật không ổn với chúng ta. Con gái tôi luôn miệng nói: Cô giáo bảo thế này, cô giáo bảo thế kia, phải làm thế mới đúng... tất cả những thứ đó đã "huấn luyện" đứa trẻ trở thành cỗ máy - một cỗ máy phục vụ cho tham vọng của người lớn.

Nói vậy, song tôi không hàm ý xúc phạm hay dè bỉu những trung tâm vui chơi ngày hè mà người thành phố tổ chức. Nó vẫn có một ý nghĩa gì đó, ít nhất cũng quản lý được bọn trẻ trong những ngày không đến lớp. Thế nhưng cái thuật ngữ: "Kỹ năng sống" ấy nghe lớn lao quá mức, đến nỗi bọn trẻ sợ. Còn nhớ giáo sư Hồ Ngọc Đại đã từng có tham vọng tổ chức một khu rừng ngay giữa thành phố để tổ chức cho bọn trẻ học cách tự sinh tồn. Tất nhiên đó chỉ là tham vọng, nhưng cũng nói lên rằng, trẻ con thành phố cần thiết được học cách đó. Cái gọi là kỹ năng chỉ thật sự được phát huy một cách bền vững khi nó nảy sinh từ sâu thẳm trong bản năng của mỗi đứa trẻ. Chúng ta sẽ không thể nào dạy chúng cách sống nếu không thông qua hiện thực.

Đố một bậc phụ huynh ở thành phố nào dám để đứa con chừng 10 tuổi ở nhà một mình. Nó chỉ ở trong phạm vi vài chục mét, tự xoay sở để "sinh tồn" trong một ngày cũng đã là thành công. Nhưng tôi tin sẽ chẳng ai dám làm việc đó, ngay cả bản thân tôi cũng chịu, vì rằng đứa con gái của tôi đã 8 tuổi nhưng cháu chưa bao giờ dám ngủ một mình. Tất cả những cái gọi là kỹ năng kia phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn, và sẽ không biết còn phụ thuộc cho đến khi nào.

Lan man mãi thì vẫn là sự bế tắc cho bọn trẻ trong những ngày hè. Thời gian thì không đợi các phụ huynh lan man, mùa hè đã đến râm ran với những tiếng ve quen thuộc. Và con gái tôi vẫn đang ở nhà xem bibi, có lẽ phải gửi con đến trung tâm vui chơi nào đó. Chỉ xin các vị đừng dạy dỗ gì cả, hãy cho chúng chơi những gì chúng thích. Chơi cái gì thật gần gũi, giản dị và ngàn lần xin đừng gắn vào đó những khái niệm đại loại như kỹ năng sống nữa! Chỉ đơn giản dạy các cháu cách trồng cây chẳng hạn, chúng sẽ tha hồ đào đất, bắt giun, nhem nhuốc một chút chẳng vấn đề gì. Tôi tin bọn chúng sẽ thích, cái gì đơn giản gần gũi trẻ con cũng thích vì nó rất gần với tâm hồn thật của trẻ con.

Nguồn Tuanvietnam.net

Thứ Bảy, 29 tháng 5, 2010

Phòng và chữa mất ngủ

Đối với người mất ngủ, uống thuốc chỉ là trị ngọn, cần phải tìm ra nguyên nhân chính mà trị tận gốc, đồng thời bồi dưỡng cơ thể, duy trì nếp sống điều độ, tập thư giãn tinh thần, tập thể dục dưỡng sinh, biết cách ăn uống thích hợp… Cần kết hợp nhiều mặt mới mong giải quyết được chứng bệnh này.
Theo y học cổ truyền việc phân loại chứng mất ngủ cũng không ngoài hai chữ “thực – hư”. Tâm lý huyết hư, tâm thận bất giao thường thuộc hư chứng. Can đởm hỏa vượng, thực trệ đầm hỏa là do thực chứng. Điều quan trọng là phân biệt hai loại này để theo đó mà chữa trị: Hư thì bổ, thực thì tả.
Mất ngủ do hư chứng: Lo lắng, hồi hộp, mệt mỏi thần khí, đầu óc choáng váng tâm phiền ăn ít, gầy yếu, thức ngủ bất thường, miệng khát, di tinh, mạch hư hoặc tế sác.
Mất ngủ do thực chứng: Vùng ngực và bụng trên bị mãn, bứt rứt, bồn chồn, dễ tức giận, đầu choáng váng, đau nhức, đàm nhiều, đại tiện bí, hông sườn đau, miệng đắng, mạch huyết hạt, lưỡi đỏ, rêu thô.
Phép trị hư chứng là bố khí dưỡng huyết, tư âm giáng hóa – Trị thực chứng là thanh tiết hóa can đởm, kiện tỳ, hóa đàm, tiêu trệ.
Giấc ngủ là liều thuốc tiên giúp phục hồi sức khỏe, quan trọng không kém gì ăn uống. Giấc ngủ quý giá vô cùng, phải được bảo vệ và phải học cách ngủ cho tốt. Để ngủ cho tốt, cho sâu phải thực hiện nhiều biện pháp, trong đó món ăn bài thuốc có tác dụng phòng và chữa chứng mất ngủ có hiệu quả.
Dưới đây là những món ăn bài thuốc phòng, trị chứng mất ngủ có hiệu quả
Công thức 1: Tiểu mạch 45g, đỗ đen 30g, dạ hợp 30g. Sắc với 200ml nước, uống nước và ăn đỗ đen, ăn tiểu mạch.
Công thức 2: Quả dâu chín 75g, đường phèn 25g, nấu nước uống.
Công thức 3: Tiểu mạch 60g (bỏ vỏ), đại táo 15 quả, cam thảo 30g. Cho vào 4 bát nước, sắc còn 1 bát, uống vào lúc sáng và tối.
Công thức 4: Gạo 100g, nhân táo chua 30g, trước tiên cho vào sắc nhân táo chua, bỏ bã đi, lấy nước nấu với gạo thành cháo, ăn vào lúc đói bụng, chữa mất ngủ do lao tâm, suy nghĩ.
Công thức 5: Táo đỏ 30g, hành củ 5 củ. Rửa sạch cho nước vào sắc, buổi tối trước khi đi ngủ ăn cả cái và nước, chữa giấc ngủ không sâu.
Công thức 6: Rau cần 100g, mật ong 30ml. Rau cần rửa sạch thái đoạn. Cho rau vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, cho mật ong vào khuấy đều. Rau cần có tác dụng trấn tĩnh thần kinh rất tốt, người hay mất ngủ uống nước rau cần hâm nóng sẽ giúp cải thiện giấc ngủ.
Công thức 7: Hành củ 120g, hành củ rửa sạch thái nhỏ cho vào cốc đổ nước sôi hãm như pha trà uống. Có tác dụng cải thiện tình trạng mất ngủ.
Công thức 8: Hành tây 2 củ, rượu nho 400ml. Hành tây rửa sạch, bỏ vỏ, thái lát, cho hành vào bình, đổ rượu nho vào, bịt kín miệng bình, ngâm trong 7 ngày, để nơi tối mát. Sau 7 ngày cho hành tây ra để riêng, bảo quản rượu nho và hành tây trong tủ lạnh.
Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần uống 1/4 cốc, vừa uống vừa ăn hành tây.

Ngoài việc sử dụng các món ăn bài thuốc như trên, để có một giấc ngủ ngon, bạn hãy thực hiện đúng và đầy đủ 10 “quy tắc vàng” như dưới đây:
1. Ngủ từ 7 đến 8 tiếng.
2. Yên lặng hoàn toàn trong phòng ngủ, ánh sáng hoàn toàn tắt. Nhiệt độ trong phòng từ 20 – 25 độ C.
3. Trước khi ngủ tránh thảo luận căng, tránh đọc những vấn đề gây suy nghĩ nặng và xúc động mạnh. Quên hết lo lắng buồn phiền.
4. Đi ngủ vào một giờ cố định.
5. Nên ngủ sớm và dậy sớm.
6. Thông khí trong phòng trước khi đi ngủ, ngủ mở cửa sổ ngay cả trong mùa đông.
7. Buổi tối trước khi đi ngủ nên đi dạo chơi ngoài trời trong sạch một lát.
8. Bữa ăn tối phải nhẹ nhàng, ăn trước khi đi nằm từ 2 – 3 tiếng.
9. Không nên làm quen với các loại thuốc ngủ.
10. Chế độ sinh hoạt đúng mức sẽ tạo nên giấc ngủ tốt.

Một số chú ý khi ngồi thiền

1. Nên chọn chỗ yên tĩnh, thoáng khí, sạch sẽ, tránh chỗ có gió lùa, khí độc, nhiều người qua lại. Nếu có bàn thờ Phật thì thắp hương lễ Phật trước khi ngồi thiền (rất tốt).
2. Nên chọn giờ thiền thích hợp, tốt nhất là sáng sớm, sau giấc ngủ trưa, hoặc trước khi đi ngủ. Đối với người cao tuổi hay bị thức giấc nửa đêm, thì ngồi thiền vào lúc đó rất tốt, không nên nằm suy nghĩ lung tung, trằn trọc, không có lợi cho sức khỏe.
3. Trước khi thiền tuyệt đối không được uống bia, rượu. Nếu đã uống phải sau 4 tiếng mới được ngồi thiền.
4. Không nên thiền ngay sau khi vừa ăn no. Trước khi thiền nên uống một chút nước để khỏi bị khô họng.
5. Khi ngồi thiền luôn chú ý thẳng lưng vì đây là đường đi chính của năng lượng.
6. Nếu các luân xa đã được Thầy mở thì quá trình thu năng lượng sẽ tốt hơn. Đối với người chưa có điều kiện được Thầy mở luân xa, nếu kiên trì luyện tập, các luân xa cũng sẽ được mở. (Xem bài này)
7. Trước khi thiền nên khấn mời Đức Phật Dược Sư hoặc Thầy Tổ Dasira Narada, hoặc cả hai, để cho lực gia trì vũ trụ và trợ duyên cho buổi tập thành công và trước khi xả thiền nhớ vái tạ.
8. Khi thở nội lực để các thì bằng nhau có thể đếm từ 1->5, hoặc từ 1->10, cho mỗi thì tùy theo sức của mình, không nên cố quá, chỉ cần giữ cho các thì bằng nhau là được.
9. Có thể ngồi thiền theo tư thế kiết già (hoa sen), hoặc bán kiết già, hoặc ngồi ghế để hai chân tiếp đất và cẳng chân và đùi tạo thành một góc vuông miễn sao cho thật thoải mái để có thể ngồi được lâu.
10. Nên duy trì đều đặn, thường xuyên và tốt nhất là nên có niềm tin thì nhất định sẽ đạt kết quả.

Thứ Sáu, 28 tháng 5, 2010

Quy tắc tu học - của Ấn Quang Đại Sư

Bất luận là người tu tại gia hay xuất gia, cần phải trên kính dưới hoà, nhẫn nhục điều người khác khó nhẫn được, làm những việc mà người khác khó làm được; thay người làm những viẹc cực nhọc, thành toàn cho người là việc tốt đẹp.
Khi tĩnh toạ thường nghĩ tới điều lỗi của mình. Lúc nhàn đàm đừng bàn đến điều sai trái của người.
Lúc đi, đứng, nằm, ngồi, ăn, mặc, từ sáng tới tối, từ tối đến sáng, chỉ niệm phật hiệu không để gián đoạn: hoặc niệm nho nhỏ, hoặc niệm thầm.
Ngoài việc niệm phật, đừng dấy khởi một niệm nào khác. Nếu khởi vọng niệm, phải tức thời boe ngay. Thường có lòng hổ thẹn và tâm sám hối. Nếu đã tu trì, phải tự hiểu là công phu của ta hãy còn nông cạn, chẳng nên tự kiêu căng, khoa trương, chỉ nên chăm sóc việc nhà mình mà đừng nên dính vào việc nhà người.
Chỉ nên nhìn đến những hình dạng tốt đẹp mà đừng để mắt tới hình dạng xấu xa bại hoại. Hãy coi mọi người đều là Bồ tát, mà ta chỉ là kẻ phàm phu.
Nếu quả có thể tu hành được như những điều kể trên, thì nhất định được sinh về Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.


phương pháp tu phúc tích đức-cải tạo vận mệnh

Để tiền để bạc cho con
Cháu con đã chắc bảo tồn được chưa
Hay là để lại thi thư
Biết đâu chúng lại thờ ơ chẳng màng
Để âm đức, quý hơn vàng
Cháu con hưởng phúc, vinh quang đời đời.

(Phỏng dịch lời trong Gia huấn thư của Tư Mã Ôn)

BÀI THIỀN THU LỬA TAM MUỘI

1. CHỌN TƯ THẾ NGỒI
Ngồi ở tư thế nào cho thoải mái nhất để có thể tĩnh lặng được lâu. Toàn thân thả lỏng, đầu và thân thành một đường thẳng vì đây là đường đi chính của năng lượng. hai tay buông xuôi, đặt ngửa lên hai đầu gối. Từ từ khép đôi bờ mi, môi hơi ngậm lại, đặt đầu lưỡi lên vòm họng trên tại chân răng cửa.
2. THỞ NỘI LỰC 4 THÌ
Đây là bước khởi động cho buổi luyện tập thiền.
* Thì thứ nhất: Từ từ lấy hơi bằng mũi, bằng cơ hoành, nén xuống bụng dưới.
* Thì thứ hai: Nín thở - giữ nguyên trạng thái đã được nén xuống bụng dưới để chuyển hoá năng lượng.
* Thì thứ ba: Từ từ thở ra nhẹ nhàng bằng mồm, cơ bụng từ từ xẹp xuống.
* Thì thú tư: Ngừng thở (ngừng lấy hơi) để ổn định sự thăng bằng trong cơ thể.
YÊU CẦU:
Thở nhẹ thở đều, thở từ từ, thời gian của 4 thì phải bằng nhau, thời gian của các hơi thở 4 thì phải bằng nhau. Thở cho đủ 3 lần hoặc 5 lần trước khi vào vận hành Luân xa.
3. VẦN LUÂN XA
Hãy quán tưởng có một dòng năng lượng dạng hình nón xoáy trôn ốc theo chiều kim đồng hồ đang đi vào cơ thể qua luân xa (6-16) và có một dòng ánh sáng rực rỡ đang chiếu thẳng vào luân xa 6.
Tiếp tục quán tưởng như vậy theo thứ tự từng cặp luân xa sau:
+ 6 7 5 4 3 2
- 16 1 8 9 10 11
Sau đó quán tưởng: “Hãy thu năng lượng vào luân xa 1 thời gian trong một phút, nhíu hậu môn 3 lần theo 3 hơi thở đưa năng lượng dồn nén xuống chân, đẩy tà khí ra ngoài.
Tiếp theo, quán tưởng: “Hãy thu năng lượng vào Cửu Khiếu, Lục phủ, Ngũ tạng và hai Thái dương” (thời gian ít nhất từ 1 đến 2 phút).
Sau đó quán tưởng: “Năng lượng vào cơ thể theo các luân xa, khai thông mọi bế tắc, tái tạo, điều chỉnh, bổ sung mọi khiếm khuyết, đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.”
4. VẬN HÀNH VÒNG TIỂU CHU THIÊN
Từ từ thu 2 tay từ đầu gối về, tay phải đặt chồng lên tay trái, hai ngón cái chạm vào nhau để ngay ngắn dưới rốn (nam giới tay trái đặt trên tay phải).
Mật lệnh: “Âm thăng” từ từ lấy hơi bằng mũi và cảm nhận có một dòng năng lượng đang chạy dọc theo các luân xa âm từ dưới lên Bách Hội, “Dương giáng” từ từ thở ra và quán tưởng dòng năng lượng chạy dọc các luân xa dương từ Bách Hội, dọc cột sống xuống đến đùi thì 2 tay trở về gối như cũ, và mật lệnh “xuống chân”.
5. VẦN 10 QUẢ CẦU LỬA NGŨ SẮC.
Có ý nghĩa thu năng lượng và kích hoạt cho các luân xa mở rộng ra, quay mạnh lên, quay nhanh lên để nén năng lượng vào cơ thể càng nhiều.
Quán tưởng: “Có một quả cầu ngũ sắc đang quay rất nhanh đi vào cơ thể qua luân xa 6 theo chiều kim đồng hồ. Xoáy mạnh lên, mạnh nữa lên, nhanh hơn nữa làm cho luân xa 6 nóng rực lên, toàn thân nóng rực lên.”
Cứ tiếp tục vần như vậy theo thứ tự các luân xa: 6, 7, 5, 4, 3, 2, 2 lao cung (hai lòng bàn tay), 2 dũng tuyền (hai lòng bàn chân).
Sau đó cảm nhận thấy 10 quả cầu lửa ngũ sắc cùng quay rất nhanh, rất mạnh theo chiều kim đồng hồ, đi vào cơ thể qua các luân xa: 6, 7, 5, 4, 3, 2, 2 lao cung, 2 dũng tuyền. Hai tay, hai chân sáng rực lên; toàn thân sáng rực lên.
Quán tưởng: “Trái tim ta đang được bao bọc trong ngọn Lửa Tam Muội, hai bàn tay ta là hai lò Lửa Tam Muội, toàn thân ta đang ngồi trong ngọn Lửa Tam Muội, hãy cháy lên đi ngọn lửa Tam Muội.”
(Đối với người cao huyết áp phải quán tưởng: “Trái tim ta là đóa sen đang nở, toàn thân ta đang ngồi trong một đầm sen đang nở.”
6. THU ÁNH SÁNG VÀNG (Trường năng lượng)
Từng chùm, từng chùm ánh sáng vàng óng rơi xuống người, phủ lên cơ thể bạn. Những chùm ánh sáng vàng óng rơi mỗi lúc một gia tăng mạnh mẽ; phủ đầy lên cơ thể bạn và tràn ngập nơi bạn đang ngồi thiền.
7. ĐAN THẾ TAY THU LỬA TAM MUỘI
Từ từ thu hai tay từ đầu gối về, hai tay khum lại, các móng tay của 4 ngón con hai tay chạm vào nhau. Hai ngón tay cái chạm vào nhau để dưới rốn (ngồi trong suốt quá trình thiền thu năng lượng. Vì đây là một trong những quyết ấn để thu năng lượng).
8. MỞ RỘNG VÒNG TIỀM SINH
Dùng ý niệm đưa năng lượng trong cơ thể ra tạo thành vòng cầu tiềm sinh bao bọc cơ thể đang ngồi thiền. Bạn như đang ngổi trong quả cầu trong suốt. Lúc này, Lực Gia Trì vũ trụ sẽ ban phát cho bạn dòng năng lượng Lửa Tam Muội.
9. TOẠ THIỀN
Lúc này toàn thân tĩnh lặng ngồi thu năng lượng Lửa Tam Muội. Tất cả các tạp niệm đã được loại bỏ, bạn đã thực sự vô thức. Toàn thân nhẹ bỗng và bồng bềnh. Dòng năng lượng Lửa Tam Muội đang tuôn chảy vào cơ thể bạn. Bạn cứ tiếp tục ngồi như vậy sao cho ít nhất cũng được 30 phút trở lên.
10. THU VÒNG TIỀM SINH
Khi không thiền nữa, bạn từ từ đưa hai tay trở về đầu gối như cũ và ý niệm thu vòng Tiềm sinh của bạn về bên trong cơ thể: chui vào rốn, chui vào rốn, chui vào rốn! (Đây là năng lượng bản thể của bạn, lớn dần lên sau mỗi lần thiền.)
11. XẢ THIỀN (Đây là bước rất quan trọng)
- Khi xả thiền, hai bàn tay chắp trước ngực, các đầu bàn tay hướng lên phía trên. Xát hai bàn tay vào nhau nhiều lần.
- Dùng hai tay bịt tai, ôm lấy chẩm (luân xa 16) và thở nội lực 3 hoặc 5 lần như lúc đầu bước vào thiền.
- Sau đó tiếp tục đưa tay về phía trước ngực và xát hai tay vào nhau nhiều lần.
- Dùng 3 ngón tay giữa ở 2 bàn tay bịt lên 2 mắt. Tâm niệm đưa năng lượng vào 2 mắt làm cho 2 mắt sáng và khoẻ ra. (Thời gian để ít nhất 2 phút). Sau đó dùng ngón tay vuốt nhẹ lên 2 lông mày từ trong ra ngoài, và vuốt nhẹ dưới mắt. (Nam- 7 lần, nữ - 9 lần)
- Dùng 2 ngón tay út vuốt dọc hai bên sống mũi từ trên xuống dưới nhiều lần. (Nam- 7 lần, nữ - 9 lần)
- Dùng 2 bàn tay xoa nhẹ, đều lên mặt từ dưới lên, từ trong ra ngoài theo vòng tròn liên tục 9 lần. (tốt nhất là xoa 36 lần trong mỗi lần thiền để thần sắc của bạn đẹp lên).
- Dùng 10 đầu ngón tay chải tóc từ đằng trước ra đằng sau 9 lần (tốt nhất là 36 lần).
- Hai cánh tay úp xuống, tay nọ vuốt tay kia 9 lần đều nhau từ trên xuống ra các đầu ngón tay. (Nam- 7 lần, nữ - 9 lần)
- Hai tay ôm hai bên thắt lưng (vùng thận) vuốt dọc xuống mông về phía đầu gối và vuốt dọc xuống 2 chân ra ngón chân. (Nam- 7 lần, nữ - 9 lần)
Thế là bạn đã kết thúc bài thiền Lửa Tam Muội. Chúc các bạn thành công.
Chú ý: Khi đang ngồi thiền có việc đột xuất phải đứng dậy thì bạn phải vừa vẩy tay vừa búng đẩy các ngón tay. (Nam- 7 lần, nữ - 9 lần)

LƯU Ý: Nếu trước khi thiền bạn chắp tay khấn xin Đức Phật Dược Sư, Đức Thầy Tổ Dasira Narada về trợ duyên giúp cho luyện tập tốt và trước khi xả thiền bạn chắp tay vái tạ thì sẽ rất tốt. Còn có bài Chú Hộ Mệnh dùng để định tâm trong quá trình thiền, Thu sẽ cho đăng sau.

Lấy đĩa thiền ở đây "BÀI THIỀN THU LỬA TAM MUỘI"

Bài thiền này do Thầy đọc và được làm trên nền nhạc Kitaro với thời gian 64 phút kể cả xả thiền. Trong trang Mediafire của Thu có hai bài thiền nhưng thực chất chỉ là một. Bài thiền Kitaro đã được nén chỉ còn 56 MB, nên tốc độ download sẽ nhanh hơn.

Chúc các bạn thành công.
CLB DSNL

*Lưu ý: Để giúp những bạn có ý định tập từ xa, trang Blog Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng dành hẳn một chuyên trang "Giúp bạn học từ xa". Tại đó các bài thiền đã được chỉnh lại và hướng dẫn chi tiết hơn có kèm theo hình ảnh minh họa giúp bạn tập đúng động tác. Bạn theo dõi chuyên trang "Giúp bạn học từ xa" theo link cài ở trên đầu trang, hoặc ở thanh bên. 

Thứ Năm, 27 tháng 5, 2010

Hệ thần kinh và các luân xa


Luân xa 7: Điều khiển toàn bộ cơ thể. Chủ trị các bệnh thần kinh, phối hợp với các LX khác chữa trị hầu hết các bệnh.
Luân xa 6: Liên quan vỏ não và tuyến tùng là “Thần nhãn”. Chủ trị: Thần kinh, mất trí, huyết áp và hoạt động tứ chi.
Luân xa 5: Chữa trị hô hấp, mũi, họng, phổi, suyễn, bệnh về da, dị ứng (allergy).
Luân xa 4: Chữa trị về tim và cholesterol.
Luân xa 3: Điều hòa năng lượng cơ thể. Chữa trị: tiêu hóa, gan, dạ dày, ruột, lá lách, thận.
Luân xa 2: Chữa trị sinh dục, bài tiết.
Luân xa 1: Là tiềm lực nguồn vũ trụ.

Sự hiểu biết về hệ thống và vị trí các luân xa là rất quan trọng trong quá trình tập thiền. Luân xa là các huyệt đạo chính trên cơ thể, được sắp xếp theo các cặp đối xứng. LX 6-16, 7-1, 5-8, 4-9, 3-10, 2-11 mà trong đó các luân xa 6, 7, 5, 4, 3, 2 nằm trên mạch đốc (mạch dương), các luân xa 8, 9, 10, 11 và 1 nằm trên mạch nhâm (mạch âm).

Một số thao tác cho một buổi tập thiền

KỸ THUẬT THỞ NỘI LỰC BỐN THÌ


- Thì 1: từ từ hít hơi vào bằng mũi , bụng phình ra (theo chiều dọc, đẩy cơ hoành lên), (10 - 15 giây) có lợi cho phổi.
- Thì 2: nín thở (10 - 15 giây) - có lợi cho tỳ, vị.
- Thì 3: từ từ thở ra bằng miệng, bụng xẹp xuống (10 - 15 giây) – có lợi cho tim, mạch.
- Thì 4: nín thở (10 - 15 giây) - có lợi cho thần kinh.
Tiếp tục trở lại thở từ thì 1.
Tiếp tục thở như vậy 3 (hoặc 5) lần liền, mỗi lần có thời lượng như nhau.


XẢ THIỀN


1. Khi xả thiền, hai bàn tay chắp trước ngực, các đầu ngón tay hướng lên phía trên, xát hai bàn tay vào nhau nhiều lần.
2. Dùng hai tay bịt tai, ôm lấy chẩm (luân xa 16) và thở nội lực 3 hoặc 5 lần như lúc ban đầu bước vào thiền.
3 Sau đó tiếp tục đưa tay về phía trước ngực và xát hai tay vào nhau nhiều lần.
4. Dùng 3 ngón tay giữa ở hai bàn tay bịt lên 2 mắt. Tâm niệm: “Đưa năng lượng vào 2 mắt làm cho 2 mắt sáng ra (thời gian để ít nhất 1 đến 2 phút). Sau đó khum các ngón tay lại vuốt nhẹ lên 2 lông mày từ phía chân mày ra ngoài và vuốt dưới mắt từ trong ra ngoài (nam 7 lần, nữ 9 lần).
5. Dùng 2 ngón tay út xát dọc hai bên sống mũi từ trên xuống dưới (nam 7 lần, nữ 9 lần).
6. Dùng 2 bàn tay xoa nhẹ, đều lên mặt từ dưới lên, từ trong ra ngoài theo vòng tròn liên tục (nam 7 lần, nữ 9 lần, tốt nhất là xoa 36 lần trong mỗi lần thiền để thần sắc của bạn đẹp lên). Nên xoa rộng qua cả 2 tai.
7. Dùng 10 đầu ngón tay chải tóc từ đằng trước ra đằng sau (nam 7 lần, nữ 9 lần, tốt nhất là xoa 36 lần).
8. Duỗi thẳng 2 cánh tay, 2 cánh tay úp xuống, lần lượt tay nọ vuốt tay kia, vuốt từ cổ, qua bả vai xuống dọc theo 2 cánh tay, xuỗng bàn tay và xuống tận các ngón tay(nam 7 lần, nữ 9 lần).
9. Hai tay ôm hai bên thắt lưng (vùng thận) vuốt dọc về phía đầu gối và vuốt dọc xuống 2 chân (nam 7 lần, nữ 9 lần).


* Phần xả thiền được áp dụng chung cho tất cả các bài thiền.
* Sẽ rất tốt nếu như trước khi tiến hành xả thiền chắp tay tạ ơn Đức Phật Dược Sư, Thầy Tổ Dasira Narada và Thần Hộ Mệnh đã phù hộ cho buổi luyện tập được thành công.


* Xả thiền nhanh: Nếu trong khi đang thiền bị bắt buộc phải ngắt quãng và không có đủ thời gian để tiến hành các thao tác như trên thì hãy xả thiền nhanh bằng cách búng tay thật mạnh, nam 7 lần, nữ 9 lần, lắc cổ qua lại vài cái, co duỗi cử động 2 tay và 2 chân vài cái rồi hãy đứng dậy.


(Được sự đồng ý của Thầy, trang Câu lạc bộ sẽ đăng dần dần những bài tập thiền để những thành viên mới học và những bạn ngoài Câu lạc bộ có thể theo dõi và tự luyện tập theo hướng dẫn.)

Thứ Tư, 26 tháng 5, 2010

GAN NHIỄM MỠ VÀ CÁCH ĂN UỐNG

ThS. BS. Dương Công Minh
Trung tâm Dinh dưỡng TP. HCM
1. Gan nhiễm mỡ (GNM) là gì?
- GNM còn gọi là thoái hóa mỡ gan. Đó là tình trạng lượng mỡ tích tụ trong gan > 5% trọng lượng gan. Triệu chứng thường thấy là chứng gan to kín đáo, gia tăng vừa phải các men chuyển hóa và phosphatase kiềm và hầu hết là không nguy hiểm.
2. Phân loại GNM
Qua kết quả sinh thiết gan (lấy một mẫu mô gan nhỏ đem phân tích cấu trúc dưới kính hiển vi), cho thấy có 3 loại GNM:
a. Gan thoái hóa mỡ đơn thuần: gan bị thâm nhiễm bởi chất mỡ, không có kèm theo tình trạng viêm gan.
b. Viêm gan thoái hóa mỡ do rượu: ngoài tình trạng gan bị thâm nhiễm bởi chất mỡ, kèm theo tình trạng viêm gan, mô gan có thể bị sẹo hoặc bọ xơ và tiền sử uống rượu nhiều.
c. Viêm gan thoái hóa mỡ không do rượu: kết quả sinh thiết giống loại b, nhưng không có tiền sử uống rượu (hoặc uống rượu không đáng kể).
3. Nguyên nhân gân nên GNM?
a. Ai hay bị?
- Nhiều năng lượng, béo phì.
- Tiểu đường type 2.
- Nghiện rượu.
- Suy dinh dưỡng thiếu protein, giảm cân quá nhanh.
- Dùng thuốc độc cho gan.
b. Ăn thế nào hay bị?
- Nhiều năng lượng, nhiều béo.
- Quá ít đạm (nhịn đói, suy dinh dưỡng thiếu protein…).
4. Biểu hiện của GNM
Những người bị GNM đa phần đều không có triệu chứng bởi vì tình trạng lắng đọng mỡ tại gan xảy ra từ từ nên các biểu hiện của nó cũng khó cảm thấy. Chỉ khi nào tốc độ lắng đọng mỡ trong gan xảy ra nhanh, lúc đó gan có thể lớn, bao gan căng ra và khi đó bệnh nhân có thể có cảm giác đau tức hoặc nặng vùng gan. Trong một số trường hợp, tuy nhiên rất hiếm, GNM cũng có thể gây tình trạng vàng da, buồn nôn và nôn.
5. Điều trị GNM như thế nào?
GNM hầu hết không phải là bệnh lý của gan mà chỉ là một triệu chứng do sự tích lũy mỡ quá nhiều tại gan mà thôi. Vì thế điều trị GNM chủ yếu là điều trị các nguyên nhân cơ bản gây bệnh, cụ thể:
a. Nếu bị dư cân – béo phì: áp dụng chế độ ăn hợp lý và chế độ tập luyện vận động để giảm cân.
b. Đối với các bệnh lý gan có liên quan đến uống rượu: ngưng uống rượu.
c. Ngưng ngay những thuốc có khả năng gây độc cho gan và thay thế bằng những thuốc an toàn theo hướng dẫn của bác sĩ.
d. Các bệnh rối loạn chuyển hóa (như tiểu đường…): khống chế lượng đường trong máu luôn ở mức độ bình thường.
e. Viêm gan siêu vi: kiểm soát tình trạng viêm và những diễn tiến bất lợi dẫn đến xơ gan.
Chú ý rằng, ngoài việc áp dụng một chế độ thuốc men để nhằm đào thải bớt sự lắng đọng mỡ quá mức trong cơ thể cũng như để khống chế diễn tiến bất lợi của các bệnh lý cơ bản là nguyên nhân gây nhiễm mỡ gan, ở góc độ dinh dưỡng, có thể tự giảm thiểu tình trạng lắng đọng mỡ ở gan qua:
5.1. GNM phải ăn uống ra sao?
- Giảm cân nếu có thừa cân, béo phì (hạn chế năng lượng dư thừa).
- Giảm ăn thực phẩm giàu cholesterol như các loại đồ lòng, phủ tạng, da…động vật, lòng đỏ trứng…
- Hạn chế chất béo: ưu tiên chọn dầu thực vật (trừ dầu dừa), hạn chế mỡ động vật (trừ mỡ cá).
- Ăn chất đạm vừa phải đúng với khả năng của gan.
- Một số thức ăn được xem là “thuốc” có tác dụng “giảm mỡ” tốt như: dầu đậu nành, đậu hà lan, cà chua tươi chín, ớt vàng, rau ngót, rau cần tây, diếp cá, tỏi, bắp chuối (bông chuối)…; trái cây nên lưu ý chanh, cam, quýt, bưởi, táo chín… trà xanh, hoa hòe…
- Tăng cường lượng rau, trái cây (mỗi ngày, mỗi người nên ăn tối thiểu 300g rau xanh, 200g quả chín tươi).
- Ngưng uống rượu.
5.2. Vận động như thế nào?
Cần tăng vận động, tập thể dục thường xuyên trên 30 phút mỗi ngày, ít nhất 5 ngày trong tuần.
6. Một số thực phẩm khuyên dùng cho người bị GNM
1. Nhộng tằm:
Có tác dụng làm giảm cholesterol huyết thanh và cải thiện chức năng gan. Nhộng thường dùng dưới dạng các món ăn hoặc tán thành bột để uống.
2. Nấm hương:
Chứa những chất có tác dụng làm giảm cholesterol trong máu và tế bào gan. Thường dùng dưới dạng thực phẩm để chế biến các món ăn.
3. Lá trà:
Có khả năng giảm trừ các chất bổ béo. Trà có khả năng làm tăng tính đàn hồi thành mạch, làm cholesterol máu và phòng chống sự tích tụ mỡ trong gan.
4. Lá sen:
Giảm mỡ máu, giảm béo và phòng chống sự tích tụ mỡ trong tế bào gan. Lá sen đượcc dùng pha nước sôi uống thay trà hoặc nấu cháo lá sen.
5. Bắp trái, rau cần:
Có tác dụng hạ cholesterol trong máu và tế bào gan. Những thực phẩm này đặc biệt thích hợp cho bệnh nhân GNM.
6. Các loại rau trái tươi khác:
Cải xanh, cải cúc, rau muống… có công dụng giải nhiệt làm mát gan. Cà chua, cà rốt, măng bí đao, mướp, dưa gang, dưa chuột… thanh nhiệt, lợi tiểu. Các loại dầu thực vật như dầu đậu phộng, dầu mè, dầu đậu nành… chứa nhiều acid béo không no có tác dụng làm giảm cholesterol máu; Các thức ăn chế biến từ đậu nành, đậu xanh, đậu đen…
7. Thực phẩm cần kiêng:
Đồ ăn quá béo bổ như mỡ động vật, lòng đỏ trứng, não và gan gia súc, bơ… Các thứ quá cay và nóng như gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, rượu, cà phê, trà đặc…
7. Làm sao để phòng ngừa GNM?
Để tránh bị GNM, chu`ng ta cần tuân thủ theo một số hướng dẫn chung sau:
- Có chế độ ăn hợp lý: ăn đa dạng, ăn chừng mực, ăn thực phẩm gần với thiên nhiên nhất.
- Vận động thể lực đều đặn, sống năng động nhằm duy trì cân nặng lý tưởng (nên biết chỉ số BMI của bản thân và BMI lý tưởng phù hợp để tự theo dõi tình trạng dư cân của bản thân).
- Hạn chế tối đa rượu bia.
- Cần tham vấn bác sĩ trước khi dùng thuốc để tránh những thuốc gây độc cho gan.
- Kiểm tra đường huyết, cholesterol và triglyceride máu định kỳ mỗi 6 tháng (hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi cá nhân).
8. Các phương tiện nào có thể giúp chẩn đoán được GNM?
- Qua siêu âm hoặc chụp cắt lớp (CT scan) đều có thể chẩn đoán được GNM. Trước đây các nhà chuyên môn cho rằng để có chẩn đoán chính xác nhất thì phải áp dụng sinh thiết gan.
- Tuy nhiên hiện nay, việc áp dụng sinh thiết để chẩn đoán GNM không còn cần thiết. Khi mà các phương tiện chẩn đoán hình ảnh ngày càng tốt hơn (siêu âm, CT scan…) và việc xét nghiệm máu (cholesterol, triglyceride máu, các men gan) để kiểm tra sức khỏe định kỳ đã trở nên dễ dàng do người dân ý thức nhiều về việc bảo vệ sức khỏe… đủ để phát hiện cơ thể có bị GNM hay không.
9. Kết luận:
- Thực chất, GNM đã có từ thời xa xưa, xảy đến cho bất kỳ những ai có lối sống thiếu vận động và ăn uống bất hợp lý, quá thừa thải năng lượng.
- GNM ở hầu hết các trường hợp chẩn đoán không là bệnh lý, đó chỉ là một triệu chứng do sự tích lũy mỡ quá nhiều tại gan. Tuy nhiên, 20% GNM có thể diễn tiến đến xơ gan, điều này hẳn có ý nghĩa rất lớn cho những ai mong muốn một cuộc sống khỏe mạnh và dài lâu. Áp dụng các nguyên tắc dinh dưỡng nêu trên, hy vọng sẽ hữu ích cho mọi người để đề phòng GNM.

Lá nhót chữa bệnh đường hô hấp

Cây nhót, cây còn có tên: Co lót (dân tộc thái); trong Đông y gọi là "hồ đồi tử", "bồ đồi tử", "lô đô tử", "thanh minh tử"...
Ngoài tác dụng dùng quả để ăn, toàn bộ các bộ phận của cây nhót đều có thể sử dụng làm thuốc. Theo đông y:
- Quả nhót có vị chua chát; tính bình. Có tác dụng thu liễm chỉ huyết (chống chảy máu), chỉ khái bình suyễn. Dùng chữa rối loạn tiêu hóa, kiết lỵ, ho suyễn, băng huyết, sán khí, trĩ lở loét...
- Rễ cây nhót thường đào vào tháng 9 - 10, phơi khô dùng dần, có vị chua, tính bình. Có tác dụng chống ho, cầm máu, trừ phong, lợi thấp, tiêu tích trệ, lợi yết hầu. Dùng chữa các chứng bệnh ho suyễn, thổ huyết, khạc ra máu, đại tiện ra máu, kinh nguyệt quá nhiều, phong thấp khớp xương đau nhức, hoàng đản tả lị, trẻ nhỏ cam tích, yết hầu sưng đau.
- Lá nhót có vị chua; tính bình. Dùng chữa các chứng ho, hen, ho ra máu, khó thở, ung nhọt. Đặc biệt theo sách " Bản thảo cương mục" của nhà dược học lý Thời Trần: Dùng lá nhót chữa hen suyễn, ngay cả đối với người bệnh nặng cũng có kết quả tốt. Sách đề cập tới trường hợp một người mắc bệnh đã 30 năm, uống lá nhót bỗng nhiên khỏi bệnh.
+ Chữa các chứng ho: Lá nhót tươi 30 g, sắc với nước, thêm chút đường vào uống trong ngày.
+ Ho ra máu do lao phổi: Lá nhót tươi 24g, đường 15g; dùng nước sôi hãm như hãm trà; ngày uống 2 lần sau bữa ăn.
+ Hen phế quản; Viêm khí quản mạn tính: Lá nhót, tỳ bà diệp, mỗi thứ 15g, sắc nước uống, hoặc dùng lá nhót sao vàng tán mịn, ngày uống 2 lần, mỗi lần 5 - 6g, có thể trộn thêm chút đường hoặc mật ong, chiêu thuốc bằng nước sôi.
+ Chữa hen suyễn: (1) Dùng lá nhót sao vàng, tán mịn, ngày uống 2 lần vào sáng sớm và buổi tối, mỗi lần 4g, dùng nước cơm nóng chiêu thuốc; liên tục trong 15 ngày (một liệu trình); trường hợp cần thiết có thể điều trị nhiều liệu trình.
(2) hoặc dùng lá nhót tươi 1 lạng, sắc nước, chia 3 lần uống trong ngày, liên tục trong 10 - 15 ngày.
+ Chữa hen suyễn, khạc nhổ ra máu: Lá nhót khô 30g (tươi 50 - 60g), lá bồng bồng tươi 5 lá - lau sạch lông, thái nhỏ, tất cả đem sắc nước uống.

(Theo bài: "Thuốc vườn nhà" trích trong Tri thức trẻ số 309, tháng 2/2010)

Côn Sơn

Bình ngồi hàng đầu tiên, thứ 3, từ phải sang trái
Tôi đã tham gia câu lạc bộ DSNL được 3 tuần. Ngày 21 tháng 5 năm 2010 lớp chúng tôi lên đường đi dã ngoại 3 ngày. 15h xe chúng tôi khởi hành rời Hà Nội tiến về Côn Sơn. Trời Hà Nội nóng là vậy, ngồi trong xe có điều hoà cũng không sao lại được cái nóng của Hà Nội. Nhưng càng lên không khí càng dịu lại. 18h30 chúng tôi đến nơi sau khi đã vào Đền Sinh - Đền Hoá .Thật bình yên và êm ả.
Đây là lần đầu tiên tôi đặt chân đến nơi đây. Chúng tôi vào nhà nghỉ ở Trung tâm Dưỡng sinh tổng hợp Côn Sơn. Đó là ngôi nhà sàn đơn sơ mộc mạc thấm đẫm tình người. Chủ nhân nơi đây đi vắng, nhưng tôi nghe các cô các chị kể rất nhiều về chị.

Tôi bị say xe nên tôi mệt, nằm nghỉ, nhưng trên nhà
đã có tiếng cười nói của các chị vẳng xuống làm nhộn nhịp cả một khoảng không gian nhỏ.

Là lớp thiền DSNL nên chúng tôi bỏ hết cả lo âu toan tính đời thường ở Hà Nội để lên đây thiền và thiền.


Buổi sáng 5h chúng tôi lên núi, thiền, không khí thật trong lành mát mẻ , ai cũng hít khí căng lồng ngực. Các cô bảo chúng tôi: hãy hít thở sâu và nhẹ, hãy xin năng lượng của rừng đại ngàn, về Hà nội không có đâu. Thật vậy, một rừng cây ngút ngàn, có những cây cổ thụ hai ba người ôm không xuể, có giếng Ngọc, có đền thờ Nguyễn Trãi, tất cả tạo lên một cảnh quan tuyệt vời.


Lớp DSNL của chúng tôi già có trẻ có, có người bệnh nặng, có người bệnh nhẹ. Như bác Tỵ, bác Thoa, bác Vân, đã trên 80 tuổi đã từng mang trong mình nhiều căn bệnh hiểm nghèo nhưng vẫn lạc quan yêu đời. Lên đến đây chúng tôi như một đại gia đình. Sau nhưng buổi thiền nghiêm túc dưới sự hướng dẫn của Thầy là những cuộc trao đổi kinh nghiệm của mọi người. Bác Thoa, bác Vân, là những người có kinh nghiêm lâu năm đã hướng dẫn những người mới vào còn non nớt như tôi và Liên.

Nơi nơi vọng lại những tiếng cười trong veo, sảng khoái của mọi người. Chị Hà Trúc (mọi người vẫn gọi như vậy theo nghệ danh, chứ tên thật của chị là Thu) đang "thai nghén" điệu múa Lửa Tam Muội, đã đứng lên diễn thử cùng với sự khôi hài của chị đã làm mọi người cười nghiêng ngả. Thầy tôi nói: “Đây là những tiếng cười chữa bệnh.” Ai có thể ngờ cô Huệ (vợ thầy) ngày thường nghiêm túc là vậy, nhưng khi chị Khánh "biểu diễn " tiết mục đánh mông và múa bụng cô cũng tham gia, rất điệu nghệ. Lại được một trận cười nữa. Rồi hát tập thể bài: “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng”, “Thời thanh niên sôi nổi” ....Và cứ thế sau những buổi luyện là những câu khôi hài, là những trận cười nghiêng ngả... là những câu trao đổi kinh nghiêm của người đi trước trao cho người đến sau.


Trời cứ trong, gió cứ mát, chúng tôi cứ miệt mài tập luyện. Thế là đã hết 3 ngày chúng tôi về Hà Nội với công việc hằng ngày của mình. Hẹn gặp lại Côn Sơn lần sau.


Như vậy đấy, bạn có thấy nơi đâu, có toàn những người mang trong mình trọng bệnh, có đủ lứa tuổi, lại lạc quan yêu đời đến vậy?


Mời các bạn hãy đến tham quan lớp chúng tôi. Hãy đi dã ngoại với chúng tôi một lần.

Còn tôi, tôi đã mê lớp này, đã yêu đại gia đình này rồi!
Lời góp: Dải nắng là bút danh của chị Bình, lớp phó lớp sáng thứ 7, một trong những học viên tích cực của CLB. (CLB DSNL)

Thứ Ba, 25 tháng 5, 2010

NGƯỜI THẦY TUYỆT VỜI!

(Bài của Hoàng Thị Hải Vân gửi qua mail)
May mắn thay cho tất cả những học trò nào được thầy truyền đạt những kiến thức về thiền cùng với những chân lý về cuộc sống 
Có Duyên gặp Thầy bệnh tật của các học trò chuyển biến tốt lên nhanh chóng. Những kết quả khám bệnh của bệnh viện không còn hy vọng hồi phục. Được sự hướng dẫn của thầy về môn thiền một sự huyền diệu đã đến ngay cả khoa học cũng không giải thích nổi. Bệnh tật của các học trò của thầy đã hồi phục một cách nhanh chóng 
Với sự chỉ dạy của Thầy thiền giúp các học trò của Thầy đẩy lùi bệnh tật, nâng cac sức khỏe và tinh tấn tinh thần 
Thầy ạ! Con cám ơn trời phật đã giúp con có cơ hội gặp Thầy. Con có thể biết, hiểu về đạo về thiền 
Cho dù con chưa lĩnh hội toàn bộ những kiến thức thầy giảng. Nhưng những kiến thức con tiếp thu được cũng giúp con có một phần nghị lực tiến bước trong cuộc sống 
Thầy ạ! Cuộc sống con người mỗi người một hoàn cảnh, một số phận khác nhau. Cho dù cuộc sống của con cùng với các học trò của thầy còn nhiều bận tâm, lo lắng. Dù sao còn có sự quan tâm, chia xẻ, động viên của Thầy cùng với học viên với nhau nó nhanh chóng nguôi ngoai đi và lớp học là một nơi để các học trò của thầy trải lòng mình. Bớt đi những lo toan tất bật của cuộc sống 
Sự quảng đại, lòng khoan dung, tính vị tha của Thầy là một nơi bình an, bình yên cho tâm hồn các học trò 
Có cơ hội gặp Thầy và được truyền đạt kiến thức về thiền và những lời chỉ bảo về đạo làm người là một may mắn đến với con cũng như đến với các bà, các bác, các cô… 
“ Những lời khuyên đáng giá nghìn vàng” của Thầy dành cho các học trò là một động lực cho các học viên có cái nhìn lạc quan và tự tin vượt qua những sóng gió trong cuộc sống. 
Ngày nào em bé cỏn con 
Bây giờ em đã lớn khôn thế này 
Cơm cha áo mẹ công thầy 
Nghĩ sao chớ bỏ những ngày ước ao

(Bài sau khi biên tập)
Thật may mắn thay cho tất cả chúng tôi, những học trò có cơ hội được học Thầy, được Thầy truyền đạt những kiến thức về thiền cùng với những chân lý về cuộc sống.
Có duyên gặp Thầy bệnh tật của các học trò chuyển biến một cách nhanh chóng. Có những người mắc những bệnh hiểm nghèo mà theo kết quả chuẩn đoán của bệnh viện không còn hy vọng hồi phục, vậy mà dưới sự hướng dẫn của Thầy về môn thiền, sau một thời gian kiên trì luyện tập, một sự huyền diệu đã đến ngay cả y học hiện đại cũng không giải thích nổi. Bệnh tật của các học trò của Thầy đã hồi phục một cách nhanh chóng. Thiền đã giúp các học trò của Thầy đẩy lùi bệnh tật, nâng cao sức khỏe và tinh tấn tinh thần.
Thầy ạ! Con cám ơn Trời Phật đã giúp con có cơ hội gặp Thầy để con có thể biết, có thể hiểu về đạo làm người, về thiền Lửa Tam Muội. Cho dù con chưa lĩnh hội toàn bộ những kiến thức Thầy giảng nhưng những kiến thức con tiếp thu được cũng giúp con có một phần nghị lực tiến bước trong cuộc sống.
Thầy ạ! Cuộc sống con người mỗi người một hoàn cảnh, một số phận khác nhau. Cho dù cuộc sống của con cùng với các học trò của thầy còn nhiều bận tâm, lo lắng có sự quan tâm, chia xẻ, động viên của Thầy và của mọi người trong Câu lạc bộ đã làm cho những khó khăn, phiền muộn nhanh chóng nguôi ngoai và Câu lạc bộ đã thực sự là một nơi để các học trò của Thầy trải lòng mình bớt đi những lo toan tất bật của cuộc sống.
Sự quảng đại, lòng khoan dung, tính vị tha của Thầy là một nơi bình an cho tâm hồn các học trò.
Có cơ hội gặp Thầy và được Thầy truyền đạt kiến thức về thiền và những lời chỉ bảo về đạo làm người là một may mắn đến với con cũng như đến với các bà, các bác, các cô…Những lời khuyên đáng giá nghìn vàng” của Thầy dành cho các học trò là một động lực cho những người hoc trò có cái nhìn lạc quan và tự tin vượt qua những sóng gió trong cuộc sống.
Ngày nào em bé cỏn con,
Bây giờ em đã lớn khôn thế này.
Cơm cha áo mẹ công thầy,
Nghĩ sao chớ bỏ những ngày ước ao.
Tháng 5/ 2010
Hoàng Thị Hải Vân
(Trong ảnh: Thầy cùng Quyết đang hỗ trợ giúp cho sư Phương khỏi ho. Ảnh chụp trên Côn Sơn 4/ 2010)
Lời bàn: 
Thầy của chúng tôi thật là một người Thầy đức độ, khiêm tốn, mẫu mực, giản dị, với lòng bao dung và vô cùng độ lượng. Là một đại tá quân đội nghỉ hưu, với rất nhiều bệnh tật trên nguời, Thầy đã mày mò đi học để trước là tự cứu mình, sau là phổ biến kinh nghiệm cho mọi người. Với sự giúp đỡ của một số người, Thầy đã mở ra Câu lạc bộ DSNL - Esperanto, dạy từ thiện cho tất cả những ai có bệnh hoặc quan tâm đến phương pháp phòng và trị bệnh không dùng thuốc. Với những kiến thức học hỏi được, Thầy vừa dạy vừa đi học thêm về Đông y, đọc rất nhiều các loại sách về đông, tây y để không ngừng mở mang kiến thức giúp người. Cùng hội cựu chiến binh trung đoàn 88, nơi Thầy công tác trước khi nghỉ hưu, quyên góp để xây dựng Khu Lưu niệm - Tưởng niệm hơn 6000 liệt sỹ của Trung đoàn 88 Tu Vũ Anh Hùng tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên. Công trình đã được khánh thành năm ngoái và được công nhận là Di tích lịch sử và văn hóa của tỉnh Thái Nguyên. Tất cả những việc làm của Thầy, phong cách sống của Thầy đã làm cho chúng tôi thực sự khâm phục. Chúng tôi yêu quý Thầy, không chỉ đơn giản Thầy là Thầy dạy của chúng tôi mà còn bởi vì Thầy là một con người thật đáng trân trọng. Chúng tôi, những học trò của Thầy, luôn cố gắng luyện tập thật tốt để không phụ công Thầy và luôn lấy Thầy làm tấm gương để noi theo.

Từ bi trong đạo Phật

Chúng ta thường nói "Đạo Phật là đạo Từ Bi". Hầu như câu nói ấy đã đi vào lòng dân tộc Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung từ người già đến người trẻ đều biết rằng đạo Phật là Đạo thương người, thương vật cứu người, cứu vật và thương yêu tất cả chúng sanh. Đức Phật vì lòng Từ Bi vô lượng nên chính từ kim khẩu của Ngài nói ra tất cả các pháp và cứu độ tất cả chúng sanh nhằm mục đích là cứu khổ, ban vui cho chúng sanh được an lạc giải thoát.
Cổ Đức có dạy :
"Từ năng dữ nhất thiết chúng sanh chi lạc
Bi năng bạt nhất thiết chúng sanh chi khổ ".
Tạm dịch :
Lòng thương yêu có khả năng đem đến cho tất cả chúng sanh an vui,
Lòng thương xót có khả năng cứu tất cả chúng sanh thoát khổ.
Ý nghĩa của Từ Bi Tâm là :
Từ Tâm : là tâm thương yêu tất cả chúng sanh sẵn sàng giúp đỡ họ, đem lại lợi ích và an vui cho mọi chúng sanh, không phân biết kẻ oán người thân, kẻ nghèo người giàu, kẻ ngu người trí v.v... từ tâm vô lượng có sức mạnh vô cùng tận, trừ được các tâm sân nhuế nơi chúng sanh, chế phục được những chúng sanh cực kỳ ác độc, hướng họ vào con đường thiện. Như đức Phật độ chàng Vô Não cũng vì Từ Tâm.
Bi Tâm : là tâm thương xót chúng sanh đau khổ, sẵn sàng cứu vớt họ ra khỏi cảnh khổ đau.
Bi Tâm vô lượng có sức mạnh vô cùng tận, giúp người tu hành vượt mọi khó khăn, thử thách trên bước đường hành đạo. Nhờ vậy mà người tu hành có thể bố thí những thứ khó bố thí, nhẫn những điều khó nhẫn, làm những việc khó làm, nhằm cứu khổ, cứu nạn cho chúng sanh được an vui. Như Ngài Quán Thế Âm cứu khổ chúng sanh vậy.
Suốt trong quá trình tu học của người con Phật nếu thường ái niệm chúng sanh trong khắp mười phương, muốn được thấy họ an vui thì hành giả phải khởi Từ Bi Tâm.
Từ Bi Tâm tương ưng với thọ, tưởng, hành và thức, duyên khởi nơi thân và khẩu, tác thành những hạnh Từ Bi.
Từ Bi tâm pháp có sức mạnh vô cùng, duyên khởi các nghiệp thiện ở đời sau, ở nơi cõi sắc, từ tâm pháp dù là hữu lậu, dù là vô lậu, cũng làm căn bản cho các cõi thiền. Từ tâm tương ưng với bi tâm, nên trừ được tận gốc các ưu bi, khổ não của chúng sanh.
Trong cuộc sống tu học nơi chốn Thiền môn thì làm sao tránh khỏi lỗi lầm sai sót, bởi vì người xưa có nói: " Nhân vô thập toàn " thì chỉ nhờ vào tinh thần Từ Bi cao thượng của đạo mà xóa bỏ đi các lỗi lầm. Để thể hiện tinh thần Từ Bi cao thượng rộng lớn ấy thì chúng ta phải thực hiện tánh bình đẳng để dìu dắt giúp đỡ nhau trên bước đường tu học như : "Người trí dạy người ngu, người sang giúp người hèn, người biết dạy người chưa biết, người khỏe giúp người yếu, người đi trước hướng dẫn người đi sau, người lớn dạy bảo người nhỏ v.v..." có được như thế thì đạo pháp mới hưng thịnh, tà ma không thể phá được, Tam Bảo được trường tồn. Ngược lại là không phải đạo Phật.
Như tục ngữ có câu : "Chị ngã em nâng" hoặc "anh em như thể tay chân" hay "Thương người như thể thương thân ".
Nếu trong chúng người nào trí tuệ thông minh xuất chúng mà không Tâm Từ Bi thì không thể thành tựu được đạo quả và đức độ vậy ! Bởi vì, đạo Phật chính là lòng Từ Bi.
Đức Phật dạy rằng "Này các Tỳ Kheo từ tâm rộng lớn vô lượng, vô biên. Người khéo tu là người mở rộng Từ tâm đối với hết thảy muôn loài chúng sanh khắp mười phương thế giới. Bi tâm cũng vậy".
Từ Tâm trừ được sân hận, xan tham, phiền não. Ví như ngọc Ma Ni để vào nước đục, khiến nước trở thành trong, người có Từ tâm xa lìa được ba độc tham, sân, si, cho nên dù gặp người đến mắng nhiếc đánh đập v.v... cũng vẫn giữ tâm bình thản, chẳng có sân hận.
Như trong Luật Tỳ Ni có nói :
"Pháp lực bất tư nghì
Từ Bi vô chướng ngại..."
Từ là duyên sanh lạc, cho nên người vào được Từ Tâm Tam Muội, liền trừ được các khổ, và liền được an vui. Người có Tâm Từ rộng lớn, vô lượng, duyên khắp chúng sanh, phá tan oán tặc, phiền não.
Trái lại người có tâm nhỏ hẹp thường chấp các việc nhỏ, để rồi sanh tâm sân hận, áo não.
Người có tâm rộng lớn có trí huệ rộng lớn là người tin nơi quả báo phước lạc, là người mong cầu Niết Bàn, thanh tịnh, thường tu tịnh giới.
Người có tâm rộng lớn có trí huệ có thể biết hết thảy chúng sanh, mà chẳng sanh tâm phân biệt đối xử, lại từ niệm hết thảy chúng sanh, xem hết thảy chúng sanh như cha, mẹ, anh, chị, em, thân bằng quyến thuộc của mình, muốn cho hết thảy chúng sanh được an vui (Duyên chúng sanh).
Do từ niệm hết thảy chúng sanh ở khắp mười phương, muốn thấy họ được an vui, mà phá trừ được chấp ngã. Vì sao 3 Vì do 5 ấm hòa hợp duyên khởi, mới có ngã tương tục sanh, nhưng ngã cũng do 5 ấm đều là tự tướng không, tự tánh không cả..
Bởi nhân duyên như vậy ! Nên người có tâm từ thường nhất tâm từ niệm chúng sanh, thương xót chúng sanh, muốn chúng sanh được an lạc, để rồi tùy theo niệm khởi của chúng sanh, mà hiển bày các thiện pháp, nhằm đem lại sự an lạc cho họ (Duyên pháp).
Đức Phật dạy : Từ Tâm Tam Muội được năm công đức đó là :
- Vào lửa không bị thiêu cháy.
- Ăn nhằm chất độc không bị chết vì ngộ độc.
- Không bị nạn đao binh.
- Không chết bất đắc.
- Thường được chư vị Thiện Thần phò hộ.
Người có Từ Bi Tâm thường được mọi người mọi vật kính mến và gần gủi, còn ngược lại thì không.
Về Bi Tâm, trong kinh có nói : "Hành 32 hạnh Bi, Bi tâm tăng trưởng chuyển thành Đại Bi Tâm. Đại Bi là công đức của chư Phật và của chư Bồ Tát, là mẹ của Bát Nhã Ba La Mật. Bồ Tát, trước phải phát Đại Bi Tâm sau mới vào được Bát Nhã Ba La Mật.
Cũng như hàng ngày chúng ta tụng kinh đến các bài sám có nhiều đoạn nói về Từ Bi Tâm như : "... Từ Bi vô lượng cứu quần sanh... hoặc... chư Phật Từ Bi gia hộ..."
Từ và Bi thành tựu các công đức, dẫn đến viên thành đạo quả, bao gồm cả bốn vô lượng tâm. Như chúng ta thường tán thán Phật :
"Phật thân thanh tịnh tợ lưu ly
Phật diện du như mãn nguyệt huy
Phật tại thế gian thường cứu khổ
Phật tâm vô xứ bất Từ Bi".
Ý nghĩa "Từ Bi Tâm" thâm diệu sâu mầu. Bởi vì, về chữ Hán đều có ba bộ tâm ( ), nó nói lên lòng thương yêu bao trùm tất cả, đó là thương yêu mình, thương yêu người, và thương yêu tất cả chúng sanh. Đặc biệt là người Việt Nam và nhất là Phật Giáo quan niệm cho rằng : "Ba là tất cả, tất cả là ba". Nên chúng ta phát huy tinh thần "Từ Bi" cứu khổ ban vui của đạo một cách mạnh mẽ thực tế và chân thật để cùng nhau được an vui hạnh phúc.

Thích Quảng Lực