Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Tư, 30 tháng 6, 2010

TÁC DỤNG CỦA NGỒI KIẾT GIÀ

Chỉ cần ngồi vào tư thế kiết già, dù ta không cố gắng tập trung tư tưởng vẫn có một sự thay đổi sóng não từ nhịp Beta khoảng 20c/s xuống nhịp Alpha khoảng 8 c/s. Nhịp Alpha là sóng não của một người trầm tĩnh, minh mẫn có tâm lý ổn định. Điều này có nghĩa là tự thân tư thế kiết già đã có công năng để dẫn dắt người thực tập dễ đi đến trạng thái thư giãn, nhập tĩnh.
Kết quả trên cũng phù hợp với những lý luận và thực tế lâm sàng của y học châm cứu cổ truyền về huyệt “Tam âm giao”. Được biết, khi ở tư thế kiết già xương mắt cá chân sẽ tạo sức ép khá mạnh lên đúng vị trí huyệt “Tam âm giao” của chân còn lại. Điều này có nghĩa là trong suốt thời gian ngồi kiết già, huyệt ”Tam âm giao” liên tục được kích hoạt. Ở những người thường ngồi tư thế này, sức ép tạo ra một dấu ấn trên mặt da tại vùng huyệt trong giống như một vết thương cũ đã lành. Huyệt “Tam âm giao” ở chỗ lõm bờ sau xương chày. Đối với người có tầm vóc trung bình, huyệt là điểm giao hội của ba đường kinh âm : Túc thái âm Tỳ, Túc thiếu âm Thận, và Túc quyết âm Can, Theo quan niệm chỉnh thể của y học Phương Đông, một tạng hoặc một phủ nào đó khi phát sinh bệnh biến sẽ có biểu hiện trên đương tuần hoàn của đường kinh đi qua nó. Ngược lại, ta cũng có thể thông qua những huyệt vị trên đường kinh để điều chỉnh những rối loạn bệnh lý của các tạng phủ bên trong. Ở đây, Can Thận chủ hạ tiêu, Tỳ chủ trung tiêu. Do đó, khi tác động vào huyệt “Tam âm giao”, ta có thể điều chỉnh toàn bộ quá trình chuyển hóa, hấp thu và bài tiết ở khu vực này. Đặc biệt là tác dụng “dưỡng Âm kiện Tỳ” và “sơ tiết Can khí” của huyệt. Tác dụng này giúp tái lập cân bằng nội tiết, nội tạng và điều hòa thần kinh giao cảm. Chính điều này giúp an định cả thân và tâm trong quá trình hành Thiền.
Việc kích họat vào huyệt “Tam âm giao” của tư thế ngồi kiết già còn làm sáng tỏ thêm một nghi vấn khác. Đó là ở tư thế này, chân hữu chồng lên chân tả hay ngược lại chân tả phải chồng lên chân hữu? Trong Tu thiền yếu quyết, ngài Phật Đà Ba Lợi (Buddha Pali) giải thích về kiết già. ”Ở Bắc Ấn Độ, kiết già phu tọa là cách ngồi chân tả chồng lên chân hữu và chân hữu chéo lên chân tả”. Tuy nhiên ở một số kinh tạng khác, chẳng hạn trong Thiên Thai chỉ quán của ngài Trí Khải Đại Sư thì “Kiết già phu tọa là cách ngồi chồng chân hữu lên chân tả và chéo chân tả lên chân hữu”.
Trên thực tế, hệ thống kinh lạc ở hai bên thân thể, bên phải và bên trái có tính tương đồng và đối xứng với nhau. Do đó dù ngồi cách nào thì một trong hai huyệt, hoặc “Tam âm giao” phải hoặc “Tam âm giao” trái sẽ được tác động. Hơn nữa. “Tam âm giao” là một trong số rất ít các huyệt vị có tính tự điều chỉnh rất cao. Dù kích thích vào huyệt theo cách nào, lâu hay mau, bên phải hay bên trái thì hiệu ứng mang lại vẫn là cải thiện, là điều chỉnh để tiến đến hòa hợp và cân bằng. Do đó tùy theo sở thích hoặc thói quen của mỗi người, cả hai cách ngồi trên đều mang lại kết quả tốt đẹp cho việc hành thiền.

Thiền dã ngoại Côn Sơn tháng 6/2010



Cảm ơn Anh Nghĩa về bộ ảnh này. Đợt này anh Nghĩa chụp rất nhiều ảnh phong cảnh. Tổng cộng tất cả là 100 tấm đấy, Thu post hết lên. Cả nhà tha hồ mà xem.:)

Thứ Ba, 29 tháng 6, 2010

CÂU LẠC BỘ ĐI DÃ NGOẠI THÁNG SÁU


Tháng 6, lớp thiền lại tổ chức đi Côn Sơn. Thế là từ tháng 9 năm ngoái đến nay hầu như lần nào CLB tổ chức đi thiền dã ngoại tôi đều đi. Có những đia điểm đã đến nhiều lần, song mỗi lần đến lại có những cảm hứng mới, những điều thú vị mới. Lần nào đi cũng tưởng rằng: không thể có lần nào mà thiền lại thú vị và có kết quả như lần này ; ấy thế mà lần sau đi lại thấy nhiều cái thú vị hơn, kết quả tập lại tốt hơn .
Lần này (tháng 6) đi thiền không ngờ lại thú vị đến thế. Khi đăng ký đi đúng dịp đang có đợt nắng nóng tại miền Bắc. Có nhiều lý do, số người đăng kí đi lần này giảm hẳn so với các lần trước; những tay thiền sừng sỏ, cổ cánh, chí cốt…có việc bận, nghỉ rất nhiều...hơi có cảm giác thiếu thiếu, nao nao cái gì đấy. Mọi người tự hỏi: "Không biết đợt này đi thế nào?" Thật không ngờ chuyến đi này lại gặp nhiều thuận lợi đến thế.
Có 35 người đăng kí đi - 35 người ở nhiều địa điểm tập khác nhau. Kế hoạch 17 giờ xuất phát tại Hà Nội. Nhiều lo lắng: "Lo mọi người có tập trung đủ, đúng giờ không? Giờ này Hà nội dễ tắc đường lắm? Mấy hôm nay nóng trở lại mất rồi? Nghe nói Côn Sơn cứ cách một ngày lại mất điện một ngày; nhà nghỉ trên trên đó lợp ngói hễ mưa là dột, hễ nắng là nóng, không có điện tức là không có quạt, không có nước…liệu có chịu được không." Không biết mọi người nghĩ thế nào, còn tôi thì nghĩ rằng đây là cơ hội tốt để luyện thân, luyện ý chí, nghị lực…Trước những khó khăn như thế lại nghĩ đến thời đã qua – thời bao cấp, thời chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Trước cái chết có ai nghĩ đến gian khổ đâu; cái gì cũng thiếu thốn- không điện, không quạt máy, phải ngủ trong rừng, không có nhà cửa..phải lao động không tính giờ, không có ngày nghỉ…Khó khăn bây giờ theo cách nói của bà Thoa là “Muỗi”.
Thực tế lại trái ngược hoàn toàn với những lo lắng ban đầu. Đúng giờ mọi người đã tập trung đầy đủ; trời như mát trở lại, ánh nắng bớt chói chang bởi các đám mây kéo đến; đường đi thì thông thoáng, xe chạy một mạch đến Côn Sơn không phải dừng lại vì tắc đường ở bất kì chỗ nào. Côn Sơn mát mẻ, đêm ngủ có người phải đắp chăn; Điện nước đầy đủ, chỉ có hôm cuối cùng mất điện nhưng đã có máy nổ thay thế. Trời hôm đó oi bức, nhưng thật may cuối buổi chiều trời đổ mưa, không khí mát mẻ trở lại. Phải chăng các chuyến đi đặc biệt như thế này luôn có Thày Tổ phù hộ. Chúng con xin tạ ơn Thày. Nhìn chung về yếu tố khách quan thế là tạm ổn.
Vẫn như mọi lần, cả ngày chỉ thiền: 5 giờ sáng lên núi; một buổi thiền ở đền thờ Trần Nguyên Đán, một buổi thiền ở nền nhà cụ Nguyễn Trãi. Định lên Ngũ Nhạc song vì đợt này nhiều các cụ cao tuổi và bệnh nặng nên không đi. Cũng có một vài người trẻ đi lên Ngũ Nhạc thiền. Các buổi sáng sau khi lên núi thiền về lại thiền tiếp và đo năng lượng. Buổi chiều và tối vẫn thiền. Ngoài giờ tập thiền Thày tổ chức hướng dẫn mọi người dùng Quẻ dich chữa bệnh và áp dụng chữa bệnh ngay cho mọi người. Ngoài Thày, cụ Vân dùng quẻ dịch chữa bệnh đã có thêm một số người dùng quẻ dịch chữa bệnh.
Đợt này đi tập ai ai cũng vui vẻ vì năng lượng tăng quá nhanh, nhiều người không tin là mình lại tăng đến như thế. Bên cạnh tôi một cụ nét mặt rạng ngời, đang nói chuyện với con gái qua điện thoại, cụ nói to lắm, ai cũng nghe tiếng: "Ối con ơi, mẹ thích lắm, thích không thể tả được; con có lên đây mới biết. Mẹ khỏe lắm, không say xe; ở đây mát mẻ lắm, mọi người vui vẻ lắm...” cụ nói cứ như reo lên trong máy. Có lẽ niềm vui của cụ cũng là niềm vui chung của mọi người.
Thật lạ, chỉ lên Côn Sơn tập 2, 3 ngày mà năng lượng thu được bằng , thậm chí hơn cả tháng tập ở nhà. Người mới tập thì thêm vài trăm, những người đã có năng lượng trên triệu vô cực thì ít ra cũng tăng gấp đôi; có người tăng vài ba triệu vô cực. Đi Côn Sơn tuy vất vả song đổi lại sức khỏe mỗi người được tăng thêm. Ai cũng có lãi.
Tháng 6 sắp hết, tháng 7 lại đến, hẹn mọi người trong câu lạc bộ lại gặp nhau ở địa điểm dã ngoại tháng 7 để lại thấy bao điều thú vị mà từ trước đến giờ chưa lần nào đi mà có được.
(Ảnh minh họa: VNQ)

Chủ Nhật, 27 tháng 6, 2010

BẢN CHẤT CỦA NĂNG LƯỢNG SINH HỌC

Năng lượng sinh học (NLSH) của con người đang được nhiều nhà khoa học của nhiều ngành khác nhau quan tâm nghiên cứu và ứng dụng vào cuộc sống, nhằm phục vụ sức khoẻ con người.
Qua lớp huấn luyện NLSH, cũng như sau thời gian luyện tập, hầu hết những người theo học đều có khả năng thu nhận năng lượng sinh học ở mức độ khác nhau. Đó là khả năng có thật, không thể phủ nhận.
Trên quan điểm triết học biện chứng, cũng như quan điểm khoa học, đã là một sự kiện thì bao giờ cũng phải được xét trên các phương diện: hiện tượng, bản chất, vận động và hệ quả.

* VỀ HIỆN TƯỢNG
Có thể định nghĩa: Con người bằng khả năng bẩm sinh hoặc do tai nạn, hoặc do tu luyện lâu ngày, hoặc do học tập mà có, thu nhận năng lượng vũ trụ qua hệ thống luân xa (chakra), chuyển thành nội năng để phát sóng ở não hoặc tạo xung năng lượng mang thông tin phát ra hai bàn tay.
Đây là hiện tượng có thật qua việc học tập, nghiên cứu, huấn luyện. Chúng ta rất tế nhị đã áp dụng NLSH ở mức thấp nhất là dưỡng sinh nhằm duy trì bảo vệ sức khoẻ cho mình, nếu có khả năng cao có thể giúp đỡ được người thân. NLSH, nếu tập luyện đúng một thời gian thì khả năng kỳ diệu này được ứng dụng hiệu quả rất là to lớn. Đó là Xung, Sóng, Ánh sáng, Thông tin.
Như đã trình bày, có rất nhiều thuật ngữ, tên gọi khác nhau tuỳ theo nhận thức và tri thức từng giai đoạn phát triển của nền văn minh. Thuở con người chỉ biết chất rắn và chất lỏng thì vật chất này ta gọi là khí (Prana hay Qi), lần lượt khoa học làm sáng tỏ thêm dạng vật chất Plasma thì nó lại có tên Plasma sinh học, v.v.
Trong dân gian quen gọi nó là "Nhân điện ". Tất cả các nguyên lý điện động học đều không thoả mãn tính chất của nhân điện. Xin đừng hiểu nó là điện tim, điện não, điện cơ... của con người để rồi lý giải một cách đơn giản, sai lệch và thiếu thuyết phục. Năng lượng và vật chất có khả năng chuyển hoá cho nhau, vì vậy NLSH mang các tính chất sau:
1- BẢN CHẤT XUNG:
Nguồn NLSH do tập luyện mà có được bức xạ ở bàn tay mạnh hơn bất kỳ một nơi nào trên thân thể từ 100 đến 1.000 lần. Năng lượng bức xạ dưới dạng xung theo nguyên lý bức xạ Planck: (năng lượng bức xạ dưới dạng xung: E1 - E2 =hv).
2 - BẢN CHẤT SÓNG:
Khi tạo được NLSH ở mức cao, năng lượng này có thể bức xạ và lan truyền dưới dạng sóng. Đặc biệt loại sóng này định hướng và mang thông tin của chủ nhân, ít bị tiêu hao.
3 -BẢN CHẤT ÁNH SÁNG
Do mang tính chất xung (hạt) và tính chất sóng nên NLSH mang bản chất ánh sáng. Thuật ngữ “ánh sáng” phải hiểu theo nghĩa rộng là sóng có bước sóng từ 0 - 100 um (Trong khi đó, loại ánh sáng nhìn thấy bằng mắt thường có bước sóng 0,38-0,78 um)
4 -VẬT CHẤT MỚI
Trong lĩnh vực này, xuất hiện nhiều điều vượt quá khả năng lý giải của khoa học đương đại. Nhà vật lý nổi tiếng, giải thưởng Nobel, giáo sư R. Feymann, từng khẳng định: "Chúng ta không thể giải thích được bằng cách đưa ra các kiến thức vật lý sẵn có, mà phải mở rộng vật lý học..."
Nghiên cứu bản chất thật sự của NLSH vẫn còn đề tài mới lạ, bỏ ngõ với hầu hết chúng ta. Muốn giải thích được các hiện tượng kỳ diêụ của con người, chúng ta cần phải đầu tư nghiên cứu cả chiều rộng lẫn chiều sâu. NLSH là vật chất mới có thể khác với các loại vật chất vật lý đã biết. Loại vật chất này có bản chất: siêu trạng thái (xung, sóng, ánh sáng), siêu dẫn định hướng và mang thông tin.
5 -BẢN CHẤT THÔNG TIN
Loại vật chất này mang thông tin của chủ nhân, nên người ta gọi là tâm năng. Bản chất thông tin quyết định tính nhân đạo của các phương pháp ứng dụng. Vì nếu phát thông tin không tốt thì hiệu quả thấp và ảnh hưởng Nhân - Qủa ngay lên chủ nhân phát tín hiệu.
Nghiên cứu khoa học lĩnh vực này là sự nghiệp không chỉ của một người, ngành, mà là của nhiều người, nhiều ngành, không chỉ là của một thế hệ mà là của nhiều thế hệ. Mọi người điều bình đẳng trước khoa học. Tuy nhiên, với điều kiện vật chất đầu tư nghiên cứu còn bị hạn chế, việc nghiên cứu ứng dụng trở thành cấp bách hơn, thiết thực hơn đối với cuộc sống.
(Sưu tầm từ trên mạng)

Thứ Sáu, 25 tháng 6, 2010

Một số món chay

1. Rau Cải Kho Nước Dừa
Nguyên liệu:
100g măng tươi hoặc khô , 100g bắp cải ; 100g củ cải ; 100g giá đậu ; 100g cà rốt ; 100g khổ qua ; Nước dừa ; Sữa dừa ;
2 miếng đậu hũ chiên ; Xì dầu, đường, muối
Cách làm
Cắt mọi thứ thành khuôn vuông vừa ăn và cho vào nồi lớn (trừ đậu hũ). Cho đủ nước dừa vào nồi cho ngập rau. Nấu sôi đến khi rau củ mềm. Cho đậu hũ, sữa dừa, xì dầu, muối, đường, nêm vừa ăn. Nếu bạn có dùng khổ qua, luộc riêng trong 5 phút trước khi cho vào hầm chung.
Nên chú ý không hầm quá kĩ để tránh bắp cải và giá đậu mềm nhũn. Cho giá đậu vào sau cũng được.

2. Canh Bông Cải Chay
Nguyên liệu
-1/2 đầu bông súp lơ ; 1 củ cà rốt ; 2 miếng thực phẩm thay thể hoặc đậu hủ ; 1 quả táo ; Muối, đường ;
Cách làm
Cắt bông cải và cà rốt thành miếng vừa ăn. Luộc táo và cà rốt trong 15 phút để lấy nước dùng. Vớt bỏ táo. Cho súp lơ và đậu hũ chiên vào đun sôi cho bông cải chín. Nêm muối, đường vừa ăn.
Dọn canh ăn nóng.

3. Gỏi Bạc Hà Chay
Nguyên liệu
500g môn bạc hà; 2 củ cà rốt ; 2 quả ớt chuông ; 100g đậu hũ chiên ; 100g thịt vịt chay đã nấu chín ; 4 thìa đường ; 3 thìa giấm ; 1 muỗng xì dầu ; Ngò gai ; Tôm chay (tùy thích) ; Đậu phộng rang ; Lá quế
Cách làm
Cắt cà rốt và ớt chuông thành sợi nhỏ rồi trộn với đường, giấm và muối. Ngâm 20 phút hoặc tới khi rau củ hơi quắt lại. Tước vỏ môn, và cắt thành lát mỏng. Trộn bạc hà với cà rốt và ớt chuông, để ráo, vắt hết nước.
Cắt đậu hũ thành miếng dài mỏng. Xào sơ với xì dầu và tiêu. Cắt nhỏ ngò gai.
Trộn chung các nguyên liệu với nhau. Nêm lại gia vị vừa ăn. Trang trí với tôm chay, vịt chay, rau quế và đậu phộng.
Dùng kèm chén tuơng xì dầu pha ớt xắt lát. Khi đã trộn các nguyên liệu với nhau nên dọn ăn ngay để gỏi được dòn.

4. Pha nước mắm chay
Bằm nhỏ ớt và bắp cải (bắp cải bằm nhìn giống tỏi). Trộn ½ thìa đường, ½ thìa muối và chanh với 1/2 chén nước sôi hoặc nước dừa. Nêm cái gia vị cân bằng nhau. Cho một chút xì dầu vào “nước mắm” cho có màu. Rắc ớt và tỏi lên trên. Bạn đã có “chén mắm” rất giống thật.
Ghi chú: Nếu bạn ăn chay vì lí do sức khỏe và chỉ muốn tránh dùng thịt. Có thể sử dụng hành tỏi và các gia vị khác tùy thích.

Thứ Năm, 24 tháng 6, 2010

TÔI ĐI TẬP THIỀN NHƯ THẾ ĐẤY

Mọi người nói tôi viết một bài chia sẻ kinh nghiệm thiền, nghĩ mãi không biết viết thế nào vì tôi đã có kinh nghiệm gì đâu. Có thể nói tôi chỉ là một cậu học trò mới vào lớp vỡ lòng của môn thiền lửa tam muội. Tôi đến lớp với sự ngưỡng mộ tất cả mọi người. Xung quanh tôi không phải chỉ có Thày Chủ Nhiệm là thày của tôi mà còn biết bao học viên khác đáng để tôi học hỏi và còn lâu mới theo kịp. Ông Vân, bà Thoa, chị Lệ; Vân lớn Vân nhỏ ; hai vợ chồng anh chị Thơi, Thu (kể cả cháu “Bi”), Thủy, Quyết, và biết bao nhiêu người khác nữa …đang là bậc thày của tôi.
Những tâm sự tôi viết dưới đây giống như một cậu học trò được thày gọi lên bảng trả bài, có gì sai sót mong các thày (mọi người) góp ý.
Đòi hỏi trước tiên ở người tập bất cứ môn tập nào là tính tự giác, kiên trì và nghị lực. Không tự giác, tập vì phong trào, vì một động cơ nào đó …sớm muộn cũng bỏ dở không thể theo tập đến cùng. Tính tự giác phải gắn với tính kiên trì và nghị lực. Đừng bao giờ nghĩ rằng đi tập thiền chỉ có niềm vui; chỉ ngồi im lặng có phải làm gì vất vả đâu,..ai chả làm được…Tôi không nghĩ vậy. Tôi đã đi tập, càng tập càng thấy vất vả, càng thấy mình dốt… cứ phải lên dây cót luôn mới đủ nghị lực tập tiếp. Ngồi im lặng 5ph, 10 phút, ai cũng làm được nhưng im lặng 20ph, 30ph không phải dễ; đấy là chưa kể ngồi thiền hàng giờ, vài giờ. Tôi đã nghe có người nói “ ngồi kiết già khi thiền có lúc đau đớn, mệt mỏi ..phát khóc lên được”. Thử tưởng tượng xem; có ngày nắng cháy da cháy thịt, hay mưa tầm mưa tã, mùa đông thì rét thấu xương … sức khỏe lại yếu, các loại bệnh mãn tính hoành hành theo thời tiết, …Phương tiện đi lại không có, phải đi xe ôm, xe buýt; nhà thì xa, phải đi tập đều theo lịch… như thế, không có nghị lực, không có tính kiên trì liệu có đi nổi không? Có người tập một vài tuần, một vài tháng bệnh đã thuyên giảm, họ đi tập tiếp là chuyện bình thường. Thử hỏi bạn đi tập hàng tháng, thậm chí vài ba tháng bệnh không thuyên giảm, thậm chí còn gia tăng…bạn có đi tập tiếp không? Tôi là người ở trong trường hợp thứ hai, bị bệnh tiểu đường, huyết áp, thày nói tập 3 tháng là khỏi; tôi tập 3 tháng, thậm chí hơn nữa, bệnh không thuyên giản, thậm chí còn tăng thêm. Tôi vẫn đi tập đều, vì nghĩ rằng: thời gian ủ bệnh của tôi có lẽ đã kéo dài nhiều năm và thời gian mắc bệnh cũng đã hàng chục năm . Vậy tập 1 vài tháng thậm chí hàng năm bệnh mới chuyển là chuyện bình thường. Qủa nhiên tôi kiên trì tập đến tháng thứ 6 hoặc 7 gì đó bệnh mới chuyển. Mọi người đến tập, đa số đều thấy chuyển bệnh ngay từ những buổi đầu tiên. Tôi hỏi một số người họ nói: nào là thấy rõ khí vào các huyệt, thấy các huyệt nóng lên, thấy bệnh chuyển biến rõ rệt. Còn tôi không thấy ngay thế đâu, các hiệu ứng đến với tôi thật từ từ, thậm chí còn khó nhận biết. Tôi chỉ nhận ra mình tập có kết quả khi qua mỗi tháng đều thấy năng lượng trong người tăng lên; tháng ít thì vài trăm nghìn, tháng nhiều thì một vài triêu vô cực. Cứ đều đặn như thế, tháng sau năng lượng vào nhiều hơn tháng trước. Thấy được kết quả tôi rất phấn khởi. Ngày nào tôi cũng thiền; vài tháng đầu tôi thiền bài 60 phút, những tháng sau tôi thiền bài 80 phút. Càng thiền tôi càng thấy mê, bỏ thiền một ngày là khó chịu. Thường hàng ngày tôi bắt đầu thiền vào khoảng 4 đến 5 giờ sáng. Ngày nào khó ngủ tôi thiền vài lần trong đêm. Mất ngủ mà thiền sáng ra không thấy mệt ; mất ngủ không thiền thì mệt lắm.
Ngay từ những ngày đầu tiên tôi đã xác định, không ai có thể thay mình để tạo cho mình có năng lượng (để chữa bệnh cho mình); chỉ có bản thân mình chịu khó tập luyện cho đúng và chỉ có chịu khó tập luyện thì sự giúp đỡ của thày và của mọi người mới có tác dụng. Tôi cho rằng ỷ lại vào thày, cái mà mình có được không bao giờ bền vững, tất nhiên hiệu quả chữa bệnh không cao; bệnh nhờ thày mà thuyên giảm song sẽ nhanh chóng tái phát trở lại. Có lẽ từ lý do trên mà một số người chán nản, không tin vào phương pháp này và bỏ không theo nữa.
Một kinh nghiêm nữa mà tôi muốn trao đổi với mọi người là hãy biết dùng phương pháp tổng hợp trong chữa bệnh. Những người bệnh nặng phải có chế độ tập luyện hợp lý- tức là tập luyện với khả năng cao nhất của mình, mình chịu đựng được; không nên bắt chước người khác mà cố quá sức chịu đựng của mình; đôi khi điều đó lợi bất cập hại. Hợp lý trong thời cơ tập luyện, thời lượng tập luyện, không gian tập luyện và tần số tập luyện trong ngày. Tập luyện không nhất thiết chỉ có tập thiền cả ngày; có thể tập một số môn khác như: đi bộ, múa, dưỡng sinh, yoga…Tập gì cũng phải cho phù hợp với từng cơ thể, từng loại bệnh, từng độ tuổi….
Tập luyện hợp lý chưa đủ, còn phải có chế độ ăn uống hợp lý; tức là ăn đủ lượng dinh dưỡng theo bệnh của mình. Mỗi cơ thể, mỗi loại bệnh có chế độ dinh dưỡng khác nhau (đừng bắt người bệnh da dày ăn nhiều chất chua, người bệnh gan ăn nhiều mỡ…). Ăn uống hợp lý cơ thể sẽ thấy thoải mái, dễ chịu.
Còn nữa; chế độ sinh hoạt hàng ngày (ăn ngủ, nghỉ, chơi, tham gia các sinh hoạt xã hội, cộng đồng… kể cả các hoạt động đời thường khác…) sẽ giúp ta rèn luyện trí não; con người không lão hóa nhanh, khắc phục được tính trì trệ, tính ì; sẽ nhanh nhẹn, sáng suốt, tươi vui hơn.
Hãy đừng quên uống thuốc khi tập luyên còn chưa đến ngưỡng trị khỏi bệnh. Vẫn phải kết hợp tập luyện và uống thuốc; hãy giảm từ từ cùng với kết quả tập luyện. Trường hợp bà Thoa bỏ hẳn thuốc để chỉ có tập luyện, chỉ nên tham khảo , hãy áp dụng thận trọng kẻo hối không kịp. Hãy nhớ rằng bà Thoa đã tập nhiều năm, là người có năng lượng rất cao mới được làm như vậy.
Kinh nghiệm tập luyện của tôi chẳng có gì mà viết lại miên man sợ rằng phí chỗ đăng bài và mất thời gian người đọc.

Thứ Tư, 23 tháng 6, 2010

Nấm rơm kho tiêu

Món ăn đơn giản nhưng đậm đà vô cùng nhất là khi được nấu trong tô đất. Thoảng trong vị thanh vị mặn thanh của nấm là hương vị quê nhà, gần gũi khó phai....
Nguyên liệu:
- 100g nấm rơm
- 2 nhánh búp tiêu xanh
- 1 thìa cà phê dầu mè
- 1 thìa súp dầu ăn
- 2 thìa súp nước tương
- 1/2 thìa cà phê muối
- 1 thìa cà phê đường
- 1/4 thìa cà phê tiêu
- 1/2 thìa cà phê bột ngọt
Thực hiện:
- Nấm rơm ngâm nước muối pha loãng, rửa sạch bằng nước lạnh, cắt chân, vớt ra để ráo. Tiêu xanh rửa sạch.
- Cho nấm vào thố đất, nêm nước tương, muối, đường, bột ngọt, dầu ăn, ướp để thấm khoảng 10 phút.
- Bắc lên bếp, cho tiêu xanh vào, đậy nắp, kho nhỏ lửa cho tất cả các gia vị thấm vào nấm là được.
- Tắt bếp, cho dầu mè vào trộn đều. Dùng với cơm nóng rất ngon.
Chú ý:
Nấm rơm ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 10 phút cho ra chất dơ và độc tố. Dùng dao cắt chân nấm và cạo sạch rơm bám xung quanh nấm (nếu có), rửa sạch. Cho nấm rơm vào nồi, nêm nước tương, muối, đường và bột ngọt vào.

Thứ Ba, 22 tháng 6, 2010

BÀI THIỀN QUÂN BÌNH ÂM - DƯƠNG

1. Đứng:
Đứng thẳng, hai bàn chân mở khoảng cách bằng vai, hai tay buông xuôi, ngửa hai lòng bàn tay ra phía trước, mắt nhắm, miệng khép, đầu lưỡi chạm chân răng cửa hàm trên, toàn thân thả lỏng.
2. Thở:
Hít vào bằng mũi nén hơi xuống bụng dưới, quán tưởng: “Hãy thu năng lượng vào 2 lao cung (2 lòng bàn tay) làm cho hai lao cung nóng lên.”
Nín thở, quán tưởng: “Năng lượng từ hai lòng bàn tay chạy dọc theo 2 cánh tay lên luân xa 5, làm cho luân xa 5 nóng lên.”
Thở ra bằng mồm, bụng xẹp xuống, quán tưởng: “Năng lượng từ luân xa 5 chạy dọc theo cột sống xuống 2 chân.”
Nín thở.
Vận hành như vậy 3 lần.
3. Đứng yên trong khoảng 15 phút.
4. Sau 15 phút, xả thiền:
- Ngồi bệt, hai lòng bàn chân úp vào nhau.
- Xả thiền như trong bài LỬA TAM MUỘI.
- Sau khi xả thiền xong mới rời 2 lòng bàn chân ra.

Lưu ý:
- Bài này tập vào buổi chiều rất tốt.
- Khi sờ hai bàn chân nóng lên là đạt yêu cầu.
- Thời gian hít vào, nín thở và thở ra phải bằng nhau.
- Bài này rất cần cho những người mắc bệnh cao huyết áp.

Chủ Nhật, 20 tháng 6, 2010

Người mang niềm tin, khát vọng sống cho mọi người

Thầy, bên trái, và Nguyễn Tiến Quyết - tác giả bài viết, bên phải, đang hỗ trợ chữa bệnh cho sư Phương.

Ngày nay, trong cuộc sống vất vả với những bon chen, toan tính đời thường, với những lo âu được - mất, vẫn có những người lặn lội mang niềm tin và khát vọng sống đến cho mọi người mà không vì lợi ích cho riêng cá nhân mình, một trong những người đó là Thầy của chúng tôi.

Thầy của chúng tôi là một đại tá quân đội đã nghỉ hưu. Nơi ở của Thầy suốt hơn 5 năm qua đã trở thành nơi chúng tôi gửi gắm bao nhiêu niềm tin và tìm lại được sức khỏe cho chính mình, xoa dịu những cơn đau, những nỗi thất vọng khi phải đối mặt với những căn bệnh hiểm nghèo. Cũng tại nơi này, không ít người trong số chúng tôi đã tìm lại được nụ cười khi biết rằng mình đã vượt qua được chính mình, đã chiến thắng được bệnh tật, đã lại trở thành một người khỏe mạnh sống có ích cho đời, cho gia đình và cho bản thân.


Tôi viết lên đây những dòng mộc mạc chỉ nói lên được phần nào đức độ và lòng nhân từ của Thầy. Từ đáy lòng mình, tôi khâm phục Thầy lắm, nguyện noi gương Thầy suốt đời. Trong cuộc sống đời thường, khi mà rất nhiều người chỉ biết thu lợi về cho bản thân, càng nhiều càng tốt, làm việc gì cũng chỉ nghĩ đến lợi cho cá nhân, thì Thầy tôi lại âm thầm "đóng bè làm phúc". Từ già đến trẻ, từ người mắc bệnh nan y đến bệnh bình thường, ai đến với Thầy, Thầy cũng nhiệt tình hướng dẫn cách luyện tập, để có thể nhanh chóng phục hồi sức khỏe. Thầy dạy chúng tôi biết kiên trì, nhẫn nại, giúp chúng tôi có được niềm tin vào phương pháp luyện tập, tin vào bản thân vượt qua những nỗi sợ hãi bệnh tật, nỗi tuyệt vọng để làm chủ chính cuộc sống của mình. Hàng tháng Thầy lại tổ chức cho các hội viên đi luyện tập thiền dã ngoại ở Côn Sơn, nơi có không khí trong lành rất tốt cho sức khỏe. Thật kỳ diệu, chỉ trong thời gian ngắn ngủi, từ 2 đến 3 ngày, ai cũng khỏe lên trông thấy, gương mặt ai cũng phấn khởi, vui vẻ, cười nói sảng khoái quên hết lo ưu, phiền muộn.


Là một quân nhân đã nghỉ hưu, Thầy luôn nhiệt tình tham gia các công tác xã hội, các hoạt động đoàn thể ở địa phương nơi cư trú. Thầy còn là thành viên tích cực của Hội Bơi của người cao tuổi, Hội Quốc tế ngữ, Chi hội Y học Dân tộc Quốc Tế Ngữ. Thầy dành rất nhiều thời gian để tham dự các lớp nâng cao kiến thức về Giải phẫu học, y học cổ truyền như Diện chẩn, Ymeiho, xoa bóp, bấm huyệt, y lý...


Cùng với các bác trong Ban Liên Lạc Cựu chiến binh Trung đoàn 88 - Tu Vũ anh Hùng, Thầy đã đi đến rất nhiều cơ quan, đoàn thể, tổ chức để vận động quyên góp xây Khu Lưu niệm Truyền thống - Tưởng niệm hơn 6000 liệt sỹ của Trung đoàn tại xã Tân Cương, thành phố Thái Nguyên. Năm 2009 công trình đã được khánh thành và đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử đúng vào dịp lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trung đoàn 88 - Tu Vũ anh hùng.


Một tuần có 7 ngày, Thầy dành 4 ngày để lên lớp, hướng dẫn cho các hội viên luyện tập, còn 3 ngày Thầy dành thời gian học hỏi, tìm tòi, nghiên cứu phương pháp luyện tập sao cho các hội viên luyện tập đạt kết quả tốt. Thầy lấy niềm vui của học trò làm niềm vui cho chính mình, lấy việc làm từ thiện để góp những giọt mật cho đời. Những lời nói trầm ấm, thiết tha, những triết lý về tâm linh cao cả, thiêng liêng thật sâu sắc quá. Chúng tôi, từ già đến trẻ, chẳng ai bảo ai, đều khâm phục và biết ơn Thầy tận đáy lòng. Từng buổi tập, ai cũng lắng nghe Thầy, và cố gắng tập sao cho tốt mang lại sức khỏe cho mình và làm niềm vui tặng Thầy. Thật kỳ diệu, với niềm tin, với sự quyết tâm, với sự chỉ bảo nhiệt tình của Thầy, chỉ ngồi thiền mà đẩy lùi được bệnh tật. Với bệnh nhẹ không cần dùng thuốc cũng khỏi, với bệnh nặng thiền giúp cho tác dụng của thuốc được nhanh hơn, hạn chế các phản ứng phụ, giúp phục hồi nhanh hơn. Tất cả chúng tôi, những học trò của Thầy, luôn mong Thầy được khỏe mạnh để giúp ích thật nhiều cho đời.
Ngày 19/6/2010
Nguyễn Tiến Quyết

Góc thư giãn


Ca sỹ Như Quỳnh với bài hát "Mầu tím hoa sim"

Hôm nay đến sinh hoạt CLB, gặp 2 chị Tỵ và Thoa. Hai chị vui vẻ chia xẻ cảm tưởng khi xem bài viết về MẦU TÍM HOA SIM, ca ngợi cô ca sỹ hát bài đó và tha thiết muốn rõ về cô ca sỹ ấy! Duyên dáng, cao quí, giọng tuyệt hay! Vậy Sơn Tùng xin cung cấp cho 2 chị và các bạn quan tâm 2 tiết mục mới xung quanh bài thơ nhé: Một là lý lịch trích ngang cô ca sỹ Như Quỳnh. Hai là nhà thơ Hữu Loan và hoàn cảnh ra đời baì thơ bất hủ này nhé. Hai chủ đề này hơi dài, trích từ báo ra, từ trang tin trên mạng internet.. Một chút văn nghệ, văn gừng..gọi chung là văn hoá cho CLB ta thêm phần vui vẻ.

CA SỸ NHƯ QUỲNH
Như Quỳnh sinh tại Đông Hà, Quảng Trị. Tên khai sinh là Lê Lâm Quỳnh Như quê ở Thôn Ái Tử - Xã Triệu Ái -Huyện Triệu Phong - Quảng Trị. Cô có 2 người em trai là Lê Lâm Tường Duy, mới tốt nghiệp kỹ sư điện toán vào khoảng giữa năm 2000, và Lê Lâm Tường Khuê là một người rất đam mê về ngành thiết kế y phục, từng may nhiều kiểu áo dài cho Như Quỳnh mặc khi biểu diễn.
Sau khi vào Sài Gòn năm 1971, Như Quỳnh cư ngụ trên đường Nguyễn Bỉnh Khiêm và theo học cấp 1 tại hai trường Nguyễn Bỉnh Khiêm và Đinh Tiên Hoàng trước khi học tiếp cấp 2 ở trường Trần Văn Ơn và cấp 3 ở trường Trưng Vương. Cô đạt giải Đặc Biệt Cuộc thi Tiếng hát Truyền hình TP.HCM năm 1991.
Tháng 4 năm 1993, cô cùng gia đình định cư tại Mỹ. Ban đầu cả gia đình Như Quỳnh cư ngụ tại thành phố Philadelphia, tiểu bang Pennsylvania là nơi cha cô đang sống hiện nay với người em trai của cô là Tường Duy sau khi đi đến sự đổ vỡ với mẹ cô. Hai mẹ con cô và một người em khác là Tường Khuê đến cư ngụ tại thành phố Hungtinton Beach ở Nam California. Hiện nay cha cô cùng về sống với cô tại Santana (California).
Năm 1994, người điều hành Trung tâm Asia là Trúc Hồ và Thy Vân mời cô sang California thử giọng. Sau lần thử giọng đó, Như Quỳnh được mời ký giao kèo và ngay sau đó đã thu hình nhạc phẩm đầu tiên là Chuyện hoa sim trong chương trình Tác giả và tác phẩm.
Hai năm sau, cô chuyển sang cộng tác cho trung tâm Thúy Nga cùng một lúc với việc điều hành trung tâm nhạc NQ Records với Huy Anh - một người từng được cô coi như thân thiết - và hiện nay là Như Quỳnh Entertainment. Dù tình hình được coi như trì trệ đối với các trung tâm nhạc , nhưng những CD của Như Quỳnh vẫn là một trong những CD bán chạy nhất.
Về cuộc sống riêng tư, Như Quỳnh đã kết hôn với kỹ sư Không gian Nguyễn Thắng hiện đang công tác trong cơ quan chính phủ Hoa Kỳ và họ có một con gái tên là Melody Đông Nghi vào năm 2007

Nhà thơ Hữu Loan và bài thơ Mầu tím hoa sim

Hữu Loan với tình yêu trong Màu tím hoa sim
Từ Quốc lộ 1 đi vào thôn Vân Hoàn, xã Mai Lĩnh, huỵện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, nơi nhà thơ Hữu Loan ở cách xa dễ đến gần chục km, nhưng ai cũng biết nhà ông Tú Loan để chỉ đường. Đường xa, chúng tôi cứ theo hướng ngọn núi nhỏ mà đi. Giữa vùng đồng bằng tự nhiên hiện lên trơ trọi một ngọn núi nhỏ, đấy chính là nơi mà nhà thơ Hữu Loan từng nhiều năm làm nghề thồ đá nuôi 10 đứa con của mình.
Anh chup: 7.2008
Ở tuổi 92, thật ngạc nhiên khi ông vẫn còn khỏe mạnh, tự đi lại, gọt trái cây ăn hay tự rót rượu uống mà không đổ ra ngoài 1 giọt và vẫn còn khá minh mẫn. Có những người trong đời làm đến hàng ngàn, hàng vạn bài thơ, được đăng trên nhiều báo nhưng không ai nhớ nổi đến một câu thơ, thì Hữu Loan, với chỉ vài chục bài thơ, trong đó với Đèo Cả và đặc biệt là với Màu tím hoa sim, cái tên Hữu Loan cùng bài thơ đã đi vào lòng người biết bao thế hệ. Câu chuyện tôi muốn hỏi ông cũng xung quanh bài thơ Màu tím hoa sim, và ông cũng như chiều ý, trở về quá khứ của hơn nửa thế kỷ trước...
Cái ngày chàng trai Hữu Loan được ông bà kỹ sư Lê Đỗ Kỳ, vốn là Tổng Thanh tra Đông Dương của Bộ Canh Nông mời về dạy học cho 3 người con trai là một ngày định mệnh. Ngày ấy ông 26 tuổi, ngay đêm đầu tiên ông đến, bà Kỳ đã hạ sinh một đứa con gái, cô bé ấy sau này mắt luôn mở to nhìn ông không dứt, đấy là cô em gái của cô Ninh, lúc đấy Lê Đỗ Thị Ninh mới 10 tuổi. Ông xem cô như em gái (tôi yêu nàng như tình yêu em gái) và cô cũng rất quý mến ông.
“Ngày đấy chúng tôi còn tắm chung với nhau trong thùng gỗ”. Sau một thời gian ông lên thi tú tài ở Hà Nội và đỗ hạng ưu, người Pháp muốn mời Hữu Loan vào làm thư ký ở Phủ Toàn quyền với lương rất cao nhưng do không thích Pháp nên Hữu Loan trở về Thanh Hóa dạy học. Cô Ninh ngày càng lớn và càng xinh đẹp, nết na. Mặc dù gia đình rất giàu, có tới 500 mẫu ruộng và gần năm chục người làm nhưng riêng quần áo của Hữu Loan cô không cho người làm đụng đến mà tự tay giặt ủi và xếp, cất vào tủ cho ông. Hữu Loan không biết rằng bà Kỳ rất quý mến ông nên đã có ý gả cô em gái xinh đẹp tên Nga cho ông, nhưng do cô Nga không muốn vương vấn chuyện đời mà muốn xuất gia theo đạo nên bà lại chuyển sang muốn gả con gái mình. “Lúc đấy có bao giờ tôi nghĩ chuyện tình yêu với Ninh, tôi hơn cô ấy đến 16 tuổi, lại xem cô ấy như em gái nuôi” – nhà thơ Hữu Loan nhớ lại.
Rồi ông đi bộ đội, làm Chính trị viên tiểu đoàn ở sư 304 của tướng Nguyễn Sơn, cùng đơn vị với ông có Quốc, là người anh em họ với cô Ninh. Mãi cho đến một hôm, Quốc mới tiết lộ cho ông biết là bà Kỳ cử Quốc “giám sát” Hữu Loan để đề phòng ông có tình ý với những phụ nữ khác. Hữu Loan vốn dáng người cao to, đẹp trai, nói chuỵện văn chương lại giỏi nên lúc này biết bao cô gái để ý, từ những họa sĩ Giáng Hương, nhà báo quân đội Thanh Thanh, rồi các người đẹp Thúy, Loan... Nhưng nghe Quốc nói vậy, Hữu Loan ngỡ ngàng, hình ảnh cô Ninh tràn ngập trong đầu ông. Quốc bảo với ông: “Gia đình bà Kỳ đã có ý tác thành Ninh cho anh từ lâu lắm rồi, anh không nhận lời là anh phụ lòng gia đình họ”. Thế là ông về thưa chuyện với ông bà Kỳ để xin cưới cô Ninh.
Đám cưới diễn ra rất đơn giản, là đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên nên ông Kỳ cũng không muốn làm đám cưới rình rang, chỉ có ít bánh kẹo, mời dăm người khách. Câu thơ “ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới” vì cô Ninh nói với ông là vợ chồng cốt ở yêu nhau, không cần bày vẽ. Từ ngày cưới 16-2 đến ngày 29-5 cô Ninh mất là hơn 3 tháng Hữu Loan tranh thủ về phép vài lần thăm vợ, xong lại vội vàng trở lên nơi đóng quân ở Triệu Linh.
Cô Ninh chết trong một trường hợp rất đáng tiếc, trang trại làm một bến nước mới (còn gọi là bến Chuồng vì ở bên sông Chuồng) để người làm có chỗ tắm giặt. Đoạn này gần đổ ra biển nên nước chảy xiết. Buổi trưa bà Kỳ rủ cô Ninh ra tắm nhưng cô đã tắm buổi sáng nên mang quần áo ra giặt, không may trượt chân rơi xuống nước, bà mẹ quay lại chỉ thấy tóc con mình xấp xỏa trên mặt nước. Buổi trưa, người làm đi về nhà ăn cơm cả nên đến khi tìm được người ra mò thì không tìm được nữa. Mãi 3 ngày sau cô Ninh mới nổi lên không xa chỗ bến nước trong khi ở đây vốn nước chảy mạnh, có người nói do cô bị kẹt ở dưới đáy, có người bảo cô Ninh vương vấn gia đình nên không muốn đi xa... Cô Ninh hay mặc áo tím và ông cũng đã có lần dẫn cô đi chơi lên những đồi hoa sim tím và ngẫu nhiên là dọc bờ sông nơi cô chết cũng mọc đầy những hoa sim tím.
Chiếc bình hoa ngày cưới / thành bình hương / tàn lạnh vây quanh
Mãi khi Hữu Loan biết tin chạy về đến nơi thì mọi việc đã xong hết từ lâu, chỉ gặp bà mẹ ngồi khóc bên mộ con, chiếc bình ngày cưới nay được dùng để làm bình hương, chiếc bình hương đặc biệt ấy ông Hữu Loan vẫn giữ đến tận bây giờ, đặt trên bàn thờ cô Ninh. Trước đây bàn thờ có một tấm ảnh cô Ninh chụp năm 10 tuổi, nhưng vào một đêm bão lớn, nước tràn từ mái nhà xuống bàn thờ đã phá hỏng tấm ảnh duy nhất đó.
Ba người anh của cô Ninh mà ông Hữu Loan đã dạy học và đựợc nhắc đến ở ngay đầu bài thơ lúc đấy đều xung phong đi bộ đội và đang ở chiến trường Đông Bắc, không hiểu thư từ đi lại khó khăn ra sao mà họ nhận được thư báo tin em gái mất, rồi ít lâu sau mới nhận được thư báo tin em gái lấy chồng. Ít ai biết được về ba người anh đấy, người anh cả Lê Đỗ Khôi là Chính ủy tiểu đoàn, hy sinh chỉ vài giờ trước khi trận Điện Biên Phủ kết thúc. Người thứ hai là Lê Đỗ Nguyên, tức Trung tướng Phạm Đình Cư, nguyên Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, còn người anh thứ ba là Lê Đỗ An tức Nguyễn Tiên Phong, nguyên Bí thư Trung ương Đoàn - Phó Ban dân vận Trung ương.
Trở về doanh trại với nỗi đau xé lòng, Hữu Loan như người bị mất hồn. Đến một hôm, tất cả những nỗi đau đớn mất người vợ trẻ đã được Hữu Loan viết ra nhanh chóng chỉ trong có vài giờ, những câu thơ như đã được ghi khắc sẵn trong tim, cứ thế tuôn ra trên giấy, bài thơ khóc vợ của ông sau đó đã lan truyền nhanh chóng. Mãi đến những năm 1993, 1994, ông sửa lại bài thơ, thêm vào vài đoạn ở cuối. Gần 50 năm sau, lời thơ của ông vẫn như của ngày xưa:
Ai hát
vô tình hay ác ý với nhau
Chiều hoang tím
có chiều hoang biết
Chiều hoang tím
tím thêm màu da diết. ..
nhìn áo rách vai
tôi hát trong màu hoa:
"Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh mất sớm. ..!
Màu tím hoa sim tím
Tình tang lệ rớm. ..
Ráng vàng ma và sừng rúc
điệu quân hành
Vang vọng chập chờn
theo bóng những binh đoàn
biền biệt hành binh
vào thăm thẳm chiều hoang màu tím...
Tôi ví vọng về đâu
Tôi với vọng về đâu?
- áo anh nát chỉ dù. .. lâu!
Phần thêm vào một thời cũng gây xôn xao, có những người thích phần thêm nhưng có người chỉ muốn bài thơ nguyên thủy đã ăn sâu vào tâm khảm. Hữu Loan giải thích rằng việc ông viết thêm chỉ để làm cho rõ thêm ý cuối bài.
Bài thơ đã được Phạm Duy phổ nhạc với tên gọi “Áo anh sứt chỉ đường tà”, còn Dũng Chinh cũng đã phổ nhạc thành bài “Những đồi hoa sim”, dù với hai phong cách đối ngược nhau hoàn toàn, cả hai bản nhạc đều được rất đông người biết và hát. Khi tôi hỏi Hữu Loan rằng ông thích bài hát nào nhất trong số 2 bài trên thì ông chỉ im lặng, ánh mắt nhìn ra vườn, tưởng ông nghe không rõ, tôi phải hỏi lại đến lần thứ 2 ông mới đáp hững hờ: “Tôi không để ý chuyện người ta phổ nhạc tôi”. Bà Nhu vợ ông giải thích: “Ông ấy không thích bài nào cả, vì khi phổ nhạc người ta đổi lời mất mấy đoạn rồi”.
Năm 1992 Hữu Loan đi chuyến dối già, từ đó đến nay đã hơn 15 năm ông không bao giờ bước chân ra khỏi cổng nhà nữa. Mỗi ngày, ông ra chiếc võng trong vườn, nằm nhìn ngắm các cây cối xung quanh. Gần đây người con út của ông bắt đầu tìm cách sưu tầm lại các bài thơ còn thất lạc của ông, cũng có người đưa trả lại, nhưng chủ yếu do ông Hữu Loan nhớ ra và đọc lại. Không biết bao giờ tập thơ mới xuất bản và có kịp khi ông vẫn còn sống hay không, nhưng tên tuổi Hữu Loan cũng vẫn gắn chặt với Màu tím hoa sim, được xem như một trong những bài thơ tình yêu hay nhất của thế kỷ 20.
Trà Giang, 04/08/2008
Xin mời đọc tiếp (để con trỏ vào dòng chữ Mầu tím hoa sim bên dưới và ấn chuột trái)
MẦU TÍM HOA SIM
HỮU LOAN

Thứ Sáu, 18 tháng 6, 2010


Hiện nay số lượng bài đăng trên trang Câu Lạc bộ đã khá nhiều. Để trang nhà có được nét riêng, rất mong các anh chị tập trung vào các bài viết mang tính chất cảm nghĩ, cảm tưởng của học viên và đặc biệt là những bài phổ biến hoặc chia sẻ kinh nghiệm chữa và trị bệnh bằng phương pháp Thiền của Câu lạc bộ. Chuyên mục về món ăn chay đã được mở và sẽ có thêm chuyên mục về Du lịch - Thiền dã ngoại. Rất mong được sự hợp tác của các anh các chị. Xin trân trọng cảm ơn.
(Nguồn ảnh: Trang Bạn Trường Trỗi)

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2010

Tập thở giảm huyết áp


Bài này gặp trên trang tin Duongsinh.net, viết về cách thở giúp hạ huyết áp. Phương pháp này không phải là pháp trong Thiền lửa Tam Muội của CLB chúng ta. Ghi lại ra đây để bạn đọc tham khảo, nghiên cứu vận dụng.


Vì nhận thấy rằng bệnh Cao áp huyết không được theo dõi và kiểm soát thường xuyên mỗi ngày, sẽ đem lại hậu quả tai biến mạch máu não gây tử vong hoặc tê liệt bán thân bất toại cho nhiều người, đã làm cho mọi người phải lo lắng sợ hãi, nên chúng tôi đã nghiên cứu và thực tập thành công một phương pháp thở làm hạ áp huyết sau 5 phút để cống hiến cho qúy vị bệnh nhân bị bệnh cao áp huyết trên toàn thế giới biết cách kiểm soát được áp huyết của mình ngỏ hầu thoát khỏi được căn bệnh nan y này.
1-Cách tập thở và dụng cụ cần thiết trong khi tập:
Chúng ta cần một máy đo áp huyết (hiệu microlife tiện lợi hơn), một cây đèn cầy (nến).
Qúy vị ngồi vào bàn, đặt đèn cầy được thắp sáng, cách 60cm. Dùng máy đo áp huyết bên tay trái, đo áp huyết trước khi tập thở ( thí dụ áp huyết đo được 185/120mmHg). Tắt máy và giữ nguyên máy đo ở tay. Hai tay đặt trên bàn tự nhiên, người ngồi trong tư thế thoải mái. Tưởng tượng cây đèn cầy đang cắm trên bánh sinh nhật trong một bữa tiệc mà mọi người khách đang ngồi chung quanh . Chúng ta thở hơi ra đều đặn, đủ để thổi cho ngọn lửa đèn cầy lung lay liên tục như gặp gió nhưng không tắt, và tập hơi thở làm sao mà không cố sức, bụng không gò cứng, không nâng ngực, nâng vai, nhất là không cho mọi người biết là mình đang thổi ngọn đèn cầy. Khi thổi vào ngọn đèn cầy khoảng 6-10 hơi, thì bắt đầu bấm máy đo áp huyết, rồi vẫn tiếp tục thổi hơi ra đều đều cho đến khi máy ngưng, xem áp huyết xuống được bao nhiêu, nếu thở đúng, áp huyết sẽ xuống ngay ( thí dụ 120/70mmHg), thở chưa đúng lắm, áp huyết xuống chậm (thí dụ 170/100mmHg hoặc 160/100mmHg).
Tắt máy đo, lập lại cách thở như trên một lần nữa rồi đo lại, áp huyết sẽ xuống tiếp ( thí dụ 140/90mmHg). Tắt máy đo, lập lại lần thứ ba, áp huyết sẽ xuống đến mức lý tưởng của người không bị bệnh ( thí dụ 120/80mmHg).
Nếu cứ tiếp tục thở như trên, có thể áp huyết xuống thấp nhất dưới 100/60mmHg, nhưng có một điều lạ chỉ hơi choáng váng, rồi không cần tập thở nữa, đo lại áp huyết sẽ giữ ở mức trung bình, thí dụ như 120/75mmHg chẳng hạn, nó không bị nguy hiểm giống như trường hợp uống thuốc bị tụt áp huyết làm mệt, chóng mặt xây xẩm.
2-Trên đây là phương pháp căn bản để hướng dẫn qúy vị biết cách tập thở làm hạ áp huyết sau 5 phút tập luyện. Đã có người hỏi tôi rằng, áp huyết được ổn định bao lâu, nếu không uống thuốc áp huyết lên lại thì sao? Để tránh tình trạng áp huyết lên trở lại, chúng ta không cần phải tập một ngày 2-3 lần với máy đo, với đèn cầy nữa, mà khi đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, thay vì khi chúng ta vui vẻ chúng ta huýt sáo, thì chúng ta tập thổi hơi ra suốt ngày, đó là cách tập thở khí công, chứ không cần phải đợi khi áp huyết lên cao mới tập thở, được như thế, áp huyết của qúy vị lúc nào cũng được ổn định, tránh được bệnh căng thẳng thần kinh (stress), nhức đầu, chóng mặt, đi lảo đảo, đau nhức chân tay, đau cổ gáy vai, mất ngủ, ăn uống không tiêu, táo bón. Cuối cùng, cũng xin qúy vị nên tham khảo với bác sĩ gia đình của mình để xem có cần uống thuốc hay thay đổi liều thuốc hay không để tránh bị phản ứng phụ của thuốc .
3-Nguồn gốc của phương pháp làm hạ áp huyết sau 5 phút, được rút ra từ kinh nghiệm văn hóa cổ truyền Việt Nam. Khi những người dân quê thổi bếp lửa để nấu cơm, họ nhóm lửa và thổi lửa làm sao cho ngọn lửa mau cháy nhanh, và thổi 20-30 hơi không bị mệt, đó chính là cách làm hạ áp huyết, cho nên họ không bao giờ bị bệnh cao áp huyết. Nếu qúy vị không biết tập thổi ngọn đèn cầy, qúy vị thử thổi mạnh 20-30 hơi như những người thổi bếp lửa thì áp huyết cũng xuống dưới mức bình thường ngay, nhưng sau đó nhịp tim sẽ đập rất mạnh trên 100, xuất mồ hôi trán và xây xẩm, còn tập thở khí công là một phương pháp luyện hơi thở nhẹ nhàng đều đặn, có lợi ích tăng cường sức khỏe, tăng hồng cầu và sức đề kháng của cơ thể hơn là những người không tập luyện.
Đây là một món qùa của Khí công y đạo Việt Nam dành cho qúy vị bị bệnh cao áp huyết trên toàn thế giới, chúc qúy vị tập luyện có kết qủa, và không còn sợ hãi bị bệnh cao áp huyết nữa. Nếu qúy vị nhận thấy phương pháp này có lợi ích thiết thực cho nhiều người, xin qúy vị vui lòng hướng dẫn cho những vị trong Hội Cao Niên, Hội Rồng Vàng, Hội Người Gìa, hoặc dịch ra các ngôn ngữ địa phương nơi qúy vị cư ngụ, để truyền bá phổ biến rộng rãi trên báo chí cho mọi người, đó cũng là một công tác từ thiện cứu người vậy.
Nguồn: yhoccotruyen.vn
Từ :Website: ykhoa.net 18.6.2010

THỰC CHẤT NĂNG LƯỢNG SINH HỌC TRONG CƠ THỂ

Cách đây trên 2.000 năm, trong nền y học Trung Hoa cổ, các nhà châm cứu cũng khám phá ra dạng điện đó, họ đặt tên là “khí”, khí này vận hành trên các kinh mạch.
Thực chất năng lượng sinh học trong cơ thể con người là một dạng điện bẩm sinh, hay năng lượng sinh học mà tất cả sinh vật đều có. Nếu không có dạng điện này, sinh vật không thể nào cử động được, nhờ có điện bẩm sinh đó nên sinh vật mới di chuyển và truyền thông với nhau bằng những tín hiệu riêng biệt của từng loài.
Theo y học Đông phương, thiên nhiên có 6 loại khí tuần hoàn trong 4 mùa là: phong; hàn, thử; thấp; táo; và hỏa. Khi môi trường trong lành, 6 loại khí này không gây bệnh, nhưng khi thời tiết thay đổi đột ngột, áp suất không khí mạnh lên, chúng biến thành “tà khí”, lập tức tác động vào vùng hô hấp, vào những huyệt đạo dễ gây ra bệnh tật. Có khi chúng còn đi thẳng vào những đường kinh lạc mạch và nội tạng của con người gây ra tử vong.
Như vậy cơ thể chúng ta chịu ảnh hưởng của thời tiết.
Hít thở điều chỉnh nhịp tim
Hít thở: Để bảo vệ và tăng cường khả năng giãn nở của các phế nang, tạo điều kiện cho hai lá phổi co giãn mềm mại hoàn thành chức năng hô hấp.
Điều chỉnh nhịp tim: Tim đập với tỷ lệ 70 - 80 nhịp/phút, hầu hết con người có nhịp đập giữa 60 và 100 nhịp/phút. Nếu nhịp tim đập trên 100 hay dưới 60 nhịp mỗi phút bị xem như bệnh loạn nhịp tim, mạch máu cung cấp máu cho tim bị hẹp lại do chất béo bị lắng lại trong mạch máu gây ra bệnh xơ vữa không cung cấp đủ cho các mô làm cho nơi nào đó trong cơ thể bị đau nhức, sau đó đưa đến chứng nhồi máu cơ tim. Đến tuổi già (từ 70 tuổi trở lên) nhịp tim đập chậm lại.
Vì sao hít thở chữa được bệnh?
Trong quá trình hít vào, thở ra đã tác động đến hệ thống tuần hoàn máu và hệ thống bạch huyết, khiến hệ thống này tạo ra những kháng thể để tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn và những vi sinh vật khác trong cơ thể. Ngoài ra trong máu chúng ta có tế bào máu trắng (khoảng 7.500 tế bào) có chức năng là tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn chống lại sự nhiễm độc trong cơ thể. Thông qua quá trình thở ra, hít vào, nín thở đúng nguyên tắc, máu giúp ta tiêu trừ một số bệnh kinh niên hay nhất thời.
Nguyên tắc hít thở tế bào của năng lượng sinh học
Con người, chúng ta chỉ chú trọng đến ăn và uống để duy trì sự sống, mà quên đi hít và thở để sống và bảo vệ sức khỏe cho mình. Có nhiều cách hít thở, ở đây chúng tôi xin đề cập phương pháp “hít và thở 6 lần”, theo nguyên tắc 1 - 6. Thế nào là thở 6 lần? Thở 6 lần là 1 lần tập người thở phải làm 6 việc, trước hết là:
- Thư giãn, ngậm miệng nâng lưỡi lên nướu hàm răng trên (để nối hai mạch Nhâm - Đốc lại).
- Hít vào. Mũi....0- đếm- thở ra mũi- đếm-1 - hít vào mũi- đếm-2 - thở ra mũi- đếm-3 - hít vào mũi-- đếm-4 - thở ra mũi- đếm-5 - hít vào mũi- đếm-6.
- Nín thở đếm: 1...2..3...4...5...6 hơi thở ra miệng (kèm thông tin xua trược khí ra ngoài) ngậm miệng... hít vào mũi không đếm, thở ra mũi đếm 1...2...3...4...5...6..
- Trong quá trình nín thở chúng ta phải đưa ý nghĩ đến nơi mình muốn (trên cơ thể của mình). Máu sẽ tập trung vào các bồn chứa của hệ thống tĩnh mạch, đây là quá trình máu hướng tâm.
- Khi thở ra chính là lúc máu được tập hợp trở về tim qua hệ thống tĩnh mạch, để xịt ra từ tim đến động mạch chủ. Giống như ta mở vòi bơm nước, dưới áp lực cao làm nước phun vọt ra bắn thành tia mạnh. (Sự xịt ra của máu dưới áp suất cao cũng tương tự như thế). Máu bị sức đẩy mạnh từ hệ thống tĩnh mạch theo nhịp thở ra, hít vào bắt buộc máu phải chảy nhanh. Đây gọi là ly tâm máu, tức là máu thoát ra từ tim với vận tốc nhanh hơn bình thường, vì vậy tác dụng của ly tâm máu là ta sẽ làm tan chất béo, chất đạm trong máu chúng ta, chặn đứng cholesterol trong máu, ngừa được bệnh xơ cứng động mạch, huyết áp cao, đặc biệt ở não và tim không bị tắc nghẽn do chất béo kết lại trong đó, những cục nghẽn này sẽ bị vỡ nhỏ ra đưa về gan làm nhiệm vụ tiêu hủy chúng, thận sẽ bài tiết qua đường tiểu. Thế là vô tình ta làm cho máu được lưu thông dễ dàng, chữa được bệnh huyết áp cao, đau đầu và tránh được bệnh tai biến mạch máu não, đứng tim.
- Trong quá trình nín thở, thở ra là chúng chuyển vận năng lượng sinh học chạy khắp cơ thể. Sự vận chuyển này hiệu quả hơn 10 lần của người lao động chân tay hay luyện tập cơ bắp.
- Nếu chúng ta biết khai thác tiềm năng đặc biệt này, chúng ta sẽ có một “tủ thuốc kháng sinh” thường trực trong cơ thể để bảo vệ chống lại vi trùng, vi khuẩn và tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể gây đủ thứ bệnh tật cho chúng ta, dù trong cơ thể ta có sẵn.
Chú ý: Một lần tập nên hít thở 6 lần mà thôi, mỗi ngày có thể tập 2 lần.
Nguyễn Văn Lai: ĐT:0903118768-email:ngvanlai54@yahoo.com
Theo: Báo Sức Khoẻ và Đời Sống - Cơ Quan ngôn luận của Bộ Y Tế, Diễn đàn vì sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ toàn Dân (17.02.2008 SỐ 28 CHÚA NHẬT)

Chữa bệnh bằng năng lượng sinh học: Không nên chỉ ngồi thiền

Chữa bệnh bằng năng lượng trường sinh học: Nên kết hợp
Ở Hà Nội từ những năm đầu 1990 rộ lên các tổ chức được phép hoạt động mang tên trung tâm, CLB, bộ môn, chương trình, như Khí công Bùi Long Thành, Tâm năng Nguyễn Văn Chiều, Tâm thể Hai Hương, Nhân điện Lương Minh Đáng, năng lượng sinh học (NLSH) Nguyễn Đình Phư, Tĩnh khí công Hoàng Vũ Thăng, Cảm xạ học Dư Quang Châu,v.v.
Phong trào nhanh chóng lan toả về nhiều địa phương rồi dần bão hoà, đa phần hoạt động cầm chừng ở các thành phố, có thể được nhen nhóm, biến thể ở nơi này nơi khác. Chuyện khơi lên ở Hội Vân, Phù Cát, Bình Định, cũng không ngoài hiện trạng vừa nêu.
Năng lượng sinh học là một thuật ngữ được hiện đại hoá. Tiền khái niệm về nguồn năng lượng này được đề cập từ cách nay hàng ngàn năm trong văn minh cổ đại Ấn Độ, văn minh Ai Cập, Văn hóa Trung Hoa, Phật pháp gốc...
Theo dòng thời gian và tiến bộ khoa học, cái dân dã gọi nôm na là Khí ấy mang các tên Trường sinh học, Plasma sinh học, Ethe sinh học, Nhân điện, Năng lượng vũ trụ,v.v.
Các tổ chức, trường phái khác nhau gọi tên Khí khác nhau, cũng khác nhau về cách thức thu - tụ - điều - xả khí, cách trị bệnh với các điểm thu, phát, xả, đường dẫn khí khác nhau: huyệt đạo, cửa hút, luân xa...
Chung quy, luân (quay) xa (xe) tên gọi cổ nhất, cũng là hay nhất, được dùng nhiều, trong các môn phái. NLSH, tức Khí, một loại vật chất dạng sóng hạt siêu mảnh, siêu nhẹ, xuyên vật cản, hiện hữu trong từng tế bào, mỗi khoang gian bào.
Một số thuyết cho Khí trong cơ thể cấu trúc theo tầng lớp mang chức năng chung như vinh khí, vệ khí, cụ thể như can khí, thận khí... Nhờ tính thông tin của khí, người tập, thầy chữa dùng quán tưởng đề điều khí: cơ thể yếu thì bổ sung khí, mất cân bằng sinh bệnh thì điều chỉnh..v..v.
Bẩm sinh khí trạng mỗi cơ thể khác nhau tuỳ cơ địa. Số ít người tự bật ra khả năng ngoại cảm, hiện tượng thần đồng, năng khiếu đặc biệt. Số khác do đột biến tai nạn, ốm đau, khả năng tiềm ẩn bật ra.
Số nữa, các sư sãi, thầy tu... ngồi thiền, tĩnh tâm lâu ngày, có thể khai mở huệ nhãn. Số đại trà nhờ tập luyện lâu dài có thể đạt công nâng cao gọi là thực khí. Theo thuyết khí công, luyện đến thanh, hư khí thì có thể đạt quyền năng mang yếu tố tâm linh.
Có nhiều cuộc thực nghiệm ở Mỹ, Trung Quốc, Nga về NLSH. Vào những năm 1980 thầy thuốc nhà tâm lý học A. Kaspirôvxki từng chữa bệnh qua truyền hình, đã khẳng định: ông chỉ mở khoá, bấm nút để bệnh nhân tự khai thác bản năng sinh tồn trong cơ thể mình để trị bệnh.
Chúng tôi có cách nói khác với người học: trong người các quý vị đã có sẵn bác sĩ, dược sĩ, kho thuốc. Đi tập, được chữa bằng các môn pháp dưỡng sinh, sẽ rất nhanh hiệu quả nếu các vị tin mình, tin thầy, tin phương pháp, công phu tập luyện kết hợp với ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh, hòa hợp trong cộng đồng, gắng làm việc hữu ích.
Trong tập luyện cần kết hợp các phương pháp vận động về cơ bắp, trí não, nội tạng, rất không nên chỉ ngồi thiền, lại đọc nhiều sách báo về thần bí tâm linh, nhất là giới nữ dễ bị “tẩu hoả nhập ma”.
Cách nay trên chục năm, khi còn làm lãnh đạo ở CLB NLSH Hà Nội, chúng tôi đã gặp sự đùn đẩy ở các cơ quan chức năng: Bộ Y tế muốn đưa khí công sang ngành thể dục thể thao. Hiện nay về danh nghĩa, việc quản lý các môn phái tập luyện dưỡng sinh nằm trong các tổ chức khác nhau thuộc Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam.
Trên thực tế, hiện có nhiều loại hình tập luyện, rất nhiều cơ sở tập luyện chữa bệnh của các môn phái được lập ra ở nhiều nơi, các thầy bà rởm xuất hiện ngày càng đông, phi pháp và nguy hiểm.
Thiết nghĩ, các phương pháp dưỡng sinh - một loại hình chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong cộng đồng rất tốt, còn cần được quản lý về mặt an ninh
Trịnh Tố Long
Tiền Phong Chủ Nhật, 25/10/2009,

Thứ Ba, 15 tháng 6, 2010

Tảo Spirulina là gì?

Tảo Spirulina (Spirulina platensis) là một loài vi tảo có dạng xoắn hình lò so, mầu xanh lam với kích thước chỉ khoảng 0,25mm. Chúng sống trong môi trường nước giàu bicarbonat (HCO3) và độ kiềm cao (pH từ 8,5-11). Năm 1964, Brandily – một nhà nhân chủng học người Pháp là người đầu tiên phát hiện ra loài tảo này trong lần khảo sát sự đa dạng sinh học tại vùng hồ ở Tchad (Châu Phi) sau khi quan sát và nhận thấy những người dân sống quanh vùng hồ này rất khoẻ mạnh vì họ thường vớt loại tảo này về ăn như là một loại thực phẩm chính.
Hai mươi năm sau, vào những năm cuối thập kỷ tám mươi thế kỷ 20 - nhiều giá trị dinh dưỡng và chức năng sinh học của tảo Spirulina đã được khám phá và công bố rộng rãi không chỉ ở Pháp mà ở cả nhiều nước khác trên thế giới như Mỹ, Nhật, Canada, Mehico, Đài Loan… Hầu hết các nghiên cứu đều đã chỉ ra rằng tảo Spirulina rất giàu protein (tới 60-70% trọng lượng khô của tảo) trong khi thịt bò loại I chỉ có 21%, thịt gà ta 20,3%, thịt lợn nạc 19%, thịt chó sấn 16%... Chỉ số hóa học (chemical score - C.S) của protein của tảo cũng rất cao trong đó các loại acid amin chủ yếu như leucin, isoleucin, valin, lysin, methionin và tryptophan đều có mặt với tỷ lệ vượt trội so với chuẩn của tổ chức lương nông quốc tế (F.A.O) quy định. Hệ số tiêu hóa và hệ số sử dụng protein (net protein utilization - N.P.U) rất cao (80-85% protein của tảo được hấp thu sau 18 giờ).
Trong 100g bột tảo chứa tới 1g (1%) acid gama linolenic (tiền thân của chất prostaglandin, có tác dụng cùng với vitamin E chống vữa xơ động mạch, điều hòa huyết áp, bảo vệ gan và các tế bào thần kinh.
Spirulina có các loại vitamin nhóm B, hàm lượng vitamin B12 cao gấp 2 lần trong gan bò. Caroten cao gấp 10 lần trong củ cà rốt. Sắc tố tạo cho tảo có mầu xanh lam (phycoyanin), các nguyên tố vi lượng như K, Mg, Fe, Mn, Zn cũng rất cao có lợi cho hoạt động của hệ thần kinh và tim mạch, chống lão hóa ngăn ngừa bệnh ung thư và kích thích sự đáp ứng miễn dịch của cơ thể đối với các tác nhân có hại từ bên ngoài. Đặc biệt - kẽm (Zn) và các acid amin: tryptophan, arginin có trong tảo giúp tăng cường khả năng hoạt động tình dục, tăng cảm giác hưng phấn tình dục ở nam giới (những người thiếu arginin có thể mắc chứng bất lực hoặc vô sinh).
Chính vì có những giá trị dinh dưỡng và giá trị sinh học đặc biệt như thế tảo Spirulina đã được coi là một loại thực phẩm chức năng (functional food) một thức ăn cho sức khoẻ (health food) và đã được nhiều nước, nhất là những nước công nghiệp phát triển đưa vào nuôi trồng công nghiệp và sử dụng rộng rãi dưới nhiều dạng chế phẩm khác nhau với sản lượng hàng trăm tấn ở mỗi nước một năm, đứng đầu là các nước Mehico, Mỹ, Nhật, Đài Loan v.v…
Các sản phẩm được chế biến từ tảo Spirulina tại Việt Nam cũng đã xuất hiện ngày càng nhiều và đa dạng. Trước đây đã từng có bột dinh dưỡng Enalac, Sonalac (5% tảo), viên nang Linaforce của Trung tâm Dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh, Lactogyl và Linavina của xí nghiệp Dược 24 thành phố Hồ Chí Minh (Công ty cổ phần Hóa dược phẩm Mekofa), viên Spirulina của Công ty nước suối Vĩnh Hảo. Nay đã có 5 sản phẩm Spir@ của Công ty DETECH (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) được Cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên thị trường.
Đó là các sản phẩm:
1. Spir@ B (Tảo bồi bổ) tảo xoắn Spirulina dùng cho người suy dinh dưỡng, người mới ốm dậy cần bồi bổ phục hồi sức khoẻ…
2. Spir@ HA (Tảo điều hoà huyết áp) Tảo xoắn Spirulina kết hợp tinh chất Hoa Hòe, Hoa Cúc dùng cho người bị tăng huyết áp, giảm stress và tăng cường trí nhớ cho người già….
3. Spir@ CĐ (Tảo phòng chống độc) Tảo xoắn Spirulina kết hợp tinh chất Cao hạt nho: dùng để tăng sức đề kháng, chống độc, khử gốc tự do…
4. Dia-Spir@ (Tảo phòng chống tiểu đường) Tảo xoắn Spirulina kết hợp Vitamin, khoáng chất dùng cho người bị bệnh đái tháo đường týp 1 và týp2.
5. Spir@ Cid (Tảo phòng chống ung thư): Tinh nghệ nguyên chất kết hợp với tảo xoắn Spirulina, Cao hạt nho dùng hỗ trợ cho việc phòng và chữa các bệnh ung thư.
Chúng ta không nên quá đề cao các loại thực phẩm chức năng, thần dược hóa chúng như những "vị thuốc chữa bách bệnh". Nhưng với xu thế hòa nhập cùng thế giới, nhất là sau khi đã tham gia vào WTO chúng ta cũng không thể phủ nhận những tác dụng của thực phẩm chức năng mà thế giới đã thừa nhận. Do vậy người tiêu dùng, nhất là người bệnh và những người có điều kiện về kinh tế (tài chính) nên tìm hiểu và nên sử dụng ngày càng nhiều hơn các loại thực phẩm chức năng như là tảo Spirulina vì sức khoẻ của chính mình.
(TS.BS. Trần Đình Toán, Trưởng Khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Hữu Nghị, Phó Chủ tịch Chi hội Dinh dưỡng Lâm sàng, Uỷ viên BCH Hội Dinh dưỡng Việt Nam)

Thành phần dinh dưỡng chủ yếu có trong viên Spirulina Blubio Thứ sáu 09/02/2007, Greenbiotech Tại sao nói Spirulina là siêu thực phẩm dinh dưỡng, thực phẩm của thế ký 21, Spirulina tập trung hầu hết các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất có trong các loại thực phẩm, ngũ cốc hay các loại thảo dược khác mà con người đã biết đến.
Thành phần Đạm (PROTEIN):
- Cho đến nay chưa có loại thực phẩm thiên nhiên nào vượt qua được Spirulina là 60 – 70% tính theo trọng lượng khô (so với thịt 18 – 24%, cá 20%, sữa bột 36%, trứng 47%, v.v.v, bao gồm 18 loại acid amin cần thiết cho cơ thể, trong đó có các loại không thể thiếu như: laxcin, isoleucin, lysine, methionin, phenylalanine, threon, tryprophan và valine vượt tiêu chuẩn do FAO quy định. Ngoài ra do bản chất đạm trong Spirulina là đạm thực vật, với màng tế bào của Spirulina có cấu tạo dễ bị phá vỡ nên hiệu suất hấp thụ đạm Spirulina đến hơn 95% (hiệu suất hấp thụ của chất đạm của thịt khoảng 20%). Thành phần chất đạm gần như hoàn hảo này có lợi cho sự phát triển của cơ thể và cần thiết cho tất cả các hoạt động trao đổi chất hàng ngày.
- Spirulina chứa nhiều đạm protein thực vật dễ tiêu hóa, không có chất béo và cholesterol: Mọi người thường ăn giảm thịt, bơ và các chất béo khác trong quá trình ăn kiêng. Spirulina là thực phẩm giàu protein nhất có chứa hầu hết các acid amin thiết yếu và chỉ tạo ra một lượng nhỏ calo rất phù hợp cho người ăn kiêng.
2-3-2. Thành phần VITAMIN:
Với rất nhiều loại như: A, B1, B2, B6, B12, E, v.v.v.cung cấp các Vitamin cần thiết cho mọi tế bào. Đặc biệt vitamin B12 có ở trong Spirulina nhiều gấp hơn hai lần gan động vật là chất quan trọng cho việc tạo thành tế bào máu. Hàm lượng Beta-carotene trong Spirulina gấp hơn 10 lần có trong cà dốt giúp bảo vệ tế bào, nâng cao hệ thống miễn dịch, giúp cho cặp mắt luôn trong sáng và giúp cho làn da luôn tươi trẻ theo thời gian.
2-3-3. KHOÁNG CHẤT cần thiết cho cơ thể như :
Canxi, Sắt, Kali, Kẽm, Magie,.., đặc biệt rất giàu Canxi rất có lợi cho người già phòng chống bệnh loãng xương, cho trẻ em bị còi xương, hay cho phụ nữ sau khi sinh nở, giàu Sắt rất tốt cho những người bị thiếu máu…
2-3-4. Hơn thế nữa, những thành phần HOẠT CHẤT SINH HỌC mới là cái tạo nên tên tuổi cho Spirulina chính là các chất ngăn ngừa ung thư, chống lão hoá như : Chlorophyll, Carotenoids, Phycocyanin… là những chất giúp cho tế bào chống lại sự tàn phá của các gốc oxy hoá tự do, duy trì sự trẻ trung cho cơ thể, phòng tránh các bệnh về rối loạn chuyển hoá, bệnh tim mạch, thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não và một số bệnh về u bưới.
Đặc biệt Spirulina còn chứa acid béo D- Glinolinic GLA, Sulfolipids, Glycolipids, Polysaccharides đặc biệt Spirulan , v.v.v. là các chất đặc biệt bổ trợ cho những bệnh nhân AIDS hay các bệnh nhân bị ung thư sau thời kỳ trị liệu bằng phóng xạ hoặc hoá trị liệu.

Công dụng thần kỳ của tảo biển

Hiện tảo biển đã được vinh danh là siêu thực phẩm mới, không những thế, hương vị của nó còn hơn nhiều loại rau quả xanh khác. Người Nhật luôn có món ăn kèm tảo trong thực đơn hằng ngày.

Cứ mỗi Năm, trung bình một người Nhật ngốn hơn 4kg tảo, theo thống kê do báo Telegraph dẫn lại. Lý do là loại thực phẩm này chứa nhiều chất sắt hơn cả phần thăn của thịt bò, nhiều can-xi hơn phô-mai và nhiều xơ hơn mận. Với hàm lượng protein cao bất thường, đến 48% trong một số loại, tảo biển còn chứa nhiều vitamin thiết yếu và đa vi dinh dưỡng hơn bất cứ nhóm thực phẩm nào. Là nguồn cung cấp chủ yếu các khoáng chất như i-ốt và ka-li, tảo còn là nguồn cung cấp vitamin B12 cần thiết cho việc sản xuất tế bào hồng cầu, thường bị thiếu trong những thực đơn của người ăn chay.

Theo báo Telegraph dẫn một cuộc nghiên cứu mới đây, tảo biển cũng chứa nhiều thành phần hoạt chất sinh học giúp giảm lượng cholesterol, hạ huyết áp, tăng cường sự ngon miệng và thậm chí đánh văng những gốc phân tử tự do có thể gây ung thư. Kết quả báo cáo được đăng tải trên chuyên san Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Mỹ vào tháng 3 phát hiện chiết xuất từ tảo có thể ngăn chặn sự tăng trưởng của các tế bào ung thư dẫn đến ung thư hạch bạch huyết. Một số báo cáo còn cho rằng tảo biển có thể giúp giảm cân hiệu quả. Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Newcastle cho hay alginate trong tảo có thể giảm sự hấp thụ chất béo của cơ thể hiệu quả một cách bất ngờ. Bên cạnh đó, tảo có thể hữu ích cho những người có tuyến giáp hoạt động không hiệu quả.
Hạo Nhiên, Thanh Nien, 15/06/2010

HẠNH PHÚC Ở ĐÂU?

Một ngày kia, đám yêu tinh họp nhau lại để tìm cách phá hoại cuộc sống của loài người. Yêu tinh đầu đàn lên tiếng: “Với loài người, hạnh phúc là thứ quí giá nhất. Vậy chúng ta hãy đánh cắp thứ quí giá nhất của họ và giấu ở nơi mà họ không thể tìm thấy được. Các ngươi thấy sao?”.

Một yêu tinh lên tiếng: “Hãy đem hạnh phúc giấu trên đỉnh núi cao nhất trên Trái đất này, chắc con người sẽ không thể tìm ra”.
Yêu tinh đầu đàn lắc đầu: “Rồi một ngày họ cũng sẽ tìm cách chinh phục đỉnh núi cao nhất ấy”.
“Vậy hãy giấu hạnh phúc dưới đáy đại dương sâu thẳm...” - một yêu tinh khác nói.
“Rồi một ngày họ cũng thám hiểm đến đáy đại dương sâu thẳm nhờ những phương tiện hiện đại”, yêu tinh đầu đàn lại lắc đầu.
“Mang giấu ở một hành tinh khác vậy”, một tiểu yêu tinh đề nghị.
“Con người đang tìm cách khám phá vũ trụ và các hành tinh khác”, yêu tinh đầu đàn ngao ngán.
“Có một sự thật: con người hay tìm kiếm hạnh phúc khắp mọi nơi; nhìn thấy hạnh phúc nơi người khác nhưng thường không nhìn thấy hạnh phúc chính ở bản thân mình. Vậy ta hãy giấu hạnh phúc trong mỗi con người, chắc chắn họ sẽ không thể nào tìm thấy được...”, một nữ yêu tinh chậm rãi nói. Cả đám yêu tinh reo lên sung sướng và quyết định làm theo lời đề nghị trên.

Liệu hạnh phúc của con người có bị đám yêu tinh kia giấu mất? Câu trả lời tùy thuộc chính bản thân chúng ta trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc cho mình...
(Sưu tầm trên mạng)

Tôi đi học thiền

Tất cả bắt đầu từ một chữ duyên.
Năm đó, cách đây đã 11 năm, một hôm con trai đang học lớp ba về kể chuyện: "Mẹ ơi, lớp con có một bạn cả nhà bạn ấy chữa bệnh không dùng thuốc." "Chữa thế nào hả con?" "Bạn ấy kể nhà bạn ấy ngồi thiền." Vậy là trong đầu tôi xuất hiện hai chữ "ngồi thiền" và "không dùng thuốc".
Phải thú thật là hồi đó tôi cũng đã thấy dị ứng với thuốc. Khi còn con gái tôi phải trải qua một ca phẫu thuật và đã bị coi là đứng bên lề sự sinh tồn, và để kéo tôi trở lại với cuộc sống, các bác sĩ đã tận tình kê rất nhiều loại thuốc, uống có, tiêm có, truyền có. Hai cánh tay tôi nát vì vết tiêm, ngày nào cũng 7 mũi tiêm, uống thuốc từ sáng đến tối, và cứ thế liên tục trong hơn một tháng trời, ra viện lại chữa theo chế độ ngoại trú mất mấy tháng nữa. Sau đó thì uống thuốc đông y hàng năm trời. Vì vậy cứ nói đến thuốc là tôi sợ.
Bố mẹ tôi lúc đó cũng cao tuổi, nhiều bệnh nên lúc nào trong nhà cũng tích đủ các loại thuốc. Vài ba tháng một lần các cụ đi khám, cũng có khi là đi cấp cứu. Vì vậy đối với anh em tôi, gia đình tôi, "bệnh viện", "bác sĩ", "khám bệnh", "sổ y bạ", "thuốc" là những từ quá quen thuộc. Nhiều lúc chỉ cần nghe thấy thôi cũng đã thấy mệt mỏi.
Vì vậy hai từ "ngồi thiền" và "không dùng thuốc" như có ma lực hấp dẫn tôi ngay. Tôi nhập tâm ghi nhớ.
Vài tháng sau đó, bố của cô bạn cùng dạy, ở gần đấy, mở lớp dạy thiền. Tôi tham gia ngay. Một căn phòng độ 15 m2, khoảng 15 người ngồi im lặng, ngay ngắn, nghe rõ cả tiếng muỗi kêu. Thầy đến từng người đặt tay mở luân xa. Tay Thầy nóng, một cảm giác ấm áp, rất dễ chịu lan tỏa. Thầy dạy đến đâu, chúng tôi thực hành đến đó. Ai đau ở đâu Thầy đặt tay chữa bệnh ở đó. Ai cũng kêu thấy đỡ, nhẹ nhõm. Tôi còn đượcThầy hướng dẫn thêm cách để tay vào vùng có bệnh của người khác để cảm nhận (một cách khám bệnh). Thật kỳ lạ, khi tôi để tay vào gần ngực, cách độ 1-2 phân, của người mắc bệnh tim, tim tôi lập tức loạn nhịp, của người đau nửa đầu trái, nửa đầu trái của tôi cũng đau y như vậy. Tất cả các cảm giác này đều biến mất khi tôi rút tay về. Sau khi học xong lớp cơ bản, Thầy bảo tôi học tiếp lớp nâng cao, nhưng vì thời gian dạy trùng với thời gian tôi đi làm, vả lại địa điểm học cũng xa, nên tôi không theo tiếp được. Sau đó ít lâu, Thầy không dạy nữa vì bận công việc khác. Thời gian trôi đi, chúng tôi chuyển chỗ ở, bố mẹ lần lượt qua đời, rồi sinh thêm con. Tôi quá bận chả nghĩ đến mà cũng chả thấy ai nói đến chữ "thiền".
Đến năm 2007, một hôm tôi ngạc nhiên khi trông thấy bác Đức Minh, thiếu tướng công an ở gần nhà. Trông bác nhanh nhẹn, da dẻ đỏ au, mắt sáng. Vì bác thỉnh thoảng qua chơi nên tôi biết bác có nhiều bệnh, hay phải đi viện. Hỏi thăm thì bác cho biết đang đi học thiền, cả bác gái bị loãng xương độ 3 lúc nào cũng phải đeo thắt lưng để đỡ cột sống. Tôi hỏi thăm về lớp, về Thầy, địa điểm học, thời gian, nhưng cũng là hỏi để đấy vì công việc còn đang ngổn ngang, con còn bé quá. Đến tháng ba năm 2008 tôi quyết tâm thu xếp mọi việc và bắt đầu sang lớp. Nói thì thế chứ mọi việc chẳng có gì là dễ. Tuy lớp học gần nhà, Thầy nhiệt tình, lệ phí thu cả năm chẳng đáng là bao, các bạn đồng môn thân thiện, có rất nhiều tấm gương chữa khỏi các căn bệnh hiểm nghèo, nhưng vấn đề là vượt qua được chính mình mới là điều đáng nói. Khi tôi mới sang học, mọi người hay hỏi: "Chị/ Cô/ Cháu/ Em bị bệnh gì?" Thú thật là khi ấy tôi chả có bệnh gì đáng kể ngoài ba bệnh sổ mũi, hắt hơi, đau họng khi trái gió trở trời. Hàng năm trời tôi chẳng phải đi khám bệnh, chẳng bao giờ nhớ được tên thuốc ngoài mấy loại b, c, xuyên hương, khung chỉ, và chả bao giờ nhớ được mình uống thuốc lần gần nhất là khi nào. Vì vậy mọi người có vẻ hơi ngạc nhiên khi thấy tôi đi học vì đa phần các bác là người cao tuổi, có bệnh nặng và có nhiều bệnh đã nhiều năm. Thêm vào đó, đang tuổi đi làm, nhiều khi cũng mải làm kinh tế, nên tôi đi học cũng thất thường, nhưng rồi càng học càng mê, nhiều lúc tôi nói đùa là "nghiện". Sáng nào cũng ngồi thiền khi thì một tiếng, khi thì tiếng rưỡi, sau đó làm gì thì làm. Tuần nào không sang được lớp là thấy nhớ, nhớ Thầy Cô, nhớ các bác, các anh, các chị. Chồng tôi, khi còn chưa tham gia CLB, cứ hay thắc mắc: "Tối thứ 7 em vừa sang, sáng chủ nhật em lại sang nữa mà không chán à?" Tối thứ 7 là lớp tôi theo học còn sáng chủ nhật là buổi sinh hoạt của CLB. Dần dần CLB đối với tôi như một ngôi nhà thứ hai.
Đến lớp chúng tôi không những được Thầy hướng dẫn luyện tập các bài thiền nâng cao sức khỏe, học cách tự thu năng lượng đẩy thông kinh mạch, cách thu năng lượng sạch để đào thải, đẩy năng lượng xấu ra khỏi cơ thể, cách giúp người khác điều chỉnh bệnh tật (chữa bệnh dùng năng lượng của bản thể), cách chữa bệnh bằng quẻ dịch, dùng con lắc cảm xạ để khám bệnh, phát công, đo năng lượng, cách dùng kim tự tháp...
Nhiều người khi mới học hay hỏi: "Học thế này đến bao giờ thì xong?" Câu trả lời của chúng tôi luôn luôn là: "Học cả đời." Càng học càng mê, càng biết càng say, càng đến lớp nhiều càng thấy quý mến, trân trọng tình cảm của Thầy Cô, của mọi người dành cho mình và càng yêu quý mọi người. Mỗi buổi lên lớp, mỗi chuyến đi dã ngoại thiền đều đầy ắp tiếng cười, đều là những kỷ niệm không phai. Có lẽ hiếm có một tổ chức nào, một đoàn thể nào cứ đi mãi một nơi mà không thấy chán. Đối với chúng tôi là như vậy đấy. Hầu như tháng nào cũng đi Côn Sơn mà chả ai kêu chán, ai không đi được thì tiếc.
Đến với Câu lạc bộ chúng tôi học được nhiều thứ lắm, đâu chỉ có ngồi thiền Thu Lửa Tam Muội, mà còn học cách làm người, học rèn Tâm, rèn Đức, chứ không chỉ rèn Thân. Thầy của chúng tôi và các bác trong Câu lạc bộ luôn là những tấm gương sáng để chúng tôi noi theo.
(Hồng Thu, viết ngày 15/6/2010)

Chủ Nhật, 13 tháng 6, 2010

Đồ kho chay thập cẩm

Vào các ngày rằm lễ lớn, mỗi lần đi chùa và ăn cơm tại chùa thì tôi thường thấy có món đồ kho chay thập cẩm với các loại rau củ rất ngon. Học được món ăn này từ chùa, nên xin chia sẽ với mọi người thích ăn chay. Mong rằng trong thực đơn của gia đình mọi người thêm món mới cho phong phú bữa ăn :
Vật liệu :
- Măng, củ cải muối, cà rốt, củ cải trắng, bắp cải, su hào, đậu đũa, nấm rơm, khổ qua. Mỗi thứ 1 ít
- 2 muỗng súp Tương hột
- 1 bịch nước dừa
- Vài củ kiệu băm
- Nước tương, muối, tiêu, đường, bột ngọt, dầu ăn.
Cách làm :
- Các thứ rau củ cắt miếng vừa ăn, cải muối thái lát xéo, ngâm nước cho nở, bóp thật kỹ cho ra bớt mặn, xả nước nhiều lần. (cải muối có loại ngọt, nên mua loại này ngon hơn)
- Cà rốt thái lát dầy.
- Đậu đũa bẻ khúc 5 cm.
- Nấm nhỏ khía 1 nhát trên thân, nấm to cắt đôi.
- Đậu hủ cắt thành 8-10 miếng nhỏ, mỏng .
- Măng mua loại luộc sẵn, xong về luộc lại thêm vài lần cho khỏi đắng.
- Phi thơm kiệu băm, cho các thứ rau củ vào trước xào thấm dầu, trút bịch nước dừa + tương hột vào, nêm vừa ăn với nước tương và gia vị, kho nhỏ lửa đến khi mọi thứ rau củ thấm mềm, nước kho còn một ít thì cho bắp cải vào sau cùng trộn đều , kho chay này vừa ăn, không nên kho mặn quá mất ngon và rau củ thấm vừa mềm không nhũn mới ngon .
Nhắc xuống, dọn ra dĩa ăn với cơm nóng là tuyệt vời .

Ăn chay như thế nào cho đúng?

Ngày càng có nhiều người ăn chay - một vài ngày trong tháng hoặc thường xuyên - vì lợi ích về mặt sức khỏe của các thực phẩm có nguồn gốc thực vật. Ăn gì, ăn như thế nào để vừa chế ngự được sự thèm, vừa thích hợp với nhu cầu ăn uống của cá nhân, vừa đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cơ thể?

Cơ thể sẽ được cung cấp đủ các chất cần thiết nếu hiểu đúng về giá trị dinh dưỡng của từng loại thực phẩm:

Chất sắt có trong: mì ống, cơm, bánh mì, ngũ cốc các lọai như yến mạch, lúa mạch, đậu, hạt hướng dương, hạt đậu các lọai, bánh mì trắng, nước cà chua, bông cải và trái cây khô như mơ, nho, mận…

Kẽm có trong: sữa đậu nành, đậu phụ, mầm lúa mì, đậu và hạt các loại.

Vitamin B12 có trong: sữa ít béo và sữa không béo, ngũ cốc, sữa đậu nành.

Calcium có trong: sữa ít béo và không béo, sữa đậu nành, nước cam, bông cải, đậu phụ, trái mướp, cải xoăn, mù tạt xanh, các loại quả hạch.

Vitamin D có trong: sữa không béo và ít béo, sữa đậu nành, yaourt đậu nành, yaourt thường, ngũ cốc.

Vitamin A có trong: sữa không béo và ít béo, rau và trái cây đậm màu như bí ngô, cà rốt, dưa đỏ, rau bina, cải xoăn…

Omega 3 - một lọai acid béo rất tốt trong cá, đặc biệt là cá hồi và cá mòi – cũng được tìm thấy trong một số loại thực vật như: quả óc chó, đậu nành hạt.

Các nghiên cứu về dinh dưỡng đã cho biết rằng một thực đơn chay giàu dinh dưỡng bao gồm: trái cây, rau, đậu các loại - giúp giảm béo, giảm nguy cơ bệnh tim, nguy cơ áp suất máu cao, chống lại sự gia tăng của bệnh tiểu đường và phần nào giảm nguy cơ ung thư.

Từ các loại thực phẩm sử dụng được trong chế độ ăn chay với các giá trị dinh dưỡng đã biết như trên, bạn chỉ cần chế biến theo "gu" của mình là sẽ có một bữa ăn vừa ngon miệng, vừa bổ dưỡng lại tốt cho sức khỏe.

Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia đường 9

Qua thống kê của Bộ LĐTBXH, tỉnh Quảng Trị là tỉnh có số nghĩa trang liệt sĩ nhiều nhất trong cả nước. Toàn tỉnh Quản Trị có khoảng 72 nghĩa trang liệt sĩ, trong đó có 2 nghĩa trang quốc gia là NT QG Trường Sơn và NT QG Đường 9. Hai nghĩa trang liệt sĩ này lớn nhất, mỗi nghĩa trang có trên 1 vạn ngôi mộ. Với Nghĩa trang LS Trường Sơn hay được nhắc đến trên các phương tiện thông tin. Nghĩa trang LS đường 9 ít được nhắc đến nên còn nhiều người chưa biết và ít được viếng thăm.

Cuối tháng 6
năm 2009, vào một ngày giữa hè trong hành trình xuyên Việt của chúng tôi. Buổi sáng sau khi thăm địa đạo Vịnh Mốc (Vĩnh Linh) và Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, trời nắng như đổ lửa, đường lên hướng Cam Lộ càng nóng hơn với gió Lào nhưng  chúng tôi vẫn thực hiện đúng kế hoạch của hành trình, đến thắp hương tại Nghĩa trang liệt sĩ quốc gia đường 9, cách Nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn khoảng  40 km. Nghĩa trang LSQG Đường 9 được xây dựng vào ngày 2/9/1992 và hoàn tất vào ngày 22/7/1997. Đây là nơi 10.045 liệt sĩ được quy tụ về bên nhau, những liệt sĩ nằm tại nơi đây hầu hết hy sinh trên những chiến trường nằm dọc theo đường 9, trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta.

Nghĩa trang nằm trên một quả đồi. Trước khu lễ đài chính là một tháp chuông với đường nét kiến trúc khá
đẹp. Bên trong treo một quả chuông to nặng gần 1 tấn, đứng trong tháp chuông hướng mắt về phía lễ đài trên lưng chừng đồi và phóng tầm mắt ra bốn phía, nhẹ lòng khi thỉnh lên những hồi chuông gọi hồn và những lời cầu nguyện cùng với lời đề từ đầy xúc động của Giáo sư Vũ Khiêu khắc trên quả chuông này:
"Hồi chuông vị quốc rung Nam Bắc
Ngọn lửa anh linh rực đất trời 
Muôn dặm từng vang Đường Số Chín
Ngàn thu còn mãi tuổi hai mươi."
Đi ra phía sau khu lễ đài là những kh
u mộ được quy hoạch rất khang trang thành từng ô, từng khu rộng rãi hoặc theo từng địa phương. Trong nghĩa trang này khu vực liệt sĩ có danh không nhiều, đa số là liệt sĩ vô danh. Đặc biệt có một ngôi mộ chung rất lớn của 105 liệt sĩ thuộc trung đoàn 48, sư đoàn 320 nằm ở trung tâm nghĩa trang, bên cạnh đó còn có một số ngôi mộ chung của 8 hoặc 5 liệt sĩ.
Gặp những người trong ban quản lý nghĩa trang, họ kể về những người vợ, những bà mẹ đã thẫn thờ trước hàng ngàn ngôi mộ mà không biết thân xác, những người chồng, những người con của mình nằm nơi đâu. Họ đã thắp lên các ngôi mộ nén hương mong sao linh hồn những người chồng, những đứa con của mình cảm thấy ấm lòng. Trong nghĩa trang với hàng ngàn ngôi mộ, những ngôi mộ ở gần thì còn thuận tiện, những ngôi mộ ở xa khó bề hương khói. Về việc này, những người trông nom nghĩa trang vẫn cắt cử nhau, thắp hương đều các ngôi mộ vào những dịp lễ. Họ luôn tâm niệm, dù người đã mất nhưng cái tình cái nghĩa vẫn phải trọn vẹn, đủ đầy.
Cứ vào ngày lễ tết, đặc biệt vào ngày thương binh liệt sĩ 27/7, thân nhân các liệt sĩ tìm về đây để tưởng nhớ đến những người đã khuất. Những nén hương nghi ngút với tấm lòng thành kính gửi đến người thân đã hy sinh vì Tổ quốc. Không chỉ thân nhân các liệt sĩ tìm về mà rất nhiều các cơ quan đoàn thể, các bạn trẻ từ khắp nơi, khắp mọi miền của đất nước cũng tìm về đây, hồi tưởng lại quá khứ oanh liệt hào hùng của dân tộc. Tất cả mọi người đều muốn góp chút công sức để xây dựng, tôn tạo, tu sửa các nghĩa trang đàng hoàng, đẹp và chu đáo hơn.
Rời khỏi nghĩa trang, trong lòng tự hỏi không biết cậu bạn cùng học phổ thông ngày xưa có nằm nơi đây không? Nếu cậu nằm đây chắc cũng nhận được lời cầu nguyện của bạn mình.
Nếu có dịp, ai đó cũng nên một lần qua thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ đường 9, sẽ thấy nhẹ lòng hơn.