Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Tư, 30 tháng 4, 2014

THƯ NGỎ

Kính gửi Câu lạc bộ DSNL
Kính thưa quý thiện hữu tri thức!
Nhân đại lễ Phật đản LHQ (UNVESAK) 2014 tại Việt Nam với gần 100 nước hội tụ, với nhiều bậc tôn đức cao quý. Cùng lúc tổ chức cầu siêu, cầu quốc thái dân an, hòa bình thế giới ngày 9 và 10 tháng 5 (dương lịch) tại di tích Hoàng Thành Thăng Long, Hà Nội. Đây là thời cơ vô giá, quý hiếm để Phật tử tinh tấn tu tập, cầu nguyện nương nhờ đạo lực các ngài siêu độ vô số hương linh trong nước và ngoài nước trong đó có gia tiên của mình. Xin quý đạo hữu ăn chay 3 ngày trở lên. Mỗi ngày trì tụng từ 7-21 biến (lần) Chú Đại Bi, 21-108 Chú Vãng Sanh, niệm 108 - 1080 NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.
Xin nhắn tiếp cho thân hữu. Rất tri ân.
Hà Nội, ngày 30/4/2014
Nguyễn Văn Nhã.

Thứ Ba, 29 tháng 4, 2014

Món ăn chay - Cơm chay ngày mùng một


CƠM CHAY NGÀY MỒNG MỘT!

Nguyên liệu:
- 1 bát cơm trắng              - 15g nấm hương khô              - 15g mộc nhĩ
- 100g cà-rốt                    - 2 miếng đậu phụ                   - 50g đậu Hà Lan
- 1 nhánh rau mùi             - 1 thìa súp đường                   - 1 thìa súp giấm
- 1/2 thìa cà-phê muối      - Dầu ăn, nước tương
Chế biến:
- Đậu phụ thái que nhỏ rồi thả vào chảo dầu nóng, rán vàng giòn.
- Mộc nhĩ ngâm nở, rửa sạch, bỏ gốc, thái chỉ.
- Nấm hương khô ngâm nước cho nở, thái chỉ, rồi chần qua nước sôi.
- Cà-rốt gọt vỏ, thái que nhỏ.
- Đun sôi dầu, cho cà-rốt, nấm hương, mộc nhĩ và đậu Hà Lan vào xào chín tới, nêm muối vừa ăn. Tiếp đó, cho cơm vào đảo đều đến khi hạt cơm hơi săn là được. Tắt lửa, múc cơm ra thố.
- Hòa tan đường vào giấm rồi trộn đều với cơm. Múc cơm vào từng bát, trang trí thêm rau mùi. Dùng nóng, dọn kèm nước tương.
Chúc các bạn một ngày mới an lạc.
(Nguồn: Internet)

Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

Dã ngoại chùa Viên Đình

 Xem lại bộ ảnh TẠI ĐÂY
         Lớp DSNL6 đi thiền dã ngoại ở thiền viện AN TÂM hôm thứ 5 (24/4). Ngay sau đó, hôm chủ nhật (27/4), lớp DSNL11 đi thiền dã ngoại ở chùa Viên Đình. 
         Đoàn đi thiền đúng ngày trở gió mùa đông bắc. Sáng sớm, mưa tầm tã, trời tối sầm lại, 7 giờ sáng mà trời tối như ban đêm; nhiều phố ở Hà Nội ngập nước. Đúng 7g30 đoàn đã tập trung đủ, không thiếu một ai. Đi thiền dã ngoại, nên không ngại vất vả, càng khó bao nhiêu càng có điều kiện trả nghiệp bấy nhiêu và tất nhiên sẽ “được” nhiều hơn. 
         Suốt thời gian gần hai tiếng xe chạy, mưa xối xả…cuối cùng đã đến chùa. Thày ra tận cổng đón đoàn. Nước vối thơm lừng, đã bầy sẵn trên bàn. Câu đầu tiên Thày nói với chúng tôi là “Mưa thế mà đoàn cũng đi à?” Khách chủ chào nhau niềm nở, vui vẻ quên cả mệt mỏi. Sau khi đoàn nghỉ ngơi, mọi người đi lễ chùa. Thày trụ trì trực tiếp mở phòng quàn NGỌC XÁ LỢI PHẬT cho mọi người chiêm bái.
         Thờ phụng và chiêm bái Ngọc Xá Lợi chúng ta được gỉ?
         Trong Kinh Xá Lợi, Đức Phật dạy:
Ngàn năm muôn kiếp một giờ
Trước đền Xá Lợi phỉ mơ ước nguyền
Trầm hương lễ bái hiện tiền
Cúng dường Xá Lợi gieo duyên Niết Bàn.
         Ngài còn dạy:
Làng mạc đây, núi rừng kia, 
thung lũng nọ, lối về non cao. 
Ngọc Xá Lợi trú nơi nào, 
dân cư chốn ấy xiết bao an lành.”
         Được chiêm bái báu vật - NGỌC XÁ LỢI PHẬT, được tỏ lòng cung kính, thắp nén hương thơm trước bàn thờ Phật, được ngồi thiền trước cửa Tam Bảo, như được tiếp thêm sức mạnh, làm cho thiền định hiệu quả hơn. Trong đời sống đã có những thời khắc được thư dãn, được thảnh thơi trút bỏ bụi trần.
         Trở trời đấy, mưa gió đấy… mà sao sau chuyến đi người cứ thấy nhẹ tênh, thoải mái vô cùng, thấy cuốc sống đẹp hơn, ý nghĩa hơn.
         Ai chưa đến Viên Đình, hãy thử đến xem chúng tôi nói có đúng không.
Trần Văn Nghĩa
Viên Đình, tháng 4 năm 2014

Món ăn chay - Đậu phụ xốt dứa chua ngọt


Đậu phụ xốt dứa chua ngọt

Dứa là thứ quả thú vị, mùi thơm và vị ngọt quyến rũ, có thể ăn sống mà cũng có thể chế biến trong nhiều món ăn, đậu phụ xốt dứa chua ngọt là một ví dụ.
Nguyên liệu: 
- Đậu phụ              - Dứa tươi              - Tỏi băm              - Muối tiêu
- Cà chua tươi       - Xốt cà chua           - Bột bắp              - Hành lá
Cách làm:
- Đậu phụ cắt miếng vuông nhỏ
- Dứa gọt vỏ cắt lát mỏng
- Cà chua chần nước nóng, bóc vỏ, thái múi cau
- Tỏi đập giập, băm nhỏ
- Đậu phụ đem rắc chút muối rồi lăn qua bột bắp cho bao đều
- Đặt chảo lên bếp, đun nóng chút dầu ăn rồi cho đậu vào chiên
- Khi đậu chín vàng thì gắp ra đĩa có giấy thấm dầu
- Đổ dầu thừa ra khỏi chảo, chỉ để lại chút xíu. Phi thơm tỏi, cho cà chua tươi và thêm 2 thìa xốt cà chua vào cho dậy màu. Thêm nửa bát nước, nêm muối tiêu, đun sôi.
- Cho đậu chiên vàng vào, nêm lại muối tiêu gia vị, đun khoảng 2 phút cho ngấm. Đổ dứa vào cùng, đảo đều nhẹ nhàng.
- Nếu dứa chưa đủ độ ngọt và xốt chưa chua có thể rắc chút đường và thêm tí xíu dấm.
- Đun đến khi dứa mềm thì tắt bếp. Rắc hành lá thái nhỏ
Xúc ra đĩa ăn nóng với cơm, vị thanh nhẹ, không béo rất dễ ăn.
Theo - aFamily

Chủ Nhật, 27 tháng 4, 2014

NGHIỆP DUYÊN

Đinh Thy Reo
Lớp DSNL 13 TDH
Quà mồng 01 tháng 5 Kính tặng

1. TU PHẬT

Ở đời muôn sự vẫn thế thôi
Phúc họa Duyên sinh đã định rồi.

Đã thế thời thôi, thôi phải thế
Thế thời phải thế, thế thời thôi.

Thế thôi là chuyện của Trời
Vạn duyên xả bỏ chuyện người học tu.

Mai sau dầu có bao giờ
Muôn trùng khổ nguyện bến bờ bao la.

Tây phương Phật quốc Di Đà
Nhất tâm niệm Phật tuy xa mà gần.

2. TU THIỀN LỬA TAM MUỘI

Học Thiền phải đợi khi mô
Lửa Thiền Tam Muội bao giờ gọi ta.

Đã sinh vào cõi Ta bà (1)
Muôn vàn khổ hạnh chánh tà khác nhau.

Muốn xem kết cục mai sau
Chọn Thiền Tam Muội làm cầu dưỡng sinh.

Dưỡng tâm tính, dưỡng đức tin
Dưỡng Chân - Thiện - Nhẫn trái tim dịu hiền.

Dưỡng hơi thở, dưỡng bình yên
Luân xa khai mở khắp trên các miền.

Ngồi yên chẳng biết đang Thiền
Tâm không vô thức đến quên cả mình.

Lửa Thiền Tam Muội bốc lên
Khai thông bế tắc, khí thiêng tràn về.

Xua tan hắc ám (2) u mê (3)
Thân tâm an tịnh, từ bi hiện tiền (4)

Hòa đồng vũ trụ vô biên 
Ơn người đã dạy phép tiên cho đời.

-----------------------------------------
1. cõi Ta bà (sa bà): cõi thế gian nơi ta đang sống.
2. Hắc ám: Bệnh của thân
3. U mê: Bệnh của tâm
4. Từ bi hiện tiền: Đức Phật, Thầy Tổ về gia hộ 

Thứ Sáu, 25 tháng 4, 2014

TÂY THIÊN - CHUYẾN DÃ NGOẠI ĐẦU TIÊN

Võ Thị Hương
Lớp DSNL 6 - TDH
 Xem lại bộ ảnh TẠI ĐÂY.
        Tôi vào CLB đã hơn 2 năm, đi dã ngoại đã bao lần, thế mà lạ quá, nghĩ đến ngày mai đi Tây Thiên, cả đêm cứ bồn chồn mừng vui xen lo lắng không sao ngủ được. Chắc có lẽ vì lần này trách nhiệm lớn hơn chút ít. Tôi nhận nhiệm vụ tổ chức đưa lớp DSNL 6 đi Thiền ở Tây Thiên để kỉ niệm 1 năm ngày 2 lớp DSNL 6 và DSNL 7 sát nhập.
         Sáng nay trời mưa bụi, không khí ẩm nặng. Vậy mà đúng 6h, toàn đoàn đã có mặt đông đủ. Người đến sớm nhất có lẽ là Thầy Chủ Nhiệm, cô Huệ và thầy Nghĩa. Lần này chúng tôi vui lắm vì mời được cả Thầy chủ nhiệm và cô Huệ cùng đồng hành với lớp. Theo kế hoạch, lớp mời thêm thầy Kim và lớp DSNL 9 đi cùng cho vui. Đúng là vui thật. Tuy xe có trục trặc muộn giờ chút ít, song ai nấy đều cười nói vui vẻ.
         Xe bắt đầu chuyển bánh cũng là lúc tôi phải làm nhiệm vụ MC “bất đắc dĩ”. Trước tiên là báo cáo lí do của chuyến đi, tiếp theo là lịch trình toàn đoàn và sau cùng là những nội quy, quy tắc ở Thiền viện. Bởi quy tắc trong Thiền viện: "Mọi người phải giữ trật tự tối đa" (Đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên) nên chúng tôi quyết định tổ chức lễ kỉ niệm thật rộn ràng trên xe. Mở đầu là bài hát "Huyền thoại Hồ Núi Cốc" của ca sĩ Thanh Hà - học viên nhỏ tuổi nhất trên xe, tiếp theo là cô Dung với bài hát "Hồ Trên Núi", rồi bài thơ của Hằng mới sáng tác…Lúc này biết mình “hết vốn”, tôi nhờ Thanh Hà làm giúp nhiệm vụ MC tiếp theo. Đúng là tuổi trẻ tài cao, một MC tuyệt vời. Thanh Hà cho chúng tôi chơi trò chơi: trên xe chia thành 2 đội, từng đội hát bài hát có nhắc đến bộ phận trên cơ thể người. Chúng tôi nhiệt tình tham gia, lúc này có lẽ chẳng còn ai nghĩ mình đang ở tuổi nào nữa, vui quá!
         Thật nhanh, xe đã đến Tây Thiên, đoàn chúng tôi vào Bảo Tháp, tầng 1 vẫn còn ngổn ngang giàn giáo vì đang trong thời gian hoàn thiện, các bác thợ vẫn miệt mài hoàn tất công việc của mình.
         Chúng tôi lặng lẽ bầy lễ, chiêm bái trong không gian tĩnh lặng, linh thiêng. Sau đó cả đoàn lên tầng 2, nơi đây thờ bốn pho tượng Tứ trí Phật cao 2m, hướng ra bốn phương: Bất Không Thành Tựu Phật ở Bắc phương, A Súc Bệ Phật ở Đông phương, A Di Đà Phật ở Tây phương và Bảo Sinh Phật ở Nam phương. Trên vòm mái tròn được trang trí rất đẹp, tôi ngửa mặt ngắm nhìn mà ngỡ mình lạc vào không gian Phật cảnh vô cùng an lạc. Thật tuyệt diệu. Tiếp theo chúng tôi đi ra lan can bao quanh Bảo Tháp. Ở đây được gắn rất nhiều Kim Luân (chuyển chú), có tới hơn 200 Kim Luân, theo hướng dẫn của sư cô, các Phật tử vừa đi vừa niệm (ÚM MA NI BÁT MINH HỒNG hoặc niệm A DI ĐÀ PHẬT) và xoay Kim luân để được viên mãn thành tựu mọi tâm nguyện.
         Ra khỏi Bảo Tháp, ai nấy đều cảm nhận tràn ngập năng lượng. Chúng tôi tiếp tục di chuyển sang Thiền viện Ni An Tâm. Ở đây chúng tôi được tham Thiền ngay trong Thiền đường của các sư ni.
         Theo chỉ đạo của Thầy Chủ nhiệm chúng tôi thiền bài Thiên Địa Nhân hợp nhất. Không gian tĩnh lặng, thỉnh thoảng có tiếng côn trùng vang lên khiến chúng tôi cảm nhận đang được hòa vào thiên nhiên thực sự. Xả thiền rồi mà nuối tiếc còn vương vấn trên gương mặt mỗi người.
         Đến giờ cơm trưa, chúng tôi được sư cô hướng dẫn ăn theo kiểu Buffet, thực đơn có chuối xanh kho, củ cải khô với cà rốt kho nhạt, rau susu, dưa chua xào, mỗi người tự lấy cơm và thức ăn vào bát riêng rồi ra bàn ăn, trên bàn mỗi người có một bát canh được nấu rất ngon có đậu phụ, cà chua, nấm và rau thơm. Bữa ăn trưa thật ngon.
         Nghỉ ngơi hơn 1 giờ đồng hồ, chúng tôi bước vào ca Thiền thứ 2 lúc 1h30’. Cũng như ca sáng chúng tôi say sưa đến nỗi chưa muốn xả thiền thì đã hết giờ. Thiền ở đây thích thật! Đó là những lời chia sẻ của mọi người trong đoàn mỗi khi thiền xong. Thật tuyệt vời!
         Trước khi ra về, thay mặt toàn đoàn, chị Lục, chị Bân và tôi đi gặp cảm ơn các ni sư trong thiền viện và lễ bái biệt trong chính điện, hẹn đủ duyên lại được về Tây Thiên một ngày không xa.
         Tổ chức buổi dã ngoại này thành công chính là nhờ sự giúp đỡ của chị Bân, chị Diệp Lục và chị Vấn - đồng nghiệp cũ của chị Bân cũng là người sở tại Vĩnh Phúc. Chị Vấn rất nhiệt tình hỗ trợ nhà chùa trong việc tiếp đón và lo cơm trưa cho toàn đoàn. Thay mặt toàn đoàn, em xin chân thành cảm ơn chị Vấn. Chúc chị mạnh khỏe, hạnh phúc.
         Ra về, ai cũng tranh thủ mua chút quà, chút rau quê về cho gia đình.
         Lên xe, tiếp tục hành trình về Hà Nội. Để đường về bớt xa, chúng tôi lại chơi tiếp trò chơi và các tiết mục văn nghệ, không ngờ cả xe vẫn rất nhiệt tình tham gia hết mình. Văn nghệ không những giúp mọi người vui vẻ, và dường như nó còn làm cho thời gian cũng được rút ngắn lại một cách hiệu quả.
         Thật vậy, chẳng mấy chốc, chúng tôi đã về đến Hà Nội, chia tay, mỗi người một ngả nhưng niềm vui, niềm hân hoan còn in đậm trong tâm trí mỗi người. Chắc chắn chuyến đi đọng lại một kỉ niệm khó quên trong lòng mọi người.
         Hẹn trở lại Tây Thiên một ngày không xa…
Hà Nội, 24/4/2014

Thứ Năm, 24 tháng 4, 2014

CHÚNG TÔI VỀ CÔN SƠN

Trần Quốc Đắc
Lớp ST5 TDH
Chúng tôi về Côn Sơn
Nơi địa linh nhân kiệt,¬
Hội tụ bậc quân vương, (1)
Giữa rừng thông tươi đẹp.
                               Ngắm mặt hồ Côn Sơn,
                              Nơi tụ phong tụ thủy,
                              Bên kia núi An Lạc,
                              An Sinh thế long chầu.
                                                            Bước lên đỉnh Côn Sơn
                                                            Còn đó bàn cờ Tiên.
                                                            Xa xa bên bờ suối
                                                            Kia phiến đá Thạch Bàn.
 Trước sân chùa Côn Sơn
 Nơi “Thiên Tư Phúc Tự” (2)
 Thờ “Huyền Quang Tôn Giả” (3)
 Nườm nượp khách thập phương.
                              Tựa lưng núi Ngũ Nhạc,
                              Đây đền Trần Nguyên Đán.
                              Nhà văn hóa lỗi lạc (4)
                              Tướng quốc ba triều Trần. (5)
                                                       Bên đền thờ Nguyễn Trãi
                                                       Trong không gian trầm lặng,
                                                            Còn vang vọng non sông
                                                            Lời“Bình Ngô đại cáo”
Giữa đất trời Côn Sơn
Tiếng thông reo rì rào,
Như cha ông nhắc nhở
Phải giữ trọn Sơn Hà.
                              Chúng tôi về Côn Sơn,
                              Thấm đậm cõi tâm linh.
                              Cùng tu thiền Dưỡng Sinh
                              Tràn đầy năng lượng sạch.
                                                            Ba ngày ở Côn Sơn
                                                            Luyện thiền không biết mỏi,
                                                            Tu tâm và luyện thân,
                                                            Pháp môn Lửa Tam Muội.
----------------------------------------------------------------------------------- 
(1) Các vua Trần Nhân Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông, Lê Thánh Tông.
(2) “Chùa đượcTrời ban phúc lành”- Tên chữ của chùa Côn Sơn.
(3) Thiền sư Huyền Quang đã được vua Trần Nhân Tông đặc phong năm 1334, khi nhà sư viên tịch.
(4) Trần Nguyên Đán có nhiều trước tác như: Băng Hồ Ngọc Hác Tập, Bách Thế Thông Khảo, 51 bài thơ chép trong Toàn Việt thi tập. Ông còn có nhiều đóng góp trên các lĩnh vực tư tưởng, khoa học.
(5) Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông, Trần Duệ Tông.

Thứ Tư, 23 tháng 4, 2014

THÔNG BÁO - THÔNG TIN

1. Ban Chủ nhiệm CLB DSNL thông báo tới toàn thể hội viên - học viên trong CLB ở tất cả các lớp DSNL về lịch nghỉ lễ.
Ngày 30/4, 1/5, 2/5, 3/5, 4/5 các lớp nghỉ sinh hoạt, từ ngày 5/5 các lớp trở lại sinh hoạt bình thường. Riêng lớp Esperanto nghỉ thêm chiều Chủ nhật 27/4.
Đề nghị giáo viên phụ trách và ban cán sự các lớp chuyển thông báo này tới tất cả các hội viên - học viên. 

2. Ngày 11/4, anh Trần Văn Nghĩa, phó CN CLB, đã đại diện CLB chuyển số tiền 20 triệu do CLB tạm ứng góp công đức Đại Lễ Cầu siêu Quốc tế. Sau đó hội viên - học viên các lớp đóng góp, số tiền thu được hiện đã sấp sỉ 30 triệu. Hôm nay Thu đại diện CLB chuyển tiếp số tiền 10 triệu góp công đức của CLB cho Đại Lễ Cầu siêu Quốc tế tại Hoàng Thành Thăng Long vào ngày 9-10/5/2014. Chi tiết đóng góp của từng lớp, Thu sẽ thông báo cụ thể sau khi có bản tổng hợp của cô Huệ. Dưới đây là biên lai chuyển tiền. Đợt 1 chuyển trực tiếp. Đợt 2, chuyển qua ngân hàng.



3. Chiều qua, được tin cô Dung, giám đốc Trung Tâm Dưỡng sinh Tổng hợp Côn Sơn, ốm nằm viện, đại diện CLB gồm có cô Huệ, chị Hồng, vợ chồng chị Phương - anh Tài, Thu và Đặng Thủy, đã vào thăm cô. Cô bị tiền đình kết hợp với suy nhược cơ thể. Hiện sức khỏe của cô đã khá hơn. Được biết đây là lần thứ 3 trong thời gian gần đây cô phải nằm viện. 

Chiếc đồng hồ bị mất

Cháu không làm gì cả và chỉ ngồi im một chỗ lắng nghe. Rồi cháu thấy tiếng kim đồng hồ chạy...

Haley (Dịch từ Academictips)
Một lần nọ, có một người nông dân bị mất một chiếc đồng hồ trong kho thóc. Đó không phải là một cái đồng hồ thông thường bởi nó còn có giá trị về mặt tình cảm đối với ông.
Sau một thời gian dài tìm kiếm vô vọng, người nông dân phải nhờ sự trợ giúp của những đứa trẻ đang chơi bên ngoài. Ông hứa, nếu ai tìm được chiếc đồng hồ bị mất sẽ được thưởng.
Nghe thấy vậy, đám trẻ con nhanh chân chạy xung quanh kho thóc tìm kiếm. Chúng đi khắp nơi, lục tìm ở mọi chỗ, từ nơi chứa thóc đến tận cả chỗ cho gia súc ăn, nhưng vẫn không thấy. Chỉ đến khi ông đề nghị bọn trẻ dừng việc tìm kiếm thì có bé trai chạy tới và yêu cầu ông cho nó một cơ hội nữa.
watch-174991-1372230123_600x0.jpg
Người nông dân nhìn đứa bé và nghĩ: "Tại sao lại không chứ? Sau tất cả thì cậu bé này có vẻ khá chân thành". Ông dẫn cậu bé trở lại trong khó. Một lúc sau, cậu đã chạy ra và trên tay là chiếc đồng hồ của ông. Người nông dân rất hạnh phúc và ngạc nhiên, ông hỏi cậu bé: "Làm cách nào mà cháu có được nó, sau khi tất cả các bạn khác đã từ bỏ?".
Cậu bé đáp: "Cháu không làm gì cả và chỉ ngồi im một chỗ để lắng nghe. Trong im lặng, cháu thấy tiếng kim đồng hồ chạy và theo đó cháu tìm ra nó".
Sự tĩnh lặng trong tâm hồn có thể sẽ tốt hơn so với một trí não luôn hoạt động. Hãy để cho tâm trí của bạn những phút giây nghỉ ngơi, thư giãn hàng ngày. Và hãy xem, sự hiệu quả mà nó đem lại khi giúp bạn xây dựng cuộc sống hằng mong đợi của mình.
Lời bàn: Để ta thấy rằng tại sao lại nói: Thiền là giúp ta tìm lại được chính bản thân mình. Vì đó chính là lúc ta có được giây phút im lặng và nghe được thân và tâm ta muốn nói gì. Và chỉ lúc đó mà thôi.
Hoàng Vân sưu tầm

TU TÂM TU TÍNH TU TRONG MỌI HOÀN CẢNH (2)

(Bài giảng của Sư Ông Hoà Thượng Thích Thanh Từ).
(Phần 2)
TU TRONG CẢNH NGHÈO KHÓ
Chúng ta nghèo tiền nghèo của chớ đâu có nghèo ý nghĩ, lời nói, hành động. Chuyển hóa ý nghĩ xấu thành tốt, lời nói dữ thành hiền, hành động ác thành thiện là tu. Việc này đâu đòi có tiền có của, nhàn rỗi mới làm được. Chính trong cuộc sống vất vả nghèo nàn của chúng ta cần thiết phải có nó. Như có người nghèo khó vất vả mà lòng tốt, lời nói hiền hòa, hành động lương thiện, khiến mọi người thương mến giúp đỡ, nhờ đó mọi khó khăn giảm bớt đi. Ngược lại, nếu ở trong cảnh khó khăn mà ý ngang ngạnh, lời nói hung dữ, hành động bạo ngược, khiến ai nghe thấy cũng ghét cũng lánh xa, nhờ điều gì họ cũng không giúp, thì khó khăn lại càng khó khăn hơn. Hơn nữa, tâm hồn trong sáng, lời nói hiền hòa, hành động thanh cao, dù chúng ta sống trong cảnh nghèo vẫn thấy êm đềm hạnh phúc. Chồng biết nhường vợ, vợ biết kính chồng, con hiếu thuận cha mẹ, cha mẹ thương yêu con cái, gọi là cuộc sống hạt muối cắn hai, thật là lý tưởng biết bao.
TU TRONG CẢNH BỆNH HOẠN
Bình thường người ta cho khi bệnh hoạn là chướng ngại tu hành, đây cũng là quan niệm sai lầm về việc tu. Nếu thấy tụng kinh, tọa thiền mới là tu, khi bệnh hoạn tụng kinh không nổi, tọa thiền không được, đó là chướng ngại tu. Song tu cốt ngăn ngừa phiền não, chiến thắng vọng tưởng, dù có tụng kinh tọa thiền, không tụng kinh tọa thiền đều tu được. Nếu có người bệnh nặng không đi đứng được, nằm một chỗ, khi ấy nằm nhiếp tâm niệm Phật, niệm chí tử, chẳng buồn nghĩ đến ai, lo việc gì, chỉ một bề niệm Phật thôi. Đây là tu đại tinh tấn theo pháp môn Tịnh độ, đâu có chướng ngại gì. Hoặc có người bệnh, không niệm Phật mà thích quán chiếu, liền quán thân này thấy nó là gốc khổ đau, là tướng vô thường, là hiện tượng nhớp nhúa, là không có chủ, nương thân bệnh quán chiếu tường tận như vậy, thấy được tướng thật của thân, đây là pháp trí tuệ sẽ gần với Niết-bàn, là tu thiền. Khổ nỗi, người Phật tử bình thường tinh tấn tu hành, gặp lúc bệnh hoạn lại thối chuyển, sanh phiền não với con cháu, đây là việc đáng tiếc. Khi mạnh chúng ta tu, để khi yếu bệnh có đủ đạo lực tiếp tục, vì lúc này là lúc gần với tử thần, là phút chiến đấu cuối cùng, nếu ngang đây mà dừng, mà hướng đi chiều khác, thật là một việc hoài công vô ích. Bởi vậy nên, Phật tử chúng ta phải thấy khi bệnh là cơ hội tốt, dồn hết tâm lực vào sự tu, chuyên tâm không lơi niệm, được vậy là gần với Phật, gần Niết-bàn, mới mong thoát khỏi khổ luân hồi muôn kiếp.
TU TRONG CẢNH TẠI GIA
Có một số Phật tử nghĩ rằng, ở tại gia phiền rộn khó tu, được xuất gia rảnh rang tu hành mới giải thoát. Quan niệm này cũng không đúng. Nếu thấy tại gia là nhiều việc, vào chùa chắc gì ít việc? Người xưa nói: “Ca-sa vị trước hiềm đa sự, trước dĩ ca-sa sự cánh đa.” (Ca-sa chưa mặc than nhiều việc, được mặc ca-sa việc lại nhiều.) Câu này thật là chua chát đối với người tu. Đây quả là sợ ông táo gặp ông lò, chạy ô mồ mắc ô mả. Chúng ta đâu không nghe quí thầy trụ trì thường than: “Trụ trì làm dâu trăm họ.” Thế là ít việc hay nhiều việc, phiền rộn hay rảnh rang. Yếu điểm tu hành là hiểu đạo, vững lòng tin. Đủ hai điểm này, ở tại gia hay xuất gia đều tu được. Nếu không đủ hai điểm này, dù ở chùa chưa chắc đã tu được. Chúng ta phải khéo linh động trong mọi hoàn cảnh, đừng đòi hỏi phải cảnh thế ấy tu mới được. Sự đòi hỏi đó là cái cớ để chúng ta không tu. Vì có những người không thể tạo được hoàn cảnh như ý. Có những Phật tử nam cũng như nữ, con cái đầy đàn đầy đống mà cứ nằng nặc đòi xuất gia, quăng đại cho người ở nhà làm sao thì làm. Nếu thỏa mãn nguyện vọng, vào chùa một lúc, gặp khi gia đình thiếu thốn, con cái nheo nhóc, nóng lòng rồi gởi ca-sa cho chùa trở về nhà. Đây là việc làm nông nổi.
….

Tóm lại, trong MỌI HOÀN CẢNH ĐỀU TU ĐƯỢC, chúng ta là con người chưa có ai toàn hảo, cần phải biết tu để chận đứng những điều xấu dở xuất phát từ ba nghiệp của mình. Đồng thời chúng ta khéo nuôi dưỡng những hành động tốt đẹp từ thân miệng ý phát ra. Dừng ác nuôi thiện là điều không thể thiếu, nơi con người muốn vươn lên. Khước từ tu hành, là chúng ta khước từ sự tiến bộ, là khước từ mọi đẹp đẽ cao quí, khước từ sự an vui hạnh phúc. Nếu ai quyết chí vươn lên, muốn sống cuộc đời an lạc, muốn gia đình hạnh phúc, muốn xứ sở huy hoàng, tu là chủ yếu thực hiện những điều mong muốn ấy. 



Hoàng Vân sưu tầm

Thứ Ba, 22 tháng 4, 2014

DỰ GIỜ

Thứ 4 tuần trước, sắp xếp được lịch, Thu qua lớp DSNL9 phần để gặp bác Toàn trao đổi về kịch bản làm video clip nhân dịp kỷ niệm 10 năm thành lập CLB, phần cũng muốn dự giờ luyện thiền của lớp. Vì bận chuẩn bị tài liệu để trao đổi cùng bác Toàn nên khi đến lớp đã ngồi thiền. Cả lớp ngồi im phăng phắc, anh Kim, giáo viên phụ trách lớp đang theo dõi. Bác Toàn hôm đó có việc bận không tới. Cuối buổi lớp tổ chức sinh nhật cho các bác có ngày sinh vào quý 2. Một bình hoa hồng tươi, thơm ngát, chút bánh kẹo, quả dưa hấu, ấm chè ngon, rất nhiều nụ cười, thêm vào đó là những lời ca tiếng hát đã tạo nên một lễ sinh nhật thật ấm áp. 
Cảm ơn Hương, Hằng, Chiến đã có sáng kiến tổ chức sinh nhật cho hội viên - học viên. Chúc các hội viên - học viên của lớp luyện thiền ngày một tinh tấn.
Dưới đây là một số hình ảnh Thu chụp bằng điện thoại.

TU TÂM TU TÍNH TU TRONG MỌI HOÀN CẢNH

(Bài giảng của Sư Ông Hoà Thượng Thích Thanh Từ)
Phần 1
Có nhiều người nghĩ rằng, tu là phần riêng của những kẻ rảnh rang nhàn hạ, những người thừa của thừa tiền, còn mình làm đầu tắt mặt tối, cơm không đủ no áo không đủ ấm, có thì giờ đâu mà nói chuyện tu. Hoặc có những người nghĩ, tu là việc của những kẻ thiếu phước bần hàn, cô quả, tật nguyền, nhờ tu họ được an ủi bớt khổ, còn ta phước nhiều của lắm, thân quyến đầy đàn, đẹp đẽ sang trọng mà tu làm gì. Lại có người nghĩ, tu là việc của những kẻ tội lỗi ác độc, bởi họ tạo nhiều tội lỗi nên phải tu để chuộc tội, còn tôi hiền lành có làm gì hại ai đâu mà tu. Bởi có những quan niệm này, nên người ta không màng không nghĩ đến tu.

Thứ Bảy, 19 tháng 4, 2014

Dã ngoại tại chùa Bách Môn

Hôm nay (19/4/2014), CLB DSNL tổ chức cho 3 lớp mới DSNL13, DSNL14, DSNL15 và lớp DSNL9 đi dã ngoại thiền 1 ngày tại chùa Bách Môn, Bắc Ninh. 
Tổng số toàn đoàn 130 người, gồm học viên các lớp, Ban Chủ nhiệm, Ban Dã ngoại, Ban Hỗ trợ và giáo viên phụ trách các lớp.
Thời tiết đẹp, không khí mát mẻ, trong lành. Đến nơi, toàn đoàn tập trung nghe phổ biến kế hoạch. Sau khi dâng hương, toàn đoàn lại tập trung tập bài Dịch Cân Kinh Trợ Luân và sau đó thiền bài Thiền Thu Lửa Tam Muội. Các già trong làng cũng lên cùng ngồi thiền.
Sau khi nghỉ giải lao ít phút, toàn đoàn nghe chia sẻ của các học viên Kiều Thủy (DSNL13), Nguyễn Đức Phúc (DSNL13), Trương Quang Vinh (DSNL9) và Phạm Cao Văn (DSNL15).
11h30, mọi người dùng bữa cơm chay do các già nấu.
Đến 13h30, toàn đoàn tập trung khởi động ca tập chiều bằng động tác thu năng lượng Tiên Thiên. Sau ca thiền 1h là hỗ trợ chữa bệnh và giải đáp thắc mắc.
Ngoài việc dùng năng lượng, con lắc, quẻ dịch, đợt này có thêm 3 bác học viên mới từ CLB Diện chẩn - Ymeiho cùng tham gia hỗ trợ chữa bệnh.
16h đoàn lên đường về Hà Nội, kết thúc chuyến dã ngoại an toàn và hiệu quả. 
Cảm nhận chung của học viên thấy vui vẻ, sảng khoái và thoải mái.
Dưới đây là một số hình ảnh do anh Trần Văn Nghĩa ghi lại.

Xem lại bộ ảnh TẠI ĐÂY.

Thứ Sáu, 18 tháng 4, 2014

Cùng suy ngẫm

Không ít người có cùng câu hỏi như nhân vật chính trong câu chuyện dưới đây. Bạn có câu hỏi giống vậy không?

 Ảnh: Internet
Vì sao người lương thiện 
cả đời gặp nỗi buồn và trắc trở?

Tôi đã tìm một người thầy thông thái và đạo hạnh xin chỉ bảo: "Vì sao những người lương thiện như con lại thường xuyên cảm thấy khổ, mà những người ác lại vẫn sống tốt như vậy?"

CẢM XÚC THÁNG TƯ

Trần Ngọc Tuyết
Lớp CT7 Quang Trung

CẢM XÚC THÁNG TƯ
(viết về ngày một năm thành lập lớp)

         Với tôi tháng 4 hàng năm có rất nhiều ngày kỷ niệm… và một kỷ niệm khó quên đã được ghi vào chuỗi: những ngày tháng 4 của tôi”, đó là khoảnh khắc tôi quyết định đến với CLB DSNL. Bởi từ đó một số quan niệm cuộc sống của tôi đã thay đổi, tôi sống “đơn giản” hơn, bình thản hơn và biết “chấp nhận” để rồi tập “buông bỏ

         Thời gian thấm thoắt dần trôi. Không dám phụ công Thầy chủ nhiệm, các thầy cô trong CLB và đặc biệt là Thầy chủ nhiệm lớp. Sau một năm tập luyện tôi thấy mình “đã tiến bộ”, dù đó là sự tiến bộ rất chậm. Điều quan trọng là tôi đã tìm lại được sự tĩnh lặng cần thiết trong tâm hồn, tôi đã “ngộ” ra được một số điều cần phải “ngộ”... Cuộc sống phức tạp hay đơn giản, suy cho cùng đó cũng chỉ là một quan niệm. Vấn đề là bạn nhìn nhận nó ở góc độ nào và đón nhận nó với một thái độ ra sao sẽ quyết định chất lượng sống thật của bạn là gì?...

         Mỗi tuần một buổi học, thời gian tuy không nhiều nhưng nội dung đầy ý nghĩa. Ngoài việc chia sẻ kinh nghiệm luyện tập, hướng dẫn về kỹ thuật,… thì điều cần quan tâm nhất mà Thầy chủ nhiệm lớp luôn nhấn mạnh với chúng tôi về việc: phải buông bỏ”, phải “tĩnh” trong khi thiền, phải tu sửa tâm tính vì môn phái chúng ta đang theo học đó chính là “pháp luyện nhân” - “pháp luyện người tu”… Và kim chỉ nam cho những ai muốn tu luyện là phải thực hiện đủ “năm tâm”, nghĩa là: người tu luyện phải có: thiện tâm, thành tâm, chuyên tâm, tĩnh tâm và quyết tâm. Tuy nhiên đã có một số người do chưa hiểu hoặc hiểu nhầm hoặc nhân duyên chỉ có vậy nên đến rồi lại thôi vì họ thấy “không hiệu quả”… Đôi khi, chúng ta cứ lãng phí thời gian mải miết bận rộn đi tìm những cái quá to lớn, quá viển vông mà quên mất những điều bình dị và gần gũi đang tồn tại như vốn có...Thầy chủ nhiệm CLB cũng đã nói kỹ trong đĩa giảng pháp rằng: “Chúng ta tu luyện để tìm lại bổn lai của chính mình… Đối với sức khỏe cũng vậy, nó trong cơ thể mỗi người, khỏe hay yếu là do sự bảo vệ và rèn luyện của mỗi người…(cũng có một phần do “nghiệp”)…nhưng xin các bạn đừng đổ lỗi cho khách quan, hãy nhẫn nại và khiêm nhường ngẫm xem ta đã làm gì “có lỗi” với cơ thể của ta (?) để rồi ta sẽ biết ta phải làm thế nào?...

         Tháng 4 năm nay đến sớm hơn hay tôi thấy thời gian trôi nhanh?!... Nắng đầu mùa luôn làm cho mọi người thêm đẹp hay “thiền” giúp chúng tôi đẹp lên?!... Tôi thầm chúc các thầy cô mạnh khỏe, an lạc. Mong Thầy chủ nhiệm lớp luôn khỏe để mỗi tuần chúng tôi lại có thêm kinh nghiệm, thêm những buổi học lý thú và bổ ích. Chúc cả lớp bình tĩnh, nhẫn nại, tự tin trên con đường tu luyện.
Hà nội tháng 4 năm 2014

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

MỘT SỚM BÊN MỘ CỤ TRƯỞNG CẦN

Đàm Kim Cúc
Lớp DSNL12
                                   Lần đầu con viếng chốn đây
                             Tần ngần chân bước, dạ đầy xốn xang,
                             Mờ xa sương trắng giăng ngang
                             Rưng rưng nhòa ướt đôi hàng cau xanh.

                             Ấm nồng hương khói mong manh,
                             Chúng con nhẹ bước về quanh bên người
                             Thanh cao trọn vẹn một đời
                             Mà sao mặn chát giọt rơi đắng lòng.

                             Con xin dâng nén nhang hồng
                             Thảo thơm đôi nhánh hoa đồng ngát hương.
                             Mù tan thấp thoáng ánh dương,
                             Về đây muôn nẻo lần đường hồi sinh.

                             Giữa đồng khô rạ yên bình
                             Ngàn bông hoa tím cựa mình đón Xuân!
Cuối Đông 2013

Thứ Hai, 14 tháng 4, 2014

MỘT CHUYẾN ĐI

Đàm Kim Cúc
Lớp DSNL12  

 Ảnh: HT
Đây đâu phải lần đầu đến với Côn Sơn, mà sao lòng cứ như con trẻ, rộn ràng háo hức đến lạ. Có lẽ vì đây là lần đầu tiên được cùng thầy cô đi tiền trạm, khám phá sâu hơn miền đất hào khí hội tụ linh thiêng này.

Đúng 14 h ô tô chuyển bánh, Hà Nội dần xa... dần xa...
Đang lim dim mơ màng, bỗng nghe ai đó thốt lên mưa!
Giời ạ, mưa thật. Mưa lất phất bay, mưa thẫm đẫm cỏ cây, mưa không to nhưng cũng đủ làm ướt tóc. Kệ, thêm chút lãng mạn có sao đâu.
 Ảnh: Kiều Thủy
Điểm dừng chân đầu tiên của đoàn là đền Sinh đền Hoá, đó là một ngôi đền nhỏ nằm ẩn mình dưới chân núi Ngũ Nhạc. Đến đây, chúng tôi may mắn được thưởng ngoạn màn hầu đồng độc đáo, cùng với làn điệu Chầu văn vui tươi rộn rã. Ra về còn được lộc thánh mang theo.
 Ảnh: Trần Nghĩa
Đoàn ăn nghỉ tại khách sạn Lan Anh. Một không gian khoáng đạt và nên thơ, ngút ngàn thông reo, hoa vải nở trắng núi đồi, một mùi thơm ngan ngát dịu nhẹ lan toả trong mưa. Cách khách sạn không xa là hồ Côn Sơn thơ mộng, mặt hồ trong xanh phẳng lặng, hiền hoà như chính những con người nơi đây, những con người vốn sinh ra từ làng.

Í ới gọi nhau lên nhận phòng, và có chút chững lại. Nền nhà ẩm ướt quá, tường nhà rịn mồ hôi, ga gối đượm mùi thiếu nắng. Bất chợt nhớ đến Suối Hai. Cô nhân viên thanh minh "Ở đây mưa suốt tháng qua". Ừ, Hà Nội cũng vậy mà!

 Ảnh: Trần Nghĩa
Bữa cơm chiều ai đó lại nhắc tới Suối Hai. Hình như đã có một sự so sánh nhẹ. Xong, nhìn cô nhân viên khách sạn chạy ngược chạy xuôi, vừa đứng ở quầy lễ tân tiếp đón, thoắt cái đã lên phòng thay ga đổi gối theo yêu cầu, nhoằng cái xuống bếp xào xào, nấu nấu, giờ lại trong vai trò bưng bê, giữa tiết trời se lạnh mà gương mặt đỏ ửng lấm tấm mồ hôi, nở nụ cười thân thiện hỏi thăm các "thượng đế" có vừa miệng hay không. Lòng bỗng chùng xuống. Nỗi cảm thông dâng đầy vơi trong mắt mỗi người. Hình như đã nhớ ra mình là ai và đến đây làm gì. Chúng tôi, những con người đang hàng ngày hàng giờ miệt mài tu tập, ngày đêm mong mỏi tìm về với Chân - Thiện - Nhẫn. Vậy mà trong giây phút "dở người" lại cứ ngỡ mình là thượng đế.

"Ừ, ngon lắm cháu ạ!" Tiếng cười nói bỗng rộn rã hơn bao giờ hết, quên sạch lời thầy cô, thìa thìa đũa đũa cứ loạn xạ cả lên, đánh nhanh, diệt gọn, được thầy Nghĩa biểu dương "toàn bàn".
 Ảnh: Trần Nghĩa
Tối, thầy cho thiền hẳn 2 tiếng, đất thiêng có khác, năng lượng vào ào ào. Xong, có lẽ do lạ nhà, "lạ mùi" nên đêm đó giấc ngủ vẫn còn chập chờn.

Sáng dậy, thiền 2 ca liên tiếp, mưa nên phải thiền trong hội trường, vậy mà năng lượng vẫn ồ ạt tuôn chảy vào cơ thể. Thầy cô đo bằng con lắc, luân xa ai nấy cứ gọi là mở bung.

Buổi chiều được tự do. Thầy căn dặn nhớ phải đi theo nhóm. Lớp tôi gồm có 7 người và thêm "khách mời danh dự" là bác Trần Quốc Đắc, lớp ST5 TDH. Ngoài trời mưa vẫn bay ngang bay dọc. Nhìn nhau với ánh mắt đầy tinh nghịch, "ăn chơi sợ gì mưa rơi", thế là hăm hở lên đường.

 Ảnh: Kiều Thủy
Chùa Côn Sơn hay còn gọi là chùa Hun, nằm ngay dưới chân núi Côn Sơn, được bao bọc bởi những tán cây thông, cây đại thụ. Muốn vào đền thờ Nguyễn Trãi, đền thờ Trần Nguyên Đán, hay Giếng Ngọc...chúng tôi phải leo lên rất nhiều những bậc đá xanh uốn lượn, đi qua vài ba chiếc cầu đá xinh xắn bắc ngang qua khe suối nhỏ. Thấp thoáng hai bên đường, những loài hoa không tên đủ sắc màu, ẩn mình sau vòm lá xanh mướt.
Ảnh: Kiều Thủy
Dù chẳng đi chân trần, chúng tôi vẫn cảm nhận được cái mát lạnh của những phiến đá dưới chân. Khẽ nhắm mắt để cảm nhận hết được cái trong trẻo nơi đây, lắng nghe tiếng rào rạt của ngàn thông, và chợt nhận ra tiếng Đàn Cầm trong thơ Nguyễn Trãi không còn ngân khúc ai oán nữa.

Bác Đắc luôn dẫn đầu và đã bỏ xa chúng tôi, bóng bác thấp thoáng trong làn mưa bụi nhạt nhoà, tay cầm ô nhịp chân bước khoan thai. Thật khó có thể tin được rằng, đây là một ông già tuổi xấp xỉ 80, mấy chục năm mang trong mình căn bệnh gút, suy thận độ 2, và còn nhiều còn nhiều chứng bệnh khác nữa. "Bọn trẻ" chúng tôi bước gấp bước gáp, nhìn theo bác với ánh mắt đầy ngưỡng mộ.

Chưa trèo lên được tận Bàn Cờ Tiên, nơi giao thoa của đất trời, tiếc lắm nhưng đành lỗi hẹn vậy.
 Ảnh: KIều Thủy
Điểm đến cuối cùng trước khi trở về Hà Nội đó là đền Kiếp Bạc, chúng tôi kính cẩn dâng hương tưởng nhớ vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, cùng nhau ôn lại một giai đoạn lịch sử đầy hào hùng của đất nước chống lại kẻ thù phương Bắc.

Côn Sơn chưa xa mà lòng đã thấy nhớ da diết.. Ước một ngày đẹp trời, lại được cùng thầy cô và "bạn bè" trở lại nơi đây, ngồi tĩnh lặng trên những phiến đá xanh mát rượi, hít sâu vào lồng ngực hơi thở tinh khôi của trời đất, được đón những tia nắng ban mai lung linh rọi qua tán lá thông già, được lắng nghe tiếng chim lảnh lót buông vào không gian những nốt nhạc vui tươi của cuộc sống...

Chắc chắn rồi, đợi nhé ... Côn Sơn
Tháng 3 - 2014

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

Thông báo v/v đăng ký dự Đại lễ Cầu siêu

Đại lễ Cầu siêu Quốc tế diễn ra tại Việt Nam 2 ngày mùng 9 và 10 tháng 5 năm 2014. Địa điểm tại Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội và Quảng Bình. Mọi người trong CLB muốn đến dự, đăng ký danh sách cho lớp trưởng. 
Lớp trưởng nộp danh sách cho BCN CLB (qua địa chỉ email trannghia47@gmail.com). Hạn nộp cuối cùng là ngày 20/4/2014 để BCN tổng hợp danh sách xin Ban tổ chức giấy mời. Mọi người trong CLB từ nay có thể thắp hương tại bàn thờ gia tiên nhà mình để cung thỉnh các vong linh nhà mình tới dự lễ cầu siêu tại Hoàng Thành Thăng Long Hà Nội.
Phó CN CLB Trần Văn Nghĩa

Thứ Ba, 8 tháng 4, 2014

VÔ MINH

Xin giới thiệu bài viết về VÔ MINH trong cuốn "NHÌN LẠI BẢN CHẤT CON NGƯỜI" của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma và Howard Cutler do Hoàng Phong biên soạn và dịch được Nhà xuất bản Phương Đông xuất bản năm 2012.

MỘT CÂU CHUYỆN VỀ VÔ MINH

Đức Phật có kể một câu chuyện như sau:
Có một anh thương gia cưới một người vợ xinh đẹp. Họ sống với nhau và sinh ra một bé trai kháu khỉnh. Nhưng người vợ lại ngã bịnh và mất sau đó, người chồng bất hạnh dồn tất cả tình thương vào đứa con. Đứa bé trở thành nguồn vui và hạnh phúc duy nhất của anh. Một hôm, vì việc buôn bán anh phải rời khỏi nhà, có một bọn cướp kéo đến đốt phá và cướp sạch cả làng, bắt cả đứa con của anh mang đi, lúc ấy đứa bé mới lên năm tuổi. Khi trở về, trước cảnh tang thương và điêu tàn, anh thương gia đau khổ vô ngần. Lúc bới những đống vật liệu cháy dở còn ngổn ngang ở nền nhà, anh tìm thấy xác một đứa bé cháy đen. Ngỡ là xác của con mình, anh bứt tóc, đấm ngược than khóc thật thảm thương và không sao nguôi ngoa được. Sau đó anh đem xác đứa bé đi hỏa táng rồi lấy một ít tro gói vào một mảnh lụa quý. Anh đeo gói tro ấy vào người, dù đang làm việc, đang ăn hay đang ngủ anh cũng không rời gói lụa. Thỉnh thoảng anh vẫn ngồi yên một mình để nhớ và thương con, và mỗi lần như thế anh lại khóc thật lâu.