Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Tư, 26 tháng 9, 2018

TÌNH BẠN CÔN SƠN

Nguyễn Văn Ngọ
Lớp Thiền 6
Ảnh: Nguyễn Minh Quang

Côn Sơn đây, Côn Sơn đây
Xin chào các bạn về đây tu thiền
Mừng vui gặp lại bạn hiền
Tình ta son sắt có duyên lâu rồi. 

Côn Sơn năng lượng tuyệt vời 
Địa linh Nhân kiệt đất trời chở che. 
Côn Sơn có ngôi Sao Khuê 
Lừng danh Nguyễn Trãi cận kề nơi đây.

Có hồn cụ Đán trên mây, (1) 
Dõi theo, phù trợ hằng ngày bình yên. 
Côn Sơn có Bàn Cờ Tiên
Có núi Yên Ngựa tọa thiền rất hay. 

Thông reo êm ái từng ngày
Chở che các bạn về đây ngồi thiền. 
Xin mời các bạn lên đền: (2) 
Linh Từ Ngũ Nhạc để thiền cùng mây.

 Nếu được tọa thiền nơi đây
 Năng lượng vũ trụ tràn đầy dưỡng sinh. 
Những tia nắng ấm lung linh 
Trên những khuôn mặt môn sinh tọa thiền. 

Xin chào tất cả bạn hiền
Chào Câu lạc bộ Tu thiền Dưỡng sinh
Chúc cho tình bạn chúng mình
Bền lâu mãi mãi với tình thiền tu.

(1) Cụ Trần Nguyên Đán là ông ngoại của Nguyễn Trãi.
(2) Có 5 đền thờ trên đỉnh dãy núi gọi là “Ngũ Nhạc Linh Từ”.
 Tháng 8 - 2018 

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Thông báo về trang phục dã ngoại

Học viên các lớp đã đăng ký tham gia đợt dã ngoại quý 3/2018 lưu ý mang theo đồng phục CLB. Đối với hội viên đã làm thẻ, khi đi dã ngoại đeo thẻ. Với những học viên đăng ký tham gia đoàn leo núi, đề nghị đi giày hoặc dép có quai hậu. Đi thiền sớm trên núi sẽ lạnh hơn, nên chuẩn bị mũ, khăn, ô, áo gió đề phòng thời tiết thay đổi.

Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2018

Đội Văn nghệ khởi động

Mời cả nhà cùng xem một số hình ảnh tối liên hoan của đội Văn nghệ CLB DSNL - khởi động cho chương trình Văn nghệ sẽ biểu diễn tại Lễ Kỷ niệm 15 năm của CLB...


Link xem bộ ảnh TẠI ĐÂY.

Nguyễn Minh Quang (Học viên Thiền 2)

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

LỄ THÔI NÔI LỚP THIỀN 10

     Chiều thứ Sáu 7/9/2018, lớp Thiền 10 tổ chức kỷ niệm 1 năm ngày thành lập lớp, kết hợp chúc mừng Sinh nhật quý cho các học viên.
     Tham dự buổi lễ có thầy CN CLB và các thầy, cô giáo trong CLB, với khoảng 30 học viên của lớp. 
     Các học viên đến rất sớm trang trí, kê dọn phòng học, chuẩn bị hậu cần. Đúng 2h lớp có ca thiền ngắn khoảng 30' thu nhận năng lượng, với sự hỗ trợ của thầy CN. 
    Buổi lễ được bắt đầu bằng bản báo cáo tổng kết 1 năm tu tập do lớp trưởng Minh Cường trình bày. Cô giáo phụ trách lớp Nguyễn Thị Huệ phát biểu nhận xét quá trình thực hành thiền và các hoạt động của lớp. Thầy CN CLB cũng biểu dương tinh thần của lớp, định hướng hoạt động cho thời gian tới...
     Tại buổi lễ, nhiều học viên đã lên chia sẻ về lý do đến với Thiền, cảm ơn CLB đã đưa đến cho các học viên pháp môn thiền rất bổ ích nhằm tăng cường sức khỏe, đẩy lui bệnh tật...
     Cuối buổi là chương trình chụp ảnh kỷ niệm, giao lưu văn nghệ sôi nổi và liên hoan vui vẻ...
     Sau đây mời cả nhà xem một số hình ảnh được ghi lại trong buổi lễ...
Lớp Thiền 10 chụp ảnh kỷ niệm với các thầy, cô giáo 
Cô giáo phụ trách, Ban Cán sự và các HV có sinh nhật trong quý 

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HẾT VỌNG TƯỞNG TRONG KHI THIỀN?

Nguyễn Trọng Bình
Lớp Thiền 5
 Lớp Thiền 5 dã ngoại thiền tại mộ cụ Trưởng Cần tháng 4 năm 2018
     Ai tu tập thiền định cũng đều biết rằng kỹ thuật thiền có ba bước quan trọng là Điều thân, Điều tâm và Điều hơi thở. Mục đích của Điều thân là giữ thân bất động nhưng cơ thể vẫn mềm mại. Thân và Tâm có mối liên hệ với nhau rất chặt chẽ. Mọi cử chỉ, hành động của Thân đều do tâm thức điều khiển. Vì vậy, muốn Tâm an tĩnh trước hết phải giữ Thân bất động một cách tự nhiên, không gồng cứng, không gò ép. Khi đó thân bất động nhưng vẫn mềm mại. Quá trình ngồi Thiền phải luôn luôn biết rõ toàn thân, tức là phải kiểm soát được sự bất động của mọi bộ phận của cơ thể một cách nhẹ nhàng, tự nhiên. Điều thân như thế một cách thuần thục, rồi tiếp đến là Điều tâm.
     Mục đích của Điều tâm là giữ cho tâm tỉnh giác thanh tịnh, không sao lãng, không để vọng tưởng chi phối làm cho tâm phiền loạn.
     Điều khó nhất trong dụng công điều tâm là kiểm soát được vọng tưởng, tức là kiểm soát các suy nghĩ miên man trong khi Thiền. Muốn kiểm soát được vọng tưởng tâm ta phải thường xuyên tỉnh giác. Mà muốn tâm tỉnh giác thì phải biết rõ toàn thân trong trạng thái bất động và mềm mại. Tiếp đến ta phải tách cái biết ra khỏi cái suy nghĩ, tức là tách tâm ra làm hai hợp phần: Cái biết và cái suy nghĩ. Chính cái suy nghĩ tạo ra vọng tưởng trong khi Thiền. Do đó phải dùng cái Biết của tâm để kiểm soát vọng tưởng (tức kiểm soát suy nghĩ). Khi tâm tỉnh giác, mỗi khi vọng tưởng nổi lên là tâm ta biết ngay. Ta dừng nó lại bằng cách không cung cấp năng lượng cho nó hoạt động, tự khắc vọng tưởng tắt liền.
     Hãy hình dung như sau: Khi tâm ta thường xuyên tỉnh giác thì vọng tưởng vừa khởi lên, lập tức cái tỉnh giác của nội tâm nhìn thấy rõ cái vọng tưởng (cái suy nghĩ miên man) chỉ là đối tượng ta không mong muốn, nên tâm ta không chú ý theo vọng tưởng, không chạy theo vọng tưởng, không chìm trong vọng tưởng, không trôi miên man, lang thang theo vọng tưởng và như thế vọng tưởng mất đi sức mạnh vì không được cung cấp năng lượng, không thể tương tác kéo dài, đành phải tắt sớm. Rồi một vọng tưởng lại nổi lên, lại bị sức tỉnh giác biết rõ và lại phải tắt dừng.
     Trong chánh niệm tỉnh giác, các Biết của tâm luôn luôn biết rõ các suy nghĩ để kiểm soát vọng tưởng.
     Cuối cùng, là Điều hơi thở. Hơi thở là phương tiện trụ tâm trong giai đoạn cuối cùng của kỹ thuật Thiền định (Chánh định).
     Sau thời gian an trụ chánh niệm tỉnh giác, sức mạnh của công phu Điều thân tiếp tục tăng trưởng, làm cho cái tỉnh giác, cái bất sáng rõ hơn trước rất nhiều. Đến lúc này vọng tưởng dường như không còn khởi và hơi thở hiện ra. Tự nhiên, ta biết rõ hơi thở từng chút một. Biết rõ hơi thở vào, biết rõ hơi thở ra.
     Trong khi thở vẫn cảm giác biết rõ toàn thân, đồng thời biết rõ từng hơi thở, làm tăng sức mạnh tinh thần để nhiếp tâm vào định “Càng biết rõ hơi thở chừng nào thì tâm càng đi sâu vào định chừng ấy”. Cứ kiên nhẫn, sau một thời gian biết rõ hơi thở một cách rõ ràng, tự nhiên sức tỉnh giác tăng dần, cảm thấy sảng khoái, dễ chịu, tâm yên lắng rõ ràng theo từng hơi thở. Cứ giữ hơi thở như thế mà tiến tu và luôn nhớ không để mất hơi thở.
     Chỉ là biết rõ toàn thân và biết rõ hơi thở thì tự động vọng tưởng không khởi. Đây là bí quyết tu thiền. Tức là cùng lúc vừa Điều thân, vừa Điều tâm, vừa Điều hơi thở. Khoa học tâm thần đã xác nhận khi thần kinh thở trong trạng thái tập trung hưng phấn thì các vùng thần kinh khác đi vào trạng thái yên nghỉ. Tức là lúc đó tâm an định, tỉnh giác rỗng rang, sáng suốt, lòng thanh thản, nhẹ nhàng và không còn vọng tưởng.
Hà Nội, tháng 10 năm 2015

Chủ Nhật, 2 tháng 9, 2018

Thông tin CLB DSNL

1. Bổ túc cho học viên lớp Nâng cao
Sau nghỉ lễ 2/9 Thầy Chủ nhiệm sẽ bổ túc 4 buổi cho những học viên lớp Nâng cao học chưa đủ buổi. Thời gian cụ thể vào các tối thứ 3 (4 - 11/9) & tối thứ 5 (6 - 13/9) từ 19h30 đến 21h30.

2. Kế hoạch dã ngoại quý 3/2018
- Thời gian: 2 ngày 22 - 23/9/2018
- Địa điểm: Trung tâm Chăm sóc Người có công tỉnh Hải Dương, Côn Sơn, Chí Linh, Hải Dương.
- Tập trung sáng 22/9/lúc 5h45 tại số 3 - 5 Thái Hà.
- Tạm thu 400.000đ/người
- Hạn đăng ký: 15/9/2018.

3. Thắp hương tưởng niệm Thầy Tổ
Năm nay Ban Chủ nhiệm, giáo viên phụ trách các lớp và đại diện học viên các lớp sẽ thắp hương tưởng niệm Thầy Tổ tại 332 Nguyễn Trãi vào sáng thứ 4 ngày 24/10/2018 từ 9h đến 11h. Lớp Thiền 6 vẫn sinh hoạt từ 7h30 đến 9h.

4. Dự kiến danh sách trợ giảng
Ban Huấn luyện đang lên danh sách bố trí trợ giảng cho các lớp Thiền dựa trên tinh thần xung phong của học viên lớp Nâng cao và đề xuất của giáo viên phụ trách các lớp. Khi có danh sách chính thức sẽ gửi thông báo cụ thể cho các lớp.

5. Đăng ký tham gia Đại hội Quốc tế ngữ châu Á - châu Đại Dương lần thứ 9 ở Đà Nẵng từ 25/4 – 28/4/2019  
Hội QTN HN gửi thông báo v/v đăng ký tham dự Đại hội QTN châu Á - châu Đại Dương. 



- Lệ phí dự Đại hội 300.000đ/đại biểu là mức giá dành cho người VN trước 31/10/2018. Từ 1/11/2018, lệ phí cho người VN: 500.000đ.  
- Bản đăng ký này có giá trị kể từ khi Ban Tổ Chức (BTC) nhận được đăng ký đã điền đầy đủ thông tin kèm theo lệ phí đại hội. 
 - Lệ phí tham dự đại hội không bao gồm các chi phí bảo hiểm, ăn ở, hoặc đi lại, tham quan trong đại hội.
- Các đại biểu có nhu cầu đăng ký chỗ ở và số ngày ở (kể cả ở thêm trước/sau ĐH) cần ghi chi tiết và gửi bản đăng ký sớm kèm 50% tổng tiền phòng để BTC đặt cọc giữ phòng cho đại biểu. 
- Các đại biểu có nhu cầu đăng ký vé máy bay HN - ĐH cần đăng ký sớm để BTC canh vé rẻ nhất và đi giờ thuận tiện nhất cho Đại biểu. Đại biểu khi đăng ký đặt vé cần cung cấp thông tin đầy đủ trong bản đăng ký và nộp trước 1.500.000đ. Hãng HK chỉ giữ chỗ cho khách trong vòng 24h kể từ khi đăng ký vé. Do đó, ngay khi có vé phù hợp, BTC sẽ điện thoại thông báo và đại biểu hoàn thành nốt số tiền vé còn lại để hãng HK xuất vé. Hiện nay chưa có giá vé máy bay cho T4/2019 nhưng giá tham khảo giá vé thời điểm hiện tại của các hãng HK là 1.800.000 - 3.500.000 đ/ khứ hồi (tùy hãng HK và thời điểm đặt vé. Giá đã bao gồm thuế, phí, hành lí xách tay 7kg, hành lí kí gửi 15kg). 
Phương thức đăng ký đự đại hội: Đại biểu có thể đăng ký trực tiếp hoặc gửi bản “Đăng ký tham dự AK9” cùng lệ phí tới VEA, Hội thành viên, Chi hội, Câu lạc bộ. 
Địa chỉ BTC: 
 - Nộp đơn đăng ký dự đại hội: "Phạm Mai Lan", 0912484770 Có thể nộp tiền trực tiếp cho đ/c Phạm Mai Lan, hoặc chuyển vào tài khoản của VEA: 
- Tên tài khoản: Hội Quốc tế ngữ Việt Nam 
- Số TK: 001.1.00.0320.112 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Hội sở Hà Nội.
- Mọi thắc mắc xin liên hệ đ/c Phạm Mai Lan - 0912484770 hoặc e-mail của Đại hội: Aziakongreso9@gmail.com.   

Để được giác ngộ

NGUYÊN LÝ ĐỜI SỐNG GIÁC NGỘ
Lá thư 31 của Hòa Thượng Thích Viên Minh (Trụ Trì Chùa Bửu Long) được minh họa bằng hình vẽ. Xin tri ân Hòa thượng và cảm ơn tác giả clip. 



Thư số 31 
Ngày ........ tháng ........ năm ........ 
     L. con, 
     Cách đây gần một năm, khi con đến vấn đạo, Thầy nhớ là đã phân tích những nguyên nhân của phiền não khổ đau và con đường đi đến giải thoát ra khỏi những trói buộc ấy. Một cách tóm tắt, con đường đó là một đời sống sáng suốt, định tĩnh và trong lành. Hôm nay Thầy nhắc lại một số nét chính yếu để con nắm vững nguyên lý đời sống giác ngộ.