Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Sáu, 31 tháng 12, 2010

CHÚC MỪNG NĂM MỚI - 2011



Câu lạc bộ DSNL chúc bạn cùng gia đình 
một năm mới an lành, sức khỏe và hạnh phúc.

Thu ốm

 Ảnh minh họa
Không biết nói thế có đúng không, chứ ốm gì mà vẫn shopping. Mấy mẹ con, cô cháu hớn ha hớn hở ở ngoài đường, lượn hết shop nọ đến shop kia, thử hết bộ váy áo nọ đến bộ váy áo kia, rồi lại còn đi ăn tiệm, vi vu trên từng cây số. Ốm gì mà sáng chủ nhật sang lớp vẫn cười toét, cười toe, lại còn leo lên taxi đi thăm mọi người, rồi hôm sau sang tận May 10 để nghe Thầy Huyền Diệu.
Nhưng mà 2 ngày ăn cháo, uống 12 viên cảm khung chỉ vì sốt cao, nằm bẹp mất một tối, không sang lớp được vào tối thứ 7, ba đêm liền hầu như không ngủ được vì họng sưng to, mỗi lần nuốt nước bọt thì đau kinh khủng. Mà sao bình thường đêm ngủ có nuốt nước bọt đâu mà sao mấy đêm đó hay nuốt thế. Cứ y như người nghiện món ốc luộc, ngồi trước một bát ốc luộc thơm phức, mùi nước mắm bốc lên cay cay, dịu dịu, nồng nồng, thơm thơm, mà lại "lực bất tòng tâm" (chỉ ví von thế thôi, chứ Thu chỉ thích ăn bún ốc thôi, mà phải là ốc nhồi, ở trên Mai Hắc Đế ấy). Mỗi lần nuốt nước bọt lại dúm hết cả người vì đau. Suốt như thế từ hôm thứ 7. Được cái sáng dậy chẳng mỏi mệt gì cả, có lẽ là nhờ tác dụng của thiền. Trưa thứ 2 làm một nồi lá xông to chỉ sợ đi đường xa lại lên cơn sốt. May không việc gì. Mặt mũi chả có vẻ gì là ốm, người chả mỏi mệt gì, chỉ mỗi đau họng, mở mồm ra nói cũng ngại, lúc nào cần lắm thì thẽ thọt, thành ra lại càng "nữ tính" tợn. Ai biết đâu, mặt ngoài thì tươi, "mặt trong" thì héo. Đau ơi là đau. 
Từ khi cha sinh mẹ đẻ đến giờ chưa bao giờ đau họng nhiều và đau lâu đến thế. Bình thường Thu rất quan tâm và giữ gìn do bởi nghề nghiệp. Đau đâu thì đau chứ đau họng là "mất dạy" luôn. Đã lâu lắm rồi không phải dùng kháng sinh, chỉ có nước muối, chanh muối, viên ngậm Cagu, hay bổ phế, gần đây thì nhai dầu mè. Không những không bị viêm họng mà ho cũng chẳng mấy khi. Kể ra suốt từ hồi đi học thiền đến giờ hầu như không bị ốm, cảm cúm, hay ốm dịch cũng "sượt" qua. Vậy mà đợt này. 
Có lẽ tất cả do bởi Thu đã quá chủ quan khi thời tiết giao mùa. Mọi người áo đơn, áo kép, thì mình vẫn áo T-shirt. Ở nhà lúc nào cũng ăn mặc phong phanh, vì có thấy lạnh đâu. Nhưng cũng có thể còn có một lý do khác nữa. Đó là 2 chữ "CAO TẦNG". U bảo: "Con ơi, những người được Thầy "nhắm" học lên Cao tầng "rù" hết cả rồi, Thơi này, anh Nghĩa này, Quyết,..., chỉ còn mỗi con." Vậy là con "phải" ốm thôi.
Mà cái sự "ốm" của Thu từ đầu tháng cơ. Tự dưng lại dị ứng, chẳng do ăn gì hay ra gió, hay vầy nước. Đang yên đang lành, tự dưng sẩn lên một nốt như muỗi đốt, sau đó nổi hàng chục nốt, chẳng cần bôi hay uống thuốc gì, 5 phút sau tự hết, và cứ thế bị đi bị lại. Thấy bác Dư bên CLB nói cũng bị thế thiền bài Rũ Sạch Bụi Trần 10 hôm là khỏi. Một công đôi việc Thu hạ quyết tâm thiền bài RSBT luôn. Nói thì nghe đơn giản, nhưng phải học môn này mới biết. Bạn cứ thử để hai tay bịt chặt hai tai, cánh tay tạo thành một góc vuông với thân, đầu và gáy thẳng, xem được bao nhiêu phút. Có tập bài này mới thấy thời gian trôi chậm đến mức nào. 30 phút bịt tai bằng cả một tháng. Trước đây chỉ có lúc nào Thầy cho tập bên lớp thì mới tập, còn về nhà toàn thiền bài dễ. Hôm nào sang lớp Thầy bảo  "Hôm nay chúng ta tập bài RSBT." là thấy oải, ngại lắm, sợ lắm. Mặc dù vẫn được Thầy khen là giữ được tay từ đầu đến cuối, không bỏ cuộc, nhưng Thu phải khấn Thầy Tổ liên tục, nhiều lúc đau, mỏi kinh khủng, định hạ tay xuống nhưng mở mắt ra thấy ông Nguyên, bà Thoa vẫn còn đang bịt tai, cảm thấy tự xấu hổ, lại cố. Vậy mà nhờ có "bệnh dị ứng" không rõ nguyên nhân, giờ RSBT không còn là "nỗi sợ hãi" nữa.
Cũng nhờ có "ốm vờ vịt" Thu ngồi thiền được 2h trên đĩa "Thiền và những vấn đề tu luyện" Thầy mới thu. Không ốm, tự nhiên bảo ngồi 2h chắc khó. Có người bảo Thu chủ quan, nhưng nếu như uống thuốc đỡ, dán quẻ dịch khỏi rồi thì liệu có chịu ngồi thiền bài khó không nhỉ. Thôi thì cứ "lắng nghe cơ thể" vậy, và coi như là một thử thách. 
Đọc bài này xong đừng ai mắng Thu nhớ. :))

Thứ Tư, 29 tháng 12, 2010

Dã ngoại Côn Sơn tháng 12/ 2010


Bộ ảnh từ máy ảnh của chị Bình.

Thứ Ba, 28 tháng 12, 2010

Một cuộc nói chuyện bổ ích

Thầy Thích Huyền Diệu
Hôm qua, đoàn Câu lạc bộ gồm 3 xe: một xe 16 chỗ, 1 xe nhà chị Nhung, một xe anh Hòa sang dự buổi nói chuyện của Thầy Thích Huyền Diệu và chú Nguyễn Văn Nhã tại Tổng công ty may 10. Hồi đầu tháng, chú Nhã đã có một cuộc đàm đạo với Câu lạc bộ trong phạm vi hẹp. Cũng nhờ qua chồng chị Hồng Nhung là bạn thân với chú Nhã. Hôm qua chú đã dành cho Câu lạc bộ 20 xuất.  

Thượng tọa Thích Huyền Diệu người Việt Nam duy nhất cho tới nay là Chủ tịch Liên đoàn Phật giáo thế giới. Thầy Huyền Diệu có vóc người cao lớn, gương mặt thanh tú, nụ cười tươi tắn và đặc biệt là đôi mắt luôn mở to với ánh nhìn cương nghị, trung trực mà đầy lòng nhân từ bao dung. Vị thượng tọa nổi tiếng trong tổ chức Phật giáo thế giới, người đã làm nên những phép nhiệm mầu, điều kỳ diệu khi xây cất ngôi chùa Việt Nam Phật Quốc Tự ở Bồ Đề đạo Tràng (Boddha Gaya, Ấn Độ - nơi Đức Phật Thích Ca đã giác ngộ). Đồng thời là người ngoại quốc đầu tiên được Chính phủ Vương quốc Nepal cấp đất xây dựng Việt Nam Phật Quốc Tự, ngôi chùa đầu tiên tại vườn Lumbini (Lâm Tỳ Ni), nơi Đức Phật Thích Ca sinh ra, để từ đó hơn 20 quốc gia khác hưởng ứng, lần lượt xây dựng chùa của nước mình, tạo thành một Liên hiệp quốc Phật giáo tại Lumbini.
Tại buổi nói chuyện, từ cuộc sống, quá trình tu hành và những nỗ lực xây dựng nên hai ngôi chùa Việt Nam tại Bồ đề Đạo Tràng (Bodh Gaya, Ấn Độ) và Lâm Tỳ Ni (Lumbini, Nepal) của mình, Thầy Huyền Diệu đã chiêm nghiệm thấy rằng, sự màu nhiệm không phải là trong cổ tích, không bí ẩn như huyền thoại, mà mỗi người hãy luôn tâm niệm làm việc phước đức sẽ gặp được nhiều phép lạ ngay trong cuộc sống, bởi sự mầu nhiệm bắt nguồn từ sự thành tâm của mỗi người. Thầy Thích Huyền Diệu cũng đưa ra 4 mật pháp của sự thành công và hạnh phúc đó là: Tính nhân quả, tụng đọc và thực hành Maha -Mănggara - Sút - ta (kinh về sự hạnh phúc, tri ân), sự an tĩnh về tâm hồn và sức khỏe.
Từ cuộc sống và quá trình tu hành của mình, Thầy Huyền Diệu đã chiêm nghiệm và nhắn nhủ "sự màu nhiệm không phải là trong cổ tích, không bí ẩn như huyền thoại, mà mỗi chúng ta hãy luôn tâm niệm làm việc phước đức sẽ gặp được nhiều phép lạ ngay trong cuộc sống", bởi sự mầu nhiệm bắt nguồn từ Chân Tâm và Ý Chí của mỗi người. Nếu như tất cả chúng ta biết yêu thương quê hương mình, biết yêu thương và chia sẻ với những người xung quanh, biết rèn luyện ý chí để vươn tới thành công, biết nuôi dưỡng văn hóa Hiếu Hòa trong tâm hồn thì xung quanh chúng ta, sự nhiệm màu sẽ luôn lấp lánh, kỳ diệu và bất ngờ.

 Chú Nguyễn Văn Nhã
Thầy Huyền Diệu đánh giá cao khả năng cũng như đức hạnh của nhà ngoại cảm Nguyễn Văn Nhã. Chú đã tìm rất nhiều ngôi mộ với độ chính xác cao mà không hề lấy thù lao hay nhận sự cảm ơn về vật chất. Mọi liên hệ với chú chỉ qua điện thoại, vậy mà chú vẫn mong sao cho mọi người giác ngộ hơn nữa, hiểu đạo, hiểu đời hơn nữa, để giải thoát cho vong linh của người thân cũng như cho chính mình. Sau buổi nói chuyện chúng tôi lần lượt lên bắt tay và chúc sức khỏe Thầy cũng như các vị trong đoàn. Bà Tổng giám đốc mời mọi người lưu lại dự bữa tiệc buffet chay. Món ăn nhiều và ngon, mọi người đều tấm tắc. Trước khi ra về, Thu qua chào tạm biệt, bắt tay cảm ơn Bà Tổng Giám Đốc, một phụ nữ thông minh, có bản lĩnh, tự tin và là người có tâm, cảm ơn chú Nhã đã ưu ái Câu lạc bộ và mời chú khi nào có dịp qua nói chuyện với Câu lạc bộ vào một buổi sáng thứ 7 hoặc chủ nhật, cảm ơn chồng chị Hồng Nhung, người đã làm chiếc cầu nối cho Chú Nhã và Câu lạc bộ. Hy vọng cả Câu lạc bộ sẽ được đón chú trong một ngày gần đây.

Mời đọc thêm về Thầy Huyền Diệu TẠI ĐÂY

PS: Anh Chuyền đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ Thầy giao  là quay video toàn bộ cuộc nói chuyện. 

Thứ Hai, 27 tháng 12, 2010

TIN CỦA CLB

Được tin cô Lan ốm sáng nay sau khi thiền xong CLB đã cử người đến thăm cô. Đoàn có 8 người do cô Huệ làm trưởng đoàn. Tình hình sức khỏe của cô Lan đã ổn định. Cô kể: tuần trước cô nằm ngồi đều rất khó, rất đau. Nhờ có sự chăm sóc tận tình của gia đình + thuốc + ngồi thiền hằng ngày nay cô đã đỡ nhiều. Sau đó đoàn đến chia buồn cùng gia đình chị Tươi. Mẹ chồng chị mới mất, cụ thọ 93 tuổi. Và cũng được biết chị Tươi cũng đang nằm viện vì chỉ số tiểu đường lên cao.
Trước sự thăm hỏi tận tình của CLB, gia đình cô Lan cùng gia đình chị Tươi rất cảm động gửi lời cảm ơn toàn thể CLB. Chồng chị Tươi còn hứa sau khi công việc gia đình xong anh cũng tham gia câu lạc bộ cùng chị.
Toàn thể CLB chúc cô Lan, chị Tươi mau chóng khỏe mạnh để đến CLB.
Tiến Quyết cũng đang nằm viện vì tiểu cầu lên cao. Chúc Quyết chóng ổn định sức khỏe để đến CLB.
CẬP NHẬT THÔNG TIN 
Hôm nay, thứ 6 ngày 31/12, Tiến Quyết đã được xuất viện. Tình trạng sức khỏe của Quyết đã khá ổn., tiểu cầu trở về mức an toàn. Quyết hẹn mai gặp mọi người ở Câu lạc bộ.

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2010

HÔM NAY NOEL




CHỈ VÌ BẤT CẨN

Cả lớp vui mừng khi nghe được tin đi Côn Sơn. Phần vì hai tháng rồi chúng tôi không được lên, phần vì lần này đi đông do có hai lớp học mới.
Không như mọi lần 5h sáng chúng tôi đã lên núi. Đợt này trời lạnh Thầy lo sức khỏe cho mọi người nên đi muộn một tiếng. 6h xuất phát, thế mà trời vẫn tối om.
Như dự định Thầy chia CLB ra làm hai nhóm, một nhóm thiền ở đền thờ cụ Nguyễn Trãi, một nhóm "trẻ, khỏe" đi lên Ngũ Nhạc Linh Từ do anh Chuyền làm đoàn trưởng. Đoàn có 21 người trong đó có tôi.
Sáng chủ nhật (lại vẫn không như mọi lần thứ 7 đã lên rồi). Nhận khẩu phần ăn sáng xong mọi người lần lượt lên đường trong tiếng cười nói râm ran và tiếng xít xoa vì lạnh của buổi sáng sớm mùa đông.
Đến ngã ba mọi người chia tay nhau, một nhóm vào đền cụ Nguyễn Trãi thiền, còn nhóm chúng tôi đi thẳng lên Ngũ Nhạc Linh Từ. Thật vui vẻ, thật tự tin chúng tôi bước từng bước lên mỗi bậc thang. Trong bước chân hăm hở của mọi người có tiếng đếm bậc thang của chị Việt, 1-2 bậc ... 10 bậc.....50 bậc..... 90 bậc.... Cứ lên cao dần, cao dần. Tỉ lệ thuận với bậc thang là những tiếng thở càng một gấp hơn, rồi những chiếc áo, những cái khăn được cởi dần ra cho bớt nóng. Còn tôi, tôi thấy mình tràn đầy năng lượng, nhanh chóng vượt lên trước đoàn để chụp ảnh, anh Chuyền dặn với theo: "Em đi từ từ lấy sức đừng thể hiện nhiều". Tôi đâu nghe bởi bây giờ tôi thấy mình sung sức lạ.
Tôi đã ở bậc thang 170, nóng quá, áo mũ tôi cũng bắt đầu cởi. Một luồng khí lạnh chạy dọc theo sống lưng làm tôi khựng lại. Không hoa mắt, chóng mặt, chỉ thấy toàn thân rã rời, tôi cố đi thêm vài bậc thang nữa (nhưng lúc này đã phải đi bằng cả hai tay). Không đi được nữa rồi tôi thấy hẫng hụt và rất khó thở, tôi đành ngồi xuống nhắm mắt lại, lúc này mồ hôi túa ra ướt đẫm chiếc áo cộc bên trong, tôi rất mệt. "Bác sĩ" Chuyền tới bấm huyệt xoa bóp giúp tôi dần dần hồi tỉnh lại, anh nói huyết áp của tôi tụt xuống rất thấp (sau này tôi mới biết anh bắt mạch cho tôi nhưng không thấy mạch đâu cả). Nhưng rồi cũng không thể để anh giúp tôi mãi được, còn cả đoàn ở phía trước cần anh, anh phải đi lên với đoàn. Tôi ngồi lại thiền cho đến khi thấy mình có thể về được. Trên đường về tôi vừa đi vừa hít thở sâu và niệm danh Phật, chắc lúc này ở trên Ngũ Nhạc Linh Từ mọi người đang lo cho tôi. Về đến trung tâm tôi không dám nghỉ vì sợ nằm rồi sẽ không dậy được nữa, tôi lại thiền cho đến lúc gần ăn trưa. Đến chiều tôi vẫn ra nhà sàn thiền bình thường.
Như vậy đấy, nếu như tôi cởi áo mũ dần dần, nếu như tôi đi từ từ như lời anh Chuyền dặn. Nếu như, ...nếu như... thì tôi không bị ở lại, tôi đã lên được Ngũ Nhạc cùng cả đoàn. Nhưng chỉ vì bất cẩn không lượng sức mình nên tôi đã làm hại mình và làm mọi người lo ngại cho mình. Đó cũng là một bài học mà tôi cần rút kinh nghiệm khi đi xa.
P/S:
Dải nắng định ém nhẹm chuyện này nhưng con gái giục: "Mẹ phải viết để mọi gười cùng biết với" cùng bài viết của anh Tùng (Lâm Phúc) nên Dải Nắng viết ra đây như một lời tâm sự về cái sự bất cẩn của mình.

Thứ Năm, 23 tháng 12, 2010

Đi Thiền sớm

Lên Nam Nhạc Linh Từ

Đi Lễ trên đường trở về (19/12)

Chụp tại Trung Tâm DSTH Côn Sơn

NHỮNG ĐIỀU GHI NHỚ ĐỂ BẢO VỆ MÌNH.

Đọc tin anh Trần Nghĩa viết về việc 1 tai nạn đáng tiếc xẩy ra khi 1 bạn xẩy chân, ngã bị thương khi xuống núi, tôi xin chân thành chia xẻ rủi ro của bạn đó, chúc bạn mong chóng bình phục.
 Ảnh minh họa
Chợt nhớ ngày tháng này đã sang mùa lạnh, nhiều điều không hay có thể xẩy ra cho mọi người, nhất là những người đã ở bên kia dốc cuộc đời…nên tôi muốn chia xẻ với mọi người trong CLB những điều thu lượm được qua các trang sách, trang tin thu lượm được để có thể tránh được những rủi ro có thể xẩy ra. Đó là những rủi ro gì?

a. - Huyết áp tụt thấp, làm ngã xỉu…xẩy ra đối với người có bệnh huyết áp thấp sáng ngủ dậy chưa kịp ủ ấm, tỉnh táo, chưa kịp uống bổ xung nước thiếu hụt qua đêm.
Lời khuyên của bác sỹ là: sáng ngủ dậy không nên vùng dậy ngay, hãy để cơ thể tỉnh táo + uống 1 cốc nước bổ xung đã bị mất qua 1 đêm để nâng huyết áp lên, sau đó mới xuống giường, ra ngoài.
Cũng có khi té xỉu xẩy ra khi phải làm việc gì đó gắng sức, lại bị gió lạnh, huyết áp tụt…Để tránh, nên uống 1 cốc cà phê sữa trước khi phải cố gắng làm việc gì đó.

b. Huyết áp tăng cao đột biến khi gặp gió lạnh, ngã ngất xỉu. Gió lạnh làm co các mao mạch cơ thể, gây nên cơn tăng huyết áp này. Để tránh, hãy mặc ấm, vận động cơ thể (tập thể dục…) trước khi đi ra ngoài.
Người có bệnh cao huyết áp, nhất thiết phải uống thuốc hạ áp trước khi ra ngoài trời. Có tài liệu khuyên rằng người có bệnh cao HA, nên uống thuốc ngay trước khi ra khỏi giường, vì hơn 70% đột quị xẩy ra vào buổi sáng sớm. Chị dâu tôi làm ở bênh viện Sanh-Pôn cũng đã bị đột quị khi mới ngủ dậy chuẩn bị đi tập ngoài trời trong mùa lạnh như mùa này, Chị mất năm 2000, mới có 58 tuổi (Đó là chị Hiền, khoa ngoại, BV Sanh-Pôn chắc chị Thoa trong CLB ta biết rõ vì làm cùng 1 bệnh viện với nhau ).

c. Ngã té xỉu do hạ đường huyết, nhất là khi phải vận động thể lực. Những người có chứng bệnh này, trước khi vận động mất nhiều năng lượng (leo núi chẳng hạn), cần bổ xung năng lượng trước khi vận động cơ bắp, uống 1 cốc sữa hoặc 1 cốc nước đường và luôn nhớ mang bên mình mấy chiếc kẹo ngọt, người hơi mệt là ăn ngay vài viên kẹo sẽ chống được hiện tượng đường huyết tụt giảm.

d. Đột quị do gắng sức, nhất là đối với người cao tuổi. Lúc đó, tim ngừng đập, gây đột quị. Có chuyện 1 người có tuổi khiêng vác đồ lên gác 3. Nhẽ ra chia nhỏ ra đi vài ba lần thì không sao. Nhưng lại cố gắng khiêng vác 1 lần, thế là bị đột quị không cứu được.
Bác sỹ Trần Ngọc Ân kể: có ông bạn có tuổi rất ham tập luyện, sáng nào cũng tập chạy…nói rằng mình quen tập chạy từ tuổi trẻ. Bác sỹ Ân khuyên bạn có tuổi rồi không nên tập chạy gắng sức như thế! Bạn không nghe, kết cục trong 1 lần tập chạy, ông bạn bị đột quị, tim ngừng đập, không cứu được….
Người có tuổi khi leo núi nên nhớ lời khuyên này của bác sỹ: không nên gắng sức. Tưổi già khác tuổi trẻ. Tuổi trẻ làm vận động viên bóng đá, thế mà tổng kết lại trên yahoo, cũng đã có 5 cầu thủ đột quị khi đang thi đấu. Ở Viêt Nam ta, năm 2008, 1 vân động viên tập luyện xe đap leo núi chuẩn bị cho SEAGAME cũng đã bị đột quị không cứu được. Vì vậy, tuổi càng cao, càng cần phải thận trọng. Trong tập luyện, tránh gắng sức quá.

e. Tai nạn do bất cẩn khi đi đường, khi lao động, khi leo núi, khi mệt nhọc vã mồ hôi lại đứng nơi gió lùa, gió lạnh, khi ăn uống quá vui vẻ...Điều này nói ra ai cũng hiểu, nhưng lại hay mắc phải vì thiếu chú ý đúng mức.

Năm cũ sắp hết, năm mới đến, chúc cho mọi người trong CLB khỏe mạnh, đuổi sạch bệnh tật và không ai mắc phải những điều đáng tiếc có thể đến mà ta có thể tránh…

Thứ Tư, 22 tháng 12, 2010

Mừng ngày Thành Lập Quân Đội NDVN

Kỷ niệm

Có một bài hát làm cho tôi không thể nào quên. Nó được một người lính chép vào sổ bài hát của tôi khi tôi tròn 20 tuổi (năm 1976). Tại sao người lính ấy lại thích bài hát đó, phải chăng vì bài hát ca ngợi người lính như anh, phải chăng vì người ca sỹ lúc ấy đã hát rất hay bài hát đó, hay vì tên người nhạc sỹ sáng tác bài hát đó trùng tên với tôi - Hoàng Vân ? Cho đến tận bây giờ tôi vẫn chưa biết được câu trả lời. Chỉ biết rằng, anh lúc đó là người lính đóng quân tại sân bay Vinh khi đất nước mới được thống nhất, còn tôi là một sinh viên du học nước ngoài được về phép thăm nhà (hay quyết định về phép vì người ấy? tôi cũng chưa bao giờ trả lời được câu hỏi: Tại sao lại về phép? vì sinh viên thời đó chỉ sống bằng học bổng mà thôi, số tiền chi cho về phép, về sau tôi phải đi làm thêm tại các nhà máy để trả nợ). Anh và tôi chỉ được gặp nhau trong 10 ngày phép của anh mà thôi, anh đã lưu bút cho tôi bằng lời bài hát: Người chiến sỹ ấy.
Và người lính ấy chính là chồng tôi bây giờ. Chắc anh chưa quên bài hát đó, và tôi cũng vậy, vẫn nhớ như in lời bài hát đó cho đến tận bây giờ, và tôi xin chép ra đây như một lời tri ân của tôi đối với những người lính vậy.

Người chiến sỹ ấy
Nhạc và lời: Hoàng Vân

Người chiến sỹ ấy,
Ai đã gặp anh,
Không thể nào quên, không thể nào quên.
Bao nhiêu năm trường trên đường cách mạng
Anh vẫn đi, đi mãi không ngừng
Như cánh chim trời không biết mỏi
Mỗi bước đi biết mấy gian nan
Vào ra tù đã mấy lần anh nhỉ,
Đạn quân thù đã mấy lần rách áo anh,
Anh ở bà con thương
Anh đi bà con nhớ.
Ơi những mùa xuân đẹp nhất
Trên đường kháng chiến hoa nở sáng rừng
Rừng bao nhiêu lá, thương anh biết mấy
Uống nước dòng sông, lại nhớ tới nguồn
Tổ quốc ơi, Người kiêu hãnh biết bao
Có Đảng ta, Đảng Cộng sản Việt Nam
Có Bác Hồ, và muôn triệu người con
Suốt đời tận trung với nước với dân
Như anh, người chiến sỹ ấy,
Như anh, người chiến sỹ ấy.

Người chiến sỹ ấy,
Ai đã gặp anh,
Không thể nào quên, không thể nào quên.
Bao nhiêu năm trường lên rừng xuống biển
Trên núi cao, hay dưới đồng bằng
Không có nơi nào anh vắng mặt
Mỗi bước đi biết mấy yêu thương.
Rừng cây nào trên chiến trường anh nghỉ;
Thành phố nào ánh sáng điện thức trắng đêm
Dâng cả tuổi thanh xuân, cho hai miền đất nước.
Ơi hỡi vầng trăng rằm sáng
Treo đầu võng trong rừng Tháp Mười
Rừng bao nhiêu lá, thương anh biết mấy
Uống nước dòng sông, lại nhớ tới nguồn
Tổ quốc ơi, Người kiêu hãnh siết bao
Có Đảng ta, Đảng Cộng sản Việt Nam
Có Bác Hồ, và muôn triệu người con
Suốt đời tận trung với nước với dân
Như anh, người chiến sỹ ấy,
Như anh, người chiến sỹ ấy.

NGƯỜI CHIẾN SĨ ẤY
Trình bày: Trần Khánh

LỜI TRI ÂN

(Kính tặng Thầy Thường & những cựu chiến binh trong CLB DSNL) 

 Ảnh minh họa
Đôi dòng thành kính - lời tri ân
Dâng Người đã khuất sau hàng quân.
Chúc mừng lớp lớp bao thế hệ
Quân đội anh hùng của nhân dân.

Cuộc đời người lính đầy gian truân
Hiến cả tuổi xanh chẳng phân vân,
Chiến đấu hy sinh vì Tổ Quốc
(Bìa sách SRTKL)
Giữ đất nước này trọn mùa xuân.

Mộc mạc vần thơ kính tặng Thầy
Nhiệt huyết vì dân hãy còn đây.
Về hưu, Đại tá làm việc thiện
Nghĩa tình đồng đội vẫn tràn đầy.

Tặng các hội viên đang hăng say
Học thiền tu luyện tại nơi này,
Vinh dự một thời trong quân ngũ
 Ảnh minh họa
Vì nước quên mình - tự hào thay!

Ngày nào nhập ngũ, từ bốn phương
Cấp bậc khác nhau mọi chiến trường,
Chung lòng cống hiến đời phơi phới
Nay cùng chữa bệnh - nối tình thương.

  (Nguồn ảnh: Internet)
Năm xưa ngang dọc khắp nẻo đường
Vượt mọi gian nan trong gió sương,
Bây giờ "chiến đấu " giành sự sống
Nghị lực trong tim vẫn kiên cường.

Có phải vì Thầy là quân nhân
Thương yêu đồng đội như người thân,
 Ảnh minh họa
Nên nhiều học viên là bộ đội
Về đây thiền luyện rất chuyên cần.

Nhân ngày hội lớn của toàn quân
Vui giữa ngày đông, đợi đón xuân,
Chúc CỰU CHIẾN BINH: Thầy + Trò - khỏe
Xây Câu lạc bộ: thắm tình quân.
Hà nội, 22 - 12 - 2010
Bạch Liên

Thứ Ba, 21 tháng 12, 2010

NGÀY 22/12

Hòa chung niềm vui chung của cả nước mừng ngày 22/12. Dải Nắng xin chúc Thầy cùng các bác, các anh, các chị những ai đã từng mặc áo lính trong câu lạc bộ DSNL, đã đổ mồ hôi - xương máu - để có cuộc sống thanh bình hôm nay, luôn luôn vui khỏe - Tu tập tốt - Hạnh phúc an lạc.

CHÚC MỪNG NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM 22/12/2010

Qua Miền Tây Bắc

Nhạc phẩm: Qua miền Tây Bắc
Sáng tác: Nguyễn Thành
Biểu diễn: NSND Trần Khánh


 NSND Trần Khánh
Qua miền Tây Bắc núi vút ngàn trùng xa
Suối sâu đèo cao bao khó khăn vượt qua bộ đội ta vâng lệnh Cha già
Về đây giải phóng quê nhà
Đất nước miền Tây Bắc đau thương từ bao lâu dưới ách loài giặc tàn ác
Quân với dân một lòng không phân miền xuôi ngược
Cùng đồng tâm tiêu diệt hết quân thù.

Đây miền Tây Bắc ta phá đồn giặc tan
Nương lúa xanh về ta vui sống trong tự do miền rừng núi hướng về Cha già
Từ đây đời sống chan hòa
Chiến thắng miền Tây Bắc hân hoan một niềm vui thoát ách loài giặc tàn ác
Tay nắm tay vui mừng không phân miền xuôi ngược
Cùng dựng xây tươi đẹp nước non này.

Qua miền Tây Bắc núi vút ngàn trùng xa
Suối sâu đèo cao bao khó khăn vượt qua bộ đội ta vâng lệnh Cha già
Về đây giải phóng quê nhà
Đất nước miền Tây Bắc đau thương từ bao lâu dưới ách loài giặc tàn ác
Quân với dân một lòng không phân miền xuôi ngược
Cùng đồng tâm tiêu diệt hết quân thù. 

Vài nét về nhạc sĩ Nguyễn Thành và hoàn cảnh ra đời của bài hát "Qua miền Tây Bắc"
 Nhạc sĩ Nguyễn Thành (bên phải)
Nhạc sĩ Nguyễn Thành tên thật là Nguyễn Văn Thành, (1931 - 2002) vốn có năng khiếu âm nhạc từ nhỏ. Theo tiếng gọi của kháng chiến, ông gia nhập Trung đoàn Thủ đô, Sư đoàn 308  Đại đoàn Quân tiên phong, có lúc làm tổ trưởng tổ văn công Sư đoàn 308. Những tác phẩm chính: “Qua miền Tây Bắc”, “Cảm xúc tháng Mười Hà Nội”, “Tôi không muốn lòng súng bốc khói”, “Nhớ một thời Tây Tiến”,…
Bài hát “Qua miền Tây Bắc”ra đời vào một đêm mưa năm 1952, trên đường hành quân trong chiến dịch Tây Bắc. Mưa mỗi lúc một to, đoàn quân phải căng lán tạm trú trên đỉnh đèo Khau Vạc cao hơn 2.000m, sau khi đã vượt qua bến Ô Lâu để tiến vào Tây Bắc. Nhạc sĩ Nguyễn Thành khi ấy là một chiến sĩ trẻ, mới 21 tuổi, thuộc đoàn văn công 308. Đêm ấy là một đêm rất lạnh, Nguyễn Thành không sao chợp mắt được. Anh thanh niên Hà Nội chui ra khỏi lán, nhóm lửa ngồi sưởi. Nhìn những đốm lửa bập bùng trong rừng hoang đêm lạnh, Nguyễn Thành nhớ lại trên đường hành quân mình đã chứng kiến đồn bốt giặc ở khắp nơi, những hàng rào dây thép gai bao bọc, nhân dân đói khổ, đất nước bị kẻ thù chiếm đóng, lòng căm thù ngùn ngụt khiến anh nóng người lên giữa đêm lạnh, và thoáng hình ảnh đoàn binh Tây Tiến trong thơ của Quang Dũng, những nét nhạc đầu tiên đã hiện ra trong đầu: “Qua miền Tây Bắc núi vút ngàn trùng xa, suối sâu đèo cao bao khó khăn vượt qua. Bộ đội ta vâng lệnh cha già, về đây giải phóng quê nhà”… Cứ thế, rất nhanh, bài hát như một mạch nguồn chảy ào ra và Nguyễn Thành chỉ kịp ghi lại trên một mảnh giấy nhỏ. Nhưng khi viết xong, anh cảm thấy bài hát chưa chuyển tải được hết ý nghĩa của chiến dịch, nhất là Sư đoàn 308  lại được Bác Hồ đến thăm và động viên trước khi vào trận, vì vậy phải làm sao để xứng đáng với sự quan tâm tin tưởng của Bác và nhân dân. Thế là Nguyễn Thành vò mảnh giấy đó và vứt vào chân đống lửa rồi quay vào lán cố chợp mắt vài phút cho cuộc hành quân ngày mai.
Nhưng không ngờ, ngọn lửa đã không thiêu cháy bài hát đầy dũng khí, viên giấy không lăn tới được đống lửa, mà lại… rơi vào tay mấy anh em Phùng Đệ, Nguyễn Phúc, Trần Chất. Họ nhặt lên xem, kêu hay quá và lẩm nhẩm tập hát cả đêm. Sáng ra, khi tỉnh dậy trong tiếng đàn guitar bập bùng của ca sĩ Trần Chất, Nguyễn Thành lặng đi không tin ở tai mình, vì chính mình cũng thấy hay quá. Bài hát với những giai điệu khỏe khoắn, nhanh như bước hành quân trên đường đèo khấp khểnh, đã nhanh chóng lan truyền đi khắp các đoàn quân. Cái lạ của bài hát này là không tuyên truyền gì mà anh em bộ đội đều thuộc. Nhạc sĩ Huy Thục khi đó đang ở Quân khu 3 cũng thuộc. Rồi đội quân Nam tiến truyền bài hát vào Nam. Nhiều người khác nữa ở các miền đều thuộc. Và tên bài hát là do anh em chiến sĩ tự đặt, lấy bốn chữ đầu của bài hát, dễ thuộc, dễ nhớ mà lại nói lên tinh thần của cả bài hát.
(Xem thêm TẠI ĐÂY)
(Nguồn: Nguyễn Thanh Bình's blog trang opera)
(Nguồn ảnh: Internet)

Thứ Hai, 20 tháng 12, 2010

Tai nạn do chuẩn bị đi dã ngoại chưa tốt

Tháng này đi Côn Sơn thiền, số học viên cũ không nhiều, nhiều người mới đi lần đầu. Thời tiết khá lạnh nên ngày đầu tiên không tổ chức đi lên Ngũ nhạc thiền được. 6 giờ mới xuất phát đi lên đền thờ Trần Nguyên Đán, lên đến nơi trời vẫn còn tối. Mọi người vội ăn sáng để bước vào thiền. Dự kiến khi thiền xong, trên đường về sẽ qua giếng Ngọc và chùa. Trên đường về đã xẩy ra sự cố - một người ngã gẫy chân. Kế hoạch qua chùa và giếng không thực hiện được.
Tai nạn xẩy ra ở nơi không ai ngờ được; dốc không cao, chỉ hơi trơn do công trường đang thi công. Nạn nhân là học viên ở lớp mới; chưa có kinh nghiệm đi dã ngoại nên đi dã ngoại bằng guốc cao gót. Khi leo núi do không chuẩn bị giầy từ trước nên đi bằng dép tông đã mòn hết lớp ma sát ở đế dép (dép lê). Vì vậy khi gặp chỗ trơn ngã là điều không tránh khỏi. Ngã chỉ do trượt chân mà hậu quả thật nặng nề; nạn nhân kêu đau ghê gớm. Sau khi đưa về viện mới biết đã bị gẫy chân.
Khi thấy có người bị tai nạn, Thày và một số người đã kịp thời phát công trợ giúp và tìm cách đưa nạn nhân đi cấp cứu.
Qua sự việc trên đã nhắc nhở mọi người: làm bất cứ việc gì đều phải chuẩn bị chu đáo, phù hợp...và luôn thận trọng trước mọi hành động của bản thân. Chúng ta đi tập để nâng cao sức khỏe, đừng để xẩy ra thêm các sự cố như trên.

Sự vô tình của người lớn

  (Nguồn ảnh: Internet)
Trẻ con rất trong sáng và đơn sơ, trái tim chúng quá mong manh. Chúng rất nhạy bén trong cách bày tỏ tình cảm cũng như đón nhận những thông điệp tình yêu từ người lớn. Đặc biệt là từ những người chúng yêu thương.
Khi thành người lớn, chúng ta có bao nhiêu chuyện để chú ý, lo toan… Với cuộc sống vất vả đòi hỏi nhiều cố gắng. Với bổn phận nặng nề của người làm cha, làm mẹ. Lo cho chồng/ vợ, lo cho con ăn học, lo đưa con vào nề nếp, lo cho cha mẹ hai bên, lo ứng xử trong xã hội… Hàng trăm chuyện chiếm hết tâm trí của người lớn. Đó là chưa kể gánh nặng tinh thần và vật chất của những ai nghề nghiệp chưa ổn định, tình cảm đang bị tổn thương, hôn nhân sắp gãy đổ…
Chúng ta có khi nào tự hỏi: trái tim chúng ta đã bị bao nhiêu lớp bụi của cuộc sống che phủ hoặc lấy mất đi độ nhạy bén của thế giới yêu thương? Trái tim chúng ta theo năm tháng dường như đã trở nên cứng rắn, vô cảm trước những tín hiệu tình thương của con em, nhất là các trẻ còn nhỏ dại.
Tình cảm trao đi mà không được nhận lại một cách vui vẻ hay bị từ khước là nỗi đau vô vàn của người lớn. Còn con trẻ thì sao? Với trái tim trong như pha lê, chưa vướng bụi trần ai này thì nó còn mong manh dễ vỡ đến cỡ nào? Nếu bị tổn thương, sự đau khổ sẽ rất trầm trọng, khó phai. Còn đau xót hơn là trẻ chưa biết nói, chưa biết diễn tả những gì mình cảm thấy, chưa biết tự bảo vệ mình. Chính vì điểm yếu này của con trẻ mà người lớn cần phải thận trọng hơn trong cách đối xử với trẻ. Khi biết và ý thức được hành vi, thái độ cũng như lời nói của chúng ta gây tổn thương cho trẻ nhiều lúc đã quá muộn, phải ân hận suốt đời…
Dường như những điều chúng ta lo cho con còn thiên nhiều về đáp ứng nhu cầu vật chất, vì khi có vấn đề là nó hiển hiện ngay. Còn đời sống tinh thần và tình cảm thường ẩn giấu, khó thấy nên dễ bị lãng quên, thiếu quan tâm. Lắm lúc chúng ta thật vô tình và chính những vô tình đó đã tạo những vết thương cũng vô tình.
Người lớn chúng ta thường để mắt, để tâm đến những gì trong đời, trong gia đình? Mắt chúng ta thấy gì? Tai nghe gì? Và lòng cảm thấy thế nào?
 (Nguồn ảnh: Internet)
Có lẽ khi ra đường chúng ta thấy ổ gà nhiều hơn là những hàng cây xanh. Về nhà chúng ta thấy rác và sự bừa bãi, lộn xộn gây nên bực mình mà không thấy được ánh mắt sáng rỡ của con, nụ cười thiên thần của bé, những cử chỉ âu yếm, sự tha thiết nồng ấm của vòng tay ôm… Sự vô tình của người lớn đã tạo nên nỗi đau cho con và cho cả chính mình. Vì khi biết được con đau, con khổ, tôi chắc những người cha, người mẹ còn thấy khổ, thấy đau hơn con nữa.

Cuộc sống quí giá, thời giờ quí giá. Con em của chúng ta là vô giá. Thế nhưng, chúng ta đã vô tình làm rơi rớt hay có khi vô tình giẫm đạp lên những kho báu này. Chúng ta đã bỏ điều chính yếu - tình yêu - để chạy theo những cái phụ thuộc…
(Nguồn: blog Bao Viet Nam trên Opera)

Thứ Bảy, 18 tháng 12, 2010

Giá tri của ngôn từ

Một cậu bé khiếm thị đang ngồi trên bậc thang cạnh vỉa hè, kế bên là một chiếc nón. Cậu để một tấm biển gần đó với dòng chữ: "Em bị mù, xin hãy giúp đỡ em”. Chỉ có một ít người qua đường cho cậu tiền.

Một người đàn ông đi qua, lấy một ít tiền trong túi để cho cậu. Rồi ông ấy cầm tấm biển lên, quay ngược nó lại, và viết vài dòng. Ông đặt tấm biển lại để mọi người có thể thấy được dòng chữ mới.
Không lâu sau, nón của cậu bé đã đầy tiền. Rất nhiều người qua đường đã bố thí cho cậu bé khiếm thị.
Chiều hôm ấy ông ta quay lại xem tấm biển mới có giúp được gì cho cậu bé không. Cậu bé nhận ra bước chân ông ta và hỏi: "Chú có phải là người đã viết lại tấm biển cho cháu hồi sáng không? Chú đã viết gì thế?
Người đàn ông trả lời: "Chú chỉ viết đúng sự thật, như những gì cháu nói, nhưng theo một cách khác. Chú viết: "Hôm nay là một ngày thật đẹp, nhưng cháu không thể nhìn thấy điều đó”. Cả hai tấm biển đều cho mọi người biết cậu bé bị khiếm thị. Tấm biển thứ nhất đơn thuần chỉ nói rằng cậu bé bị khiếm thị. Tấm thứ hai nói với mọi người rằng họ thật may mắn khi không bị khiếm thị như cậu bé. Liệu chúng ta có ngạc nhiên khi tấm biển thứ hai đã hiệu quả hơn rất nhiều không?
Bài học rút ra từ câu chuyện: Hãy cảm ơn cuộc sống vì những gì bạn đang có. Hãy không ngừng sáng tạo và tư duy khác biệt, tích cực. Khi cuộc sống mang đến cho bạn 100 lý do để khóc, thì hãy cho cuộc sống thấy bạn có 1000 lý do để cười. Đừng hối tiếc về quá khứ. Hãy đối diện với hiện tại thật tự tin, và chuẩn bị hành trang cho tương lai không sợ hãi. Luôn vững tin và đừng sợ hãi.
Điều tốt đẹp nhất là khi thấy được nụ cười của một ai đó. Và điều đẹp đẽ hơn, là biết được rằng bạn chính là người đằng sau nụ cười đó!!!
(Nguồn: Doremon Page's FB)

Thứ Sáu, 17 tháng 12, 2010

Dã ngoại tháng 12

 Trung tâm Dưỡng sinh Tổng hợp Côn Sơn
Hôm nay CLB tổ chức đợt thiền dã ngoại cuối cùng của năm 2010. Côn Sơn là điểm đến của đoàn. Theo ước tính sẽ có 2 ô tô xuất phát lúc 15h với khoảng 70 người. Đợt này nhà Thu có giỗ vào ngày chủ nhật nên không theo được. Thật tiếc!
Trời lạnh. Trên đó chắc còn lạnh hơn nữa. Mọi người nhớ mang đầy đủ đồ ấm và thiền chăm chỉ vào nhớ. Thiền "dùm" cả 4 xuất của nhà Thu nữa.
Chúc cả đoàn luyện tập đạt kết quả tốt!

Thứ Năm, 16 tháng 12, 2010

Hoa quả tác động khác nhau lên phụ nữ và nam giới

Một nghiên cứu của Canada tiến hành trên 2.000 cụ ông và cụ bà cho thấy, hoa quả đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe. Ba loại quả được coi là tốt nhất gồm nho, táo tâykiwi. Đặc biệt, tác động của các loại quả lên phụ nữ và nam giới rất khác nhau.

Quả kiwi
Những loại quả có lợi cho phụ nữ
1. Táo: Có tác dụng bảo vệ hệ miễn dịch.
2. Kiwi: Tăng cường sức đề kháng; chống nhiễm lạnh, chảy máu lợi, viêm cơ tim và loãng xương.
3. Quả mâm xôi: Làm tinh mắt, giảm quáng gà.
4. Đu đủ: Làm giảm hoóc môn stress, hạn chế các bệnh đường ruột và những bệnh do thiếu protein gây ra.
 Quả mâm xôi
5. Cam: Chứa 2 chất làm tăng vẻ đẹp của phụ nữ là biotin và axit panthen. Ngoài ra, cam còn có tác dụng chống chảy máu cam.
6. Dưa hấu: Nhờ hàm lượng mangan cao nên dưa hấu giúp phụ nữ tươi trẻ. Nó còn có tác dụng chống loãng xương và chán quan hệ tình dục.
7. Dứa: Loại enzyme bromelain có trong quả này có tác dụng chống co thắt do kinh nguyệt và làm mất đi dấu vết của tuổi già.
8. Quả mơ: Chứa nhiều chất niazin, chống buồn nản, mệt mỏi và viêm phế quản.

Những loại quả nam giới nên dùng
1. Táo: Chứa nhiều pectin, có tác dụng làm giảm cholesterol, chống đột quỵ và rối loạn tuần hoàn máu.
2. Quả bơ: Chống đau lưng, tăng cường khả năng tập trung.
 Quả anh đào
3. Dâu tây: Vào mùa quả chín, hàm lượng anthozyanid ở dâu tây tăng vọt. Chất này có tác dụng cường dương, chống loãng xương và lão hóa.
4. Chanh: Có tác dụng giảm nhồi máu cơ tim. Hàm lượng vitamin C cao làm tăng cường quá trình tiêu hao mỡ, chống mệt mỏi.
 Quả chà là
5. Anh đào: Chống sâu răng, viêm lợi.
6. Chà là: Là nguồn cung cấp năng lượng, bồi bổ sức khỏe; giúp tinh thần tỉnh táo, chống stress và suy nhược.
7. Nho: Nho xanh có tác dụng tốt nhất, đặc biệt là trong việc chống ung thư ruột, khử độc, hạ sốt, giảm đau đầu và đau thần kinh tọa.
8. Chuối: Là nguồn cung cấp kali quan trọng, giúp duy trì huyết áp ở mức tốt nhất đối với nam giới. Chuối cũng có tác dụng chống nhồi máu cơ tim và vôi hóa mạch máu, chống tiêu chảy, tăng khả năng miễn dịch và chống cảm cúm.
(Nông Nghiệp Việt Nam)
(Nguồn: ykhoanet.com)

Thứ Ba, 14 tháng 12, 2010

ĐÀ LẠT






KINH NGHIỆM CHỮA VIÊM MŨI DỊ ỨNG

Bệnh viêm mũi dị ứng
(Nguồn ảnh: Internet)
Tôi chia xẻ kinh nghiệm này vì rất nhiều cháu nhỏ hay bị viêm mũi dị ứng làm cha mẹ rất khổ sở, lo lắng. LẠI CÓ NHỮNG NGƯỜI LỚN CŨNG BỊ BÊNH NÀY, trở thành mạn tính. Nhưng khi áp dụng cách chữa không dùng thuốc này đều có kết quả rất tốt. Vì thế tôi chia xẻ kinh nghiệm với Câu lạc bộ để cùng nhau rút kinh nghiệm.
Cháu tôi Nguyễn Minh Anh năm nay 9 tuổi. Từ năm 2 tuổi tới 7 tuổi, gia đình khổ sở vì cái chứng viêm mũi dị ứng: luôn ngạt mũi, thò lò mũi xanh, ăn cơm cũng thò lò mũi, nhiều khi mẹ cháu phải hút mũi cho con…Khi nặng quá phải đưa con đến thầy thuốc xử lý gấp, rất khổ sở. Bác sỹ cấp cho cha mẹ cháu 1 máy khí dung, 1 bình xịt mũi để dùng khi quá ngạt thở, nước muối rửa mũi hàng ngày, thuốc kháng sinh đặc trị khi bênh nặng…
Từ tháng 12.2009, khi học được bài học chữa bệnh trên các luân xa, vẽ và dán quẻ dịch…liền áp dụng ngay cho cháu con trong gia đình, kết quả không ngờ. Hơn 1 năm nay, cháu Minh Anh không còn phải lo lắng gì về căn bệnh này nữa. Không còn phải dùng tới thuốc kháng sinh, bình xịt mũi, máy khí dung. Thình thoảng trái gió trở trời, mũi khụt khịt, tôi lại xử lý trên luân xa, huyệt đạo là xong. Nặng thì dán thêm qủe dịch là ổn.
Cách chữa như sau:
1. Luân xa tác động: Lx 7 kết hợp với Lx 5, 4, 8, 9
2. Các huyệt tác động: 2 Nghinh hương, 2 Thượng nghinh hương, 2 Ngoại nghinh hương, 2 Hợp cốc.
Chữa kết hợp để chống tà khí xâm nhập cơ thể: 2 Phong trì, 2 Phong môn, 2 Thái dương, 2 Vân môn, 2 Trung phủ. Nếu có ho thì thêm 2 Trung phủ, 2 Phế du, Thiên đột, Đản trung.
3. Quẻ dịch áp dụng: Tôi lý sự cùn rằng tà khí xâm nhập, làm cơ thể mất cân bằng âm dương, cho nên dùng quẻ THIÊN ĐỊA BĨ để cân bằng lại âm dương, đuổi tà khí đi. Quẻ này là do 2 quẻ CÀN, KHÔN hợp lại, có công lực đánh đuổi ác xạ ở tivi, máy ổn áp theo bài học Thầy dạy…Nên tôi nghĩ nó cũng đuổi được tà khí. Lý luận như vậy, rồi dùng con lắc phỏng vấn xem quẻ này dùng chữa bệnh này có tốt không? Lắc trả lời tốt. Thế là dùng đều đều tới bây giờ. Ngoài áp dụng qủe này chữa viêm mũi dị ứng, tôi còn dùng quẻ này chữa 1 số bệnh khác cũng có kết qủa tốt.

Lạy trời, lạy tổ, nhờ pháp môn Lửa Tam Muội…mà 3 cháu, sáu con cả dâu lẫn rể, 2 chúng tôi, đã đẩy lùi được nhiều bệnh trong người không cần dùng đến thuốc nữa. Đó là các chứng với các cháu: ăn ít, chậm lớn, hen phế quản, viêm mũi dị ứng, đái dầm, cảm cúm. Với người lớn thì các chứng bệnh sau đây cũng được đẩy lùi: huyết áp cao, huyết áp thấp, đau đầu, đau vai gáy, gút (thống phong), đau nhức đầu gối, đau lưng, tiểu đêm, cảm cúm.

Tôi nhận thấy thầy tổng kết: đã dạy cho 10 cách chữa bệnh, 5 bài thiền, thế thì bây giờ là lúc ta phải rèn luyện, áp dụng thôi. Tạ ơn Thầy tổ và cac thầy đã dạy cho chúng ta nhiều kiến thức bảo vệ sức khoẻ cho mình và gia đình

Mở ngoặc: Tôi đã hướng dẫn cho 2 người bạn bị ung thư bài thiền Tam Muội, 1 bị ung thư dạ dầy, 1 ung thư hạch. Cả 2 người này bệnh viện đã mổ, nhưng tái phát. Đến này ông bị ung thư dạ dầy khám lại không còn ung thư nữa. Bà bị ung thư hạch tái phát, thiền được 2 tháng và thôi việc đến bênh viện chạy hoá trị, xạ trị…sức khoẻ phục hồi tốt, người bệnh rất phấn khởi.

Thứ Hai, 13 tháng 12, 2010

Tự ngẫm

Cuộc đời trải qua thật ngắn ngủi, tưởng rằng vài chục năm là dài, nhưng ngoảng lại thấy nó như một giấc mơ. Hãy nghĩ lại mà xem. Từ khi chào đời, chúng ta biết ngày này, tháng này ta sinh ra , nhưng liệu ta có biết ngày nào mình sẽ ra đi không. Vẫn biết sinh tử là lẽ thường và chúng ta gặp nhau ở Câu lạc bộ để cùng tu luyện cũng do bởi một chữ duyên, tôi viết ra những lời này tự đáy lòng mình có gì không phải, không đúng, xin được lượng thứ.
Nhiều lúc chứng kiến những người đang khỏe mạnh đột nhiên hôm sau đã thấy có tin báo tử, tôi thấy đời người thật vô thường. Ngẫm lại, tôi thấy mình thật sự đã để lãng phí quá nhiều thời gian. Càng đọc quyển "Thiền và những vấn đề tu luyện", tôi càng thấy mình chưa làm được gì cả. Vẫn luẩn quẩn với quá nhiều ràng buộc, tư lợi, so đo, tính toán. Nghĩ thật buồn cười và hổ thẹn. Mỗi lần đau một tý lại chạy đến kêu Thầy. Nay "con đau chỗ này", mai "con đau chỗ khác". Mình như thế còn bao nhiêu người khác nữa trong Câu lạc bộ thì làm thế nào?
Trong lớp, Thầy giảng không biết bao nhiêu lần đó là "khổ nạn", là "thử thách", vậy mà chúng ta đã thật sự xem mình là người tu luyện chưa? Đã áp dụng những lời Sư Tổ dạy trong quyển "Thiền và những vấn đề tu luyện" vào trong quá trình tu tập và trong cuộc sống hàng ngày chưa? Thầy là người chỉ đường, còn kết quả tu tập như thế nào phải là do chính mình. 
Phải chăng con người ta khi đến tột cùng của sự đau khổ, khi đứng giữa cái sống và cái chết mới nhận ra chân lý. Tại sao trong lúc đang còn có sức khỏe, không tận dụng thời gian, từng giây, từng phút để tu tập tốt hơn, và không chỉ trong lúc tu tập mà cả trong lúc không tập cũng phải hướng vào nội tâm để xem tâm mình còn gì chưa buông bỏ, còn gì thiếu sót để sửa chữa, để thuận theo "Chân - Thiện - Nhẫn". 
Thời gian không chờ đợi ai. Chúng ta nay sửa một chút, mai sửa một chút, tôi tin rằng chúng ta sẽ thành công.
Người tu học
Lời góp: Người viết bài là một trong những gương tập luyện tiêu biểu của CLB. Mặc dù tuổi còn trẻ nhưng về nghị lực và ý chí thì không thua những bậc cao tuổi, lão làng ở CLB. Nghiêm túc trong tập luyện, nghiêm khắc với bản thân, hòa đồng với mọi người, khiêm tốn với những gì mà mình đã đạt được, là những đức tính tốt của anh được tập thể CLB chúng tôi chân trọng. Những điều chia sẻ của anh cũng là những gì mà chúng tôi còn trăn trở. Hy vọng sau khi nghiên cứu kỹ quyển "Thiền và những vấn đề tu luyện" mới được tái bản, mỗi chúng ta sẽ có những suy ngẫm riêng của mình và cùng chia sẻ.

Thứ Bảy, 11 tháng 12, 2010

Luận bàn về chữ Nhẫn

Có người nói rằng: "Trong chữ Nhẫn của người Trung Quốc, có hình tượng một quả tim, một con dao, và những giọt máu.  Do vậy các cụ nói sống phải biết nhẫn nhịn dù cho dao đâm vào tim chảy máu thì vẫn phải nhẫn nhịn thì cơ sự mới lành."

Có người nhìn thấy chữ Nhẫn lại bảo: "Thiền đấy! - Chữ Trung Quốc vốn là chữ tượng hình, nếu để ý các bạn sẽ thấy chữ nhẫn giống hình một người đang ngồi Thiền. Thiền cần Nhẫn. Học Thiền để học Nhẫn. Chữ Nhẫn là kiên tâm nhẫn nại. Bền lòng nhịn nhục được thì cái tâm mới an định, nhất là về phương diện tu hành đạo đức, phải thực hành chữ nhẫn trước tiên."

Có người lại trích lời Ðức Khổng Tử "Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu" và suy ra rằng việc nhỏ mà chẳng nhịn thì cái mưu lớn ắt phải hư hoại. Ở đời ta thường thấy những việc nhỏ bằng sợi tóc, vì không nhịn được mà xảy ra sóng  to gió lớn, nhiều khi gây nên tai họa giết hại lẫn nhau, là do chẳng chịu nhẫn mới sinh ra nông nỗi.

Có tích xưa: "Ông Quách Tử Nghi, đời nhà Ðường khi còn nhỏ đang đi học, một hôm ông xem kinh Phật thấy câu "Hắc phong xuy châu phiêu nhập chi khổ hải" nghĩa là luồng gió đen thổi chiếc thuyền trôi vào trong biển khổ. Ông không hiểu ý câu ấy ra sao, bèn đến hỏi một hòa thượng. Vị hòa thượng thấy hỏi như vậy, thì thịnh nộ mắng ông Quách Tử Nghi rằng còn con nít biết gì mà dám hỏi những câu đó. Ông Quách Tử Nghi thấy vị hòa thượng trả lời như vậy thì nổi giận hầm hầm tím mặt. Lúc ấy vị hòa thượng bèn ung dung cười mà cắt nghĩa cho ông Quách Tử Nghi biết rằng: "Sự thịnh nộ của công tử từ nãy đến giờ tức là luồng gió đen thổi chiếc thuyền trôi vào biển khổ đó..." Ông Quách Tử Nghi hồi tâm tỉnh ngộ, bèn chắp tay tạ ơn vị hòa thượng, đã dùng một cách gián tiếp mà chỉ giáo. 

Có sách kể Tử Trương hỏi Ðức Khổng Phu Tử về chữ Nhẫn. "Tử Trương dục hành từ ư Phu Tử, nguyện tứ nhứt ngôn vi tu nhân chỉ yếu". (Tử Trương muốn đi làm việc chân chính bèn đến từ tạ Ðức Khổng Phu Tử, xin cho một lời để làm phép sửa mình.) Phu Tử viết: "Bá hạnh chi bổn nhẫn chi vi thượng". (Trăm nết chung gốc chỉ có chữ Nhẫn là cao thượng hơn hết.) Tử Trương hỏi: "Hà vi nhẫn chi." (Tại sao mà phải nhịn". Phu Tử viết:
"Thiên Tử nhẫn chi quốc vô hại,
Chư hầu nhẫn chi thành kỳ đại.
Quan lại nhẫn chi tấn kỳ vị,
Huynh đệ nhẫn chi gia phú quý,
Phu phụ nhẫn chi chung kỳ thế,
Bằng hữu nhẫn chi danh bất phế,
Tự thân nhẫn chi vô họa hoạn."
(Làm Vua mà biết nhịn thì trong nước không có điều tai hại, bậc chư hầu mà biết nhịn thì nên nghiệp lớn. Bậc quan lại mà biết nhịn thì phẩm vị đặng cao thăng. Anh em biết nhịn với nhau thì nhà cửa đặng giàu sang. Chồng vợ biết nhịn thì niềm ân ái mới đặng trọn đời. Bè bạn biết nhịn thì danh nghĩa chẳng hư, còn thân của mình mà biết nhịn chẳng lo tai họa.)
Tử Trương hỏi: "Bất nhẫn hà như". (Còn chẳng nhịn thì ra sao?) Phu Tử viết:
"Thiên Tử bất nhẫn quốc khống hư
Chư hầu bất nhẫn tán kỳ xu
Quan lại bất nhẫn hình phạt tru
Huynh đệ bất nhẫn cát phân cư
Phu phụ bất nhẫn tình ý sơ
Tự thân bất nhẫn hoạn bất trừ."
(Làm Vua mà chẳng nhịn thì nước phải trống không. Bậc chư hầu chẳng nhịn thì hư bại thân mình. Bậc quan lại không nhịn thì phải chịu hình phạt. Anh em chẳng biết nhịn nhau, thì chia của cắt nhà phân ly thủ túc. Chồng vợ chẳng nhịn thì tình nghĩa phai nhạt. Còn bản thân mình mà chẳng biết nhịn thì mọi việc hoạn họa chẳng dứt...)
Nghe Ðức Khổng Tử giải nghĩa xong, Tử Trương ngậm ngùi mà than rằng: "Phải lắm, phải lắm, thật là khó thay nếu không có chí kiên nhẫn thì cũng khổ cho bổn phận làm người."

Trong Kinh Hoa Nghiêm có câu rằng: "Nhứt niệm sân tâm khởi, bá vạn chướng môn khai". Một phen cơn giận nổi lên thì muôn ngàn nghiệp chướng nảy sinh. Trong các kinh sách của Phật dạy nhân sinh lấy chữ Nhẫn làm đầu, mà nhiều người mơ màng chưa tỉnh ngộ. Sau một trận giông tố, ắt phải có cây ngã, nhà sập, thuyền tàu chìm  Còn người trải qua những cơn thịnh nộ rồi, thường có xảy ra lắm điều tai ương hoạn họa, khi biết tu tỉnh ăn năn thì việc đã muộn rồi.
  
Ngày xưa ông Trương Công Nghệ chín đời cùng ở với nhau một nhà. Có câu: "Trương Công Nghệ cửu thế đồng cư". Vợ chồng con cháu có mấy trăm người mà trọn đời chưa có điều chi xích mích, trong gia đình bao giờ cũng đấm ấm như khí hòa mùa xuân. Ngày kia Vua nghe tin bèn ngự giá đến nhà ông mà hỏi rằng: "Nhà của ngươi dùng cách gì mà trong gia đình vui vẻ thuận hòa với nhau như vậy?" Ông Trương Công Nghệ bèn viết một chữ NHẪN thật lớn lên trên một tờ giấy mà dâng lên Vua... Vua xem rồi lấy làm kính phục, liền ban cho ông một trái lê thử coi ông xử sự ra sao. Ông bèn sai người cắt trái lê bỏ vào trong cái thùng lớn đổ nước nấu sôi, rồi kêu tất cả người trong nhà đến, cho mỗi người một muỗng, để gọi là chung hưởng ân Vua.
Nhà của ông có nuôi một trăm con chó, đến bữa ăn nếu thiếu một con thì cả bầy đều không ăn đứng đợi....

Quyền năng của chữ nhẫn
Từ những kinh nghiệm xương máu của thực tế cuộc sống mà người Hán đã sáng tạo ra cách viết chữ nhẫn: chữ đao (con dao) ở trên và chữ tâm (con tim) ở dưới. Lưỡi dao ấy ở ngay trên tâm, và nếu như gặp chuyện mà không biết nhẫn nhịn thì tránh sao khỏi đau đớn, có nhẫn nhịn mới chuyển nguy thành yên, bại thành thắng, dữ thành lành…
Trong kinh điển, người biết nhẫn nhục, chính là người mạnh nhất. Còn theo thánh Gandhi: "Nhẫn nhục ví như không khí, chẳng biết chống trả, nhưng có khả năng vô hiệu hóa những quả đấm của kẻ bạo tàn!"
Vì thế mà người xưa đã tốn rất nhiều giấy mực để viết về nó, đã răn dạy rất nhiều những lợi ích và tác hại xung quanh chữ nhẫn này. Thời hiện đại ngày nay thì sao? 

Nhẫn không phải là sự cam chịu tiêu cực.
Đúng vậy, chẳng phải ngẫu nhiên mà chữ nhẫn lại có bộ đao phía trên như biểu hiện của những nỗi thống khổ sâu sắc như dao nhọn, chúng có thể khía vào trong tâm trí, trong con tim ta, làm cho ta đau đớn, tủi nhục và khó chịu.
Nhưng, nhẫn, đừng nên hiểu một cách tiêu cực, là phải gồng mình cam chịu ôm nhục, là luồn cúi để đạt được mục đích. Nếu có chuyện không hay, hãy dùng trí tuệ để thấy đúng lẽ thật, buông xả mọi hơn thua với người ta và không cố chấp phiền hận.
Người “chửi” mình, nếu đúng thì nhận, nếu không phải thì xả bỏ. Chứ nếu nhớ suốt đời, thì tự mình chuốc lấy cái khổ cho mình và còn làm cho người khác khổ lây.
Tóm lại, chữ nhẫn ngoài sự chịu đựng điềm tĩnh còn cần phải có sự tha thứ, phải có từ - bi - hỷ - xả. Nhẫn là độ lượng, khoan dung, nhận đúng bản chất mà kiên tâm nhẫn nại... Nhẫn, chính là thể hiện bản lĩnh của con người.
Khổng Tử xưa đã nói: “Tiểu bất nhẫn, tắc loạn đại mưu” (Việc nhỏ mà không nhẫn được, thì việc lớn ắt sẽ hỏng).
Nhiều gia đình thường treo chữ nhẫn trong nhà, như tự răn mình để giữ được hòa khí trong gia đình. Nhịn đi có một sự, đổi lại được những chín điều lành.
Vậy nên, anh em có tranh nhau tí đất đai, vợ chồng có nổi cơn tam bành, có “hận” sếp, có xích mích gì với hàng xóm, có bị ai “chơi xấu” đi nữa, thôi thì nhẫn đi.
Con tim nhức nhối lắm, khi thấy mình phải chịu đựng thua thiệt, phải kém chị kém em, thành ra hậm hực, tức tối nổ con ngươi con mắt chỉ vì những thứ nhỏ nhặt.
Người ta có cái ví đầm hàng hiệu xịn hơn, thế là phải đua đòi chẳng kém cạnh gì, kẻo mang tiếng “quê”! Hoặc người ta xe nọ xe kia, nếu mình không có, thì đau buồn mà bi luỵ trách móc số sao mãi chả giàu để được làm... đại gia.
Mẹ chồng hủ lậu, lắm lời... cẩn thận đấy! Ra đường, nhẫn á, nhịn á, ganh nhau đến từng chỗ đỗ xe trước đèn xanh đèn đỏ, còi bấm cứ là nhức cả óc. Tông xe vào nhau, là gầm gừ như chuẩn bị xuống cắn xé nhau ngay!
Đến cái chuyện quyền lợi hay tiền nong, ai mà động chạm, thì cứ liệu hồn. Tốt nhất là nên việc ai người đấy làm, tiền ai người ấy hưởng, chứ ức chế quá, là xử lý nhau ngay.
Nhẹ thì bằng bom thư, cao hơn nữa, sẽ được chọn làm đối tượng để buôn dưa lê, nặng thì đơn kiện nặc danh, tệ hơn là thuê xã hội đen dằn mặt...
Thuở phong kiến, chồng có là nông dân thì vợ cũng phải hầu như hầu ông chủ; thời này, chồng mà lười biếng, lại mắc tính loăng quăng bồ bịch, cờ bạc thì dè chừng! Vợ mà đỏng đảnh, hay “không biết đẻ”, hay nọ kia, lơ mơ là ông quăng quần áo ra ngoài đường.
Cho nên, kết hôn cũng nhanh, mà chia tay, ly dị cũng quá lẹ. Chẳng có vấn đề gì phải kéo dài những mấy chục năm. Thời này, chữ nhẫn là chữ gì mà đòi hỏi phải mất thời gian đến vậy?

Nhẫn cũng không phải là nhục một cách hèn nhát.
Thời xưa, vua Câu Tiễn nằm gai nếm mật, nuốt mọi tủi nhục chỉ để chờ thời cơ làm nên chuyện lớn. Như vậy, cái chữ nhẫn nhục trở thành động cơ sống, thành quái chiêu của một số người nhằm đạt đến mục tiêu cần thiết của họ.
Ngược lại, chữ nhẫn như trái tim bồ tát của Quan Âm Thị Kính khi bị “vu oan” mọi bề, lay động thân tâm của con người, đó là:
“Chữ rằng nhẫn nhục nhiệm hòa/ Nhẫn điều khó nhẫn mới là chân tu...”
Nhẫn ngày nay, nhiều khi đã thành nhẫn nhục một cách hèn nhát. Nhẫn quá, thành ra... nhục. Nó là điều sỉ nhục, làm xấu hổ, tổn thương đến lòng tự ái của mình.
Nhục, bởi vì sợ quyền thế, nhục vì đang nằm trong hoàn cảnh bất lợi chưa thể trả thù được, nhục để mong cầu có người khen, hay được chức trọng, quyền cao, nhẫn nhục vì khinh bỉ đối thủ, hay tự cho mình cao hơn người, không thèm chấp nê, phản đối.
“Tránh voi chẳng xấu mặt nào...”, nhiều khi thấy cái sự bất bình ra đấy, nhưng chẳng liên quan đến ta, thì ta “mackeno”. Cái sự nhịn ấy, xem phần nó cũng mang tính AQ, rằng thôi, nhịn đi một tí, chết ai!
Hiểu sai chữ nhẫn nhất là khi ghép chữ nhẫn với chữ tâm, để trở thành nhẫn tâm, ác độc. Cũng như hiểu chữ nhẫn với thói quen chịu đựng đến mức hèn yếu, bạc nhược hết ngày này, qua tháng khác, và cơ đồ sự nghiệp, thành quả chẳng thấy đâu, chỉ thấy con người ngày càng èo uột đi, thảm hại, nhưng họ vẫn tự ru mình là ta đang... nhẫn một cách chính đáng.
Nhẫn nhục một cách hèn nhát, là mềm yếu, cam chịu vô ích, rồi tự mình chìm trong cái cõi mịt mờ của mình, sẽ thành kẻ chui sâu vào vỏ ốc, và điều này sẽ làm suy thoái xã hội, đạo đức con người, làm cho cái ác, cái tham, cái xấu có mầm mống và nguy cơ phát triển.
Nhẫn nhục như thế, theo thuyết nhà Phật, là nhẫn nhục chấp tướng vì vẫn còn do dục vọng và lòng tham thúc đẩy chứ không phải nhẫn Ba La Mật.
Nhưng nếu không biết nhẫn, bạn sẽ có một khuôn mặt... xấu xí
Nếu không biết giữ được cho mình một chữ nhẫn, lúc nào đầu óc cũng căng ra, như một chảo lửa, ta có thể phản ứng ngay tức khắc các vấn đề vừa xảy ra một cách nông nổi, thiếu suy nghĩ...
Gặp chuyện khó chịu, không may, tức khắc lửa giận nổi lên, nếu nhẹ thì chỉ bộc lộ ra sắc mặt, hành động nóng nảy, nhưng nặng và đáng sợ hơn nữa, đó là để chất chứa trong lòng.
Những cơn nóng giận ấy khiến cho khuôn mặt bỗng trở nên rất xấu. Đôi khi, chẳng những không giải quyết được việc gì, mà còn tự tạo thêm những hành động nông nổi, gây thêm bực bội đúng như các cụ đã nói: “Tâm oán giận, mạnh hơn lửa dữ”.
Thật vậy, chỉ một phút nổi nóng, không tự kìm chế được mình mà không dằn được cơn tức giận, nghĩa vợ chồng phải phân rẽ, bạn bè trở thành kẻ oán thù, và mâu thuẫn dẫn đến xung đột (đánh đập vợ con đến tàn tật, vợ giết chồng, con giết cha, đốt phá nhà cửa, tự hủy hoại thân thể mình...).
Có một chị kể rằng, thời mà chị chưa ly hôn, chị đi “đánh” ghen. Đêm hôm, không thấy chồng về, trong một đêm mùa đông giá rét, chị quyết định lôi con nhỏ mới hai tuổi, đặt lên đằng sau xe, đèo con đến nhà nhân tình của chồng, và căm phẫn đập cửa ầm ầm...
Sau này, chị tự nhận ra rằng, chẳng phải vì thương con không có cha, chẳng phải lý do gì, ngoài lòng ích kỷ và hận thù nên chị quyết không ly dị. Cũng chỉ vì chị không nhẫn được, cơn nóng bốc lên đầu và chỉ còn nỗi căm hận.
Cho dù đã bao lần, chị tự dặn mình rằng, đừng để con cái nghe thấy tiếng của hai vợ chồng cãi nhau. Nhưng biết sao được, khi cơn sân hận dâng lên, tiếng chì chiết, cãi vã, lẫn xỏ xiên, thậm chí thượng cẳng chân, hạ cẳng tay ngay trước mắt con cái, vô tình họ đã trở thành một bằng chứng xấu xí của hôn nhân.
Và nếu trước kia, chị nhất quyết không ký đơn ly dị để “hành hạ”, trả hận với chồng, thì sau khi đã hiểu ra: nhẫn không phải là chịu đựng, mà nhẫn còn là xả bỏ những nỗi nhọc nhằn, uất hận, những đau buồn tủi nhục, để cuộc sống dễ chịu hơn, chị đã ký đơn ly dị, nhằm giải thoát cho cả gia đình thoát khỏi cảnh “địa ngục trần gian”.

Chữ nhẫn giống như vàng.
Đọc kỹ những câu răn về chữ nhẫn, ta sẽ thấy, muôn màu cuộc sống bày ra trong sức mạnh của chữ nhẫn. Chữ nhẫn ẩn chứa những phương kế sống của một đời người.
“... Có khi nhẫn để xoay vần/ Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa/ Có khi nhẫn để vị tha/ Có khi nhẫn để thêm ta, bớt thù/ Có khi nhẫn: tỉnh giả ngu/ Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu khó lường/ Có khi nhẫn để vô thường/Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai/ Có khi nhẫn để lắng tai/ Khôn khôn, dại dại nào ai tránh vòng/ Có khi nhẫn để bao dung/ Ta vui người cũng vui cùng có khi/ Có khi nhẫn để tăng uy/ Có khi nhẫn để kiên trì bền gan...”.
Việc lấy đức nhẫn làm sức mạnh (dĩ nhẫn vi lực) cho thấy lợi ích cũng như quyền năng biến hóa, nội lực mạnh mẽ của chữ Nhẫn.
Trong cuốn “Luận về chữ nhẫn” của Mạnh Chiêu Quân có viết: “Chớ nên cáu gắt, cáu gắt sẽ làm tổn thương hòa khí; Chớ nên tức giận, tức giận sẽ làm hủy hoại nguyên khí; Chớ nên đùa giỡn, đùa giỡn sẽ làm hỏng tài khí; Phải nhẫn nhịn, nhẫn nhịn sẽ được thần khí”...
Cũng như câu tục ngữ của Việt Nam: “Chữ nhẫn là chữ tương vàng, ai mà nhẫn được, thì càng sống lâu”. Tự tìm được cho mình một chữ nhẫn thích hợp sẽ giúp ích cho cuộc sống, và nếu biết sử dụng chữ nhẫn sao cho đúng cách, sẽ mang lại cho con người một sức mạnh vô biên!
Sưu tầm và có chỉnh sửa
(Nguồn: Saga.vn)