Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019

HAI VIÊN GẠCH LỆCH

 (Ảnh: Internet)
Chúng tôi cạn kiệt sau khi mua xong mảnh đất làm tự viện. Mà còn thêm nợ nữa. Mảnh đất thật trơ trọi, không nhà cửa, một túp lều cũng không. Suốt mấy tuần lễ đầu chúng tôi phải ngủ trên các cánh cửa cũ mua rẻ trong bãi phế liệu. Chúng tôi kê bốn góc cửa lên gạch làm giường (dĩ nhiên làm gì có nệm - chúng tôi tu ở rừng mà!). 

Sư cả được dành cho cánh cửa tốt nhứt bằng phẳng. Còn tôi có cánh cửa với cái lỗ bự xộn, chắc là cái lỗ của tay nắm. Tôi mừng thấy tay nắm đã được tháo gỡ, nhưng còn cái lỗ nằm chình ình giữa cánh cửa làm giường ngủ của tôi. Tôi đùa rằng bây giờ tôi không cần bước xuống giường để đi vô cầu tiểu nữa! Tuy nhiên sự thật là gió cứ luồn qua lỗ hổng đó nên nhiều đêm tôi nào có ngủ được. 

Là sư nghèo đi xây tự viện, chúng tôi không đủ tiền thuê thợ - chỉ nói tới vật liệu là thấy đủ ngán rồi. Vì thế tôi phải học xây cất, như cách làm móng, cách đổ bê-tông, cách xây gạch, cách lên mái, cách thiết kế hệ thống ống nước, vân vân. Tôi phải học toàn bộ công việc. Lúc sống đời cư sĩ tôi chỉ biết lý thuyết vật lý và dạy ở trường trung học chớ có làm công việc tay chân nào đâu. Sau mấy năm dùi mài tôi tạm gọi có tay nghề khá và từng lập một đội ngũ mà tôi gọi là đội BBC (Buddhist Building company, Công ty Xây dựng Phật giáo). Tuy nhiên lúc bắt tay vào việc mới thấy không phải là dễ. 

Xây gạch trông có vẻ rất dễ, chỉ việc lót một bay hồ bên dưới rồi đặt viên gạch lên, gõ góc này vài cái góc kia vài cái là xong, chớ có gì là khó. Nhưng không phải vậy đâu. Lúc mới vô nghề tôi làm y như vậy, nhưng hễ tôi gõ đầu này xuống thì đầu kia trồi lên, gõ lại đầu kia thì gạch bị đùa ra xéo xẹo. Tôi kéo gạch vô, cái góc tôi gõ lúc ban đầu nhô cao hơn. Mời bạn thử làm xem!

Là nhà sư tôi có thừa kiên nhẫn và thì giờ nên chi tôi cứ gò tới gò lui để công trình xây gạch được toàn hảo; tôi không nề hà tốn công hay thời gian. Cuối cùng tôi hoàn thành bức tường đầu tay và tôi bước lui đứng ngắm. Cũng ngay hàng thẳng lối đó chớ. Nhưng khi nhìn kỹ thì - ô hô - có hai viên gạch méo xẹo trông rất dị hợm. Chúng là hai “con sâu làm rầu nồi canh.” Chúng làm hỏng trọn bức tường!

Lúc đó hồ đã cứng rồi nên không sao kéo hai viên gạch lệch cho ngay ngắn lại được. Tôi trình Sư cả xin bỏ bức tường ấy để xây lại - thậm chí làm cho nó mất xác luôn cũng nên. Làm mà hư nên tôi rất tức tối. Sư cả không cho, và bức tường đứng yên!

Hôm đưa các khách đầu tiên đi tham quan khu chùa mới cất, tôi cố tránh bức tường gạch tôi xây. Tôi không muốn bất cứ ai nhìn thấy nó. Nhưng một ngày nọ, khoảng ba bốn tháng sau, có một vị khách nhìn thấy bức tường trong lúc đi bách bộ với tôi. Ông bất chợt khen: 
“Ồ, bức tường đẹp quá!”

Ngạc nhiên, tôi nghĩ ông khách chắc đã bỏ quên mắt kíến trong xe hoặc mắt ông rất kém. Tôi bèn nói: “Thưa có hai viên gạch lệch làm hỏng cả bức tường kìa!” 
“Vâng, tôi có thấy hai viên gạch lệch đó. Nhưng tôi cũng có thấy 998 viên gạch khác rất ngay ngắn.” Vị khách vừa nói ra những lời làm thay đổi hẳn cái nhìn của tôi về bức tường, về tôi và về nhiều khía cạnh khác của cuộc sống.

Tôi sững sờ. Trong hơn ba tháng qua, đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những viên gạch khác trên bức tường, những viên gạch nổi bật cạnh hai viên gạch lệch. Bên trên, bên dưới, bên trái, bên phải của hai viên gạch lệch đó là những viên gạch ngay hàng thẳng lối rất đẹp mắt. Đã vậy, những viên gạch hoàn hảo có nhiều, rất nhiều so với hai viên gạch lệch đó. Trước đây mắt tôi chỉ tập trung vào hai lỗi của mình và không thấy được gì khác hơn. Đó là lý do tại sao tôi không muốn nhìn cũng như không muốn để người khác ghé mắt vào bức tường. Đó cũng chính là lý do tôi muốn phá hủy nó. Giờ thấy được những viên gạch đẹp rồi tôi nghĩ nó không còn trông xấu xí nữa. Chính vậy mà vị khách mới khen “bức tường đẹp quá.” Bức tường ấy vẫn còn đứng vững đây sau hai mươi năm và tôi không còn nhớ đâu là hai viên gạch lệch hết. Tôi hầu như không còn nhìn thấy có chút lỗi nào nữa cả.

Biết bao nhiêu người trong chúng ta đã dứt bỏ mối quan hệ của họ hoặc ly dị nhau bởi vì họ chỉ nhìn thấy “hai viên gạch lệch” nơi bạn họ. Biết bao nhiêu người trong chúng ta từng tuyệt vọng, thậm chí từng nghĩ đến việc tự vẫn, bởi vì chúng ta chỉ nhìn thấy trong chúng ta “hai viên gạch lệch”. Sự thật, có rất nhiều, rất nhiều viên gạch tốt, viên gạch hoàn hảo ở bên trên, bên dưới, bên trái, bên phải của hai viên gạch lệch ấy, nhưng chúng ta chưa nhìn thấy mà thôi. Và mỗi lần nhìn chúng ta hay chăm chú vào các lỗi lầm. Rồi chúng ta chỉ thấy toàn lỗi lầm, nghĩ chỉ có lỗi lầm, và muốn phá đổ tất cả. Đáng buồn thay, nhiều lúc chúng ta đã lỡ đập vỡ “một bức tường đẹp!”

Tất cả chúng ta đều có hai viên gạch lệch, nhưng cũng có những viên gạch toàn hảo, nhiều và rất nhiều so với những viên gạch lệch. Khi chúng ta nhận ra điều này thì sự việc không hẳn là xấu xa. Không những chúng ta có thể sống hoà với chính mình, kể cả những lỗi lầm của mình, mà còn có thể sống vui với mọi người. Một tin không vui cho các luật sư ly hôn, nhưng là tin tốt cho các bạn có gia đình. Phải không các bạn?

Tôi có dịp kể giai thoại này khá nhiều lần. Lần nọ có nhà xây cất đến gặp tôi và bật mí cho một bí mật nghề nghiệp. Ông nói: “Nhà thầu chúng tôi lúc nào cũng bị sơ hở hết. Nhưng chúng tôi nói với khách hàng rằng đó là những ‘nét đặc thù’ mà các nhà chung quanh không hề có. Rồi chúng tôi tính thêm vài ngàn đô-la nữa!” 

Như vậy “nét độc nhứt vô nhị” trong nhà bạn có thể phát xuất từ những lỗi lầm xây cất. Cũng giống như vậy, những gì bạn cho là lỗi của mình, của bạn mình, của cuộc đời nói chung có thể là những “nét độc nhứt vô nhị” làm phong phú thêm đoạn đời của bạn nếu bạn không đặt trọng tâm vào chúng.

Chủ Nhật, 15 tháng 9, 2019

LỚP THIỀN 12 TỔ CHỨC SINH NHẬT QUÝ 3 CHO CÁC HỌC VIÊN TRONG LỚP

Bài và ảnh: Đặng Đình Tiến 
Dư Thị Ngọc Vinh 
Chiều ngày 11/9/2019 sau ca thiền "Lửa Tam Muội" 60 phút, thày chủ nhiệm lớp Thiền 12 Nguyễn Văn Chuyền đã nhường lại cho Ban cán sự lớp đứng ra tổ chức sinh nhật quý 3 cho các học viên của lớp có ngày sinh trong tháng 7,8,9. Theo quy định của lớp đề ra cứ một quý tổ chức sinh nhật chung cho các học viên có cùng ngày sinh trong quý vào một buổi trong tháng giữa quý.

Tất cả mọi người đều khẩn trương thu xếp ghế ngồi thiền lại, sắp xếp bàn ghế thành hình chữ U, bày bánh kẹo hoa quả lên đĩa đặt trên ghế. Chỉ ít phút sau căn phòng lớp thiền đã trở thành nơi tổ chức tiệc sinh nhật tuy mộc mạc, nhưng trang trọng và ấm cúng. 


Mặc dù hôm nay số học viên đến lớp có ít hơn so với các buổi học trước. Do thời tiết xấu, mưa gió, nên một số bác vắng mặt, nhưng không vì thế mà kém vui. Mọi người ai cũng cười nói sôi nổi, vui vẻ, nét mặt rạng ngời. 

Hôm nay lớp Thiền 12 tổ chức sinh nhật cho 10 học viên, thày Chuyền, và bác Tiến (trợ giảng) có cùng ngày sinh trong quý 3.

Chị Đính (lớp phó) thay mặt lớp Thiền 12, chúc mừng sinh nhật thày giáo, bác Tiến và các bác học viên của lớp. Cả lớp cùng hát bài chúc mừng sinh nhật "HAPPY BIRTHDAY" vui vẻ. Sau đó bác Quỳ (lớp phó) trao quà sinh nhật. Mọi người ăn hoa quả và nói chuyện rôm rả.

 

Phần hai của buổi sinh nhật mới thật sự sôi động và cuốn hút. Rất nhiều giọng hát hay đã được phát hiện, bộc lộ tiềm năng văn nghệ của lớp Thiền 12 thật phong phú và dồi dào như: anh Trí, chị Châu, chị Vinh, chị Hợp, chị Đính, bác Quỳ v.v... Thày Chuyền tham gia rất sôi nổi. Thày hát không hay nhưng bù lại hay hát. 


Đặc biệt, lớp Thiền 12 có anh Vũ Tiến Hạnh, tác giả của bài hát "Nhớ ơn Đức Thày tổ", bài hát được đăng trong cuốn Kỷ Yếu 15 năm thành lập CLB DSNL. Anh đã trình bày bát hát này và hát bài hát về tình yêu nước Nga với cả lời Nga và lời Việt, bằng chất giọng trung hơi trầm.
 

Thời gian như trôi nhanh hơn, một tiếng rưỡi đồng hồ đã qua đi, mọi người còn như muốn nấn ná ca hát thêm, nhưng phải tạm chia tay thôi đã hết giờ buổi học rồi. Những buổi lớp tổ chức sinh hoạt "Sinh nhật" này đã tạo cho mọi người thấy gần gũi gắn bó, đoàn kết, yêu lớp, yêu Thiền hơn. Đây cũng là một động lực lớn để mọi người đến với Thiền DSNL, tu luyện thiền được tinh tấn và thân tâm luôn an lạc.

Sau đây là một số hình ảnh ghi lại của buổi sinh nhật quý 3 cho các học viên của lớp Thiền 12. 
 

Hà Nội ngày 12/ 9/2019

Thứ Ba, 10 tháng 9, 2019

NĂNG LƯỢNG - SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Lê Thị Thanh Lệ
Nguyên Trưởng tiểu ban Hỗ trợ đẩy bệnh 
Nguyên giáo viên chủ nhiệm lớp Thiền 1 
Mọi cơ thể sống đều cần có năng lượng. Năng lượng càng dồi dào thì sức khỏe càng tốt. Khi năng lượng trong cơ thể suy giảm là lúc sức khỏe ngày càng yếu, bệnh tật càng phát triển; và khi cơ thể không còn năng lượng nữa là lúc ta từ biệt thế giới này. Vậy muốn có sức khỏe ta cần phải nạp đủ năng lượng. Vậy năng lượng lấy từ đâu?

Khi nói đến bổ sung năng lượng cho cơ thể, ta thường nghĩ đến việc ăn các thực phẩm. Ăn uống qua miệng được hệ thống tiêu hóa chuyển hóa thành các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể. Loại thức ăn này cung cấp cho con người đủ các chất: gluxit, lipit, protein, các axít, các vitamin và khoáng chất. Thực phẩm (được ăn qua miệng) không phải là thức ăn duy nhất tạo nên năng lượng của cơ thể mà nó chỉ là một trong các loại thức ăn mà cơ thể cần. Cơ thể chúng ta có khả năng kì diệu để thu năng lượng từ tất cả các giác quan trên cơ thể (qua thính giác, vị giác, xúc giác...qua da và qua các huyệt đạo). Muốn có cơ thể khỏe mạnh chúng ta phải biết thu nhận năng lượng sạch.

Người ta phân chia cơ thể sống của con người làm 2 phần, phần cơ thể vật lý (thân hình, lục phủ, ngũ tạng...), phần thứ hai rất quan trọng là phần cơ thể thông tin. Cơ thể thông tin điều khiển mọi hoạt động của cơ thể vật lí. Năng lượng nạp vào qua đường tiêu hóa (thực phẩm) dùng để nuôi cơ thể vật lí, còn năng lượng qua các giác quan khác, đặc biệt qua da và qua các huyệt đạo có tác dụng nuôi dưỡng trực tiếp cơ thể thông tin. Hai nguồn năng lượng đó vô cùng quan trọng giúp cơ thể con người tồn tại, phát triển và có trí thông minh hơn hẳn bất cứ loài vật nào trên hành tinh của chúng ta. Ta sẽ phân tích cụ thể hai loại năng lượng trên.

Loại năng lượng nuôi dưỡng cơ thể vật lí được ăn uống qua miệng, các thực phẩm này có vai trò quyết định đến tình trạng sức khỏe, hay bệnh tật. Để tìm hiểu về thức ăn (thực phẩm) quyết định đến sức khỏe, bệnh tật, Bác sỹ Robert Mc Carrion - viện trưởng viện dinh dưỡng quốc gia Ấn Độ đã tiến hành thí nghiệm sau: Cho lũ chuột khỏe mạnh ăn theo các thức ăn khác nhau:

- Lô thứ nhất: Ăn bánh mì (làm từ bột ngũ cốc lứt), tương (làm từ đậu), các loại rau. 
- Lô thứ hai: Ăn gạo sát trắng, đậu, rau nấu chín và gia vị của người Ấn Độ. 
- Lô thứ ba: Ăn bánh mì trắng, bơ thực vật, trà pha đường, thịt hộp, mứt và thức ăn đã chế biến.

Sau 27 tháng: 

- Lô 1: Chuột hoàn toàn khỏe mạnh, không hề có bệnh tật nào. 
- Lô 2: Hầu hết bị các bệnh: kém mắt, khối u, đau răng, còi cọc, rụng lông, thiếu máu, bệnh ngoài da, bệnh tim, thận, dạ dày, đường ruột. 
- Lô 3: Bị tất cả các bệnh của lô 2 còn thêm bệnh thần kinh, lồng lộn, cắn xé lẫn nhau.

Kết luận, khẩu phần ăn hàng ngày quyết định đến sức khỏe và thần kinh. Một thí nghiệm khác để chứng minh thức ăn quyết định hành vi con người. Chuyện rằng, ở Mỹ có một trại giáo dưỡng các thanh thiếu niên hư, tình trạng rất lộn xộn, luôn xẩy ra các vụ đánh nhau trong trại. Theo lời khuyên của một bác sỹ: giảm khẩu phần đường cung cấp hàng tháng cho các học viên, tình trạng đánh lộn sẽ giảm. Thật kì lạ sau một tháng thực nghiệm số vụ cãi lộn, đánh nhau giảm hẳn. Còn rất nhiều dẫn chứng khác nói lên thực phẩm có tác dụng quyết định đến tình trạng sức khỏe và tâm sinh lí.

Vậy cơ chế nào dẫn đến tình trạng như vậy. Khi ta ăn thức ăn vào cơ thể sẽ tạo phản ứng axit hay kiềm trong cơ thể. Cơ thể con người nếu bị kiềm quá hoặc axit đều không tốt, bệnh tật sẽ phát sinh. Dịch trong cơ thể con người tốt nhất có tính hơi kiềm (PH = 7,35 đến 7,45, tốt nhất là 7,4); ở môi trường này quá trình sinh hóa diễn ra trong cơ thể thuận lợi, các chất thải, cặn bã bị khử và đào thải nhanh chóng, cơ thể sạch sẽ, khỏe mạnh.

Ăn nhiều thức ăn tạo phản ứng axit cơ thể và máu có tính axít dẫn đến hậu quả:
- Gan, thận, lách phải làm việc quá sức nên suy yếu và dễ bị bệnh. 
- Các chất cặn bã dễ kết tủa, bám vào các mô, cơ quan, thành mạch máu gây nên bệnh tật. 
- Độc tố cặn bã không đào thải được, tập trung ở cơ bắp, xương khớp, thần kinh...gây nhức mỏi, thấp khớp, gút, thần kinh tọa, viêm thần kinh; lắng đọng ở thành mạch gây bệnh cao huyết áp, suy tim, đột quỵ khi bài tiết qua các cơ quan bài tiết trong cơ thể không được, cặn bã tìm đường bài tiết qua da gây mụn trứng cá, lở loét, mụn nhọt và các bệnh trĩ, phong tê thấp, hen xuyễn, dị ứng, lao, mất khả năng tình dục... 
- Axít kết hợp với các chất Can xi, Ma giê; tạo kết tủa, sinh ra sỏi thận, sỏi mật, sỏi bàng quang và loãng xương. 

Dưới đây thống kê một số loại thức ăn tạo môi trường axit

- Các loại thức ăn động vật (thịt, cá, trứng, sữa...) 
- Các thức ăn nhiều tinh bột, nhất là cốc hạt đã xay xát hết cám 
- Các thức ăn có đường, đặc biệt là đường tinh luyện và các sản phẩm từ đường (kẹo, bánh, trái cây đóng hộp, mứt, nước ngọt...) 
- Các đồ gia vị, các thức ăn ngâm dấm và dấm. 
- Các loại mỡ, các đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ. 
- Các loại đậu đỗ, kể cả lạc; trừ đậu nành. 
- Các loại trà (trà búp) (trà già thì tạo môi trường kiềm); cà phê, sô cô la, rượu bia, nước cất, hành tỏi, nấm, thuốc tân dược...tạo a xít mạnh.

Các thực phẩm tính kiềm:

Là những thực phẩm mang nguồn gốc thực vật (trừ ngũ cốc) và sữa, huyết động vật. Các thực phẩm này chứa tương đối nhiều các khoáng chất như kali, natri, canxi, magiê…, khi tham gia vào quá trình trao đổi chất trong cơ thể tạo ra sản phẩm cuối cùng mang tính kiềm và sẽ làm độ pH của cơ thể thiên về kiềm. 

Các thực phẩm tạo kiềm mạnh có: nho, lá trà, cà chua, dưa chuột, cà rốt, rau chân vịt, bắp cải, cải thảo, rong biển, cam quýt, sung, dưa hấu, nho khô, hạt dẻ, cà phê, rượu nho…, giá sống. Đặc biệt là tảo màu xanh lá cây tự nhiên có chứa số lượng phong phú của chất diệp lục là thực phẩm sức khỏe lượng kiềm rất tốt. 

Các thực phẩm tạo kiềm vừa có: củ cải khô, đậu nành, chuối, cam, bí đỏ, dâu tây, lòng trắng trứng, sấy khô mận, chanh, rau bina v..v.. 

Các thực phẩm tạo kiềm nhẹ: đậu đỏ, củ cải, táo, hành tây, đậu phụ, đậu tương, măng, khoai môn, nấm hương, rau cần, ngó sen, hành tây, cà tím, lê, chuối tiêu, anh đào…

Máu của người khỏe mạnh là máu có tính kiềm nhẹ, độ pH khoảng 7,35 đến 7,45, bệnh tật, đặc biệt là bệnh ung thư không có khả năng tồn tại và phát triển. 

Năng lượng được cung cấp qua đường ăn uống là thứ năng lượng nhận biết được, còn một loại năng lượng mà chúng ta không nhận biết được đó là năng lượng vũ trụ, được thẩm thấu qua các giác quan, qua da và các huyệt đạo. Chúng trực tiếp nuôi dưỡng cơ thể thông tin (phần hồn). Cơ thể thông tin mạnh khỏe sẽ tạo ra con người có sức khỏe đúng với định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO - World Health Organization): "Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay tàn phế".

Nguồn năng lượng vũ trụ ngoài việc hấp thu thụ động, những người biết các phương cách tu luyện có thể chủ động thu nhận nguồn năng lượng này. Khi đã tích tụ được đủ lớn, nguồn năng lượng này sẽ sinh ra các công năng khác thường. Có điều đặc biệt là nguồn năng lượng vũ trụ chỉ được hấp thụ ở những người sống thiện, làm nhiều việc thiện. Người làm việc thất đức luôn gặp những thông tin oán trách, nguyền rủa, trù úm...của cộng đồng, cộng hưởng gây nhiễu loạn thần thức người đó. Thực tế cũng đúng như vậy khi không có niềm tin, có cuộc sống tham, sân, si… thì luyện tập cũng không có kết quả.

Khi có lòng yêu thương thì luân xa quay thuận, cơ thể khỏe mạnh. Ngược lại khi tâm địa đen tối, luôn tiêu cực, không có tình yêu thương, lương tâm độc ác, luân xa sẽ đóng lại, năng lượng vũ trụ không thể xâm nhập vào cơ thể được, thậm chí luân xa còn quay xả năng lượng ra ngoài; dẫn đến bệnh tật.

Năng lượng vũ trụ đi vào cơ thể trực tiếp nuôi dưỡng hệ thần kinh. Hệ thần kinh khỏe mạnh có vai trò quyết định đến việc điều chỉnh các hoạt động của cơ thể con người. Nhờ đó các bộ phận trong cơ thể hoạt động nhịp nhàng hơn, nhanh chóng giải quyết các tồn tại của cơ thể: khi vi rút, vi trùng xâm nhập, cơ thể lập tức có cơ chế chống lại; đói thì thèm ăn, no thì biết ngưng lại, đau đớn biết tránh né...

Nạp năng lượng để nuôi cơ thể là vô cùng quan trọng. Biết cách nạp thế nào cho đúng là yếu tố quan trọng tạo nên sức khỏe.

(Bài đăng trong cuốn sách "15 năm hoạt động và phát triển" của CLB DSNL Esperanto HN)


Xem các bài chia sẻ của cô Lê Thị Thanh Lệ TẠI ĐÂY.

Thứ Hai, 9 tháng 9, 2019

LOA, LOA, LOA!
LOA, LOA, LOA!
LOA, LOA, LOA!
· Chủ nhật, 15/9/2019, nếu thời tiết cho phép, lớp Thiền 2 (Hoàng Vân) và lớp Thiền 7 (cô Mai Phương phụ trách) sẽ tổ chức thiền dã ngoại 01 ngày tại Trung tâm dưỡng sinh Côn Sơn.
· Ô tô xuất phát lúc 5h00 tại Bể Bơi Thái Hà, số 5, phố Thái Hà, Hà Nội (điểm đón duy nhất).
· Học viên chú ý:
- Hạn đăng ký muộn nhất vào thứ BA, 10/9/2019 để kịp đặt xe ô tô và báo ăn trưa.
- Tập trung đúng giờ tại 1 điểm đón.
- Ăn sáng : tập trung trên xe ô tô (xôi vừng).
- Trang phục thích hợp với thiền, mang giầy, dép quai hậu để leo núi.
- Mang theo ghế thiền, khăn áo mũ phòng thời tiết thay đổi, thuốc chống muỗi, kiến.
- Trong suốt thời gian thiền dã ngoại: Yêu cầu nói nhỏ vừa nghe và giữ vệ sinh công cộng.
- Sinh hoạt tập thể theo đoàn. Ai có việc riêng cần đi riêng lẻ thì phải báo cho cô Hoàng Vân và cô Mai Phương.
- Sẽ chia làm 2 nhóm: nhóm 1 leo núi, thiền tại nền nhà cụ Nguyễn Trãi. Nhóm 2 thiền tại trung tâm dành cho bác nào không leo được núi. Các bác khi đăng ký cần nêu cụ thể nguyện vọng.
Các hội viên CLB ở các lớp bạn nếu tham gia xin vui lòng gọi điện báo cho:
Tuấn Nam (số đt: 0963888836) hoặc Hoàng Vân (số đt: 0912055072).

LOA, LOA, LOA.

LOA, LOA, LOA.

NIỀM TIN LÀ SỨC MẠNH

Trần Văn Tiến 
Trưởng nhóm dự án “Ngôi Nhà Chung” 
Giáo viên chủ nhiệm lớp Thiền 11 
Trong cuộc sống ai cũng có ước mơ thực hiện những công việc quan trọng của đời mình, nhưng chỉ một số ít thực hiện được điều đó, còn phần lớn thì chỉ là ước mơ. Tại sao lại như vậy? Có phải họ tài năng, nhạy bén và có năng lực hơn người? Cũng có thể, nhưng không hoàn toàn đúng. Điểm khác biệt của những người thành công là họ có niềm tin mãnh liệt vào việc mình làm. Niềm tin này đã mang lại sức mạnh giúp họ “chiến đấu” kiên cường và cuối cùng chiến thắng bất kể gian lao trắc trở. Niềm tin là nguồn động lực duy nhất có thể làm cho sức mạnh trí tuệ tiềm năng của mình được phát huy và biến thành hành động. Đó là nguồn sức mạnh vô biên để thay đổi cuộc đời giúp ta vượt qua mọi khó khăn mà tiến về phía trước.

Vậy niềm tin là gì? Niềm tin chính là bộ lọc lựa chọn thông tin và chỉ lối cho mọi hành động. Niềm tin là thứ ta có thể xây dựng thông qua nguyên tắc tự kỷ ám thị. Những suy nghĩ của bạn, khi được nhắc đi nhắc lại thường xuyên, bạn sẽ tin vào những điều mà những suy nghĩ đó được lặp lại, không quan trọng những gì bạn nghĩ có phải là sự thật hay không.

Và đôi khi niềm tin đơn giản chỉ là bạn tin vào những gì người khác nói, đôi khi chính bạn cũng không hiểu hết được những điều họ đang nói, đang làm nhưng trong lòng vẫn thuyết phục mình tin vào điều đó, bởi vì mình nghĩ là điều đó đúng và đáng tin tưởng… chỉ vậy thôi.

Niềm tin là nguồn năng lượng mạnh mẽ nhất trong việc tạo ra những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Ngược lại, niềm tin bị giới hạn cũng sẽ hủy hoại hành động. Niềm tin mang lại tâm trạng tràn đầy sức sống sẽ khiến con người mạnh mẽ hẳn lên. Niềm tin giúp chúng ta khơi nguồn những năng lực mạnh mẽ và phong phú nhất ẩn sâu trong mỗi con người.

Tất cả chúng ta đều có cuộc đời riêng để theo đuổi, giấc mơ riêng để dệt nên và tất cả chúng ta đều có sức mạnh để biến ước mơ thành hiện thực, miễn là chúng ta giữ vũng niềm tin. Nếu bạn nghĩ rằng bạn không có cơ hội và điều kiện để đạt được những ước mơ? Chắc chắn bạn sẽ không thể làm được điều đó. Tuy nhiên nếu bạn có niềm tin, không sớm thì muộn, ước mơ sẽ là của bạn. Niềm tin giúp bạn mở cánh cửa tới tinh hoa. Khi tin vào điều gì là chân lý, bạn thực sự có trạng thái tin tưởng hoàn toàn vào điều bạn cho là đúng. Niềm tin là sức mạnh siêu nhiên mà con người luôn luôn cần tới.

Niềm tin có sức mạnh vô cùng kỳ diệu nó là một cảm súc trong ý chí của mỗi người. Nó đi liền với sự hy vọng bùng cháy trong tâm hồn. Niềm tin là động lực để giúp con người vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong cuộc sống.

Vũ khí mạnh nhất của con người có được là gì? Liệu có phải là những loại vũ khí hủy diệt hàng loạt. Không! Vũ khí tối thượng của con người là trí tuệ, mà thứ có sức mạnh to lớn nhất đó là niềm tin.

Xin bàn thêm về bản “Tuyên ngôn độc lập đầu tiên” của nước Việt Nam để thấy rõ sức mạnh của niềm tin: Năm Bính Thìn (1076), nhà Tống ồ ạt đưa quân sang xâm lược nước ta. Quân đội Đại Việt lúc bấy giờ do Lý Thường Kiệt chỉ huy, tuy đã chủ động đối phó từ trước nhưng vẫn chống cự một cánh khó khăn. Giặc tràn xuống bờ Bắc sông Cầu và đội quân tiên phong của chúng đã bước đầu chọc thủng được chiến tuyến Như Nguyệt. Muốn chiến thắng kẻ thù mạnh hơn ta nhiều lần phải tìm cách lấy lại và kích động mạnh mẽ niềm tin cũng như tinh thần quân sỹ. Nhận rõ điều đó, Lý Thường Kiệt đã bí mật đang đêm cho người vào đền thờ Trương Hát ở ngay bên bờ sông Cầu, đọc bài thơ không đề sau đây:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư, 
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư. 
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm, 
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.” 
Dịch là: 
Sông núi nước Nam, vua Nam ở 
Rành rành ghi rõ ở sách trời. 
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm, 
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời.” 

Binh sỹ nghe lời thơ, tinh thần phấn chấn hẳn lên, ai cũng cố sức đánh giặc, đội quân tiên phong của nhà Tống bị đập tan, chiến tuyến sông Cầu cũng mau chóng được hàn gắn. Giặc từ đó bị giam chân tại bờ Bắc sông Cầu, tiến thoái lưỡng nan. Đến đầu năm Đinh Tỵ (1077), chúng bị Lý Thường Kiệt mở trận quyết chiến chiến lược ở Như Nguyệt, đánh cho tan tành.

Giữa lúc trận mạc hiểm nguy, sống chết cận kề mà vị Tổng chỉ huy là Lý Thường Kiệt vẫn ung dung làm được bài thơ tuyệt vời này thì quả là vô cùng đặc biệt. Bài thơ đã tuyệt vời mà cách phổ biến thơ lại càng tuyệt hơn. Binh sỹ một lòng với một niềm tin vô cùng vững chắc rằng thần sông núi đang đứng về phía họ, sách trời cũng minh chứng cho đại nghĩa của họ, bảo họ không phấn khích sao được. Cơ trời huyền diệu, chỉ có thần nhân mới biết được, vậy thì thơ ấy, đọc ở thời điểm ấy, đọc ngay trong đền thờ ấy…tất cả đều hợp lẽ vô cùng.

Niềm tin có thể mang lại những thành công vô cùng to lớn, nhưng cũng có thể mang đến những hệ quả đau thương. Niềm tin phải được chọn lọc. Quan trọng nhất bạn phải biết mình là ai, ở đâu và cần gì để nuôi dưỡng niềm tin. Cùng với sức khỏe, niềm tin sẽ đưa bạn đến với những đỉnh cao mà bạn mơ ước. Hãy nuôi dưỡng niềm tin, đừng đánh mất nó. Bởi khi đã mất niềm tin, bạn sẽ mất tất cả.

Chính niềm tin, đã giúp cho người bệnh tự chữa lành bằng tinh thần, khi bác sỹ cho người bệnh uống viên thuốc bên trong chỉ chứa đường và bảo họ rằng đây là thứ thuốc có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh của họ. Rất nhiều bệnh nhân đã khỏi bệnh sau đó. Có một số phương pháp chữa bệnh theo phương pháp dân gian mà mọi người đều biết, ví dụ: Lấy miếng thịt nướng chín crà sát vào mụn cóc, con trai bẩy lần, con gái chín lần miệng nói: “Cóc cóc, ghẻ ghẻ cứ thế mà đi”, không được cho ai thấy mới có hiệu nghiệm. Cách chữa này nghe có vẻ vớ vẩn nhưng nó đã thực sự chữa khỏi được mụn cóc cho nhiều người. Những sự chữa lành ấy tất cả đều do niềm tin đem lại.

Có một vị bác sỹ trong một lần phẫu thuật cho bệnh nhân ung thư, khi mổ ra mới phát hiện không thể nào cắt bỏ khối u được liền khâu lại và giải thích cho bệnh nhân. Do bệnh nhân là người dân tộc đến từ vùng núi xa xôi, không hiểu thuật ngữ y khoa nên nghe song thì vững tin rằng ca phẫu thuật đã thành công, bệnh sẽ khỏi. Bác sỹ không còn cách nào khác đành để ông xuất viện. Một năm sau tái khám, bệnh quả nhiên đã khỏi hẳn, các tế bào ung thư đã hoàn toàn biến mất. Vậy nên, tâm thái vui vẻ, tinh thần lạc quan, tin yêu vào cuộc sống là phương thuốc tốt nhất chữa lành mọi bệnh tật, ngay cả những bệnh nan y. 

Lại xin kể một câu chuyện về niềm tin.

Một ngôi làng nọ gặp hạn hán đã lâu, nhiều người dân trong làng không còn đủ kiên nhẫn đã rời làng ra đi, một ngày vị trưởng làng quyết định lập đàn tế lễ cầu mưa và dặn người dân mang theo một vật dụng mà mình tin tưởng nhất để cầu mưa, không ai bảo ai mọi người đều mang theo những thứ thứ quá giá nhất trong nhà để tế lễ. Và mưa bỗng đến thật, một cơn mưa rào khiến ai ai cũng vui sướng. Đến lúc này họ lại tranh luận, cãi nhau xem đồ vật của ai đã đem lại may mắn cho dân làng, bỗng họ nhìn thấy một em bé đi ra nói với mẹ “Mẹ ơi, con biết là trời sẽ mưa mà nên con mang theo cái ô để mẹ con mình không bị ướt”. Lúc này ai cũng đều biết rằng chính niềm tin của em bé mới là điều quý giá nhất, niềm tin ấy đã mang mưa đến.

Đối với chúng ta, những người đã và đang đi theo phương pháp thiền dưỡng sinh thu nạp năng lượng vĩ đại của vũ trụ bao la vào cơ thể thông qua hệ thống các luân xa để khai thông kinh mạch, tăng cường sức khỏe, đẩy lùi bệnh tật lại càng cần phải củng cố niềm tin. Thực tế khẳng định, thiền là phương pháp rèn luyện sức khỏe, thanh lọc cơ thể và chữa bệnh rất hiệu quả, ngay cả những bệnh nan y mà y học bó tay.

Ngồi thiền không suy nghĩ, không tính toán, không tạo tác gì hết mà chỉ thở, mở lòng ra cho tâm thức lưu chuyển. Bao nhiêu tâm ý đều được nhận diện, bao nhiêu tình cảm đều được tuôn chảy. Ngồi thiền như ngồi chơi bên sông, bạn thấy những gì trôi trên dòng sông ấy… Tâm thức là dòng sông, ngồi thiền là ngồi trên bờ sông tâm ý để nhìn dòng sông cho rõ. Thiền định khởi lên từ hơi thở ý thức, bước chân tĩnh lặng. Nhưng việc ngồi thiền phải là cả một quá trình lâu dài, chứ không phải ngày một, ngày hai mà có thể mang lại hiệu quả được. Việc luyện tập tu thiền phải được thực hiện bằng chính tâm nguyện của mỗi người.

Một chân lý rất đơn giản của cuộc sống là: Nếu chúng ta muốn thành công thì hãy tin tưởng mình sẽ thành công, nếu chúng ta nghĩ mình thất bại thì chắc chắn chúng ta sẽ thất bại. Có thể nói niềm tin là sức mạnh phi thường giúp chúng ta thực hiện những điều không thể trở thành có thể.

Ý chí, niềm tin và nghị lực là ba điều không thể thiếu trong cuộc sống để chúng ta vững vàng vượt qua những khó khăn, thử thách. Chúng ta phải tin rằng không có gì không thể làm được, mọi thứ nên hư, thành bại, tốt xấu trong cuộc đời đều do ta quyết định. Nhờ sức mạnh của ý chí và niềm tin chúng ta mới có thể học hỏi từ những thất bại đã qua mà cố gắng vươn lên vượt qua số phận, không thất chí, nản lòng khi gặp khó khăn trở ngại, bạn sẽ thành công.
(Bài đăng trong cuốn sách "15 năm hoạt động và phát triển" của CLB DSNL Esperanto HN)

Xem các bài chia sẻ của thầy Trần Văn Tiến TẠI ĐÂY. 

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019

GIỚI THIỆU THƠ CỦA HỌC VIÊN TỪ XA

THIỀN LỬA TAM MUỘI 

  Trần Đăng Hưng     
     Ngày ngày ngồi thiền LỬA TAM MUỘI 
     Cặn bã trong thân được tiêu trừ 
     Mầm mống bệnh tật dần tan hết 
     Thân, Tâm thanh thản rộng đường tu 
5/7/2019 

Kỷ niệm 10 năm theo dòng Thiền Lửa Tam Muội 
Lần đầu tôi biết đến thiền Lửa Tam Muội vào khoảng năm 2010. Theo giới thiệu của bài báo, tôi đã vào trang CLB DSNL và biết ở Hà Nội có nhiều người thiền theo dòng Lửa Tam Muội. Người đầu tiên tôi liên lạc và được giúp đỡ là chị Nguyễn Hoàng Vân, sau đó được giới thiệu với Thầy Thường và theo lớp thiền ở nhà Thầy cho tới khi bị tai biến vào cuối năm 2012. Tuy không đến được lớp nhưng tôi vẫn thiền Lửa Tam Muội tại nhà cho tới nay. Tôi có may may mắn dự một buổi liên hoan kỷ niệm ngày thành lập CLB và tham gia hai buổi dã ngoại Côn Sơn cùng lớp thiền. Nhân dịp kỷ niệm 15 năm thành lập CLB DSNL kính chúc CLB phát triển tốt đẹp, anh chị em tham gia CLB vui khỏe, tu tập tinh tiến.” 
(Trích đăng và biên tập từ chia sẻ của bác Hưng trong nhóm CLB trên Facebook ngày 16/5/2019)

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

CHIA SẺ SAU MỘT NĂM HỌC THIỀN TẠI CLB DSNL ESPERANTO - HÀ NỘI

Dư Thị Ngọc Vinh 
Học viên lớp Thiền 12 
Tôi xin được chia sẻ một số tâm tư và cơ duyên đã đưa tôi đến với Thiền DSNL. Tôi là một công chức làm trong lĩnh vực đào tạo đã nghỉ hưu, những tưởng được thanh thản vui vẻ bên gia đình thì nghiệp chướng đến với tôi. Với căn bệnh mà các Bác sĩ thường nói 10 người vào thì ra được 6, còn một thời gian sau lại vào nốt. Sau gần hai năm điều trị Tây y bằng các biện pháp có thể sử dụng được, nay tôi đã tạm ổn định. Lên mạng rồi qua bạn bè người thân đi vái tứ phương để tìm đường sống tiếp sao cho dài, cho khỏe. Tôi được biết đến nhiều cách nâng cao sức khỏe cả về thể chất lẫn tinh thần như Yoga, Pháp luân công, khí công Hymalaya và Thiền của nhiều trường phái khác nhau. Nhưng tôi đã chọn Thiền DSNL để tu tập nhằm trị bệnh và nâng cao sức khỏe. Sau một thời gian trải nghiệm tu tập tại CLB DSNL tôi nhận thấy được chữ “Tâm” chữ “Đức” ở các thày cô hướng dẫn cho các học viên tu tập hướng đến “Chân - Thiện - Nhẫn” nhằm nâng cao sức khỏe cả thể trạng lẫn tinh thần cho mọi người. Tôi còn cảm nhận được từng bước bệnh tật được đẩy lùi, sức khỏe của tôi được cải thiện rõ rệt. Tôi tham gia đầy đủ các hoạt động của lớp Thiền 12 của CLB tổ chức. Mặc dù kết quả tu tập năm đầu của tôi còn kém xa các đồng môn cùng lớp, nhưng tôi hy vọng rằng với sự quyết tâm của bản thân và được các thày cô tận tâm hướng dẫn chỉ bảo giúp đỡ tôi trong tu tập thiền. Tôi sẽ sống khỏe, sống vui, sống tốt. Tôi tin vào luật nhân quả trong đạo Phật sẽ cố gắng làm người tử tế trong gia đình và xã hội. 

Xin cám ơn Thầy Phạm Mạnh Thường, Chủ nhiệm CLB DSNL, thầy Nguyễn Văn Chuyền, chủ nhiệm lớp Thiền 12, và các thầy cô trong CLB DSNL đã truyền giảng Pháp môn Thiền “Lửa Tam Muôi” của Đức Thầy tổ Dasira Narada để tu luyện “Chân - Thiện - Nhẫn” làm cho người tu được thân tâm an lạc. Được học tu luyện trong CLB DSNL đã cho tôi lòng tin vào cuộc sống.
Gieo thành thật, gặt được niềm tìn. 
Gieo lòng tốt, gặt được chân tình. 
Gieo kiên nhẫn, gặt được quang vinh. 
Gieo tha thứ, gặt được an bình”. 
Hà Nội, ngày 8/5/2019

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2019

CẢM NHẬN SAU GẦN MỘT NĂM TẬP THIỀN TẠI CLB DSNL ESPERANTO HÀ NỘI

Lê Lam Khanh 
Học viên lớp Thiền 12 
Cháu tên là Lê Lam Khanh sinh năm 1994, là học viên của lớp Thiền 12 CLB DSNL. Nửa năm trước, cháu đang trong giai đoạn khá căng thẳng vì nhiều áp lực khác nhau, thói quen sinh hoạt không điều độ, sức khỏe cũng không ở tình trạng tốt nhất. Lúc đó, cháu tình cờ biết đến lớp thiền “Lửa Tam Muội” và quyết định đăng ký theo học để tâm tính cải thiện và giảm tải stress. Buổi đầu đến lớp cháu khá bất ngờ vì học viên hầu hết đều là các cô, các bác đã lớn tuổi và về hưu rồi, bản thân cháu cũng băn khoăn không chắc mình có hợp và theo học đều đặn được không. Nhưng một buổi, hai buổi, rồi tám buổi, mười buổi,… từ ngày đầu cháu còn bỡ ngỡ khi theo học nửa chừng cho đến nay cũng đã được đến tháng thứ bảy. Cháu dần thấy mình ngủ ngon giấc hơn, da dẻ hồng hào hơn, cũng bớt nóng giận trong công việc. Không biết từ lúc nào mà việc đến lớp thiền đã trở thành một thói quen thiết yếu đối với cháu, mà lần nào không đến được là lần ấy lại bứt rứt không yên. Được thầy Chuyền hướng dẫn bảo ban, thầy Tiến nhiệt tình giúp đỡ và có Thầy Thường, thầy Kim thường xuyên đến thăm lớp, cháu thấy lớp học thực sự rất vui và bổ ích. Học thiền không chỉ giúp cháu tăng cường sức khỏe mà còn giúp cháu hiểu hơn về cuộc sống, về con đường dài phải đi để đến được cái đích “thân khỏe, tâm an, trí sáng”. 

Nhiều người bảo cháu còn trẻ mà đã đi học thiền tức là giữa cháu và thiền rất có duyên. Ngẫm lại cũng đúng lắm ạ, vì ngày đầu tiên cháu đến lớp học lại trùng hợp chính là ngày tưởng niệm Đức Thầy tổ, ngày 24 tháng 10. Tâm cháu chưa thể tĩnh, con đường tu tập vẫn còn rất dài nhưng cháu biết, nếu không kiên trì thì không thể tới đích. Cháu sẽ cố gắng luyện thiền chăm chỉ hơn để có thể giống như mấy câu thơ này: 
Trần gian bao nỗi thăng trầm 
Lấy điều giác ngộ tu tâm tịnh thiền 
Trắng đen khác một cái nhìn 
Đời hư hay thực tâm mình sáng soi” 
(Theo Đăng Học

Cháu xin được đa tạ tri ân tới Đức Thầy tổ Dasira Narada, người đã sáng lập ra pháp môn thiền “Lửa Tam Muội”, để lại cho nhân loại một pháp môn tu luyện cả thân lẫn tâm cùng một lúc. Tu luyện theo bản chất của vũ trụ (Chân - Thiện - Nhẫn) để mọi người có được thân tâm an lạc. 

Cháu xin được cảm ơn Thầy Phạm Mạnh Thường, Chủ nhiệm CLB, thầy Chuyền và các thầy cô trong CLB DSNL đã hướng dẫn chỉ bảo giúp cháu được học tu tập theo pháp môn thiền “Lửa Tam Muội” để nâng cao sức khỏe, trí óc được sáng suốt và tâm an định. 
Hà Nội, ngày 18/5/2019

Thứ Tư, 4 tháng 9, 2019

KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU SAU MỘT NĂM TU TẬP THIỀN TẠI CLB DSNL

Hoàng Thị Hải 
Học viên lớp Thiền 12 
Tôi biết đến CLB DSNL là nhờ chị Bích Thuận, một người chị mà tôi rất ngưỡng mộ. Tôi biết chị có một sức khỏe không được tốt, như chị nói vui là rất “mong manh”, nhưng nhờ có thiền mà nay chị đã vượt qua được những thử thách mà trước đây chị nghĩ không thể vượt qua được. Theo chị dẫn dắt mà tôi đã vào được lớp Thiền 12 do thầy Chuyền là chủ nhiệm cách đây 1 năm. Thời gian đầu tôi còn rất khó khăn khi ngồi tĩnh lặng cả giờ đồng hồ để tập luyện. Nhưng nhờ thầy chủ nhiệm lớp hướng dẫn tận tình, cùng những buổi được Thầy Chủ nhiệm CLB DSNL giảng giải, dần dần tôi quen rồi rất thích. Tôi đã vận động được người thân (chồng tôi) cùng tham gia tập luyện để có thêm động lực.

Sau một năm tu tập được sự hướng dẫn tận tình của các thầy, tôi đã giảm hẳn được bệnh viêm xoang mãn tính mắc phải nhiều năm qua. Trước đây thường xuyên phải chịu những cơn đau đầu do viêm xoang gây nên, phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị thì đến nay bệnh viêm xoang của tôi đã khỏi đến 90 %. Tôi hiểu được trong thiền thì hơi thở rất quan trọng, chính vì tập hít thở tốt đã giúp tôi chữa được bệnh viêm xoang. Cũng do tu tập theo bản chất “Chân - thiện - nhẫn” của pháp môn thiền “Lửa Tam Muội” của Đức Thầy tổ Dasira Narada mà trong tôi có thêm được sự thư thái, suy nghĩ tích cực hơn trong cuộc sống. Hiện nay sức khỏe thể chất và tinh thần đã được cải thiện nhiều. Người thân của tôi cũng đã ổn đinh được huyết áp. Với những kết quả bước đầu mà tôi đã đạt được so với lợi ích to lớn của thiền mang lại, tôi còn phải tu tập rất nhiều, nhiều hơn nữa, để có thể đẩy lùi được bệnh tật của bản thân và còn có thể giúp đỡ được người khác đó là mục đích của CLB DSNL. 

Con xin được tạ ơn Đức Thầy tổ Dasira Narada. Cảm ơn Thầy Phạm Mạnh Thường, Chủ nhiệm CLB, cảm ơn các thầy cô trong CLB DSNL đã dẫn dắt tôi trong luyện tập thiền. Cảm ơn đến tập thể lớp Thiền 12, các anh, chị, em đã luôn đồng hành cùng nhau trong buổi tập và những buổi thiền dã ngoại vui vẻ. 
Hà Nội, tháng 5/2019

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2019

“THIỀN” ĐÃ GIÚP TÔI HẠNH PHÚC HƠN

Trần Bá Cừ 
Học viên lớp Thiền 10 
Năm 2002, ở tuổi 69 tôi bị gan nhiễm mỡ, máu mỡ (triglyceride 10,59), đến năm 2004 tôi bị tai biến lần thứ nhất do triglyceride 11,17 (gấp 5 lần tiêu chuẩn cho phép), đến tháng 6/2015 tôi bị tai biến lần 2 (triglyceride 4,15, nhưng tiểu đường 16,74, gấp 3 lần tiêu chuẩn cho phép). Khi bị bệnh tôi đã điều trị tại bệnh viện Việt Xô, 2 bệnh trên có giảm nhưng chậm; cuối năm 2016, đầu năm 2017 tiểu đường 5,19, triglyceride 2,42; chân cứ duỗi ra là bị chuột rút; tối ngủ đi tiểu nhiều lần.

Tháng 8/2017 tôi vào lớp Thiền 10, sau hơn một năm tu thiền đến tháng 2/2018 tiểu đường xuống 5,54, triglyceride xuống 1,63; chân đã giảm bị chuột rút, tối ngủ sâu không phải đi tiểu đêm, da dẻ sáng đẹp lại; đồi mồi trên mặt mất nhiều, tóc dần đen trở lại, tai nghe rõ, mắt tinh tường ra. Hàng ngày tôi vẫn ngồi 4-6 tiếng biên soạn sách. Tôi luôn xác định tiếp tục giữ vững phương châm: “Sống khỏe, sống có ích”.

Hiện nay tôi đi thiền khá đều, tham gia đầy đủ các buổi trên lớp, đi thăm quan, dã ngoại ở các nơi CLB tổ chức. Ở nhà sáng 4h dậy để thiền; trước tiên tập Dịch cân kinh trợ luân (trước kia tập 15’, giờ tăng lên 30’) xong mới tập bài thiền chính. Các buổi thiền tôi luôn luân đổi các bài thiền trong thẻ và theo đúng kỹ thuật hướng dẫn trên lớp của các thầy cô giáo.

Tôi tuổi đã cao lại qua 2 lần tai biến, trí nhớ giảm, nói phát âm còn ngọng, nhưng tôi cũng đã tham gia các buổi học của lớp Năng lượng xanh và tham gia 6 đợt đọc sách quốc tế ngữ Sumoo có kết quả. Dù các cuộc thi không yêu cầu nhưng tôi đều có các bản dịch song ngữ cả Quốc tế ngữ - Việt trên 600 trang in. Trong nhiều buổi học tôi có biên soạn gửi các bạn đọc tăng thêm vốn từ và ngữ pháp. Đợt chuẩn bị đi AK9 tôi đã dịch ra Quốc tế ngữ và biên tập cùng bản chế vi tính giúp chị Đỗ Bích Thọ CLB Yumeiho Hà Nội cuốn sổ tay chữa bệnh thông thường; biên soạn 4 vần ABCD bộ khởi thảo từ điển ESPERANTO-VIỆT mới để nhờ các cộng tác viên tiếp sức. Nhờ các hoạt động trên cùng với sự tự chăm sóc bản thân và định kỳ kiểm tra sức khỏe tôi thấy mình có một cuộc sống thật hạnh phúc.
Hà Nội, tháng 4/2019


Lời giới thiệu của cô Nguyễn Thị Hiên, giáo viên phụ trách lớp Năng lượng xanh:

BácTrần Bá Cừ sinh năm 1933, trước khi về hưu là giảng viên trường Đại học sư phạm Vinh, tham gia CLB DSNL từ tháng 4/2017, vào học lớp NLX từ tháng 10/2017. 

Bác là học viên QTN khóa I của Hà Nội từ năm 1956-1957. Những ngày đầu vào học lớp NLX, do sức khỏe yếu, tuổi trên 80, 2 lần bị tai biến, đã lâu không tiếp xúc với tiếng QTN nên bác quên, phát âm và nói rất khó. Qua luyện tập thiền, sức khỏe của bác được cải thiện. 

Từ khi tham gia lớp NLX bác thấy phấn khởi, chăm chỉ ôn luyện dần dần nhớ lại tiếng QTN, phát âm và nói có nhiều tiến bộ. Kiến thức về QTN được khôi phục, trí nhớ cải thiện. Bác tham gia phong trào thi quốc tế đọc sách bằng tiếng QTN và dịch sách sang tiếng Việt, tìm trên mạng và cung cấp thêm một số từ mới cho lớp. Chào mừng AK-9, bác đang biên soạn 4 vần ABCD bộ thảo từ điển Esperanto - Việt, đồng thời bước đầu giúp CLB Diện chẩn - Yumeiho dịch cuốn “Sổ tay chữa bệnh thông thường” sang tiếng QTN.

Thứ Hai, 2 tháng 9, 2019

THIỀN THU LỬA TAM MUỘI KẾT HỢP VỚI NIỆM SỐ BÁT QUÁI TĂNG HIỆU QUẢ CHỮA BỆNH

Nguyễn Thị Nhung 
Học viên lớp Thiền 7 
Tôi là Nguyễn Thị Nhung, sinh năm 1942, học lớp Thiền 7, cô Lưu Mai Phương làm chủ nhiệm.

Trước khi tập thiền, khoảng 2 năm về trước, tôi hay mệt do sức đề kháng kém:
- Cảm cúm, viêm mũi họng, thanh quản, không nói được nhiều (khoảng 3-4 tháng phải dùng kháng sinh liều cao một lần).
- Rối loạn tiêu hóa, ăn uống kém,…

Ngày mới vào lớp tôi luôn phải nhờ Thầy Thường, cô Phương và một số thầy cô đến lớp hỗ trợ. Sau 2 năm kết hợp tập thiền và niệm tượng số Bát quái tôi thấy hiệu quả tốt.
Ví dụ:
- Dạ dày 40.70 hoặc 70.40 
- Mũi 07 
- Ho, họng đau 20.50 
- Dị ứng, mề đay 0002 

Bài luyện hàng ngày của tôi: 
- Dịch cân kinh trợ luân 
- Thiền thu Lửa Tam Muội 
- Quân bình âm dương 
- Thiền Vượt khó (chữa chuyên sâu) 
Tôi coi thiền là nhu cầu tất yếu như cơm ăn, nước uống của tôi.

Kết quả sau 3 năm luyện tập thiền sức khỏe của tôi khá hơn nhiều (bệnh giảm tới 70-80%). Đặc biệt 1 năm nay tôi không phải dùng thuốc kháng sinh. 

Được sức khỏe như ngày hôm nay tôi vô cùng biết ơn Đức Thầy tổ Dasira Narada, Thầy Chủ nhiệm và cô giáo phụ trách lớp Lưu Mai Phương.
Hà Nội, ngày 2/7/2019

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2019

NGỒI THIỀN

Đỗ Thị Hậu 
Học viên lớp Thiền 11
 Nguồn ảnh: Trang FB của tác giả
Ngồi thiền chóng hết thời gian 
Trong lòng tĩnh mịch chỉ làm ta vui 
Quên đi nỗi khổ bùi ngùi 
Chẳng còn tính toán tiến lui với đời 
Thiền ngồi tĩnh mịch tuyệt vời 
Tâm hồn rạng rỡ tìm nơi yên lành 
Điều xấu ngoài đời mong manh 
Thải ra bằng hết thành người nghĩa nhân 
Mặc cho đời lắm phong trần 
Ngồi thiền ta thấy trong lòng thảnh thơi 
Thiền thêm trí tuệ cho ta 
Thân giảm áp huyết để mà ta vui 
Xơ vữa tự nguyện rút lui 
Những điều nhỏ nhặt trong người mất đi 
Thiền ngồi sao quá diệu kỳ 
Tự nguyện im lặng chẳng suy nghĩ gì 
Đạo thiền sao quá tinh vi 
Rửa tâm hồn sạch, lòng duy trắng ngần 
Đời tôi đã có bao lần 
Ngồi thiền để rửa lỗi lầm đã qua 
Thơ xuân tôi viết mấy vần 
Xin chúc sức khỏe góp phần vui chung. 
Hà Nội, ngày 12/1/2019

Tại Thiền Viện Trúc Lâm Tây Thiên.