CHUYẾN ĐI ANH
EM KẾT ĐOÀN
Chả là Lớp
Thiền 6 có kế hoạch đi thiền dã ngoại Sóc Sơn nhân dịp ngày Phụ Nữ VN 20/10 và
muốn rủ rê các lớp bạn đi cùng cho vui. Tôi gọi điện cho thầy Đặng Tiến - chủ
nhiệm Lớp thiền 12 – lớp có lịch học cùng ngày với lớp Thiền 6, tôi mời lớp Thiền 12 cùng tham gia. Thầy nói:
- Lớp
Thiền 12 cũng đang có lịch đi chùa Tản Viên cùng ngày 23/10.
Tôi hào hứng
“quay xe” từ Sóc Sơn sang Ba Vì luôn.
- Ô…thế
hai lớp cùng đi cho vui thầy nhỉ?
Thế là hai lớp
Thiền 6 và Thiền 12 nhập đoàn. Sĩ số 29 người.
Ảnh toàn đoàn.Do đường lên
Chùa trên núi đường dốc và để an toàn nên đoàn đi chia làm 2 xe, thong thả khởi
hành từ số 332 Nguyễn Trãi lúc 6h.
Vừa đi vừa
ngắm cảnh mùa thu hai bên đường, nhẩn nha lên tới Chùa Tản Viên cũng vừa lúc
tan sương sớm.
Sơ đồ quần thể Chùa Tản Viên núi Ba Vì.
Tiết trời thu buổi sáng trên núi lành lạnh thấm
qua da, tôi hít một hơi thật sâu cảm nhận sảng khoái tới từng tế bào bởi không
khí tinh sạch của núi rừng.
Không bỏ lỡ khoảnh khắc
check in và tận hưởng không khí còn hơi sương tại sân sau chính điện.
Sau khi vào lễ Phật, cả đoàn
được nhà chùa tạo điều kiện cho ngồi thiền trong nhà khách trang nghiêm.
Dưới chân Tam Thế
Phật, ca thiền 80’ nhanh chóng trôi qua.
Thầy Đặng Tiến hỏi:
-
Các bác thiền xong thấy thế nào?
- Người
nhẹ và nóng thầy ạ.
Thầy cho nghỉ giải lao 30’. Lúc này, tôi và các bác mới có thời
gian vãn cảnh chùa.
Chùa Tản Viên – tên hiệu đầy đủ là Tản Viên Sơn Quốc Tự là một
ngôi chùa cổ có niên đại lịch sử từ thời nhà Lý (nửa đầu thế kỷ 11). Trải qua
thời gian và hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ngôi chùa bị xuống cấp
và được di dời xây dựng lại gần Đền Trung vào năm 2008 ở sườn Tây dãy núi Ba Vì.
Toàn đoàn
chụp ảnh lưu niệm trước Chính điện.
Ngôi Chính Điện với lối kiến trúc "Cổ - Kim kết hợp",
được thiết kế theo kiểu cổ chồng diêm mười hai mái. So với lần trước tôi đến đây
dự pháp hội khi chùa mới hoàn thiện, bây giờ cây cối đã rợp mát khoảng sân
chùa. Hồi ấy, tôi nghe Đại đức Thích Đạo Thịnh - Trụ trì chùa Tản Viên - kể rằng:
- Khi vừa trấn tích xây dựng ngôi chùa, vì
không có nước sinh hoạt, Đại Đức đã thắp hương cáo bạch với chư vị Thần Linh,
xin chư vị dâng cúng Tam Bảo một nguồn nước tịnh. Đêm đến Đại Đức đã được thần
nhân báo mộng và chỉ cho nơi đào giếng. Quả thực giếng vừa đào được trên 3 mét
thì một mạch nước lớn trong xanh đã tuôn trào. Kể từ đó mùa khô nước giếng
không bao giờ cạn. Đầu xuân du khách về trẩy hội thường xin nước ấy về tẩy trần
nhà cửa để cầu được may mắn. Để cảm tạ Thần Linh, Đại Đức trụ trì cho đặt tên
giếng là"Long Tỉnh Tuyền" để hồi ân.
Chùa Tản Viên nhìn từ phía sau. Ảnh: internet
Điều đặc biệt khi đến đây, tôi được chiêm bái tại Chính điện
tôn tượng Đức Thế Tôn cao 7,78 mét, là tôn tượng bằng gỗ mít lớn nhất khu vực Đông Nam Á hiện nay. Hai bên Tả - Hữu
là tôn tượng Văn Thù Bồ Tát cao 3,5m cưỡi Sư Tử Xanh – chúa tể của mọi loài
trong rừng mang sức mạnh uy nghiêm đánh tan mọi thế lực tà ác và Phổ Hiền Bồ
Tát cưỡi voi trắng cũng cao 3,5m uy nghiêm và tráng lệ.
Chụp ảnh lưu niệm phía sau Chính điện, nơi hòn non bộ với hình "Thần Kim Quy Hai Đầu Bái Phật Cầu Kinh".
Ảnh chụp cô Trần Hồng - Chủ nhiệm lớp Thiền 6 và cô Đoàn Thu - Giáo viên CLB.
Chụp ảnh lưu niệm phía sau Chính điện, nơi hòn
non bộ với hình "Thần Kim Quy Hai Đầu Bái Phật Cầu Kinh".
Dưới tán cây
phía trước nhà thờ Tổ.
Các bác nghỉ ngơi đàm đạo.
Ca thiền thứ hai sau giờ nghỉ giải lao.
Ca thiền thứ hai sau giờ nghỉ giải lao, tôi cảm thấy không gian nhẹ tênh,
một cảm giác nhẹ nhõm, ấm áp ngập tràn mà đã lâu rồi tôi mới được thấy. Phải
chăng bởi linh khí nơi đây? Ca thiền ngắn 40’ vèo trôi qua với cảm giác có chút
nuối tiếc.
Ca thiền thứ hai sau giờ nghỉ giải lao.
Ca thiền thứ hai
sau giờ nghỉ giải lao.
Bữa trưa cơm chay tôi tự
chuẩn bị mang đi.
Ca
thiền thứ ba trong ngày. Tại sân trước cửa chính điện.
Ca
thiền thứ ba trong ngày. Tại sân trước cửa chính điện.
Ca thiền thứ ba trong
ngày. Tại sân trước cửa chính điện.
Nghỉ ngơi sau bữa cơm chay, cả đoàn vào ca thiền thứ ba trong ngày. Buổi chiều ngồi ngoài sân dưới tán cây rừng trong gió thu dịu mát, tiếng gió rì rào qua những vòm cây phía trên cao, tiếng chim rừng lách tách líu lo, không gian khoáng đạt, chốc chốc vọng đến tiếng niệm Phật đều đặn rồi lại khuất xa, rồi lại nghe vọng đến tiếng chuông chùa hòa trong tiếng gió và tiếng nhạc từ đài thiền, tất cả như một bản giao hưởng hợp nhất của vũ trụ, hương trầm thoang thoảng từ chính điện hòa quyện với hương cây cỏ khiến tôi thoáng sau đã cảm thấy thân tâm mình đã hòa vào không gian này. Một cảm giác nhẹ nhàng thư thái, hòa tan, tiếng nhạc thiền khi xa khi gần và có những khi không nghe thấy, không cảm thấy gì – có thể lúc ấy tôi ngủ khi thiền chăng J
Bẵng đi cho
đến khi chợt nghe thấy tiếng nhắc xả thiền. Tôi từ từ mở mắt, một khung cảnh
tuyệt đẹp hiện ra trước mắt tôi. Ánh nắng vàng mùa thu chiếu chếch xuyên qua
tán lá, dát vàng lấp lánh ở khoảng sân vườn chùa trước mặt, dường như chưa có
gì đẹp hơn thế, mọi thứ như bừng tỉnh và được tưới tắm sự tươi mới bất tận.
Ánh
nắng vàng mùa thu chiếu chếch xuyên qua tán lá, dát vàng lấp lánh ở khoảng sân
vườn chùa trước mặt, dường như chưa có gì đẹp hơn thế, mọi thứ như bừng tỉnh và
được tưới tắm sự tươi mới bất tận.
Ảnh chụp cô Đoàn Thu - giáo viên CLB.
Ánh
nắng vàng mùa thu chiếu chếch xuyên qua tán lá, dát vàng lấp lánh ở khoảng sân
vườn chùa trước mặt, dường như chưa có gì đẹp hơn thế, mọi thứ như bừng tỉnh và
được tưới tắm sự tươi mới bất tận.
Ảnh chụp thầy Đặng Tiến - trưởng đoàn. Chủ nhiệm lớp Thiền 12.
Và đây là tôi, hớn hở khi vừa xuống xe đã kịp
hít đầy căng phổi bầu không khí tinh sạch nơi đây.
Ảnh
và bài: Đặng Thanh Chúc
Lớp
Thiền 6 CLB DSNL
-