Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Năm, 30 tháng 9, 2010

Hai bức ảnh panorama khổng lồ về Hà Nội

Mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội không chỉ có các lễ hội của Nhà nước, của các tổ chức xã hội..., mà cá nhân nhiều bạn trẻ cũng đã có những sáng tác thú vị, góp phần giúp đại lễ thêm sinh động, ấn tượng. Một trong những sự kiện đó là hai bức ảnh khổng lồ về Hà Nội của Dương Vi Khoa, một chuyên gia về công nghệ thông tin. Có thể nói đây là những tấm ảnh kỹ thuật số chụp phong cảnh VN lớn nhất hiện nay.
Panorama tiếng Hy Lạp có nghĩa là góc nhìn rộng về một không gian nhất định. Hiện nay có nhiều camera hỗ trợ tính năng chụp liên hoàn rồi hợp nhất thành ảnh panorama cỡ lớn.
Máy ảnh thông thường chỉ chụp với một góc 90 độ nên người sử dụng khó có thể thu lại toàn cảnh không gian như họ mong muốn, còn panorama phải đạt ít nhất là 110 độ và đôi khi có thể lên đến 360 độ.
 Xem toàn bộ bức ảnh
(Mời bạn ấn vào đường link trên để xem toàn bộ bức ảnh)
Hai bức ảnh chụp Hà Nội, một vào ban ngày và một vào ban đêm. Thoạt nhìn, đó là một bức ảnh chụp góc rộng từ trên cao xuống hồ Gươm (ban ngày) và hồ Tây cùng hồ Trúc Bạch (ban đêm). Tuy nhiên, người xem sẽ phải đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác khi zoom cho bức ảnh lớn dần lên. Ví dụ, ở bức ảnh chụp hồ Gươm vào ban ngày, ngọn tháp giữa hồ chỉ bé bằng đầu que diêm, nhưng khi zoom lớn lên đến mức tối đa, bạn sẽ thấy rõ mồn một đến cả những chiếc đèn đặt trên bãi cỏ quanh tháp! Hay ở bức ảnh chụp Hà Nội về đêm, khi zoom lớn tối đa, bạn sẽ thấy được cả gương mặt của những thực khách ngồi trong nhà hàng trên hồ Trúc Bạch!
Toàn cảnh bức ảnh panorama Hà Nội đêm  
(Nhấn vào đây để xem toàn bộ bức ảnh)
Khác với vẻ sống động, tươi tắn của thành phố lúc ban ngày, Hà Nội về đêm hiện lên trong ảnh của Dương Vi Khoa thật lung linh, yên bình. Tác giả đã “bắt” được vẻ đẹp của một góc Hồ Tây và hồ Trúc Bạch với trục chia chính là con đường Thanh Niên sáng ánh đèn. (đọc  thêm TẠI ĐÂY)
Để làm được điều đó, tác giả cho biết chính là nhờ bức ảnh đã được ghép công phu bởi 1.000 tấm ảnh chụp liên tiếp theo chế độ panorama (tấm đêm được ghép từ 90 tấm). Chế độ này cho phép ghép nhiều tấm ảnh lại để có một tấm ảnh rộng hơn, to hơn và chi tiết hơn những tấm ảnh đơn thông thường.
Để có được một tấm ảnh như thế, Dương Vi Khoa cùng cộng sự Nguyễn Huy Trung Dũng đã mất gần hai giờ chụp liên tiếp 1.000 tấm ảnh 16 megapixels bằng máy ảnh mới nhất của Canon là EOS 1D Mark IV, sử dụng ống kính tele Canon EF 400mm f/5.6L cùng với hệ thống chuyên dụng robot Gigapan EPIC Pro và nhiều phụ kiện khác trên đỉnh tòa nhà BIDV (25 tầng) tại đường Trần Quang Khải. Sau đó, các anh phải mất hơn 24 giờ để xử lý và ghép 1.000 tấm ảnh này lại với nhau nhờ hệ thống workstation chuyên dụng HP Z800. Nếu in ra (ở độ phân giải 72dpi), mỗi bức ảnh sẽ có diện tích lên tới khoảng gần 800m2!
Vi Khoa và Trung Dũng. Ảnh: Panorama.vn.
 Dương Vi Khoa (phải) và cộng sự  Trung Dũng
Được biết, hai tác giả này sẽ không chỉ dừng lại ở hai tấm ảnh đã hoàn thành, mà họ sẽ tiếp tục chụp thêm vài tấm nữa về Hà Nội trong dịp đại lễ. Vi Khoa chia sẻ: “Hiện nay tôi đang nhắm một vị trí chụp rất thú vị là tòa nhà 40 tầng của EVN đang xây. Ở đó sẽ chụp được cảnh ven sông Hồng rất thú vị”.
Ngoài ra, Vi Khoa khẳng định anh sẽ tiếp tục cho ra đời những ảnh panorama tương tự tại một số thành phố như TP HCM, Phan Thiết...
Vi Khoa còn tâm sự thêm về những ấp ủ của mình: “Chúng tôi muốn chụp tất cả những nơi có phong cảnh đẹp của đất nước VN để giới thiệu với bạn bè quốc tế”.
(Sưu tầm trên mạng)
Xem thêm một số tấm hình panorama xuất sắc TẠI ĐÂY
Đọc thêm về dự án của Vi Khoa TẠI ĐÂY

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2010

Lễ Giỗ Thầy Tổ 10/2009

Chuyến thiền dã ngoại Côn Sơn tháng 10/2009 thật đáng nhớ. Côn Sơn vẫn là điểm đến hàng tháng nhưng ngày 24/10 đối với chúng tôi là ngày đặc biệt. Đó là ngày giỗ Thầy Tổ Dasira Narada. Lễ giỗ Thầy Tổ năm ngoái được tổ chức tại Côn Sơn. Về dự lễ có hội viên của tất cả các lớp của Câu Lạc Bộ và khách mời, tổng cộng là 145 người. Các tiết mục văn nghệ cây nhà lá vườn phong phú, chất lượng như chuyên nghiệp. Chúng tôi được thưởng thức các tiết mục tốp ca, đơn ca, ngâm thơ, múa, biểu diễn Thái Cực Quyền, múa Kiếm, múa Chùy, múa Quạt, khiêu vũ quốc tế. Cả ngày hôm đó chúng tôi được ăn cỗ chay. Các món đều ngon và trông thật hấp dẫn.
Lại sắp đến giỗ Thầy Tổ, xin đăng video thu chương trình biểu diễn văn nghệ nhân Lễ Giỗ Thầy Tổ. Thời lượng tổng cộng của cả 3 phần là gần 1h, cả nhà chịu khó xem nhé. 


 

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2010

Vượt qua thử thách

 Cô Yến (bên trái) chụp cùng chị Phương ở nền nhà cũ của cụ Nguyễn Trãi trên núi Côn Sơn.
Tôi là Vũ Thị Yến, hội viên của CLB DSNL Tôi bị tai biến mạch máu não lần thứ hai do huyết áp cao để lại di chứng liệt nửa người. Tôi rất buồn vì mình đã trở thành người tàn phế. Tôi ngại giao tiếp với mọi người và lúc nào cũng buồn bã, lo âu.
Khi đến với CLB, tay phải của tôi vẫn co quặp, các ngón tay không duỗi được ra và không giơ tay lên được. Chân phải đi lết từng bước một. Chân tay run rẩy. Đi lại và sinh hoạt rất khó khăn.
Tôi học thiền Lửa Tam Muội từ tháng 9/2007. Khi mới vào học tôi chỉ nghĩ làm thế nào để đi lại được. Sau một thời gian tôi thấy bệnh tình đỡ hẳn và từ đó tôi quyết tâm chăm chỉ học thiền hơn.
Đến nay tôi đã giơ được tay phải lên, chân mềm mại hơn và đã có thể đi bộ được vài cây số. Tôi đã tự chăm sóc được bản thân. Tôi đi được từ nhà ở Đê La Thành ra Triển Lãm Giảng Võ, đi dạo trong Triển Lãm rồi lại đi bộ về mà không cần phải thuê xe ôm như trước. Những chuyến thiền dã ngoại ở Côn Sơn tôi cũng leo được lên núi để đến chỗ ngồi thiền cũng CLB.
Cuộc đời từ chỗ tưởng như tàn phế đã trở lại gần như bình thường. Bài Thiền Thu Lửa Tam Muội đã trả lại cho tôi cuộc sống. Tôi khỏe mạnh, vui vẻ hơn trước nhiều. Tôi đã tập viết được bằng tay trái. Tôi tự vẽ được quẻ dịch để thực hành.
Để đạt được điều đó tôi đã phải vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách. Trước tiên là sự mặc cảm về bệnh tật của mình, đi lại khó khăn, nói không tròn tiếng, ăn uống khó khăn. Rồi thì thời tiết lúc nắng, lúc mưa, tiền thuê xe ôm đưa đón, những lúc người mệt mỏi. Tôi đã kiên trì học tập, luyện thiền. Sáng thứ 7, học xong, tôi xin Thầy ở lại để học cùng lớp buổi tối, rồi ở lại để sáng chủ nhật học luôn. Những lúc rảnh rỗi, tôi tranh thủ ngồi thiền. Đêm không ngủ được tôi lại thiền. Những đợt đi Côn Sơn tôi đều cố gắng đi theo CLB và luôn tận dụng thời gian để thiền được nhiều.
Với sự giúp đỡ của Thầy, cô, sự động viên của các bạn đồng môn, sự khuyến khích của những người thân trong gia đình, và sự quyết tâm của bản thân, đến nay sức khỏe của tôi ngày càng được cải thiện. Tôi sẽ cố gắng hơn nữa để không phụ lòng mong mỏi của mọi người.
Hà nội, ngày 25 tháng 9 năm 2010
Vũ Thị Yến

Lần thứ hai chiến thắng bệnh bằng thiền Lửa Tam Muội


Tôi là Ngô Thị Thoa, ở 163 Tôn Đức Thắng, Hà nội, là hội viên Câu lạc bộ DSNL thuộc Chi hội Y học dân tộc Quốc tế ngữ Hà nội.
Tôi xin kể lại về việc tôi thiền khỏi bệnh không dùng thuốc ở một bệnh nhân ung thư vú di căn xương L4+L5+D10+D11+D12 thể xâm lấn. Kết luận của bệnh viện K: “Di căn xương các điểm mô tả.” Ngoài ra tôi còn bị gút và mỡ máu nữa. Tưởng chừng như đã cầm một án tử hình không thời hạn, vậy mà thiền đã giúp tôi xóa án tử hình (có kết luận của Bệnh viện K).
Cuối tháng 3/2010, tôi bị đau lưng. Nghĩ mình bị ung thư lại vì tôi đau đúng chỗ di căn L4+L5, tôi vội vã đến Bệnh viên K khám. Tôi đã được xét nghiệm máu, siêu âm ổ bụng, xạ hình xương…Kết quả là các chỉ số ung thư (-) bình thường, nhưng lại phát hiện tôi bị thận. Sau khi xạ hình chức năng thận bằng máy spect kết quả cho thấy giãn thận (T) 10mm. Thận phải: chức năng cầu thận giảm. Thận trái: ứ nước. Tưới máu và chức năng lọc cầu thận giảm.
Tôi được gửi đi chuyên khoa Tiết niệu ở Bệnh viện Bạch Mai. Sau khi xét nghiệm, chụp cộng hưởng từ, tôi nhận được kết luận: “Hình ảnh teo thận 2 bên (thận mãn tính). Giãn khu trú ống tụy, vị trí mỏm móc khả năng là TiPMP (u nhú trong tuyến tụy phụ chế tiết nhầy).
Tôi đọc tập hồ sơ khám bệnh mà như sét đánh ngang tai. Nỗi ám ảnh lại xuất hiện “Tôi bị thận”. Hoang mang, lo sợ, buồn phiền, vui buồn lẫn lộn. Vui vì ung thư không tái phát, buồn vì thận teo, thận giãn, u nhầy bám tụy. Lòng bâng khuâng lo nghĩ suy tư, ngày không ăn được, đêm không ngủ được. Bỗng như trời xui, đất khiến, tôi tự nhủ: “Mình đã có Đức Thầy Tổ Dasira Narada, đã có Thầy , có Lửa Tam Muội cứu mình, ung thư còn khỏi, quan trọng là có niềm tin.”
Một buổi tối, tôi gọi điện để thưa với Thầy về bệnh tình của mình và nói lên ý định chữa bằng tâm linh không dùng thuốc và xin được Thầy hỗ trợ. Văng vẳng bên tai trong điện thoại: “Vâng! nếu bác có ý định thế thì tôi sẵn sàng, bác cứ đến.” Sáng hôm sau là buổi sinh hoạt thường kỳ của Câu Lạc Bộ, tôi cầm bộ hồ sơ đến để Thầy xem. Cô Huệ nở nụ cười niềm nở, hỏi thăm và an ủi tôi. Cô vừa nói vừa cười: “Bác cứ đến đây. Câu lạc bộ là của bác mà!” Tiếng nói ân cần, yêu thương, đầm ấm của Thầy Cô đã xua đi những lo âu, phiền não trong tôi. Trong đầu tôi lúc bấy giờ chỉ còn những ý nghĩ: “Quyết tâm thiền Lửa tam Muội. Tin tưởng, kiên trì cộng với sự hỗ trợ chữa chạy của Thầy, chắc chắn mình sẽ khỏi bệnh.” Ngay chiều hôm đó tôi mang balô quần áo, sách vở đến nhà Thầy. Bác Yến (bị tai biến), bác Lan (bị ung thư) và chị Mận (bị dập não) cũng xin Thầy cô được ở lại để tập thiền hàng ngày.
Hàng ngày chúng tôi tích cực luyện tập dưới sự chỉ bảo tận tình của Thầy. Mỗi khi hai bàn tay nóng bỏng của Thầy đặt vào các luân xa thì tôi cảm thấy như có 1 ngọn lửa thu hút hết những nỗi đau. Chỉ sau có vài ba ngày mà tôi đã thấy bệnh tình giảm hẳn. Cô thì lo cho chúng tôi nơi ăn, chỗ ở, chăn bông, đệm gối. Cô lo từng hụm nước, bát canh, bát cơm, chén cháo, nhắc nhở, động viên chúng tôi, tạo điều kiện cho chúng tôi có thể dành được nhiều thời gian nhất luyện thiền để đẩy lùi bệnh tật. Mỗi ngày chúng tôi thiền được từ 6-7 tiếng, có hôm chúng tôi ngồi thiền được 8 tiếng rưỡi. Đêm ít ngủ mà chúng tôi không cảm thấy mệt như khi ở nhà. Thế mới lạ chứ. Thấm thoắt sau khoảng hơn chục ngày tôi đã thấy như mình khỏi hẳn rồi, không đau, không mỏi.
Sau đó Câu Lạc Bộ đi thiền dã ngoại ở Côn Sơn, tôi cùng một số người đã ở lại 9 ngày để luyện thiền. Cứ chịu khó luyện tập như thế, 1 tháng sau tôi đi kiểm tra bệnh ở bệnh viện. Kết luận: “Tôi đã khỏi bệnh.”
Kết quả khám cho thấy: Thận teo, thận giãn, u nhú bán ống tụy, chức năng thận lọc kém đều bay biến đi hết mà thay vào đó là thận không giãn, không teo. Tất cả các chỉ số đều bình thường kể cả kết quả thử máu.
Tôi khỏi bệnh không phải là do cảm giác của mình mà đã được xét nghiệm hình ảnh bằng các loại máy móc tối tân của y học hiện đại ở hai bệnh viện trung ương (Bệnh viện K và bệnh viện Bạch Mai). Cầm kết luận của các bác sĩ, tôi thấy vui sướng tràn đầy tin tưởng.
Thiền Lửa Tam Muội như có phép nhiệm màu. Ngẫm nghĩ tôi nhớ lại lời Thầy: “Thiền là điều phục tâm. Bệnh như là một cái cây, thuốc như là một con dao sắc chặt cây, song gốc cây bệnh vẫn còn và nó có thể mọc ra nhiều ngọn khác. Thuốc có tác dụng làm chậm lại sự phát triển của cây bệnh. Còn thiền như là một cái thuổng đào tận gốc rễ cây bệnh. Chính vì thế nhiều bệnh y học hiện đại chỉ giải quyết chung sống với nó hoặc bó tay, nhưng thiền lại giải quyết được.
Đúng! Tôi là một trong những người đã thực hiện thiền để chữa khỏi bệnh. Thầy quả là một người có một trái tim, một tấm lòng biết yêu thương và chia sẻ với cuộc đời. Tấm lòng từ thiện của Thầy đã làm tôi thực sự xúc động. Sống ở trên đời quý nhất là tấm lòng. Nhiều khi ngồi trước chúng tôi, Thầy trò chuyện với đôi mắt sáng ngời thể hiện ý chí luôn vượt qua mọi khó khăn, nhưng đôi khi ánh mắt đó lại vương buồn, vẫn chạnh lòng day dứt vì trong Câu Lạc Bộ vẫn còn nhiều người bệnh nặng chưa đỡ. Nhiều khi tôi cảm thấy Thầy muốn dang đôi tay của mình nối với những vòng tay nhân ái khác để giúp đỡ mọi người đẩy lùi bệnh tật. Sự hỗ trợ của Thầy là rất cần thiết, nhưng đối với người bị bệnh không thể không có niềm tin. Niềm tin là sức mạnh.
Với lòng tin tưởng tuyệt đối, với quyết tâm cao độ, lại đươc sự động viên giúp đỡ hết lòng của Thầy cô, tôi đã chiến thắng được bệnh tật. Niềm tin đúng là sức mạnh. Niềm tin cộng với sự kiên trì, bền bỉ, luyện thiền thật nhiều, cộng với sự hỗ trợ của Thầy, sự động viên của cô và mọi người rõ ràng là những yếu tố quyết định giúp tôi khỏi bệnh. Tôi thấy môn Thiền Lửa Tam Muội này thật sự có tác dụng tốt đối với sức khỏe của con người, điều mà bình thường không thể lý giải. Càng đi sâu, càng vững tin, kiên trì và quyết tâm học, luyện thiền chăm chỉ, tôi nguyện noi gương sáng của Thầy. Luôn ý thức được rằng, dưới sự hướng dẫn của Thầy, học viên chúng tôi chăm chỉ, chịu khó luyện thiền để rèn tâm tính, để củng cố sức khỏe chính là cách tốt nhất để báo đáp công ơn Thầy và cũng là cách để tạ ơn Đức Thầy Tổ Dasira Narada, người đã sáng lập ra môn phái.
Tôi xin chân thành kính chúc Thầy, cô vui khỏe, là chỗ dựa vững chắc để dìu dắt Câu lạc bộ chúng tôi ngày càng vững mạnh.
Hà nội, tháng 8 năm 2010
Ngô Thị Thoa

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2010

Chuyến bay về thời thơ ấu

Nếu bạn có quá nhiều phiền não về thế giới này
Vấp ngã rồi không dám tiếp tục tiến về phía trước
Tại sao con người phải yếu đuối rồi tha hóa vậy
Bạn hãy bật TV lên mà xem
Biết bao người vì cuộc sống, nỗ lực dũng cảm bước tiếp.
Phải chăng chúng ta nên tự thỏa mãn?
Hãy trân trọng mọi thứ dù ta có hay không.
Còn nhớ bạn từng nói gia đình là tòa lâu đài duy nhất, cùng hương lúa và dòng sông mãi trải dài
Hãy mỉm cười và nhớ lại những giấc mơ thuở bé thơ.
Đừng khóc! Hãy để những chú đóm đóm đưa bạn đi xa. Bài ca dao quê hương vẫn mãi là chỗ dựa
Về nhà nhé! Về với những kí ức tươi đẹp thời thơ ấu.
Đừng từ bỏ dễ dàng như vậy, như tôi đã nói:
“Bạn thất bại khi theo đuổi một ước mơ. Không sao hãy theo đuổi ước mơ khác.”
Hãy tô cho cuộc sống của mình những sắc màu tươi đẹp, đầu tiên hãy tô theo sở thích, đam mê của bạn. 

Cười một cái nào! Công danh không hẳn là mục đích của cuộc sống.
Bản thân luôn vui vẻ, đó mới là điều có ý nghĩa.
Chiếc máy bay giấy thuở ấu thơ cuối cùng cũng đã quay trở về.
Cái gọi là hạnh phúc đôi khi chỉ là chân trần trên cánh đồng đuổi bắt chuồn chuồn đến mệt lả ...^^
Hái trộm hoa quả rồi bị ong mật đốt đến phát sợ rồi ... hehe. Ai đang cười trộm thế? Hihi
Tôi dựa mình vào cây lúa, thổi ngọn gió, hát bài ca rồi ngủ.
Ô ô, một buổi chiều, tiếng côn trùng kêu trong tiếng đàn thật trong trẻo
Ô ô, ánh mặt trời trải dài trên những con đường. Về nhà thấy trong lòng không còn rối bời.


Hãy trân trọng mọi thứ dù ta có hay không.
Hạnh phúc ngày bé giản dị hơn rất nhiều so với những công danh ngày lớn. Có lẽ vì vậy mà ngày ấy chúng ta không biết đến phiền muộn ưu tư. Có lẽ cũng vì thế mà thời thơ ấu luôn luôn là những ngày đẹp nhất trong cuộc đời mỗi con người.


Đây là lời dịch một bài hát Trung quốc, với Video clip rất đẹp, rất có ý nghĩa. Cháu rất thích bài hát này vì nó rất giống với tuổi thơ của mình.
Các cụ có thể không hợp với giai điệu của nó. Cháu giới thiệu nó với mong muốn để mọi người thư giãn. Vì cháu thấy cứ nghe bài này là rất thư giãn. Đôi khi ngồi thiền vẫn cứ cố mường tượng những hình ảnh trong clip này.


Mở chuyên mục mới

Trong quá trình luyện Thiền, chúng ta, ai cũng phải trải qua những thử thách. Không ít người đã không vượt qua được và đã phải bỏ cuộc.
Thử thách buổi ban đầu có thể chỉ đơn giản như leo 3 tầng cầu thang để vào lớp học (đối với những bác bệnh nặng, hoặc cao tuổi). Thử thách cũng có thể là chuyến ô tô đi thiền dã ngoại (đối với những người hay say xe). Thử thách có thể là chuyển từ tư thế ngồi thiền trên ghế thành ngồi kiết già hay bán kiết già, và cũng có thể là leo núi, vượt qua bao hàng trăm bậc để đến được chỗ thiền.
Rất có thể, đối với bạn đó chẳng phải là thử thách, nhưng đối với tôi đó là sự quyết tâm, một sự nỗ lực lớn. Tôi đã phải vượt qua chính mình để có được kết quả luyện tập như ngày hôm nay.
Trong Câu Lạc Bộ của chúng ta có rất nhiều tấm gương vượt qua thử thách điển hình như Bà Đính, 85 tuổi, leo núi Côn Sơn ngồi thiền. Bà Thoa, bà Tỵ, ông Vân đều đã ngoài 80 vẫn hàng tuần đạp xe đến lớp. Bác Yến, tai biến mạch máu não 2 lần, vậy mà không bỏ một buổi học cũng như đợt thiền dã ngoại nào. Chị Khuy, viêm khớp đa cấp, rất chịu khó tập, giờ đã có thể đi lại trong nhà mà không cần nạng. Ngoài ra còn rất nhiều tấm gương khác.
Trang Câu Lạc Bộ xin mở chuyên mục "Thử thách" xin được sự ủng hộ và chia sẻ của tất cả các thành viên trong và ngoài Câu Lạc Bộ. Các bác có thể đăng bài trực tiếp hoặc gửi bài cho Thu. Xin trân trọng cảm ơn.

 Khuôn mặt rạng ngời khi vừa vượt qua hàng trăm bậc đá 
để đến được chỗ ngồi thiền. Thật vui!

Chủ Nhật, 26 tháng 9, 2010

Thông báo

Để cho gọn phần trình bày ở thanh bên và tiện cho việc tra cứu, các mục như Trang Phật Pháp, Albums, Chuyên mục, Hướng dẫn đã được chuyển lên thành các trang riêng biệt và để ở thanh trên ngay dưới tên blog (ô vàng trên cùng ở đầu trang). Các bài tập Thiền và bài chia sẻ kinh nghiệm cũng được tách ra và tạo thành trang riêng.

Nếu có gì chưa hợp lý, xin mọi người cho ý kiến. Trân trọng cảm ơn!

Chuyến đi dã ngoại của chúng tôi


Bộ ảnh anh Nghĩa chụp đợt thiền dã ngoại Côn Sơn tháng 9/2010.

Thứ Sáu, 24 tháng 9, 2010

Câu văn hay

"...Khi sinh ra trong đất trời này, chỉ riêng sự hiện hữu của ta cũng đã có sẵn những giá trị tuyệt vời của nó. Ta không cần phải chứng tỏ mình là ai, mình phải hơn mọi người, phải có cái này, cái kia. Chỉ cần làm việc và rong chơi với tất cả khả năng của mình, mọi việc tự nó đến rồi đi như sương sớm, như hoàng hôn, như dòng sông, áng mây trôi. Với kinh nghiệm sống của một người đã có tuổi, chúng ta sẽ nhận thấy có những điều mình cầu mong nhưng chẳng bao giờ đến; ngược lại, có những điều ngoài sức tưởng tượng, mình không dám mơ ước nhưng nó lại đến một cách nhẹ nhàng, êm dịu."

(Trích dẫn từ bài Hội chứng “number one”- nguồn Saigon Times on line)
Xem chi tiết TẠI ĐÂY

Thứ Ba, 21 tháng 9, 2010

Thiền dã ngoại Côn Sơn tháng 9/ 2010


Ảnh chụp từ máy của Thầy và chị Bình.

Khất thực tại Thiền Viện

Thực tế Hoàng Vân đã khất thực nhiều lần, dự nhiều bữa thọ trai tại thiền viện. Thật thiêng liêng, thú vị và mang đầy ý nghĩa nhân văn.
Hoàng Vân xin được kể lại để cả nhà cùng nghe.
Vào khoảng 11h15 phút, khi dứt tiếng chuông báo giờ thọ trai, tất cả phật tử - những kẻ khất thực chưa ai được vào Trai đường mà phải xếp hàng phía ngoài cửa. Khi đoàn các Thầy trụ trì, tăng, ni, các cư sỹ tại Thiền viện xếp hàng một theo thứ tự cấp bậc đi vào Trai đường xong thì những kẻ khất thực như H.Vân mới được phép vào theo, trên tay mỗi người là một bát inox to, một đĩa nhựa, một bát ăn cơm bằng sứ và một chiếc thìa. Mọi người đều "đắp y", tức ăn mặc rất trang trọng, lịch sự như đi dự lễ vậy.
Thức ăn trong trai đường toàn là đồ chay, được đựng trong các khay to. Đoàn người xếp hàng im lặng để lấy đồ ăn (giống như ta đi ăn búp phê), không nói, cười to tiếng. Trong lần đầu khi khất thực tại Thiền viện, chưa biết thủ tục thế nào nên H.Vân đã phải rất chú ý nhìn người khác làm sao thì mình làm vậy. Tại đây người biết luôn nhắc nhở người chưa biết, tất nhiên là phải nói thật khẽ thôi.
Khi lấy đồ ăn phải cẩn thận sao cho không phát ra tiếng động, tự ước lượng lượng cơm và thức ăn mình cần ăn, không lấy quá nhiều hoặc quá ít. Nếu chót lỡ lấy nhiều sẽ phải cố ăn cho bằng hết, nếu lấy ít thì sẽ bị đói mà không được đứng dậy để lấy thêm. Cơm và thức ăn để cùng vào bát to, đậy đĩa lên trên, trên đĩa là thìa, là bát nhỏ đựng canh và các món ăn tráng miệng như quả, bánh...
Sau khi ngồi vào vị trí đã quy định, nam ngồi riêng, nữ ngồi riêng, bắt đầu lễ tụng kinh. Ai cũng phải chắp tay trước ngực tụng hoặc nghe tụng. Bài kinh được phát qua loa, nghe rõ ràng và xúc động, nội dung bài kinh là xuất xứ từ đâu ta có đồ ăn này, sau đó các thầy làm lễ cúng cơm. Tiếp theo mỗi người xúc một miếng cơm nhỏ đưa vào miệng, nhai thật kỹ, hai tay bưng bát cơm đưa lên trước trán, nghe tiếp một bài kinh khác rồi mới được ăn chính thức (Về nghi thức này còn phức tạp hơn nữa, H.Vân chưa học được, đó là khi bưng bát cơm để ngang trán, hai tay phải kết thành một dấu hiệu gì đó, ngón trỏ của tay phải phải chỉ lên trời, mình cần phải tìm hiểu thêm khi có thời gian).
Khi ăn cơm, không được nói chuyện, ăn thật chậm, nhai chậm, kỹ, không phát ra tiếng động (đúng là ăn trong chánh niệm). Khi xúc cơm, xúc thức ăn phải nhẹ tay để không có tiếng thìa bát va vào nhau lách cách. Cơm lấy bao nhiêu phải ăn hết bấy nhiêu, không được để thừa, phải vét hết không còn hạt cơm nào sót ở bát. Ăn hết cơm rồi mới ăn đến canh (tất nhiên các phật tử hay vi phạm, ăn cả cơm lẫn canh), đến đồ ăn tráng miệng cũng phải ăn hết không được để lại một chút nào. Nước uống là chè tươi được để trong bình, mỗi bàn một bình, nhưng không có cốc. Về điều này H.Vân thắc mắc lắm, không có cốc thì làm sao mà uống nước? Nhưng khi xem mọi người thao tác thì thắc mắc của H.Vân được giải đáp. Khi cơm và canh hết, mọi người đã dùng nước chè để tráng bát cơm, bát canh và uống nước tráng bát đó với mục đích là không được để lại một chút gì thừa với quan niệm rằng, tất cả mọi người ai cũng như ai đều là kẻ khất thực hết, không được để phí phạm dù chỉ là một hạt cơm, lá rau.
Ai ăn xong trước cũng phải ngồi chờ, không được đứng lên đi ra trước bởi còn lễ tụng kinh sau khi ăn xong. Bài tụng này có nội dung là cám ơn những người đã mang lại đồ ăn, thức uống cho ta, biết ơn họ. Sau đó tất cả mọi người đứng dậy. Đi ra khỏi Trai đường trước tiên là đoàn các Thầy chủ trì, tăng ni như lúc vào, các thầy đi rất chậm rãi, trên tay là bát, đĩa, thìa đã dùng. Đoàn các thầy đi tới đâu thì những người còn lại phải quay mặt hướng về phía đó để tiễn với hai tay chắp trước ngực. Các Phật tử là người ra khỏi Trai đường sau cùng. Bát đĩa của ai thì người đó tự rửa kể cả thầy chủ trì. Các phật tử, kẻ khất thực như H.Vân tự vào bếp để rửa bát của mình, úp vào đúng nơi, đúng chỗ.
Trong suốt cả thời gian của bữa ăn cho đến khi rửa bát, H.Vân cứ thầm ao ước giá các con mình được dạy dỗ trong môi trường như thế này.
Cũng có những người vi phạm do không tìm hiểu trước "thủ tục" nên đã mang lại cho chính bản thân mình những điều phiền phức, ví dụ khi lấy thức ăn cần quan sát xem đó là đồ ăn gì, mình có ăn được không để tránh khi phải cố ăn những thứ mà mình không thể ăn được (như rau diếp cá nấu canh hoặc trộn nộm...). Có người vừa ăn vừa cười nói làm cho bao nhiêu cặp mắt đổ dồn về phía mình khó chịu. Có người gọi lấy nước chấm, ớt .v.v.
Xin chia xẻ một chút, làm mất thời gian của mọi người một chút. Cám ơn.
Hoàng Vân

Thứ Hai, 20 tháng 9, 2010

ĂN TRONG CHÁNH NIỆM

Tuy chưa có duyên đi Côn Sơn cùng Câu lạc bộ, nhưng Hoàng Vân biết các thành viên trong câu lạc bộ tương lai sẽ được thưởng thức những bữa ăn trong chánh niệm tại Côn Sơn. Nhân đọc  "Quyền lực đích thực " của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Hoàng Vân xin trích dẫn một đoạn của tác phẩm để chúng ta cùng tham khảo.

ĂN TRONG CHÁNH NIỆM
Trích  "Quyền lực đích thực " của Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Ăn trong chánh niệm là một thực tập rất tuyệt vời. Khi ăn, ta chỉ chú ý vào hai chuyện: thức ăn và mọi người xung quanh, không bận tâm về quá khứ hay tương lai, dự án hay lo âu.
Ta ăn thế nào để có được niềm vui và hạnh phúc khi ăn. Khi gắp lên một miếng thức ăn, ta ý thức về nó, ta nhìn cho rõ để thấy rằng đây là tặng phẩm của đất, trời và công phu lao tác. Sau đó ta đưa thức ăn vào miệng và nhai thật kỹ trong chánh niệm.
Khi gắp một miếng cà rốt, tôi luôn có mặt cho miếng cà rốt, nhìn rõ miếng cà rốt. Tôi gắp miếng cà rốt với tất cả thân tâm tôi. Nếu tâm đang bận về quá khứ hay tương lai, về dự án hay lo âu thì tôi đâu có thể biết rõ là tôi đã đưa miếng cà rốt vào miệng. Cũng như khi mở cánh cửa hay thắp một nén hương, tôi đầu tư một trăm phần trăm (100%) vào việc đóng cửa hay thắp hương.
Mời bạn cùng ăn trong chánh niệm với tôi. Trước khi bỏ miếng cà rốt vào miệng, bạn có thể nói thầm "cà rốt" như bạn đang gọi thầm tên người thương, và khi ấy miếng cà rốt sẽ hiện ra rõ ràng hơn. Bỏ miếng cà rốt vào, bạn biết là mình đang bỏ miếng cà rốt vào miệng, nhai miếng cà rốt, bạn biết mình đang nhai miếng cà rốt, bạn không nhai dự án, buồn đau, quá khứ hay tương lai.
Chỉ nên làm một việc thôi. Khi gắp miếng cà rốt như thế bạn sẽ có tuệ giác về miếng cà rốt. Bạn sẽ thấy trong đó tất cả những gì đã làm nên miếng cà rốt: đám mây, ánh nắng, trái đất... Miếng cà rốt đại diện cho cả vũ trụ. Bạn mỉn cười với miếng cà rốt, không tốn nhiều thì giờ, chỉ một giây đồng hồ thôi. Có niệm và định, bạn có thể đạt tuệ giác về tự tính của miếng cà rốt.
... Miếng cà rốt cũng là máu thịt của vũ trụ. Nếu biết cách tiếp nhận, bạn sẽ được ân phước của sự sống chân thực. Nhưng nếu bạn ăn miếng cà rốt trong thất niệm, sự sống không hiện hữu. Nếu bạn bị suy tư, buồn giận cuốn hút thì miếng cà rốt không còn là sứ giả của vũ trụ nữa.
...chúng ta không thể tập trung vào thức ăn nếu vừa ăn vừa nói chuyện, và không biết trân quý sự có mặt của những người ăn cùng. Ý thức được sự hiện diện của thức ăn và của những người có mặt giúp ta thực tập sâu hơn. Sự im lặng có thể rất hùng tráng. Im lặng giúp cho ta có mặt một trăm phần trăm (100%).
Để thưởng thức món ăn, ta nên ăn thật chậm. Nhai ít nhất 30 lần trước khi nuốt. Khi nhai, ta thở và buông thư, có mặt thật sự bây giờ và ở đây...
Đã có người tổ chức những bữa ăn trưa im lặng và chánh niệm tại nơi làm việc. Mọi người cùng ngồi ăn im lặng trong mười hay mười lăm phút rồi mới nói chuyện, tất cả đều rất thích thú.

Thuốc chữa đau buồn

Một phụ nữ vừa mất con trai tìm đến một nhà hiền triết và nói:
"Có lời cầu nguyện nào mà ông biết có thể làm cho con trai tôi sống lại?"
Nhà hiền triết bảo:
"Hãy đem về đây cho ta một hạt giống cây mù tạt được trồng từ gia đình nào chưa từng bao giờ biết đến đau khổ".
Người phụ nữ ngay lập tức lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ. Đầu tiên bà đến gõ cửa một ngôi nhà lớn sang trọng và hỏi:
"Tôi đang tìm hạt giống cây mù tạt từ gia đình chưa bao giờ biết đến đau khổ, có phải nơi này không?"
Họ trả lời bà đã đến nhầm chỗ và bắt đầu kể những tai họa đã xảy đến với gia đình họ. Bà ngồi lại an ủi họ rối tiếp tục lên đường đi tìm hạt giống thần kỳ.
Nhưng bất cứ nơi nào bà ghé vào, dù ở những ngôi nhà tồi tàn hay sang trọng, bà đều được nghe những chuyện đau buồn này đến chuyện bất hạnh khác.
Bà trở nên quan tâm và rất muốn chia sẻ nỗi buồn của người khác đến nỗi bà đã quên đi nỗi buồn của chính bà và quên câu hỏi về hạt giống cây mù tạt thần kỳ mà bà tìm kiếm.
Thế đó, cách quên đi nỗi buồn của chính mình tốt nhất là hãy chia sẻ với những người khác, bạn sẽ thấy được sự cảm thông và nỗi buồn của chính mình cũng được tan biến đi. Hãy quên đi nỗi buồn, bạn nhé!
(Nguồn: Diễn đàn Người Tôi Cưu Mang)

Chủ Nhật, 19 tháng 9, 2010

Phương pháp chữa bệnh bằng cách nhai dầu mè

(Sưu tầm trên mạng)
Những báo cáo mới về lợi ích cho sức khỏe qua việc dùng dầu mè ép
Bác sĩ Karach đã tường trình bản báo cáo này trước Hội Nghị All-Ukrainian. Tham dự Hội Nghị có các bác sĩ chuyên khoa ung thư, các nhà vi khuẩn học thuộc Hội Khoa Học USSR. Bác sĩ Karach giải thích tiến trình chữa lành đơn giản khác thường bằng cách dùng dầu mè ép. Kết quả của phương pháp trị liệu này đã gây ra những kinh ngạc lẫn nghi ngờ về nội dung của bản báo cáo.
Thật lạ lùng vì phương pháp đơn giản này có hiệu lực chữa trị nhiều bệnh khác nhau, trong một số trường hợp có thể giúp bệnh nhân không cần phải giải phẫu hay uống những loại thuốc gây biến chứng có hại.
Điểm độc đáo của phương pháp chữa lành này là tính đơn giản. Phương pháp chỉ gồm việc làm luân chuyển dầu mè trong miệng. Tiến trình chữa lành được hoàn thành bởi chính cơ quan của con người. Nhờ vậy nó có thể chữa lành các tế bào, các mô và tất cả các cơ quan cùng một lúc; cơ thể tự loại trừ các độc tố mà không gây xáo trộn nào cho các tế bào lành mạnh.
Bác sĩ Karach cho rằng những bệnh sau đây có thể được chữa cách hiệu quả với phương pháp trị liệu dầu mè: nhức đầu, viêm cuống phổi, phổi và gan, nhức răng, nghẽn mạch máu, các bệnh về máu, đau khớp, tê liệt, nấm chàm, loét dạ dày, bệnh đường ruột, các bệnh tim và thận, viêm não, thần kinh và các bệnh phụ nữ.
Liệu pháp dầu mè có tác dụng cả phòng bệnh lẫn chữa bệnh. Bác sĩ Karach nói:"Với liệu pháp dầu, tôi đã khỏi bệnh nhiễm trùng máu kinh niên 15 năm. Và trong ba ngày đầu của thời gian dùng liệu pháp này, tôi được khỏi bệnh đau khớp nặng đã khiến tôi phải nằm liệt giường."
Thực hành:
Buổi sáng trước bữa điểm tâm, lúc bụng đói hoàn toàn, bạn lấy một muỗng canh dầu mè đổ vào miệng nhưng đừng nuốt. Dầu được luân chuyển từ từ , kéo qua răng và chạm vào tất cả các phần của màng nhày trong khoang miệng từ 15 đến 20 phút. Dầu được nhai và hòa kỹ với nước bọt. Việc nhai kích thích các enzymes và các enzymes này rút các chất độc ra khỏi máu. Vì vậy, không được nuốt dầu vì dầu đã thấm chất độc. Khi việc nhai tiến hành, dầu trở nên loãng hơn và chuyển thành màu trắng. Nhai xong 20 phút nhổ dầu ra vào bồn cầu.
Nếu thấy dầu mè vẫn còn màu vàng, có nghĩa là bạn đã không nhai kỹ hoặc nhai chưa đủ lâu. Sau khi nhổ dầu ra thì xúc miệng vài lần để rửa miệng. Tốt hơn nữa là dùng một ly nước muối ấm để xúc miệng. Răng,lợi và lưỡi cần được rửa cẩn thận. Có thể đánh răng bằng muối, hoặc đánh răng bằng kem đánh răng như thường ngày. Bạn có thể đổ thêm nước lạnh vào phần nước muối còn lại để làm giảm bớt độ mặn, sau đó để nghiêng ly nước này dưới mũi, nhẹ nhàng hít nước muối vào mũi để rửa đường mũi, nhẹ nhàng xì mũi ra. Bồn rửa mặt cần được rửa sạch vì nước xúc miệng bạn nhổ ra có chứa vi trùng và chất độc của cơ thể. Nếu để một giọt nước này dưới kính hiển vi có độ phóng đại 600 lần, bạn có thể nhìn thấy những con vi trùng đang phát triển ở giai đoạn đầu. Điều quan trọng bạn cần chú ý là trong tiến trình nhai dầu, việc chuyển hoá trong cơ thể bạn được nhân thêm lên. Nhờ đó bạn được gia tăng sức khỏe.
Một trong những kết quả trước mắt của tiến trình chữa lành này là làm chắc lại những răng bị lung lay, chữa khỏi bệnh lợi răng chảy máu, và làm trắng răng. Tốt nhất là thực hành việc nhai dầu trước bữa ăn sáng. Để mau khỏi bệnh , bạn có thể làm ngày ba lần, nhưng luôn luôn trước bữa ăn khi bụng đói hoàn toàn. Việc thực hành nhiều lần này đẩy nhanh và làm cho tiến trình chữa lành hiệu nghiệm hơn.
Thực hành bao lâu?
Thực hành cho tới khi bạn có lại sức khỏe ban đầu và ngủ ngon giấc. Ai thực hành phương pháp này cách trung thành sẽ thức dậy tỉnh táo, khoan khoái vào buổi sáng; lại được thêm ăn ngon và tăng trí nhớ.
Những dấu hiệu chữa lành:
Những người mắc bệnh lâu năm có thể có dấu hiệu bệnh như nặng thêm lúc bắt đầu thực hành. Bác sĩ Karach nhấn mạnh rằng tình trạng này là dấu hiệu của bệnh đang trong tiến trình chữa khỏi. Cũng có thể xảy ra việc thân nhiệt tăng thêm. Tình trạng xấu này chỉ xảy ra vài ngày, sau đó sẽ thấy khá hơn. Chú ý:
Cho dù phương pháp trị liệu này có thể rất hữu hiệu cho con người, nó vẫn không thay thế việc điều trị hiện tại của bác sĩ. Khi thấy triệu chứng gia tăng cần báo cho bác sĩ biết để xem xét những triệu chứng này xảy ra do nằm trong tiến trình chữa lành hay là do tình trạng nặng hơn thật sự của bệnh nhân cần phải chữa ngay.
Thực hành thường xuyên không?
Câu hỏi về việc thực hành ngày bao nhiêu lần và trong bao lâu chỉ có thể trả lời căn cứ trên bệnh tình của từng người. Bệnh cấp tính thường thấy kết quả khả quan rất nhanh, chỉ trong vòng hai tới ba ngày. Bệnh kinh niên thường đòi thời gian lâu hơn, có khi cả năm. Cho nên đừng bao giờ nản lòng hay bỏ cuộc!!!
** Mua loại dầu mè vàng, loại dầu ép dùng để ăn salad. Đừng mua loại chịu được nhiệt độ cao dành cho chiên lâu, vì bị mất nhiều chất.
(Mời xem thêm TẠI ĐÂY)

Thứ Bảy, 18 tháng 9, 2010

Có một số bạn thắc mắc là không download được đĩa Bài Thiền Thu Lửa Tam Muội theo đường link để ở thanh bên. Anh Tuấn Linh, một bạn đọc thường xuyên của Trang nhà, gửi tặng đĩa Thiền anh đã post lên. Thu để lên đầu trang để các bạn có thể nghe trực tiếp hoặc download xuống cho tiện. Xin thay mặt Trang CLB cảm ơn anh.

Một chuyến xe

Tôi là một tài xế taxi. Không nhiều tài xế nhận làm việc ca đêm. Riêng tôi, vì cuộc hôn nhân mới tan vỡ với Rachael nên tôi đồng ý. Và vị khách của đêm cuối năm ấy để lại trong tôi một ấn tượng đặc biệt.
Tôi nhận được lời nhắn vào lúc 2:30 sáng. Tôi dừng xe, xung quanh vẫn tối đen, chỉ trừ ánh đèn hắt ra từ một cửa sổ nhỏ ở tầng trệt. Bình thường, cũng như mọi tài xế taxi khác, tôi chỉ bấm còi một hai lần, đợi một chút, nếu vẫn chưa thấy khách ra thì lái xe đi. Nhưng không hiểu tại sao lần này, tôi lại ra khỏi xe, bước lên bậc tam cấp. Không khéo người ta cần mình giúp, tôi nghĩ vậy và gõ cửa.
- " Xin chờ một phút" – một giọng nói run rẩy cất lên. Sau một lát yên lặng, cửa mở. Một bà cụ nhỏ bé đứng trước mặt tôi, mặc một chiếc váy hoa, đội mũ nhỏ có mạng che mặt. Chiếc valy nhỏ đặt dưới chân.
Căn phòng phía sau lưng cụ trông như không có ai ở đã nhiều năm. Tất cả đồ đạc đều được phủ ga trắng.
- "Cậu mang đồ ra xe giúp tôi được không?" - bà cụ hỏi. Một tay tôi nhấc chiếc valy lên, nó còn nhẹ bẫng, còn tay kia thì khuỳnh ra cho bà cụ vịn. Chúng tôi đi rất chậm ra xe.
- "Cậu tốt quá!", bà cụ nói nhẹ nhàng mắt không nhìn vào tôi, tựa như đang nói với một ai khác.
Khi chúng tôi vào xe, bà đưa cho tôi địa chỉ cần tới và nói:
- "Cậu có thể đi xuyên qua khu chợ cũ được không?"
- "Nhưng đó không phải là đường ngắn nhất, cụ ạ!"
- "Tôi không vội mà!". Ngừng lại một lát, bà nói tiếp:" Tôi đang đến viện dưỡng lão!"
Mắt bà long lanh: "Thế cũng tốt! Đằng nào thì bác sĩ cũng nói rằng tôi không còn sống được bao lâu nữa."
Tôi tắt đồng hồ đo cây số và hỏi: "Đầu tiên cụ muốn cháu đưa đi đâu?"
Hai tiếng đồng hồ, chúng tôi đi lòng vòng quanh thành phố. Bà cụ chỉ cho tôi tòa nhà bà từng làm việc, khu chung cư vợ chồng bà đã thuê khi họ mới cưới. Bà bảo tôi dừng lại trước một cửa hàng nội thất nơi trước đây là sàn nhảy, bà vẫn đến khiêu vũ khi còn thiếu nữ. Thỉnh thoảng bà bảo tôi đi chậm qua một tòa nhà hay một góc phố đặc-biệt-nào-đó dừng lại trong bóng tối và im lặng.
Khi những ánh mặt trời đầu tiên xuất hiện phía chân trời, bà cụ đột nhiên nói "Tôi mệt rồi, chúng ta đi thôi."
Chúng tôi tới địa chỉ mà bà cụ đưa cho tôi mà không nói thêm câu nào. Đó là một viện điều dưỡng dành cho những người già không nơi nương tựa. Hai người hộ lý và một chiếc xe lăn đã chờ sẵn ngoài cổng. Bà cụ dừng bước, vừa rút ví ra, vừa hỏi tôi, dịu dàng:
- "Tôi phải trả cậu bao nhiêu?"
- "Không gì cả, cụ ạ!" - Tôi nói
- "Cậu cũng phải kiếm sống mà" - Bà cụ hỏi, giọng vẫn dịu dàng, tuyệt nhiên không có chút ngạc nhiên nào.
- "Sẽ còn những hành khách khác mà cụ" - Tôi trả lời.
Bất giác, tôi cúi xuống ôm lấy bà cụ. Bà cũng ôm chặt tôi.
- "Cậu đã cho tôi rất nhiều" - Bà cụ nói - " Cám ơn cậu".
Tôi siết nhẹ tay bà cụ rồi quay ra. Trời vẫn còn mờ tối. Sau lưng tôi, cánh cửa viện điều dưỡng đã đóng lại. Đó cũng là âm thanh khép lại một cuộc đời.
Cả ngày hôm đó tôi không đón thêm một hành khách nào nữa, tôi lái xe đi lang thang, đắm chìm trong suy nghĩ, rồi băn khoăn tự hỏi: Điều gì sẽ xảy ra nếu bà cụ gặp một tài xế dữ dằn, hoặc đang nóng vội trên chuyến xe cuối cùng? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi bóp còi rồi bỏ đi hoặc từ chối tuyến đường đặc biệt của bà cụ? Và bất giác tôi cảm thấy mình hạnh phúc xiết bao... ít ra tôi hiểu rằng sự cô đơn trong trái tim của một người từng bất hạnh như tôi vẫn còn rất nhiều yêu thương, và vì thế mọi cánh cửa vẫn chưa hề khép lại.

(Nguồn: Mỗi ngày một truyện ngắn)

Thứ Tư, 15 tháng 9, 2010

Lời nguyện cầu

Lời đầu tiên cháu xin cám ơn chân thành tới Thầy Chủ nhiệm CLB và tất cả mọi người đã thu nhận cháu dù là tự tiện mò đến và lai lịch chưa rõ ràng. Cháu cám ơn tất cả mọi người đã giúp đỡ và chia sẻ sau nửa tháng sinh hoạt cùng CLB.
Thay cho lời giới thiệu cháu xin được post 1 bài ra mắt mọi người. Mong các cụ các bác và mọi người sẽ yêu thích rồi sau đấy là cũng yêu quý cháu luôn.

Đây Là lời nguyện cầu của tướng MacArthur, danh tướng người Mỹ trong chiến tranh thế giới thứ 2 tại chiến trường Thái Bình Dương và là nỗi khiếp sợ của quân Nhật. Trong 1 trận chiến khi đang đối diện với khó khăn vị tướng này đã lên dây cót tinh thần cho mình bằng lời nguyện cầu mà cháu rất tâm đắc. Đoạn văn đó như sau:

“Xin Chúa hãy ban cho con sức mạnh để có thể đứng vững và nhìn rõ bản thân mình khi con yếu đuối và mất niềm tin, cho con sức mạnh để con không lùi bước trước thất bại, sức mạnh để con khiêm tốn và ôn hòa mỗi khi chiến thắng.
Điều con mong muốn là đừng bao giờ dẫn con vào nơi an bình, hãy chỉ cho con cách chống cự với những thử thách và khó khăn. Hãy chỉ cho con cách chiến đấu dũng cảm trong bão tố và cách thông cảm với kẻ chiến bại.
Hãy ban cho con sức mạnh để con biết cười đồng thời không mất đi tiếng khóc, để con nhìn về tương lai mà không quên đi quá khứ.
Và cuối cùng, hãy cho con biết thế nào là niềm vui trong cuộc sống, thế nào là sống nghiêm túc với bản thân mình.
Và hãy cho con ghi nhớ rằng điều vĩ đại chính là điều giản dị và sức mạnh chân chính nằm trong sự dịu dàng”.

Sau này cố chủ tịch tập đoàn Huyndai, người theo cháu có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến sự chuyển mình của kinh tế Hàn Quốc ngày hôm nay, đã dùng đoạn văn trên và dặn dò những nhân viên mới vào công ty của ông.
Đoạn văn trên đã được ông chỉnh sửa lại cho phù hợp. Và nó được ông đưa vào cuốn tự truyện nổi tiếng: "Chu Ju Yung , Không là thất bại, Tất cả là thử thách". Đây là cuốn tự truyện hay nhất mà cháu từng đọc. Hiện nay không còn xuất bản nữa.
Mọi người nếu ai từng đọc: năng lượng từ ngôn ngữ mà cô Hoàng Vân đăng thì chắc có thể hình dung nếu trước khi ngồi thiền mà cầu nguyện thì chắc chắn là hiệu quả sẽ lớn hơn rất nhiều. Chỉ cần chỉnh lại 1 chút: "Xin chúa" thành, "Xin Đức Phật và Thầy Tổ Dasira Narada".

Cám ơn tất cả nhưng ai đã quan tâm. Lần đầu cháu post bài mong mọi người ủng hộ.

Thứ Ba, 14 tháng 9, 2010

Năng lượng từ ngôn ngữ

Trong cuộc sống, cơ thể chúng ta phải tiếp nhận tác động của rất nhiều nguồn năng lượng từ thiên nhiên: gió, bức xạ mặt trời, các tia vũ trụ... Thế nhưng, theo nghiên cứu của một giáo sư Nhật, có một nguồn năng lượng khác cũng gây tác động mạnh không chỉ đến cơ thể chúng ta mà còn đến cả vật chất. Đó chính là... ngôn ngữ!
Lựa lời mà nói...Ngôn ngữ mà cũng có năng lượng ư? Xin thưa, đúng là như vậy! Chỉ có điều do chúng ta mải nhìn về các nguồn năng lượng ngoại thân mà không thấy được nguồn năng lượng tự thân của mình. Thực sự, đây là một điều vô cùng quen thuộc. Bạn có để ý rằng khi nhận được một lời nói dịu dàng thì chúng ta cảm thấy dễ chịu, và ngược lại? Đó chính là tác động của nguồn năng lượng từ ngôn ngữ. Chúng ta nên biết rằng bản chất của ngôn ngữ (điều lưu ý quan trọng là luôn cả những ngôn ngữ “không lời”, tức suy nghĩ không phát ra thành tiếng) chính là những “xung động”, những “trường” nên có khả năng tạo ra “lực”. Do là xung động nên chúng cũng di chuyển theo dạng sóng với những bước sóng khác nhau mà các thiết bị khoa học đã ghi nhận được. Chính nhờ áp dụng điều này mà chúng ta có được các thiết bị đo điện não, điện tim, phát hiện nói dối...Trong cuộc sống hằng ngày, những lời cảm ơn, động viên an ủi, khuyến khích sẻ chia và ngược lại, những lời hằn học, nguyền rủa... không chỉ gây hiệu ứng tâm lý đơn thuần mà còn tạo ra xung lực tác động vật lý đến cơ thể. Tại phương Đông, những tiếng như “Aum” trong yoga Ấn Độ hay tiếng thét “Kiai” trong võ đạo Nhật Bản chính là những xung lực gây tác động đến cơ thể. Chỉ có chút khác biệt là tiếng “Aum” gây ảnh hưởng đến nội thân nhằm đạt được an tĩnh, còn tiếng thét “Kiai” gây xung lực ra ngoại thân nhằm áp đảo đối phương. Do vậy, trong trường hợp tập thể như đám đông biểu tình, lễ hội, nếu có sự cộng hưởng ngôn ngữ thì năng lượng phát ra sẽ rất mạnh.
Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học từ nhiều năm trước đã cho thấy cơ thể chúng ta không chỉ có cấu trúc bằng phân tử mà còn bằng cả năng lượng. Cụ thể như công trình của nhà khoa học Nga Kirlian năm 1939 đã chụp được ảnh trường năng lượng sinh học của con người. Các trường năng lượng này hiển lộ quanh cơ thể với các màu sắc tươi nhuận hoặc xám xỉn cùng độ sáng tối khác nhau tuỳ theo tình trạng sức khoẻ, tư duy tích cực và tính đạo đức của mỗi con người. Nơi những người có sức khoẻ và đạo đức tốt, trường này có khi hiện hữu trong không gian đến cả 15 phút.Trở lại vấn đề năng lượng của ngôn ngữ. Trong một tác phẩm nói về sự minh triết trong cuộc sống, tác giả Darshani Deane đã kể lại mẩu chuyện thương tâm về một đứa bé 3 tháng tuổi. Sau một cuộc cãi vã kịch liệt với những lời lẽ vô cùng cay độc, người chồng đóng sầm cửa bỏ đi. Người vợ trẻ còn lại một mình, chưa nguôi tức giận, nguyền rủa thêm một hồi nữa rồi bồng con lên cho bú. Chỉ vài phút sau khi bú xong, đứa bé bỗng xám ngắt, lên cơn co giật rồi chết. Bạn có biết khám nghiệm hội chẩn sau đó cho kết quả ra sao không? Nhiễm độc!
Thì ra, năng lượng xấu từ những lời cay độc của người chồng cũng như của chính người vợ đã làm cho cơ thể tiết ra độc tố gây nhiễm độc máu và chuyển qua sữa. Do có sức khoẻ nên người mẹ chịu đựng được, nhưng đứa bé mới 3 tháng tuổi thì không. Vậy là chính hai vợ chồng đã làm chết con mình. Ngược lại là trường hợp của GS Shinichiro Terayama, nguyên giám đốc Hội Y học nhất thể Nhật Bản (Japan Holistic Medical Society). Bị ung thư thận, ông đã học hỏi để chữa trị bằng liệu pháp nói lời cảm ơn. Hằng ngày thức dậy ông đều lên sân thượng đón chào mặt trời mọc, cảm ơn thiên nhiên đã ban tặng cho mình cuộc sống và đặc biệt hướng hết tâm thức nói lời cảm ơn đối với khu vực ung thư trên cơ thể. Sau đó, ông hồi phục dần cho đến khi các bác sĩ xét nghiệm sửng sốt xác nhận chứng ung thư đã biến mất.
Vật chất cũng chuyển mình
Điều kỳ diệu không kém là năng lượng của ngôn ngữ và tư duy còn tác động đến cả vật chất. Trong một thí nghiệm gây nhiều sửng sốt được đăng trong quyển The secret life of water (Pocket Books, 2004), GS Masaru Emoto cho biết rằng nếu chúng ta tập trung tư tưởng hướng về những ly nước trước khi chúng đông lạnh, thì khi đông lạnh chúng sẽ tạo ra những cấu trúc tinh thể đẹp hay xấu tuỳ thuộc vào tư tưởng chúng ta lúc đó tích cực hay tiêu cực. Giáo sư còn cho biết rằng chúng ta cũng có thể dùng những lời cầu nguyện tốt đẹp, âm nhạc và thậm chí cả viết những lời trên giấy dán lên ly nước cũng sẽ cho được kết quả tương tự. Nhưng độc đáo hơn cả là một thí nghiệm khác của GS Emoto trên những hạt cơm, được đựng trong 3 chiếc chén như nhau. Emoto đã tập trung hết tư tưởng và nói với chén cơm thứ nhất “Cảm ơn bạn”, với chén thứ hai “Đồ ngu” và không nói gì với chén thứ ba. Ba ngày sau, kết quả: chén thứ nhất lên men nhưng có mùi thơm dễ chịu; chén thứ hai thì cơm bị mốc đen và có mùi thiu khó chịu; còn chén thứ ba cơm bị mốc xám và có mùi chua.
Chưa dừng lại thí nghiệm ở đây, sau đó Emoto đem cả 3 chén cơm đến một lớp ở trường tiểu học, nhờ các em học sinh lần lượt tập trung ý chí nhìn vào từng chén cơm và nói lời “Cảm ơn”. Kết quả bất ngờ: không lâu sau đó, cả ba chén cơm đều chuyển thành mùi dễ chịu, kể cả chén cơm thiu mốc đen do bị nói là “Đồ ngu”!Tương tự, GS Emoto cũng thí nghiệm đối với thực vật, cụ thể là cây hướng dương. Ngay trước lúc gieo hạt, ông phân hạt giống thành hai túi. Một túi có nói và viết hai chữ “Cảm ơn”, còn túi kia là hai chữ “Đồ ngu”. Trong giai đoạn hạt nảy mầm và thành cây cũng vậy, hằng ngày khi chăm sóc, mỗi nhóm đều được ông tiếp tục nói lời “Cảm ơn” hoặc “Đồ ngu” tương ứng. Kết quả: nhóm được nói lời “Cảm ơn” cành lá phát triển xanh tốt, còn nhóm “Đồ ngu” thì cành lá quăn queo thưa thớt. Đúc kết từ những thành quả này, GS kết luận rằng từ một con người khoẻ mạnh cho đến cả những tế bào đã bị hư hoại cũng có thể được chuyển biến tốt hoặc hồi sinh nếu được chúng ta lưu tâm chăm sóc bằng những tình cảm chân thành, lời lẽ dịu dàng và lòng cảm ơn chân tình. Sẽ tốt đẹp biết mấy cho con người và cuộc sống một khi chúng ta biết nói lên những lời như vậy!
Công trình lạ thường của ông Masaru Emoto là một phô bày đáng khiếp sợ, và là một công cụ mạnh mẽ, cho thấy rằng chúng ta mãi mãi có thể thay đổi quan niệm về thế giới của chúng ta. Bây giờ chúng ta có bằng chứng cụ thể sâu sắc, chúng ta có thể chữa lành bệnh và chuyển hóa thế giới của chúng ta một cách tích cực bằng cách lựa chọn các ý tưởng và cách sống tốt lành.

Sau khi đọc xong bài viết dài ngoằng này, có thể bạn sẽ thấy khát nước, và lần này bạn hãy thử uống nước theo một cách khác: hãy rót nước nhỏ nhẹ và từ tốn không có gì phải vội vã, vừa rót ta vừa gửi tình thương đến dòng nước mát ấy, cảm ơn người đã tích lọc dòng nước này cho ta uống, cảm ơn nước sẽ giải khát cho cơ thể ta... rồi từ từ uống và cảm nhận, bạn sẽ thấy dòng nước đầy năng lượng tươi mát đó chạy khắp cơ thể ruột gan như một dòng sông xanh uốn lượn quanh những dãy núi hùng vĩ. Cuộc sống như vậy đã là quá tuyệt vời phải không các bạn.

Hoàng Vân sưu tầm

Lắng nghe chính mình


Người hành khất ngồi bên lề đường đã được hơn 30 năm. Một ngày nọ, một người khách lạ bước qua.
“Ông có đồng tiền lẻ?” người hành khất bặm môi nói một cách máy móc, chậm chạp đưa chiếc mũ bóng chày cũ kĩ.
Người khách lạ trả lời: "Tôi chẳng có gì cho ông hết” rồi lại hỏi: “Ông đang ngồi lên cái gì thế?”
“Chẳng có gì, chỉ là một cái hộp cũ, tôi đã ngồi lên nó lâu lắm rồi.”
“Đã bao giờ ông nhìn vào bên trong?”
“Không, có nghĩa lý gì cơ chứ, chẳng có gì trong đó hết.”
Người khách lạ cương quyết: “Hãy thử mở và nhìn vào bên trong.”
Người hành khất gượng ép mở chiếc hộp. Sửng sốt, không tin vào mắt mình, ông mừng rỡ nhìn thấy chiếc hộp chứa đầy vàng.
Tôi chính là người khách lạ chẳng có gì để cho bạn, tôi cũng là người nói với bạn là hãy nhìn vào bên trong. Không phải bên trong chiếc hộp như trong câu truyện ngụ ngôn trên, hãy nhìn vào thứ còn gần hơn nữa cơ: "Nhìn vào chính mình."
Tôi có thể nghe bạn trả lời: “Nhưng tôi không phải là người hành khất”….

Thứ Hai, 13 tháng 9, 2010

THIỀN VÀ CÁC TÁC ĐỘNG TỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Là một trong những liệu pháp ra đời từ thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên, phương pháp tĩnh tâm có nguồn gốc từ phật giáo Ấn Độ này đã được biết đến như một cách chữa trị các chứng bệnh về thần kinh hiệu quả đối với con người.
Trong nhiều năm qua, các nhà thần kinh học thuộc Trung tâm sức khoẻ cộng đồng Toronto – Canada đã nghiên cứu về quá trình suy nghĩ, và thái độ của con người dưới tác động của những tâm trạng tiêu cực như lo lắng, thất vọng...
Nhiều phương pháp điều trị đối với những vấn đề này đã được đưa ra, trong đó có phương pháp ngồi thiền. Để kiểm chứng tác động của phương pháp này đối với các bệnh nhân, các bác sĩ đã tiến hành hơn 50 thí nghiệm đối với nhiều bệnh nhân bị mắc các chứng căng thẳng thần kinh do stress, do nghiện thuốc và cả những người bị rơi vào trạng thái tuyệt vọng do gặp phải những vấn đề nan giải trong cuộc sống. Kết quả là phương pháp ngồi thiền tĩnh tâm với thời gian 2 tiếng đồng hồ đều đặn hằng ngày đã giúp cải thiện đáng kể tình trạng căng thẳng ở những bệnh nhân này. Ngoài ra, phương pháp ngồi thiền còn có tác dụng đối với một số chứng bệnh mạn tính khác.
Năm 1970, một sinh viên tốt nghiệp ngành sinh vật học tại Trường đại học Massachusetts – Mỹ, tên là Jon Kabat – Zinn đã thử ứng dụng phương pháp tĩnh tâm ngồi thiền của đạo phật trong điều trị bệnh cho các bệnh nhân bị mắc chứng đau cơ và viêm dây thần kinh kéo dài. Với một tuần điều trị bằng biện pháp này, những cơn đau đã giảm xuống một cách đáng ngạc nhiên.
Trong nhiều trường hợp, các nhà thần kinh học thuộc Trường đại học Washington – Mỹ còn phát hiện thấy các bài tập ngồi thiền giúp bình ổn đáng kể trạng thái tinh thần và hành vi xử sự kì lạ ở những người từng có ý định tự tử.
Năm 1990, một nhà khoa học Mỹ sau nhiều năm dày công nghiên cứu về thiền đã cho xuất bản cuốn sách nói về phương pháp điều trị bệnh liên quan đến thần kinh và chứng suy sụp thần kinh bằng ngồi thiền, đã gây được sự chú ý của giới khoa học thế giới. Cuốn sách cũng đề cập đến kết quả nghiên cứu các tác động khác của thiền đối với sức khoẻ con người, bao gồm các hiệu quả tạo thư giãn, tăng cảm nhận của các giác quan, cải thiện tinh thần, tăng cường sự tập trung, cải thiện hệ hô hấp, giảm căng thẳng, mệt mỏi, đồng thời làm giảm đáng kể trạng thái dễ nổi nóng hay tức giận vô cớ ở con người... Giải thích cho những tác động này, tác giả của cuốn sách cho biết: thiền chính là một dạng của liệu pháp tâm lý. Thông qua tư thế ngồi thư giãn và tập trung giác quan, để từ đó điều khiển cho tâm lý con người trở nên ổn định và hài hoà hơn. Đó cũng là một phần trong cách lý giải của đạo phật về tác động của thiền.
Có 4 dạng thiền cơ bản được giới khoa học biết đến bao gồm: thiền dưỡng sinh của người Trung Quốc, phương pháp thiền tiên nghiệm (transcendental mediation), phương pháp thiền tập trung (mindfulness mediation) và phương pháp yoga.
Thiền dưỡng sinh (Tai chi):
Trên thực tế là một dạng bài thể dục với những cử động cực chậm và tập trung tới mức cao độ. Những cử động này nhằm lấy lại sự cân bằng về năng lượng trong cơ thể. Nó hoàn toàn không mang ý nghĩa gì về tôn giáo. Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc đã khẳng định thiền Tai Chi là một liệu pháp điều trị giúp làm giảm huyết áp hiệu quả ở những người bị mắc chứng tăng huyết áp. Đối với những người già, phương pháp thiền cổ truyền này còn giúp họ cải thiện đáng kể trạng thái giữ thăng bằng trong các hoạt động của cơ thể.
Phương pháp thiền tiên nghiệm (transcendental mediation):
Ở phương pháp thiền này, người tập ngồi với tư thế thoải mái, hai chân khoanh tròn phía trước, mắt nhắm, thở tự nhiên. Kết hợp với việc đọc kinh, hoặc tập trung vào một vấn đề nào đó, cũng có khi đơn giản chỉ là lắng nghe một âm thanh nào đó... để “quên” đi chính bản thân mình – theo như cách nói của các chuyên gia về thiền. Thiền tiên nghiệm giúp bệnh nhân cải thiện được vấn đề về tăng huyết áp – một trong những nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề về sức khoẻ tim mạch và thần kinh ở con người.
Thiền tập trung (mindfulness mediation):
Đối với loại thiền này, người thực hành trước tiên cần chọn cho mình một tư thế ngồi thật thoải mái, mắt nhắm khẽ và tập trung trước tiên vào nhịp thở của mình. Bất kì một cảm giác nào hoặc một suy nghĩ nào thoáng qua trong đầu đều cần phải bỏ qua để tập trung vào nhịp thở. Mục đích của việc này là tập cho người bệnh cách tập trung nhận thức vào một vấn đề duy nhất cần quan tâm trong khi những vấn đề khác đồng thời diễn ra.
Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Canada, thì thiền tập trung là một liệu pháp tuyệt vời trong việc kiểm soát các chứng đau mạn tính, các chứng căng thẳng và áp lực do bị phân tán sự tập trung vào quá nhiều vấn đề cùng một lúc
Yoga:
Là phương pháp được biết đến nhiều nhất và cũng là phương pháp được ứng dụng nhiều nhất trong việc tăng cường sức khoẻ, điều trị và phòng bệnh. Yoga giúp tăng cường sức khoẻ cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là người già. Nó giúp tăng cường khả năng ghi nhớ và nhận thức vấn đề ở con người thông qua các bài tập về vận động, kiểm soát nhịp thở, các cử động đặc biệt giúp tăng sự lưu thông máu lên não và các cơ... Nhiều nghiên cứu đã chứng minh yoga còn có thể giúp giảm stress rất hiệu quả cho những người thường xuyên làm việc căng thẳng.
(Theo Sức Khoẻ & Đời Sống)

Chủ Nhật, 12 tháng 9, 2010

CẬU TÔI (Phần 7)

Vừa qua nhân dịp kỷ niệm 100 năm ngày sinh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp (25/8/1911 - 25/8/2010), tác giả Tấn Định, dưới góc độ một người cháu của Đại tướng, đã ghi chép lại những hình ảnh, những câu chuyện và tình cảm của Đại tướng trong cuộc sống đời thường qua câu truyện CẬU TÔI. Được sự đồng ý của tác giả, trang CLB đã có dịp giới thiệu 6 phần trước để mọi người cùng đọc. Nay xin trân trọng giới thiệu phần tiếp theo. Trang CLB DSNL xin chân thành cảm ơn tác giả.
PHẦN BẢY
Hằng năm, cứ vào Tiết Thanh Minh là cả nhà lại cùng Cậu tôi lên Nghĩa trang Mai Dịch viếng mộ người thân, trong đó có mộ mợ Quang Thái. Thông thường trước đó một hai ngày tôi lên Mai Dịch gặp anh Huấn để nhờ chuẩn bị trước một số thứ. Cũng không phải làm gì nhiều nhưng nếu có chuẩn bị trước thì vẫn hơn, khi cả nhà lên đến nơi thì những người già cả như Cậu Mợ tôi không phải chờ đợi lâu ở ngoài trời giá lạnh. Lần này, Cậu tôi muốn thăm Nhà lao Hỏa Lò trước khi viếng mộ ở Mai Dịch. Vậy là, theo sự phân công của chú Huyên, tất cả bắt tay làm công tác chuẩn bị và liên hệ với Ban Quản lý Khu di tích. Tôi đến gặp chị Dơn, phụ trách Khu di tích đặt vấn đề, chị tỏ ra rất phấn khởi và lên chương trình tiếp đón hẳn hoi.
Đoàn đi thăm Khu di tích ngoài Cậu Mợ tôi và các anh chị, còn có anh Huân, anh Lợi, anh Hải và Long bạn của anh Biên. Long là người hết sức nhiệt thành mỗi khi nhà có việc cần giúp đỡ, đặc biệt Long còn là một trợ thủ đắc lực cho những người cao tuổi bởi vì hắn luyện được một số phương thức hỗ trợ người già cực kỳ hiệu quả. Tôi rất cảm phục Long.
Khi vào đến Khu di tích, chị Dơn đã chờ sẵn ở đó. Chị dẫn Cậu tôi cùng mọi người sang sân bên để thắp hương ở Đài tưởng niệm. Một khoảnh sân với khu vườn khiêm tốn cùng cụm Đài tưởng niệm với quy mô vừa phải, vậy mà vẫn tạo nên một không gian thiêng liêng đầy vẻ trân trọng. Trân trọng những giá trị lịch sử và trân trọng những người con đã cống hiến trọn đời cho nền độc lập tự do của dân tộc.
Có lẽ bất cứ ai đến đây đều phải thầm cám ơn những cựu tù Hỏa Lò với Ban Liên lạc đầy trách nhiệm và những lão thành cách mạng đã đề xuất ý tưởng để lại một phần diện tích của số 2 Hỏa Lò cho Khu di tích bên cạnh dự án Tháp Hà Nội đồ sộ và hiện đại. Từ ý tưởng cho đến khi có được Khu di tích là cả một chặng đường cam go đầy trắc trở. Nếu không có tinh thần bảo vệ những giá trị lịch sử, không có sự kiên trì thuyết phục của các cựu tù Hỏa Lò, không có tiếng nói kiên quyết bảo vệ lẽ phải của các bậc lão thành cách mạng, chưa chắc đã có được Khu di tích Hỏa Lò như ngày hôm nay. Vậy mà tôi ngây ngô cứ tưởng đó là điều hiển nhiên!!
Cậu tôi đề nghị tất cả cùng chụp ảnh kỷ niệm ngay tại khoảnh sân dưới chân Đài tưởng niệm. Tôi đưa máy ảnh cho Long nhờ bấm hộ mấy kiểu, tôi muốn mình phải có mặt bên cạnh Cậu Mợ và các anh chị trong không gian thiêng liêng này.
Tiếp đến chị Doan dẫn đoàn vào thăm các phòng trưng bày bên trong Khu di tích. Ấn tượng nhất là chiếc máy chém được đặt ngay chính giữa phòng, bên cạnh là chiếc thùng to đùng đan bằng mây dùng để đựng xác tử tù sau khi hành hình, cạnh đó là một chiếc giỏ để đựng đầu lâu tù nhân sau khi xử chém, cũng được đan bằng mây. Chị Dơn tranh thủ giới thiệu nhanh một số dụng cụ tra tấn đã được sử dụng để tra khảo tù nhân trong nhà lao Hỏa Lò thời Pháp chiếm đóng.
Sau ít phút, chúng tôi đã có mặt trước cửa phòng biệt giam các nữ tù chính trị. Theo lời giới thiệu của chị Dơn thì Mợ Quang Thái mẹ chị Hồng Anh đã từng bị giam cầm tại căn phòng này. Từ song sắt cửa phòng giam nhìn vào, hơi chếch sang trái là bệ xi măng dùng thay giường nằm cho các tù nhân. Trên bệ, các nữ tù bằng thạch cao kẻ nằm người ngồi với các tư thế khác nhau cực kỳ sinh động. Phía trong cùng, một nữ tù gầy gò đang cúi xuống với dáng vẻ ân cần, có lẽ chị đang chăm sóc cho một nữ tù chính trị vừa bị tra tấn trả về. Ngay chính giữa, một nữ tù đang nghiêng người tựa mình vào bạn tù ngồi cạnh, có lẽ họ đang truyền cho nhau chút hơi ấm còn lại trong cơ thể, và dặn nhau hãy vững vàng khí tiết!

Nếu bạn là người dễ xúc động và khó kiềm chế bản thân, tôi tin chắc rằng nếu bạn có mặt tại đây, bạn sẽ tìm mọi cách phá tung cửa sắt chạy vụt vào trong, đến bên cạnh những nữ tù và tìm cách giải thoát cho họ!
Trong lúc Mợ Hà đang lúng túng cài những bông hồng đỏ lên khe nhỏ của cánh cửa sắt, những bông hoa tươi rói mà chị Hồng Anh vừa mua sáng nay, thì Cậu tôi vẫn đứng im phăng phắc, mắt dõi nhìn về phía bệ xi-măng bên trong phòng biệt giam như đang kiếm tìm một bóng hình thân thuộc. Dưới đôi lông mày bạc trắng, ánh mắt Cậu trông thật huyền ảo, có cảm giác ánh nhìn đó có thể làm sống lại những hình hài bất động trong kia!
Cậu tôi đứng đó, tay phải vịn lên mép cửa sổ của cánh cửa sắt, tay trái Cậu như đang lần tìm thứ gì ở trong túi của áo khoác ngoài. Tôi đoán là Cậu đang tìm chiếc khăn mùi-xoa mà trước khi lên xe Mợ Hà đã cẩn thận đặt vào đó, và cuối cùng tôi đã tìm được chiếc khăn ở túi áo bên kia đặt vào tay Cậu. Cậu tôi cầm lấy chiếc khăn, rồi từ từ đưa lên thấm khô dần những giọt nước mắt vừa trào ra từ đôi mắt già nua đang nhòe ướt. Đứng ngay sau lưng Cậu, tôi nghiêng người tựa luôn vào tường, không kịp bấm máy ghi lại khoảnh khắc đầy xúc động đó. Nếu không có Long cầm lấy tay và bóp chặt, có lẽ tôi đã bật khóc...
Tất cả đứng lặng im nhìn vào phía trong phòng biệt giam, tạo thành một vòng cung phía sau lưng Cậu Mợ tôi. Bỗng Cậu tôi đứng thẳng người lên, bỏ chiếc mũ len xuống cầm tay, và đầu hơi cúi xuống. Tất cả không ai bảo ai đều tề chỉnh đứng nghiêm và cúi đầu tưởng niệm. Chị Hồng Anh quay sang định nói gì đó với Cậu tôi, nhưng mãi chị không nói được thành lời...
Cuối cùng, giọng nói của chị Dơn cất lên đã làm tan bầu không khí im lặng tưởng như đang đặc quánh lại. Chị mời cả đoàn lên tầng trên thăm tiếp các phòng trưng bày khác của Khu di tích. Một tay vịn vào lan can cầu thang gỗ, một tay bám vào vai anh Lợi, từng bậc từng bậc một Cậu tôi từ từ bước lên tầng hai. Trong một căn phòng thoáng rộng, chung quanh tường treo đầy các khung chữ vàng ghi lại đầy đủ danh sách các cựu tù chính trị ở đây qua các thời kỳ, được xếp thứ tự theo từng tháng năm.
Lướt qua một lượt các bảng danh sách, chúng tôi bắt gặp rất nhiều những cái tên quen thuộc của các chiến sĩ cách mạng, có những cái tên chúng tôi đã được học thuộc lòng từ thuở còn ngồi trên ghế nhà trường. Với sự hướng dẫn của chị Dơn, chị Hồng Anh nhanh chóng tìm được dòng chữ ghi lại tên tuổi của người mẹ thân yêu: Liệt sĩ Nguyễn Thị Quang Thái. Tất cả cùng Cậu Mợ tôi và chị Hồng Anh chụp ảnh lưu niệm bên bảng danh sách này.
Xong xuôi, chị Dơn mời cả đoàn vào một văn phòng nhỏ, bày biện đơn sơ nhưng trang trọng và ấm cúng. Trong lúc chờ Cậu tôi ghi lại những dòng cảm tưởng, tất cả ngồi quanh bàn và thưởng thức chén trà nóng chị Dơn mới pha. Đầu phía bàn đằng kia, Cậu tôi tay cầm bút, tay sửa lại mục kỉnh, ngồi lặng im một lúc, rồi cúi xuống và bắt đầu viết. Chị Hồng Anh đứng chênh chếch phía sau lưng, hơi nghiêng người, mắt dõi theo những dòng chữ đang dần hiện ra trên trang giấy, những dòng chữ chất chứa yêu thương và quý trọng đối với người Mẹ muôn vàn yêu dấu.
Đang viết, bỗng Cậu tôi dừng bút, tay lật nhanh trang giấy như tìm đọc những dòng vô hình phía đằng sau những con chữ vừa hiện lên. Mái đầu bạc trắng hơi cúi xuống, lặng im, rồi Cậu tôi giữ chặt chiếc khăn mùi-xoa trong tay, từ từ đưa lên lau khô những giọt nước mắt vừa trào lăn. Chị Hồng Anh vội nhoài người, nhanh tay đỡ lấy chiếc kính lão. Tôi lia nhanh ống kính, vội vàng ghi lại khoảnh khắc rưng rưng đó!
Sáng hôm sau, cả nhà lên Nghĩa trang Mai Dịch viếng mộ, thắp hương trên mộ Mợ Quang Thái và những người thân, có cả chị Dơn cùng đi. Chị Dơn tâm sự, trong suốt thời gian làm việc tại Khu Di tích Hỏa Lò, chưa bao giờ chị được chứng kiến một cuộc viếng thăm đầy ấn tượng và xúc động đến vậy.
(Còn nữa)

TẤN ĐỊNH
(Xin mời đọc lại toàn bộ những phần đã đăng  TẠI ĐÂY)

Thứ Sáu, 10 tháng 9, 2010

Chuyện của tôi

Tôi năm nay 59 tuổi, là bộ đội nghỉ hưu. Tôi bị bệnh viêm đa khớp dạng thấp đã nhiều năm nay. Khi mới bị bệnh, tôi đã đi khám và chữa ở nhiều cơ sở đông, tây y. Đơn vị cho tôi nghỉ ở nhà 8 năm để chữa bệnh. Chồng tôi đã đưa tôi đi chữa bệnh ở nhiều nơi nhưng không đỡ. Có những lần đi chữa ở chỗ thầy lang, phải thuê nhà trọ ở cơ sở chữa bệnh gần tháng trời. Có những lần phải thuê xe đưa đi hàng trăm cây số để tìm thầy, tìm thuốc (có bệnh thì phải vái tứ phương mà!), nhưng bệnh tình không thuyên giảm. Tháng 6/2008 bệnh của tôi quá nặng không tự đi lại được, phải cấp cứu tại bệnh viện Quân y 108 và điều trị gần 1 tháng, dùng thuốc chống viêm giảm đau nhưng bệnh chỉ đỡ tạm thời, khi giảm thuốc hoặc ngừng thuốc bệnh còn nặng hơn trước. Do cơ thể suy nhược, các khớp đều đau nhức nên mọi sinh hoạt cá nhân đều phải có sự giúp đỡ của chồng, con. Tôi chỉ mong sao đỡ đau một chút để có thể tự đi lại ở trong nhà được và tự giải quyết những công việc vệ sinh cá nhân. Nhìn thấy chị hàng xóm (bị bệnh tai biến mạch máu não) hàng ngày chống gậy luyện đi ở trước cửa nhà mà tôi thấy thèm tập đi được như chị. Gần 2 năm cứ mỗi lần ra khỏi nhà là phải dùng xe lăn (tôi đã phải sắm xe lăn). Tôi nghĩ đời mình phải gắn bó với chiếc xe lăn thôi! Cứ nghĩ thế là tôi thấy chán vô cùng, đã có lúc tiêu cực tôi không muốn chữa bệnh nữa.
Thật may cho tôi, đang lúc chán thì chị Uyên ở cạnh nhà sang nói chuyện. Chị ấy đang theo học lớp Thiền Lửa Tam Muội của CLB DSNL và chị ấy cảm thấy tốt lắm, tôi có thể theo được vì ngồi thiền không nhất thiết phải ngồi xếp bằng. Tôi thấy trong lòng mình nhen nhóm lên một tia hy vọng. Thế là tôi quyết định theo học luôn. Vì tôi chưa đi đến lớp được nên hàng ngày chị ấy mang tài liệu và đĩa CD về và hướng dẫn cho tôi tự tập. Chị còn mời bác Mận đến tận nhà mở luân xa cho tôi. Trước sự nhiệt tình của chị Uyên, của bác Mận và sự chỉ dẫn ngắn gọn, dễ hiểu trong tài liệu với những lời dẫn xúc tích trong đĩa của Thầy, tôi đã đặt quyết tâm luyện tập thường xuyên, đều đặn hàng ngày.
Tôi không ngờ phương pháp tu luyện Thiền Lửa Tam Muội lại có hiệu quả đối với tôi nhanh như vậy. Sau gần 4 tháng luyện tập (từ tháng 1 đến tháng 4 năm 2010) tôi cảm thấy bệnh bắt đầu có chuyển biến. Từ chỗ trước đó chỉ có ngồi một chỗ, mỗi lần đứng lên đi lại rất đau đớn, vất vả thì nay đã đỡ hơn nhiều. Cho đến một hôm tôi quyết định tự chống gậy ra khỏi nhà, đi sang nhà hàng xóm chơi mà không nói với chồng (tạo cho anh ấy sự bất ngờ). Tôi không thể tả hết sự vui mừng của mình lúc đó, tôi cảm thấy cuộc đời vẫn còn ý nghĩa.
Tôi chưa sang lớp học thiền được, nghe các chị (chị Uyên, chị Khuyên, chị Xuân) kể rất nhiều về Thầy chủ nhiệm CLB DSNL, tôi rất muốn được gặp Thầy. Mãi tới cuối tháng 5 năm 2010, CLB tổ chức đi dã ngoại ở Côn Sơn, tôi quyết định đi. Lần đầu tiên ra khỏi nhà mà không có chồng tôi cùng đi, nhưng có các chị ấy đi cùng nên tôi cũng yên tâm.
Khoảng 5 giờ chiều thứ 6, mấy chị em đã có mặt ở Côn Sơn rồi, nhưng đoàn của Thầy chưa đến. Suốt trong thời gian chờ gặp Thầy, tôi rất hồi hộp và giờ gặp Thầy cũng đến. Nghe nói chúng tôi đã đến trước, Thầy xuống ngay chỗ ở của chúng tôi, hỏi han ân cần. Lần đầu tiên gặp Thầy, tôi có cảm giác gần gũi như đã gặp và quen biết Thầy lâu rồi. Ngay trong giờ Thiền buổi tối hôm đó, Thầy đã hỗ trợ tôi rất nhiều trong lúc tôi ngồi thiền. Kết thúc buổi thiền đầu tiên có Thầy hỗ trợ, tôi cảm thấy người nhẹ nhàng thoải mái, và tôi thấy tự tin hơn.
Lần đầu tiên đi Côn Sơn cũng là lần may mắn đến với tôi, vì lần ấy Thầy ở lại thêm 1 tuần nữa. Tôi vừa mừng, vừa lo. Mừng vì ở lại sẽ được luyện tập thêm, sẽ được Thầy hỗ trợ nhiều hơn. Lo vì các chị đi cùng không ở lại nữa, còn những người ở lại thì chưa quen, chưa hiểu bệnh tình, sức khỏe và điều kiện sinh hoạt của tôi. Thế là tôi quyết định gọi điện cho chồng tôi, mong anh ấy xuống giúp tôi. Cũng trong dịp này, được nghe Thầy nói về sự ưu việt của phương pháp tu luyện Thiền Lửa Tam Muội, được gặp gỡ những người nhờ luyện thiền mà khỏi bệnh, anh ấy quyết định nhờ Thầy mở luân xa và theo học Thiền ngay từ những ngày ở Côn Sơn.
Suốt trong những ngày ở Côn Sơn, Thầy giúp đỡ tôi rất nhiều và tôi thấy bệnh tình của mình có chiều hướng tốt hơn, tôi thấy đỡ đau nhiều. Ở nhà tôi chỉ tự đi được khoảng 100m, thế mà ở đây, tôi có thể đi loanh quanh trong khu dưỡng sinh được. Đến nay, tôi đã theo học Thiền được 8 tháng rồi. Thật kỳ diệu! Bệnh của tôi ngày một thuyên giảm. Thứ 5 hàng tuần tôi đến lớp luyện Thiền đều đặn (lớp học ở trên tầng 2). Hàng ngày ở nhà, tôi thường xuyên ngồi thiền không dưới 3 lần, kể cả những ngày mệt mỏi vì thay đổi thời tiết. Trước đây tôi hay bị loạn nhịp tim, nhưng sau 8 tháng luyện thiền, nhịp tim của tôi đã ổn định. Cuộc sống của gia đình tôi bây giờ vui vẻ và hạnh phúc hơn, vì trước đây tôi thường xuyên đau đớn, không đi lại được nên hay buồn phiền, cáu gắt, không khí gia đình không thể vui vẻ được.
Giờ đây tôi đã tìm thấy niềm tin lớn lao ở con đường tu luyện Thiền Lửa Tam Muội và tôi thấy cuộc sống này vẫn còn nhiều hy vọng tốt đẹp.
Đội ơn Đức Thầy Tổ Đasira Narada đã sáng tạo ra phương pháp tu luyện tuyệt vời để cứu loài người thoát khỏi ốm đau bệnh tật.
Cảm ơn Thầy Chủ Nhiệm CLB, với tấm lòng bao dung, độ lượng đã không quản vất vả, gian lao để trực tiếp truyền dạy cho mọi người, đem lại cho tôi cuộc sống hạnh phúc và ý nghĩa hơn.
Cảm ơn bác Mận, chị Uyên, chị Xuân, chị Khuyên đã dẫn dắt tôi đến với lớp Thiền này.
Tôi nguyện suốt đời tu luyện theo phương pháp Dưỡng sinh Năng lượng này theo tinh thần: Chân – thiện – nhẫn mà Đức Thầy Tổ đã chỉ ra.
Hà nội ngày 28/8/2010
Trần Thị Khuy

(Ảnh: Chị Khuy đang đi xuống nhà ăn ở Khu Dưỡng sinh Tổng hợp Côn Sơn - tháng 6/2010)