Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2010

THỰC CHẤT NĂNG LƯỢNG SINH HỌC TRONG CƠ THỂ

Cách đây trên 2.000 năm, trong nền y học Trung Hoa cổ, các nhà châm cứu cũng khám phá ra dạng điện đó, họ đặt tên là “khí”, khí này vận hành trên các kinh mạch.
Thực chất năng lượng sinh học trong cơ thể con người là một dạng điện bẩm sinh, hay năng lượng sinh học mà tất cả sinh vật đều có. Nếu không có dạng điện này, sinh vật không thể nào cử động được, nhờ có điện bẩm sinh đó nên sinh vật mới di chuyển và truyền thông với nhau bằng những tín hiệu riêng biệt của từng loài.
Theo y học Đông phương, thiên nhiên có 6 loại khí tuần hoàn trong 4 mùa là: phong; hàn, thử; thấp; táo; và hỏa. Khi môi trường trong lành, 6 loại khí này không gây bệnh, nhưng khi thời tiết thay đổi đột ngột, áp suất không khí mạnh lên, chúng biến thành “tà khí”, lập tức tác động vào vùng hô hấp, vào những huyệt đạo dễ gây ra bệnh tật. Có khi chúng còn đi thẳng vào những đường kinh lạc mạch và nội tạng của con người gây ra tử vong.
Như vậy cơ thể chúng ta chịu ảnh hưởng của thời tiết.
Hít thở điều chỉnh nhịp tim
Hít thở: Để bảo vệ và tăng cường khả năng giãn nở của các phế nang, tạo điều kiện cho hai lá phổi co giãn mềm mại hoàn thành chức năng hô hấp.
Điều chỉnh nhịp tim: Tim đập với tỷ lệ 70 - 80 nhịp/phút, hầu hết con người có nhịp đập giữa 60 và 100 nhịp/phút. Nếu nhịp tim đập trên 100 hay dưới 60 nhịp mỗi phút bị xem như bệnh loạn nhịp tim, mạch máu cung cấp máu cho tim bị hẹp lại do chất béo bị lắng lại trong mạch máu gây ra bệnh xơ vữa không cung cấp đủ cho các mô làm cho nơi nào đó trong cơ thể bị đau nhức, sau đó đưa đến chứng nhồi máu cơ tim. Đến tuổi già (từ 70 tuổi trở lên) nhịp tim đập chậm lại.
Vì sao hít thở chữa được bệnh?
Trong quá trình hít vào, thở ra đã tác động đến hệ thống tuần hoàn máu và hệ thống bạch huyết, khiến hệ thống này tạo ra những kháng thể để tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn và những vi sinh vật khác trong cơ thể. Ngoài ra trong máu chúng ta có tế bào máu trắng (khoảng 7.500 tế bào) có chức năng là tiêu diệt vi trùng, vi khuẩn chống lại sự nhiễm độc trong cơ thể. Thông qua quá trình thở ra, hít vào, nín thở đúng nguyên tắc, máu giúp ta tiêu trừ một số bệnh kinh niên hay nhất thời.
Nguyên tắc hít thở tế bào của năng lượng sinh học
Con người, chúng ta chỉ chú trọng đến ăn và uống để duy trì sự sống, mà quên đi hít và thở để sống và bảo vệ sức khỏe cho mình. Có nhiều cách hít thở, ở đây chúng tôi xin đề cập phương pháp “hít và thở 6 lần”, theo nguyên tắc 1 - 6. Thế nào là thở 6 lần? Thở 6 lần là 1 lần tập người thở phải làm 6 việc, trước hết là:
- Thư giãn, ngậm miệng nâng lưỡi lên nướu hàm răng trên (để nối hai mạch Nhâm - Đốc lại).
- Hít vào. Mũi....0- đếm- thở ra mũi- đếm-1 - hít vào mũi- đếm-2 - thở ra mũi- đếm-3 - hít vào mũi-- đếm-4 - thở ra mũi- đếm-5 - hít vào mũi- đếm-6.
- Nín thở đếm: 1...2..3...4...5...6 hơi thở ra miệng (kèm thông tin xua trược khí ra ngoài) ngậm miệng... hít vào mũi không đếm, thở ra mũi đếm 1...2...3...4...5...6..
- Trong quá trình nín thở chúng ta phải đưa ý nghĩ đến nơi mình muốn (trên cơ thể của mình). Máu sẽ tập trung vào các bồn chứa của hệ thống tĩnh mạch, đây là quá trình máu hướng tâm.
- Khi thở ra chính là lúc máu được tập hợp trở về tim qua hệ thống tĩnh mạch, để xịt ra từ tim đến động mạch chủ. Giống như ta mở vòi bơm nước, dưới áp lực cao làm nước phun vọt ra bắn thành tia mạnh. (Sự xịt ra của máu dưới áp suất cao cũng tương tự như thế). Máu bị sức đẩy mạnh từ hệ thống tĩnh mạch theo nhịp thở ra, hít vào bắt buộc máu phải chảy nhanh. Đây gọi là ly tâm máu, tức là máu thoát ra từ tim với vận tốc nhanh hơn bình thường, vì vậy tác dụng của ly tâm máu là ta sẽ làm tan chất béo, chất đạm trong máu chúng ta, chặn đứng cholesterol trong máu, ngừa được bệnh xơ cứng động mạch, huyết áp cao, đặc biệt ở não và tim không bị tắc nghẽn do chất béo kết lại trong đó, những cục nghẽn này sẽ bị vỡ nhỏ ra đưa về gan làm nhiệm vụ tiêu hủy chúng, thận sẽ bài tiết qua đường tiểu. Thế là vô tình ta làm cho máu được lưu thông dễ dàng, chữa được bệnh huyết áp cao, đau đầu và tránh được bệnh tai biến mạch máu não, đứng tim.
- Trong quá trình nín thở, thở ra là chúng chuyển vận năng lượng sinh học chạy khắp cơ thể. Sự vận chuyển này hiệu quả hơn 10 lần của người lao động chân tay hay luyện tập cơ bắp.
- Nếu chúng ta biết khai thác tiềm năng đặc biệt này, chúng ta sẽ có một “tủ thuốc kháng sinh” thường trực trong cơ thể để bảo vệ chống lại vi trùng, vi khuẩn và tế bào lạ xâm nhập vào cơ thể gây đủ thứ bệnh tật cho chúng ta, dù trong cơ thể ta có sẵn.
Chú ý: Một lần tập nên hít thở 6 lần mà thôi, mỗi ngày có thể tập 2 lần.
Nguyễn Văn Lai: ĐT:0903118768-email:ngvanlai54@yahoo.com
Theo: Báo Sức Khoẻ và Đời Sống - Cơ Quan ngôn luận của Bộ Y Tế, Diễn đàn vì sự nghiệp bảo vệ sức khoẻ toàn Dân (17.02.2008 SỐ 28 CHÚA NHẬT)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.