Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Năm, 17 tháng 6, 2010

Chữa bệnh bằng năng lượng sinh học: Không nên chỉ ngồi thiền

Chữa bệnh bằng năng lượng trường sinh học: Nên kết hợp
Ở Hà Nội từ những năm đầu 1990 rộ lên các tổ chức được phép hoạt động mang tên trung tâm, CLB, bộ môn, chương trình, như Khí công Bùi Long Thành, Tâm năng Nguyễn Văn Chiều, Tâm thể Hai Hương, Nhân điện Lương Minh Đáng, năng lượng sinh học (NLSH) Nguyễn Đình Phư, Tĩnh khí công Hoàng Vũ Thăng, Cảm xạ học Dư Quang Châu,v.v.
Phong trào nhanh chóng lan toả về nhiều địa phương rồi dần bão hoà, đa phần hoạt động cầm chừng ở các thành phố, có thể được nhen nhóm, biến thể ở nơi này nơi khác. Chuyện khơi lên ở Hội Vân, Phù Cát, Bình Định, cũng không ngoài hiện trạng vừa nêu.
Năng lượng sinh học là một thuật ngữ được hiện đại hoá. Tiền khái niệm về nguồn năng lượng này được đề cập từ cách nay hàng ngàn năm trong văn minh cổ đại Ấn Độ, văn minh Ai Cập, Văn hóa Trung Hoa, Phật pháp gốc...
Theo dòng thời gian và tiến bộ khoa học, cái dân dã gọi nôm na là Khí ấy mang các tên Trường sinh học, Plasma sinh học, Ethe sinh học, Nhân điện, Năng lượng vũ trụ,v.v.
Các tổ chức, trường phái khác nhau gọi tên Khí khác nhau, cũng khác nhau về cách thức thu - tụ - điều - xả khí, cách trị bệnh với các điểm thu, phát, xả, đường dẫn khí khác nhau: huyệt đạo, cửa hút, luân xa...
Chung quy, luân (quay) xa (xe) tên gọi cổ nhất, cũng là hay nhất, được dùng nhiều, trong các môn phái. NLSH, tức Khí, một loại vật chất dạng sóng hạt siêu mảnh, siêu nhẹ, xuyên vật cản, hiện hữu trong từng tế bào, mỗi khoang gian bào.
Một số thuyết cho Khí trong cơ thể cấu trúc theo tầng lớp mang chức năng chung như vinh khí, vệ khí, cụ thể như can khí, thận khí... Nhờ tính thông tin của khí, người tập, thầy chữa dùng quán tưởng đề điều khí: cơ thể yếu thì bổ sung khí, mất cân bằng sinh bệnh thì điều chỉnh..v..v.
Bẩm sinh khí trạng mỗi cơ thể khác nhau tuỳ cơ địa. Số ít người tự bật ra khả năng ngoại cảm, hiện tượng thần đồng, năng khiếu đặc biệt. Số khác do đột biến tai nạn, ốm đau, khả năng tiềm ẩn bật ra.
Số nữa, các sư sãi, thầy tu... ngồi thiền, tĩnh tâm lâu ngày, có thể khai mở huệ nhãn. Số đại trà nhờ tập luyện lâu dài có thể đạt công nâng cao gọi là thực khí. Theo thuyết khí công, luyện đến thanh, hư khí thì có thể đạt quyền năng mang yếu tố tâm linh.
Có nhiều cuộc thực nghiệm ở Mỹ, Trung Quốc, Nga về NLSH. Vào những năm 1980 thầy thuốc nhà tâm lý học A. Kaspirôvxki từng chữa bệnh qua truyền hình, đã khẳng định: ông chỉ mở khoá, bấm nút để bệnh nhân tự khai thác bản năng sinh tồn trong cơ thể mình để trị bệnh.
Chúng tôi có cách nói khác với người học: trong người các quý vị đã có sẵn bác sĩ, dược sĩ, kho thuốc. Đi tập, được chữa bằng các môn pháp dưỡng sinh, sẽ rất nhanh hiệu quả nếu các vị tin mình, tin thầy, tin phương pháp, công phu tập luyện kết hợp với ăn uống hợp lý, lối sống lành mạnh, hòa hợp trong cộng đồng, gắng làm việc hữu ích.
Trong tập luyện cần kết hợp các phương pháp vận động về cơ bắp, trí não, nội tạng, rất không nên chỉ ngồi thiền, lại đọc nhiều sách báo về thần bí tâm linh, nhất là giới nữ dễ bị “tẩu hoả nhập ma”.
Cách nay trên chục năm, khi còn làm lãnh đạo ở CLB NLSH Hà Nội, chúng tôi đã gặp sự đùn đẩy ở các cơ quan chức năng: Bộ Y tế muốn đưa khí công sang ngành thể dục thể thao. Hiện nay về danh nghĩa, việc quản lý các môn phái tập luyện dưỡng sinh nằm trong các tổ chức khác nhau thuộc Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam.
Trên thực tế, hiện có nhiều loại hình tập luyện, rất nhiều cơ sở tập luyện chữa bệnh của các môn phái được lập ra ở nhiều nơi, các thầy bà rởm xuất hiện ngày càng đông, phi pháp và nguy hiểm.
Thiết nghĩ, các phương pháp dưỡng sinh - một loại hình chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong cộng đồng rất tốt, còn cần được quản lý về mặt an ninh
Trịnh Tố Long
Tiền Phong Chủ Nhật, 25/10/2009,

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.