Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Tư, 2 tháng 6, 2010

Tại sao đầu nằm nên quay về hướng Bắc?

Lương y VÕ HÀ
Tư thế nằm đầu Bắc chân Nam có sự ứng hợp âm dương giữa con người và vũ trụ có thể giúp giảm nhẹ nhiều trường hợp khí nghịch do âm hư hoặc do thần kinh dễ bị kích thích.

Theo y học phương Đông, con người sống trong vũ trụ, hô tiếp thiên căn, hấp thu địa khí, bẩm thụ 2 khí âm dương mà tồn tại. Càng sống thuận theo tự nhiên chừng nào con người càng dễ giữ gìn sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ. Mỗi ngày, chúng ta thường ngủ nghỉ khoảng 8 giờ ở tư thế nằm. Do đó nếu lựa chọn được tư thế nằm thích hợp, thuận theo những trường lực của vũ trụ có thể tác động tốt đến sức khoẻ.

Nói chung, mọi sự vật, hiện tượng đều phân ra âm dương, cơ thể con người và trời đất cũng vậy. Ở con người, đầu thuộc dương, chân thuộc âm, bên phải cơ thể thuộc dương, bên trái thuộc âm. Theo nguyên lý âm dương, 2 vật cùng cực sẽ đẩy nhau, 2 vật khác cực sẽ hút nhau. Người xưa cho rằng “âm ngộ âm bất ứng, dương ngộ dương bất ứng, âm dương tương ngộ tắc ứng”. Theo thuyết nầy, âm gặp âm hoặc dương gặp dưong có thể gây khó chịu. Ngược lại, dương và âm gặp nhau sẽ thu hút nhau và tạo cảm giác dễ chịu. Sự phối hợp thuận lý giữa 1 người nam và 1 người nữ hoặc sự hút nhau giữa 2 nam châm đối cực và đẩy nhau khi cùng cực là vì lẻ nầy. Do đó, khi nằm ngủ, nếu đầu quay về hướng Bắc, đầu thuộc dương sẽ ứng với khí âm của phương Bắc; 2 chân thuộc âm sẽ ứng với khí dương ở phương Nam; nửa bên phải cơ thể thuộc dương sẽ gặp khí âm ở hướng Tây; nửa bên trái cơ thể thuộc âm sẽ tiếp giáp với hướng Đông thuộc dương, mặt lưng cơ thể thuộc dương tiếp với khí âm của mặt đất. Như vậy, nếu đầu hướng về Bắc sẽ tạo được sự ứng hợp âm dương ở cả 4 bên và trên dưới, một hình thức thiên nhân tương ứng dễ bảo đảm được các hoạt động khí hoá bình thường của cơ thể. Nguyên lý về âm dương ứng hợp cũng được tuân thủ nếu đầu Bắc chân Nam được phối hợp với tư thế nằm nghiêng về bên phải, mặt quay hướng về Tây. Ở tư thế nầy, nửa bên phải của cơ thể thuộc dương sẽ gặp âm của quả đất, nửa bên trái sẽ ứng với phần dương của trời. Đây là tư thế ngoạ thiền (thiền nằm) của đạo gia.

Ngoài ra, từ trường của quả đất tác động giống như một khối nam châm cực lớn với những đường sức đi ra từ Bắc bán cầu và đi vào ở Nam bán cầu. Theo học thuyết kinh lạc, các đường kinh dương trong cơ thể di chuyển theo chiều từ đầu xuống chân (dương giáng). Do đó, thế nằm đầu Bắc chân Nam còn làm cho các đường kinh dương dễ di chuyển thuận chiều theo từ trường của quả đất.

Thật ra, ở người bình thường khoẻ mạnh, hướng nằm trong khi ngủ có thể không tạo ra khác biệt đáng kể. Tuy nhiên, ở những người có hệ thần kinh quá nhạy cảm hoặc những người âm hư dễ bị kích hoạt những cơn khí nghịch thì những hướng nằm không có sự ứng hợp âm dương có thể trở thành “nối giáo cho giặc” và làm nặng thêm các chứng trạng do khí nghịch gây ra.

Tuy nhiên, cũng có thuyết cho rằng nên nằm đầu Nam chân Bắc để khí âm hàn của phương Bắc không làm tổn thương dương khí ở phần đầu. Thực ra, chính vì đầu là nơi tập hợp khí dương nên mới không sợ khí âm hàn, ngược lại phần dương ở đầu cần được ứng hợp với khí âm ở phương Bắc. Mặt khác, 2 chân do Thận thuỷ chi phối mới là tổ chức sợ âm hàn và cần được tiếp sức bởi khí dương ở phương Nam để bảo đảm thêm cho quy luật “đầu mát chân ấm” ở một người khoẻ mạnh. Đây là lý do tại sao nhiều người không thể ngủ được, dù là ban ngày, nếu không đắp chăn giữ ấm 2 chân và phần bụng dưới!

Không chỉ là lý luận, kết quả một cuộc nghiên cứu ở Mỹ được phổ biến trong tạp chíPrima (số 127/1993) cũng cho biết khi nằm ngủ quay đầu về hướng Bắc huyết áp sẽ tối thiểu, giấc ngủ sâu hơn, quay đầu về hướng Nam dễ rơi vào trạng thái kích thích thần kinh, quay về Tây dễ gặp ác mộng. Ngoài ra, một nghiên cứu khác do bác sĩ Jules Regnault nêu dẫn trong quyển sáchBiodynamique et Radiations (Tr.57,58) còn cho thấy những người ngủ quay đầu về hướng Bắc và hướng Tây có lượng hồng cầu và bạch cầu cao hơn nhiều so với những người ngủ đầu quay về 2 hướng Đông và Nam.

Lời khuyên: Những trường lực của vũ trụ luôn thay đổi theo thời gian và không gian. Tác động trên cơ thể mỗi người cũng khác nhau. Quy luật trên có thể không xảy ra cho tất cả mọi người. Tuy nhiên, nếu bạn là người dễ bị hen suyển, áp huyết cao, dễ hồi hộp, hay lo sợ, dễ mất ngủ hoặc giấc ngủ không sâu, hãy thử đổi hướng nằm sang đầu Bắc chân Nam vài tuần xem sao. Ngoài ra, nếu đã cảm thấy thoải mái khi ngủ ở tư thế hiện tại thì không nhất thiết phải thay đổi.

2 nhận xét:

  1. Đã được nghe phổ biến về hướng nằm từ lâu, song để áp dụng thì quả thật là vướng, vì phụ thuộc vào hướng nhà của mình đang ở. Nhà đang quay hướng Đông Bắc, nếu kê giường để nằm đầu xoay về hướng Bắc thì phải kê giường chéo, e rằng bất tiện. Còn theo "sách dạy" thì bao giờ cũng đúng . Ta phải nghiên cứu để áp dụng sao cho uyển chuyển. Cám ơn anh Nghĩa, anh đã có rất nhiều bài vô cùng bổ ích và lý thú, bổ sung kiến thức cho ai còn thiếu. Cám ơn anh.

    Trả lờiXóa
  2. Lâm Phúc
    Khi chúng ta học " Thiền lửa Tam Muội", nội dung có nhiều, trong đó có nội dung sử dụng con lắc.
    Với con lắc cảm xạ, thầy đã từng dạy: Có thể dùng trong nhiều trường hợp..kể cả cần xem hướng nhà , hướng giường ngủ thích hợp với từng người....
    Tôi cũng đã từng : Xem" cho 2 vợ chồng. Hoá ra mỗi người có 1 hướng thích hợp riêng. Xem cho bạn bè, thì thấy kết quả trả lời của con lắc trùng khớp với lời khuyên của THẦY PHONG THUỶ mà bạn tôi đã nhờ xem.
    Nhận xét trên đây, chắc là phù hợp với mấy lời nói cuối cùng của ông Võ Hà:
    "Những trường lực của vũ trụ luôn thay đổi theo thời gian và không gian. Tác động trên cơ thể mỗi người cũng khác nhau. Quy luật trên có thể không xảy ra cho tất cả mọi người."

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.