Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

THẦY TÔI

Mai Anh
Lớp sáng thứ 5 TDH
Mai Anh đang được Thầy đo kiểm tra năng lượng
Thầy tôi mái tóc bạc phơ
Thầy tôi trán rộng mênh mông lạ lùng
Thầy tôi đôi mắt nhân từ
Nụ cười hiền hậu xiết bao ân cần.

Thầy tôi người lính Cụ Hồ
Tuổi cao Thầy vẫn cố công giúp đời
Nghe lời Thầy Tổ trên cao
Thầy tôi nhiệt huyết tận tâm dạy thiền.

Nào là bệnh tật hiểm ác
Thói ngu si sân hận với đời
Thiền vào bệnh tật qua mau
Tâm hồn thanh thản hiểu được nghiệp duyên.

Mỗi người có một cuộc đời
Tôi đây vất vả bộn bề lo âu
Dẫu tôi không được bên thầy
Nhưng tôi vẫn cố quyết tâm học thiền.

Côn Sơn Kiếp Bạc linh thiêng
Gặp Thầy dấy lại ân tình bấy lâu
Cuộc đời chìm nổi nắng mưa
Lòng tôi vẫn gọi "Thầy ơi" ơn Thầy.
Tháng 6/2012

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2012

Nhân ngày Gia đình Việt Nam

Nhân ngày Gia đình Việt Nam, Trang Câu Lạc Bộ DSNL chúc toàn thể hội viên - học viên và bạn đọc Trang Câu Lạc Bộ luôn được sống trong một mái ấm hạnh phúc.

Dưới đây là bài viết của tác giả Ngô Khôn Trí đăng trên Vietnam Experss. Xin được chia sẻ.

Gia đình Việt đang thiếu sự lắng nghe, chia sẻ và thông cảm

         Đa số chúng ta hy sinh phần lớn thời giờ của mình để đầu tư cho việc tiến thân nơi làm việc hoặc phát triển sự nghiệp của riêng mình, nhưng vô tình đánh mất đi những khoảng thời gian quý báu của gia đình.

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

Một vài chia sẻ tham gia Câu lạc bộ Thiền

Nguyễn Tuấn Nam
(Lớp sáng chủ nhật)
 Tập bài Dịch Cân Kinh Trợ Luân
Em tham gia CLB đến nay cũng đã được hơn 1 tháng, với quyết tâm đi học để khám phá môn Thiền chữa bệnh mà lâu nay em vẫn chỉ đọc, nghiên cứu và nghe ngóng một vài người thân đã học thiền. Mỗi khi nghĩ đến cảnh vào bệnh viện thăm mọi người là em thực sự không thể chịu nổi cảnh bệnh nhân nằm khắp nơi nhếch nhác, bác sĩ thì cau có, dằn vặt và dửng dưng,... (nhưng em nghĩ phần nào chắc cũng do bệnh nhân quá tải thì bác sỹ cũng phải vậy thôi). 

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

TIN NÓNG

Chuyện hay! Chuyện hay! Chuyện nóng hổi đây!
Chủ nhật, ngày cuối trên Côn Sơn (25/6/2012).
Giờ cơm trưa.
Mâm cơm có 6 người, mà 5 người (cả Thầy) cứ ngồi đợi hoài người thứ sáu, đó là anh Chuyền - “bác sỹ” đông y.
Rõ ràng thấy anh đi cùng mọi người xuống nhà ăn rồi, không biết đi đâu mà lâu thế, người đi không bực bằng người chực mâm cơm? Một lúc mới thấy xuống ăn, chắc là… ai cũng đoán già đoán non, nhưng mà thôi, không ai hỏi, ăn đã.

Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Quá trình thanh lọc tự nhiên của cơ thể đề phòng và chữa bệnh

Một số người nhờ phương pháp nhịn ăn mà cải thiện được tình trạng sức khỏe, nhưng không ít người chưa có niềm tin vào phương pháp này. Trang CLB DSNL tiếp tục giới thiệu một đoạn trích trong cuốn "Thức ăn và sức khoẻ" của Avadhutika Ananoamitra Acanya - do Vĩnh Phụ dịch. Bài đăng bởi Diệu Minh trên trang Thực dưỡng ngày 18/6/2012.

Quá trình thanh lọc tự nhiên của cơ thể đề phòng và chữa bệnh

Nhịn ăn là một trong những cách chữa bệnh cổ xưa nhất của thiên nhiên. Bất kỳ con vật nào khi đau ốm cũng cần nhịn ăn theo bản năng, nhưng con người thường đi ngược lại. Khi đau ốm, thay vì nhịn ăn để thanh lọc cơ thể thì chúng ta càng nhồi nhét vào nhiều thức ăn để "bồi dưỡng sức khoẻ", vì thế mà bệnh lâu hết.

Thứ Tư, 20 tháng 6, 2012

Nhịn ăn theo tuần trăng Ekadashi

Tiếp theo xin giới thiệu phương pháp nhịn ăn theo tuần trăng Ekadashi. Hiểu nhanh Ekadashi là các ngày 26 và 11 âm lịch hàng tháng, đó là ngày thứ 11 sau lúc trăng tròn và trăng non. Bài đăng trên Diễn đàn Cảm xạ học Việt Nam.

Nhịn ăn theo tuần trăng Ekadashi 
Trong chữ Phạn, ekadashi có nghĩa là “ngày thứ 11” và chỉ thời gian sau lúc trăng tròn và trăng non khi mặt trăng được mặt trời hỗ trợ và tạo nên một sức hút mạnh đối với trái đất. 
Từ thời cổ, các nhà duy linh đã thực hiện việc nhịn ăn vào các ngày Ekadashi này vì sự bảo vệ thể chất tâm trí và tinh thần. Do đó, Ekadashi được hiểu là nhịn ăn vào ngày thứ 11 sau lúc trăng tròn và trăng non.

Thứ Hai, 18 tháng 6, 2012

Nhịn ăn để phục hồi sức khỏe

Hiện nay một số hội viên CLB đang quan tâm tới vấn đề nhịn ăn để thanh lọc cơ thể. Trước đây anh Nghĩa đã đăng video clip "Tiết thực thanh lọc cơ thể" (Xem Ở ĐÂY). Để giúp các bạn tìm hiểu thêm về cách thanh lọc cơ thể này, blog CLB sẽ đăng một loạt bài tham khảo với hy vọng phần nào giúp bạn đọc hiểu thêm về vấn đề này. Rất mong nhận được sự phản hồi từ phía bạn đọc.

Nhịn ăn để phục hồi sức khỏe 
PGS Phạm Huy Hùng
(khoa y học cổ truyền Đại học Y dược)
(Nguồn: Tuổi trẻ) - Nhịn ăn là không ăn hoặc ăn ít trong một khoảng thời gian nào đó để có ích cho sức khỏe. Có nhiều cách nhịn ăn, tùy từng trường hợp và tùy tình trạng sức khỏe có thể áp dụng một trong các cách sau:

Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

Ngày Của Cha

Ngày Của Cha là một lễ được dùng để tôn vinh những người làm cha, tôn vinh cương vị làm cha, mối quan hệ với người cha và ảnh hưởng của người cha trong xã hội. Ngày này được ăn mừng vào Chủ nhật thứ ba của tháng 6 tại nhiều quốc gia. (Nguồn: Wikipedia
Clip dưới đây có tựa đề "Cha, con trai và con chim sẻ". Cha già và con trai đang ngồi ngoài vườn. Người con trai đang đọc báo. Bỗng một con chim sẻ sà xuống bụi cây gần đó...  


Phần lời thoại giữa hai cha con: 
Cha: Tiếng gì thế? 
Con trai: Một con chim sẻ. 
Cha: Tiếng gì thế? 
Con trai: Bố, con vừa bảo bố rồi. Đấy là một con chim sẻ. 
Cha: Tiếng gì thế? 
Con trai: Một con chim sẻ mà bố, một con chim sẻ. C-h-i-m s-ẻ! 
Cha: Tiếng gì thế? 
Con trai: Sao bố lại làm thế? Con nói bố không biết bao nhiêu lần rồi rằng đấy là một con chim sẻ. Bố không hiểu à? Bố đi đâu đấy?
Người cha đứng dậy đi vào nhà lấy ra một quyển sổ và đưa cho người con trai. 
Cha: Đọc to lên. 
Con trai: Hôm nay lúc đứa con trai út của tôi, thằng bé mới tròn 3 tuổi vài ngày trước, đang ngồi với tôi trong công viên thì một con chim sẻ đến đậu trước mặt hai bố con. Thằng bé hỏi tôi 21 lần đó là con gì, và tôi trả lời đúng 21 lần rằng đó là một con chim sẻ. Mỗi lần thằng bé hỏi lại câu hỏi đó, tôi lại ôm nó vào lòng, hết lần này đến lần khác mà không hề cáu, chỉ cảm thấy thương đứa con trai bé bỏng, ngây thơ.  

Thứ Năm, 14 tháng 6, 2012

Thái độ đúng trong lúc hành thiền

Tác giả: Thiền Sư U Tejaniya 
Dịch giả: Thích Giác Hoàng 
(Cẩm nang niệm Tâm) 
Khi hành thiền, điều tối quan trọng là hành giả phải có thái độ đúng đắn, tức: 
1. Không nên chú tâm quá độ. 
Không nên kiểm soát hay áp chế tâm, mà để cho luồng tư tưởng tự nhiên trôi chảy. 
Không cố gắng tạo nên, (tức cố làm cho khởi phát) điều gì mới mẻ. 
Không nên cưỡng ép mình phải làm điều gì hay tự kềm chế, ngăn ngừa mình làm điều gì. 

Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Sữa ngô - thức uống bổ dưỡng

 Nguồn ảnh: Internet
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc trường Đại Học Cornell (Mỹ): ăn 100 g bắp ngọt (hay còn gọi là bắp Mỹ) cung cấp cho cơ thể 90Kcal, 19g Carbohydrates, 7 mg Vitamin C, 10 mg Vitamin A, 3.2g Protein, 3.2g đường và một số dưỡng chất khác.
Trong bắp ngọt còn có hàm lượng chất xơ 2.7g giúp cho tim hoạt động khỏe mạnh, giảm nguy cơ kết dính ruột, điều hòa hoạt động tiêu hóa. Việc nấu bắp ngọt ở nhiệt độ 115oC trong 10 – 15 phút làm tăng hàm lượng các chất chống oxy hóa cao, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và các nguyên nhân gây ung thư.

Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

TIN NHANH

Nhận lời mời của sư Phương ngày 4/6/2012 (tức ngày 15/4 âm lịch) năm Thầy trò chúng tôi đi vào Tuy Lai tham dự buổi lễ tam hợp của Đức Phật Tổ. 
Đoàn chúng tôi gồm có: Thầy chủ nhiệm, anh Nghĩa, DN, Hương lớp trưởng lớp sáng thứ 5 ở Trần Duy Hưng, Chiến - chồng Hương - học viên cùng lớp. 7h30 chúng tôi vào tới nơi cũng tưởng là vào sớm, nhưng không, mọi người đã ở các đoàn đã vào từ lâu. Có đoàn vào từ hôm trước, có đoàn vào từ 4h00 sáng. Đèn hoa đã chuẩn bị xong cả. Xuống xe chào các sư, vào chùa thắp hương xong tôi và Hương cũng ào xuống bếp chuẩn bị cơm cùng mọi người. 
Vui và ngỡ ngàng tôi gặp được nhiều người ở CLB ta đi theo đoàn khác đến, gặp nhau chị em cười nói ríu rít. 9h00 nhà chùa làm lễ. Thật ra lúc này chúng tôi mới biết lễ tam hợp (ngày sinh, ngày quy Phật, ngày niết bàn) của Đức Phật Tổ vào ngày này hằng năm (ngày 15/4 âm lịch). 11h30 chúng tôi được thưởng thức bữa cơm chay tự chọn.Theo chương trình buổi chiều còn lễ quy y cho 100 cụ và tắm Phật nhưng vì còn công việc ở nhà nên 12h30 chúng tôi xin phép được ra về. Trên đường về đọc mãi bốn câu kệ mà trong lúc giảng pháp sư Dũng đưa ra cho chúng tôi đọc thuộc:
Cũng như từ đống hoa
Nhiều nhành hoa được làm.
Cũng vậy thân sinh tử
Nên làm nhiều thiện sự.

Thứ Bảy, 9 tháng 6, 2012

Tôi sẽ cố gắng “tu luyện” nhiều hơn nữa

Trần Đức Nhã 
 Lớp sáng thứ 7
Côn Sơn 23-25/3/2012. Chú Nhã mặc áo nỉ.
Tôi tham gia câu lạc bộ DSNL từ tháng 1/2011 đến nay đã được hơn một năm. Thấm nhuần lời căn dặn của Thầy chủ nhiệm, tôi đã cố gắng tu tập hàng ngày rất đều đặn. Mỗi ngày thiền ở nhà hai lần, mỗi lần một tiếng rưỡi. Tôi cũng tham gia tất cả các đợt câu lạc bộ đi dã ngoại ở Côn Sơn. Kinh nghiệm tu luyện và kết quả học tập của tôi đã đạt được như sau:
Được sự giúp đỡ của Thầy và các bác, các bạn đồng môn trong CLB đối với tôi từ chỗ năng lượng trong cơ thể bằng không, đến nay đã đạt trên 200 vô cực. Tôi đã sử dụng được con lắc cũng như việc chữa bệnh cho mình và cho người nhà bằng quẻ dịch, tuy kết quả còn hạn chế. Ngoài ra tôi đã biết phát năng lượng vào cốc nước, xin Đức Thầy Tổ để nạp năng lượng vào quẻ dịch.
Về kinh nghiệm luyện thiền: ai ngồi thiền cũng muốn thu được nhiều năng lượng vào cơ thể để tăng cường công lực, tuy nhiên đôi khi thực tế lại không như mong muốn. Tôi thấy nếu buổi thiền nào có nhiều năng lượng vào cơ thể thì thường thấy quá trình thiền tư tưởng thoải mái, ít có tạp niệm, phía trước mặt là các quầng sáng hoặc ánh sáng vàng, cảm nhận được năng lượng xoáy vào các luân xa 6 và 7 (các biểu hiện này rất rõ khi thiền trên núi ở Côn Sơn). Qua đợt dã ngoại Côn Sơn ngày 18 đến 20 tháng 5 năm 2012, tôi rất tâm đắc với các ý kiến chia sẻ của một số hội viên trong CLB. Các ý kiến rất hay và bổ ích, là bằng chứng sống cho chúng ta, bởi vì ta theo học môn phái Thiền Thu Lửa Tam Muội, nó vừa là khoa học lại mang tính chất tâm linh, do đó nếu không có niềm tin thì kết quả sẽ không cao.
Về hoạt động của CLB là hoàn toàn tự nguyện. Mọi người đều tự giác coi nơi đây là mái ấm gia đình, cư xử với nhau hết sức chân tình và thân ái. Ai cũng mong muốn và hy vọng sức khỏe của mình sẽ được cải thiện trong thời gian sớm nhất.
Trên đây là một số kinh nghiệm và quá trình tu luyện, tuy nhiên tôi thấy mình vẫn còn một số tồn tại như: bệnh tật của tôi chưa được chuyển biến nhiều (có lẽ tôi chưa được may mắn như một số các bác, các bạn đồng môn). Đợt đi kiểm tra nội soi đầu tháng 1/2012 thấy vẫn còn viêm trợt hang vị và viêm 1/3 thực quản do bị trào ngược dạ dày. Bệnh rối loạn thần kinh tim và thần kinh thực vật vẫn còn.
Đúng như lời dạy của Thầy; chúng ta muốn được về sức khỏe thì phải mất, phải đầu tư thời gian luyện thiền, luyện tâm, buông bỏ các ham muốn cá nhân, làm việc tốt cho đời.
Đối với tôi, sẽ cố gắng kiên trì tu luyện, nâng cao tâm tính và tham gia sinh hoạt cùng với CLB lâu dài, đoàn kết học hỏi các hội viên, sẵn sàng chia sẻ các khó khăn để xây dựng CLB ngày càng vững mạnh.
Viết trong tháng 5/2012

Trắc ẩn hay Nhân văn

Sốt mạng vì anh Tây ‘hổ báo’ nhưng tốt bụng (Nguồn: Đất Việt) "Một bức ảnh chụp bằng điện thoại di động đang làn truyền trong cộng đồng Facebook Việt Nam với tốc độ chóng mặt"

Thứ Sáu, 8 tháng 6, 2012

CÔNG DỤNG CỦA DƯA LEO

Tác giả: Huỳnh Thiềm
Thứ tư, 06 Tháng 6/2012-11:59

(ĐTĐ) - Dưa leo là thực phẩm chúng ta hay ăn nhưng có lẽ ít người biết đến công dụng đa năng của nó.
Theo báo The Times of India dẫn nguồn từ các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ, dưa leo có nhiều công dụng như sau:
 Dưa leo
- Nguồn chất xơ phong phú trong vỏ dưa leo có tác dụng chống táo bón và đẩy lùi căn bệnh ung thư ruột kết.
- Dưa leo còn giúp giảm huyết áp và nhịp tim, cũng như có thể góp phần giúp giảm cân.
- Đi ngoài nắng về, bạn ăn một ít dưa leo sẽ giúp giảm cơn mệt mỏi do dưa leo cung cấp năng lượng cần thiết cho cơ thể.
- Một khi bị đau đầu, nếu ăn vài lát dưa leo trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn giảm cơn nhức đầu khi thức dậy.
- Hơi thở có mùi sẽ bị đẩy lùi khi bạn ăn dưa leo. 
Nguồn Thanhnien.com.vn