Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Ba, 30 tháng 5, 2017

Thông báo về việc mở lớp chuyên đề Cảm xạ tâm linh

 Nguồn ảnh: CLB DSNL - Dã ngoại Côn Sơn 2009
Ban Huấn luyện CLB DSNL thông báo mở lớp chuyên đề về Cảm xạ tâm linh tại địa điểm sinh hoạt của CLB. 
- Lớp do Thầy Chủ nhiệm CLB DSNL phụ trách. 
- Thời gian học từ 14h đến 16h các ngày thứ 4 trong tháng 6. 
- Khai giảng lúc 14h ngày thứ tư 7/6/2017.
- Đối tượng: Học viên các lớp Thiền, đã tham gia học thiền tại CLB từ 2 năm trở lên, đăng ký với Ban Cán sự lớp.
- Yêu cầu: Học viên có con lắc của CLB DSNL, có vở/ sổ tay ghi chép, tham gia học và thực hành nghiêm túc.
- Lệ phí: Theo quy định chung với các lớp chuyên đề.  
Chốt danh sách đăng ký:
     + Thiền 1, 4, 6 ngày thứ 7 (3/6/2017)
     + Thiền 2, 3, 5 ngày thứ 2 (5/6/2017)
Đề nghị Ban Cán sự các lớp Thiền lưu ý thời gian, báo số lượng học viên đăng ký, để Thu lên danh sách lớp. 
Ban Huấn luyện CLB DSNL

Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Lớp Cơ Bản 2 mừng thôi nôi

Thứ 7 (27/5/2017) lớp Cơ Bản 2 tổ chức lễ thôi nôi tại khu nghỉ dưỡng Bách Khang Niên, Sóc Sơn, Hà Nội. Tham dự cùng các học viên của lớp có các thầy cô trong Ban Chủ nhiệm và 1 số học viên lớp khác. 
Sau ca thiền sớm trên đồi là buổi liên hoan văn nghệ và bữa cơm mừng sinh nhật.
Dưới đây là một vài hình ảnh do Thầy Chủ nhiệm, chị Trần Thị Hồng và Nguyễn Bích ghi lại. 
 Ảnh: Thầy Chủ nhiệm
  Ảnh: Thầy Chủ nhiệm
 Ảnh: Nguyễn Bích
Gia đình Thiền : 4 chị em gái + 1 dâu + 1 rể
Xem thêm ảnh TẠI ĐÂY.

Dã ngoại Quý 2/2017

Ngày 20-21/5/2017 CLB DSNL tổ chức đợt dã ngoại Quý 2 tại Nhà nghỉ Công đoàn Suối Hai cho học viên - hội viên các lớp. 
 Ảnh: Thầy Chủ Nhiệm
Ngoài các bài thiền tăng cường, Ban Chủ nhiệm dành thời gian để các thành viên tham gia dã ngoại được kiểm tra sức khỏe và hỗ trợ chữa bệnh. 
  Ảnh: Thầy Chủ Nhiệm
  Ảnh: Thầy Chủ Nhiệm
  Ảnh: Thầy Chủ Nhiệm
Hoạt động văn hóa - văn nghệ và giao lưu chia sẻ vẫn được duy trì. Hai chị em sinh đôi Hằng - Hương duyên dáng đảm nhiệm vai trò MC trong phần giao lưu - chia sẻ.

 Ảnh: anh Khắc Dương
 Ảnh: anh Khắc Dương
  Ảnh: anh Khắc Dương
Cũng trong đợt này, Ban Chủ nhiệm đã dành thời gian qua thăm cháu ruột của anh Vũ Mạnh Vương, giám đốc Nhà nghỉ Công đoàn Suối Hai. Cháu mồ côi mẹ ngay khi mới sinh (tháng 8/2006), do bị nhiễm độc thai nghén cháu mắc chứng bại não thể co cứng. Khi cháu 8 tuổi, cha cháu mất do căn bệnh ung thư. Hiện tại cháu đang ở cùng với bà nội đã 80 tuổi.
 Ảnh: cắt từ video của Nguyễn Loan
  Ảnh: cắt từ video của Nguyễn Loan
Xem thêm ảnh TẠI ĐÂY

Chùm thơ dã ngoại Suối Hai

YÊU 

Yêu thiền dã ngoại Suối hai, 
 Yêu hồ nước mát, yêu ai ngồi thiền. 
Yêu từng bản nhạc diệu huyền, 
Dẫn thiền bay bổng lên Tiên mơ màng. 

 Yêu tiếng chuông ấm dịu dàng, 
Khi trầm khi bổng nghe càng thân thương. 
Yêu hàng cây đứng bên đường, 
Xòe ô bóng mát tình thương trên đầu. 

 Ảnh: Thầy Chủ Nhiệm
 Yêu Câu lạc bộ từ lâu, 
Yêu Thầy, cô giáo, từng câu giảng thiền. 
Yêu Thầy Chủ nhiệm dịu hiền, 
Luôn luôn nhỏ nhẹ, chân truyền dưỡng sinh. 

Ảnh: Thầy Chủ Nhiệm 
 Yêu từng quẻ dịch tâm linh,(1) 
Đau đâu dán đấy có tình Cô Vân.(2) 
Yêu thiền kéo dài tuổi xuân, 
Bạn ơi "Vượt khó" đừng ngần ngại chi. 

 "Rũ sạch bụi trần", sân si, 
Để "Nhân-Thiên-Địa" cùng đi vững vàng. 
"Khí Hải Song Trưởng" đàng hoàng, 
Theo "Lửa Tam Muội" dẫn đường sáng soi. 

 "Lắng nghe" đến hai tiếng thôi, 
Tập trung năng lượng tuyệt vời chớ quên. 
Yêu thiền yêu suốt ngày đêm, 
Bận gì thì bận chớ quên luyện thiền. 
 Dã ngoại Suối Hai, 20-5-2017 
Nguyễn Văn Ngọ
Lớp Thiền 6
(1) Là hình vẽ tập hợp nhiều hình bát quái, nạp năng lượng vào để chữa bệnh. 
(2) Tên cô giáo dạy "Quẻ dịch" 
"........." : là tên các bài thiền khác nhau. 

 TIẾNG CHUÔNG 
(Đây là cảm nhận ngẫu hứng sau khi được Thầy CN cho nghe tiếng chuông trước lúc thiền

 Tiếng chuông đầm ấm lạ thường, 
Tiếng chuông mang đến tình thương cho đời,
 Tiếng chuông làm ấm lòng người, 
Tiếng chuông tỏa sáng cuộc đời người tu. 

 Tiếng chuông như lời mẹ ru, 
Tiếng chuông như gió mùa thu dịu dàng. 
Tiếng chuông đáng giá ngàn vàng, 
Tiếng chuông mãi mãi ngân vang cho thiền. 
Suối Hai 20-5-2017 
Nguyễn Văn Ngọ
Lớp Thiền 6

THIỀN Ở SUỐI HAI 

 Ngoài trời ríu rít tiếng ve, 
Trong hội trường vẫn lắng nghe nhạc thiền. 
Buổi sáng ca một đầu tiên, 
Thu năng lượng sạch Tiên Thiên trong lành. 

 Ảnh: Thầy Chủ Nhiệm
 Học viên hết sức nhiệt thành, 
Ngồi chín mươi phút an lành trôi qua. 
Thiền xong như được thăng hoa, 
Mọi người hoan hỉ bước ra từ thiền. 

 Ngoài trời ve vẫn vang rền, 
Như gửi lời chúc ca thiền thành công. 
Suối Hai trời đất mênh mông, 
Ngoài sân rực đỏ phượng hồng nở hoa, 

 Bằng lăng tim tím kiêu sa, 
Thủy chung chờ đợi như là Suối Hai. 
Chờ Câu lạc bộ sớm mai, 
Ra bờ hồ để thiền bài dưỡng sinh. 

 Suối Hai nặng nghĩa, chung tình, 
Với Câu lạc bộ dưỡng sinh tu thiền. 
Thường niên, đến hẹn lại lên, 
Về Suối Hai để luyện thiền dưỡng sinh. 
Dã ngoại Suối Hai, 20-5-2017 
Nguyễn Văn Ngọ
Lớp Thiền 6

Lắng nghe

TÂM TỐT NHƯNG MIỆNG LẠI KHÔNG TỐT, VINH HOA PHÚ QUÝ RỒI CŨNG SẼ MẤT

Từ cái miệng mà ta có thể biết tâm ý và đánh giá được người khác để có cách ứng xử thích nghi. 
Chắc đã không ít lần, các bạn được nghe những lời trong đời:
Người khôn nói ít, nghe nhiều,
lựa lời đối đáp, lựa điều hỏi han.
Trước người hiền ngõ khôn ngoan,
Nhường trên một bước, rộng đường dễ đi
Chuyện người, chớ nói làm chi, 
Chuyện mình, mình biết vậy thì mới khôn.
Của cải dù to lớn như núi, nhưng cái miệng ăn lâu ngày cũng hết. Phước đức dù cực khổ gieo tạo nhiều đời, nhưng do cái miệng tạo nghiệp, phê bình, chỉ trích, nói lời ác… thì trong giây phút cũng có thể tiêu tan. Làm ơn hay bị mắc oán, cũng do cái miệng này hay kể công, mắng nhiếc, nói sỉ nhục người. 
“Thần khẩu nó hại xác phàm,
Người nào nói quá họa làm khổ thân.
Lỡ chân gượng được đỡ lên.
Lỡ miệng gây họa phải đền trả thôi”.

1. Nếu bạn nhẫn chịu oan khuất thì bạn là người được phúc báo
Người khác nhục mạ bạn, bạn nên coi như được bội phục, người khác làm tổn thương bạn, bạn nên coi như họ đến để thành tựu bạn.
Làm tổn thương người khác chính là tiêu xài công đức phát tài của mình, một người tâm địa xấu xa thường làm hại, làm tổn thương người khác, thì chính là mang tiền đến đưa cho người khác.
Ngược lại, một người có thể nhẫn nhục, chính là liên tục thu tiền. Người đại nhẫn giống như mở ngân hàng, có thể thu nạp từ trăm sông.
Trong mấy chục năm của cuộc đời, có rất nhiều chuyện và lời lẽ khiến chúng ta cảm động. Vì thế, chúng ta cũng nên nỗ lực tìm cách khiến người khác cảm động.
2. Trên thế giời này có một loại kinh doanh luôn lỗ vốn, chính là tức giận
Mọi người thường không chịu nhận sai, mọi thứ đều nói là lỗi của người khác, cho rằng mình mới là đúng. Kỳ thực không chịu nhận sai chính là một sai lầm.
Người mình nhận lỗi có thể là bố mẹ, bạn bè, người ngoài xã hội, thậm chí nhận lỗi với con cái và với cả người đối xử không tốt với mình. Bạn sẽ thấy rằng mình sẽ chẳng mất đi cái gì, mà ngược lại sẽ thấy được sự độ lượng của mình.
Nhẫn lỗi là một phẩm chất tốt, cũng là một loại tu hành.
3. Cái gì cũng không thể nhẫn nại, thành tựu của bạn sẽ bị giới hạn
Nhẫn nhịn cũng chính là điều mà con người gọi là bền chí, nghị lực. Cần phải nhẫn để được vừa lòng đẹp ý, tại sao vậy?
Người xưa dạy “một điều nhịn, chín điều lành”, cũng lại nói: “Lùi một bước biển rộng trời cao”. Quả thực, nhẫn nhịn có thể khiến tâm chúng ta trở nên thanh tịnh, khoảng trời trước mặt cũng sẽ trở nên rộng mở bao la.
4. Niệm giận vừa khởi lên, triệu cửa nghiệp chướng liền khai mở
Một khi tâm oán giận vừa khởi lên thì trí tuệ sẽ không còn, lý tính bị che mất. Do đó sẽ xử trí theo cảm tính, không chỉ làm tổn thương mình, mà còn hữu ý hoặc vô ý gây thù kết oán với người khác.
Nếu không thể hóa giải thù oán, khi nhân duyên chín muồi, báo ứng sẽ hiện ngay trước mắt, oan oan tương báo, quả báo sẽ ngày càng tàn khốc hơn.
Đừng nói những điều làm tổn thương nhau.
5. Thân thể, tâm trạng của con người cùng với tự nhiên dung thành một bức họa
Thất tình lục dục làm nhiễu loạn tự nhiên, nhiễu loạn thân thể người. Thất tình là “Thích, phẫn nộ, buồn, vui, yêu, ác, dục”. Trong đó tức giận, nổi cáu là gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng.
Có người nói, tuổi thọ trung bình của con người lẽ ra phải là 200 tuổi, chính là do những phiền não của bản thân đã làm cho thân thể bị hư hại; người luôn sống trong cảnh giới đại từ bi thì không già, không yếu, không mê, không tà, không tiêm nhiễm – đây mới là niềm vui thật sự.
6. Thường cảm ơn trong lòng
Mặc dù người khác nhục mạ, phỉ báng, hãm hại bạn, cũng vẫn nên dùng thiện tâm để đối đãi, và tự đáy lòng mình cảm ơn họ.
Thực sự thì sự sỉ nhục, phỉ báng, và hãm hại của người khác, chính là để tiêu trừ nghiệp lực mà mình đã tạo ra trong đời này. Vậy nên quyết không thể để tâm oán hận nổi lên. Nếu vẫn còn tâm oán hận, thì không những không thể tiêu nghiệp, mà ngược lại còn làm cho nghiệp tăng lên.
7. Bạn hỏi Phật ngày nào tốt; Phật hỏi xem bạn có ngày nào bình yên?
Cuộc đời giống như một cái cặp da, khi cần dùng thì mới lấy, khi không dùng thì bỏ nó ra; lúc cần bỏ xuồng thì lại không bỏ, giống như mang theo hành lý nặng trĩu, không thể tự tại.
Những năm tháng của cuộc đời có hạn, vậy nên nhận sai, tôn trọng, bao dung thì mới có thể bình thản, buông bỏ mới có thể tự tại!
8. Nổi cáu là tối kỵ của tu hành, là đốt cháy rừng công đức của mình
Nếu không sửa đổi tính xấu này, thì vô luận là một ngày có niệm bao nhiêu bộ kinh, có thuyết bao nhiêu lần Pháp, thì bạn cũng không thể ra khỏi tam giới. Phát cáu là biểu hiện của vô minh, chính là không minh bạch.
9. Bất thiện, ác ý với người khác chính là chà đạp chính mình
Nếu ác ý với người người khác, thì người bị hại chỉ chịu 3/10, mà chính chúng ta mới phải gánh chịu phần nhiều 7/10, đó chính là chà đạp chính mình mà không tự biết.
Miệng để nói lời hay ý đẹp.
Một câu nói ra khỏi miệng, gây sự tổn thương, thì chính mình là người gánh chịu phần lớn sự tổn thương đó. Bạn muốn mình khỏe mạnh, trường thọ và tràn đầy trí huệ, thì bạn phải dùng tấm lòng yêu mến để đối đãi với tất cả mọi người. Biết cho đi, bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn thế.
10. Lời nói làm tổn thương người khác, còn nghiêm trọng hơn cả giết người
Đây là sự thật mà rất ít người biết! Khẩu tạo nghiệp là dễ xảy ra nhất, mà cũng là tạo thành nhiều nhất, quả báo kiếp sau sẽ vô cùng thảm thiết.
Nhẫn thì sẽ có thể xử lý và hóa giải, có thể biến chuyện lớn thành chuyện nhỏ, chuyện nhỏ thành không có chuyện gì.
Có thể nhẫn, thì có thể phân biệt được tốt xấu, thiện ác, thị phi của thế gian. 
Vào buổi tối mỗi ngày trước khi đi ngủ, hãy tự hỏi chính mình: “Hôm nay mình có tức giận không?”.
Cảm xúc ảnh hưởng đến tâm trạng của cả ngày, vì thế mỗi ngày hãy tự mỉm cười với mình nhé!
Hoàng Vân sưu tầm.

Chủ Nhật, 21 tháng 5, 2017

TUỔI GIÀ ĐI HỌC


Tuổi già đi học cũng vui, 
Lại được đến lớp, được ngồi cùng nhau. 
Được nghe Thầy giảng từng câu, 
Ghi ghi, chép chép cái đầu sáng ra. 
Đến lớp có mình có ta, 
Mặc dù nay đã là bà là ông. 
Học thiền bao điều ước mong, 
Đẩy lùi bệnh tật mà không tốn tiền. 
Học thiền giảm bớt ưu phiền, 
Gặp nhau vui vẻ hàn huyên chuyện trò. 
Sinh nhật cùng nhau hát hò,
 Sống vui sống khỏe thiền cho ta nhiều. 
Càng học càng biết bao điều, 
Giúp ta khỏe mạnh như liều thuốc Tiên. 
Mừng sinh nhật chung không quên, 
Lời thơ mộc mạc đọc lên chúc mừng

Mừng sinh nhật chung quí 2/2017 lớp Thiền 6
Ảnh trong bài: Nguyễn Minh Quang
Hà Nội -18/5/2017
Nguyễn Văn Ngọ 
Lớp Thiền 6

TUỔI GIÀ CỦA TÔI


 Lạc quan mà sống hàng ngày,
Bảy mươi sáu tuổi thời nay chưa già,
Vẫn khỏe vẫn lau được nhà,
Nấu ăn, giặt giũ chẳng tha việc gì,
 Xe máy tự lái tự đi, 
Ít phiền con cháu ta-xi làm gì,
Ăn ngày ba bữa tỳ tỳ, 
Ngồi thiền cả tiếng từ bi an lành.(1)
Buông bỏ nóng giận đua ganh,
Thu năng lượng sạch cho mình khỏe ra.
Sáng dậy lập tức mát xa
Chân tay mặt mũi mới ra khỏi giường.
Thể dục không thể coi thường,
Lơ là sao nhãng bệnh thường đến nhanh.
Sáng nào cũng phải thực hành:
Theo bài"Vạn bộ trường sinh" , "Ngũ hành".(2)
Bây giờ là tuổi lão thành,
Luyện tập sức khỏe phải thành thói quen,
Ăn được ngủ được là Tiên,
Để luôn khỏe mạnh phải "Thiền dưỡng sinh"

(1): Hằng ngày ngồi thiền ít nhất 1 tiếng
(2): Tên 2 bài trong "Khí công Hymalaya"

                                       Sinh nhật chung - Quí 2 - 17/5/2017
Ảnh trong bài: Nguyễn Minh Quang
Nguyễn Văn Ngọ
Lớp Thiền 6

Thứ Tư, 17 tháng 5, 2017

TIN NHANH

Mời cả nhà ta cùng chiêm ngưỡng những hình ảnh "nóng bỏng tay" ghi lại buổi lễ mừng Sinh nhật quý 2 cho các bác học viên lớp Thiền 6, tổ chức sau buổi học sáng nay 17/05/2017...

 Cùng hát vang bài Happy Birthday to you...
  Cùng hát vang bài Happy Birthday to you...
  Cùng hát vang bài Happy Birthday to you...
1,2,3...Cùng thổi nến nào! Chúc mừng Sinh nhật!

Chủ Nhật, 14 tháng 5, 2017

Bế giảng lớp chuyên đề quẻ dịch


         Hôm nay 14/5/2017, lớp chuyên đề quẻ dịch học buổi cuối cùng kết thúc khóa học. Lớp vinh dự được đón thầy Thường - chủ nhiệm CLB, cô Thu - phó chủ nhiệm CLB, và cô Huệ cùng tới dự và nói chuyện với lớp.
         Buổi học cuối ôn lại các thao tác thực hành thi công chữa bệnh bằng quẻ dịch và ôn lại các kiến thức đã được học. Các bác đều đã rất thuộc bài và một số bác chia sẻ còn áp dụng sử dụng quẻ dịch rất sáng tạo và có hiệu quả - ví dụ có bác dùng quẻ dán vào mũ để khi đi ngoài trời mưa, nắng sẽ bớt mệt. Các câu hỏi liên tiếp được đặt ra nhờ cô Vân giải đáp và hướng dẫn, cho thấy các bác rất say sưa và tin dùng cách chữa bệnh không cần dùng thuốc, mà "thuốc" ở đây là năng lượng trong mỗi nét vẽ liền liền đứt đứt. Kì diệu thay!
         Lại nói về những nét vẽ liền đứt ấy. Trước đây tôi cũng đã nhiều lần được các Cô dán và cho quẻ mỗi khi ốm đau, mỏi mệt hay say xe khi đi dã ngoại. Hiệu quả lắm, sau đó dùng xong những quẻ màu tôi giữ gìn như bảo bối để dành các lần khác nhỡ khi dùng đến. Tôi trân trọng những quẻ dịch đó vì khi tôi ho dán vào cơ thể sẽ đỡ ho, khi tôi say xe dán quẻ sẽ được tăng năng lượng và giảm hẳn cảm giác nôn nao, khi tôi đau ở chỗ nào đấy dán quẻ vào sẽ dần hết đau, hoặc khi người yếu mệt dán quẻ vào các luân xa khi thiền sẽ phục hồi sức khỏe nhanh hơn, v.v... Và tôi đã áp dụng dùng quẻ để chữa bệnh cho người nhà cũng có được kết quả tương tự. Vậy nên tôi gọi quẻ là "bảo bối".
         Khi được theo học lớp quẻ dịch tôi mới được biết mỗi tờ quẻ nhỏ xíu cho chúng tôi sử dụng ấy là bao nhiêu công phu của Thầy Cô. Một tờ quẻ bằng đầu ngón tay mà xếp được cả mấy chục quẻ trong đó, chưa kể quẻ màu còn có nhiều lớp màu phủ xen kẽ nhau mà các nét quẻ rất rõ nét. Cho thấy sự kì công và tâm huyết của người vẽ quẻ. Ngay bản thân tôi khi được tiếp xúc với cách vẽ quẻ, nhìn các nét vẽ liền đứt cứ rối cả lên. Làm sao để nhớ? Nào là "lục đoạn' rồi "tam liên", "cốc ngửa", v.v... Hẳn là không chỉ riêng mình tôi trong khóa học có cảm giác đó. Thế rồi mỗi buổi một chút, cô Hoàng Vân cần mẫn, nhiệt tình hướng dẫn từng chút, từng chút một. Cách học làm sao cho dễ nhớ, cách vẽ làm sao cho quẻ có năng lượng, cách nhận biết chiều của quẻ, cách chuẩn bị quẻ, phát công, nạp thông tin, cách dán... nhiều lắm. Mà lớp thì các bác cao tuổi cũng nhiều, tai nghe không còn rõ, mắt nhìn không còn tinh nên khi chép bài cô vẫn kiên trì đọc rõ từng lời một. Chỉ có năm buổi học thôi, mà buổi cuối các bác đã nhớ, đã thuộc bài lắm. Không phụ lòng nhiệt tình và sự kiên trì của cô giáo Vân. Biển kiến thức mênh mông, tôi mong sẽ lại tiếp tục có cơ hội tiếp tục cùng các bác theo Thầy Cô trau dồi để có thể giúp bản thân có sức khỏe và giúp đỡ được nhiều người khác!
         Cám ơn Ban Chủ Nhiệm CLB và cô Hoàng Vân đã tạo điều kiện, giúp đỡ và hướng dẫn lớp chuyên đề quẻ dịch hoàn thành khóa học đạt kết quả tốt ạ!  
                             
 Đặng Thanh Chúc
Lớp Thiền 6

Thứ Năm, 11 tháng 5, 2017

KẾ HOẠCH DÃ NGOẠI THIỀN QUÝ 2 - 2017

Chi hội Y học Quốc tế ngữ
CLB DSNL - Esperanto
Số……./KHDN
 KẾ HOẠCH DÃ NGOẠI THIỀN
QUÝ 2 - 2017    
------------------------------------------
Hà Nội, ngày 11 tháng 5 năm 2017
I. MỤC ĐÍCH:
Đưa các học viên đi luyện tập ở những nơi địa linh có trường năng lượng cao để nâng cao sức khỏe, rèn thân - tâm, tăng trưởng công lực, đẩy nhanh bệnh tật ra khỏi cơ thể.
II. YÊU CẦU:
- Tổ chức chặt chẽ, chu đáo. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về mọi mặt trong chuyến đi dã ngoại.
- Học viên phải chấp hành nghiêm kế hoạch theo sự điều hành của trưởng đoàn. Tích cực luyện tập để có kết quả tốt nhất. Sau chuyến đi, mọi người vui vẻ khỏe mạnh và luyện tập tốt hơn.
III. NỘI DUNG:
- Đi dã ngoại: luyện thân, luyện tâm; vận động, thiền các bài dài tại chỗ và thiền trên núi nhiều ca để thu được nhiều năng lượng.
- Được hỗ trợ đẩy bệnh. Được giao lưu chia sẻ học hỏi, không ngừng nâng cao kiến thức và hoạt động văn nghệ vui khỏe.
IV. THỜI GIAN:
- Hoạt động luyện ở dã ngoại 2 ngày từ 20 –> 21/5/2017
- Các lớp đăng ký danh sách đi dã ngoại luyện tập tạm thu kinh phí 400.000đ/người xong trước 13/5/2017. Báo cáo về Ban Dã ngoại để thuê xe.
V. ĐỊA ĐIỂM:
Địa điểm dã ngoại lần này tại Nhà nghỉ Công đoàn Suối Hai.
TỔ CHỨC ĐOÀN:
Trưởng đoàn: Nguyễn Ngọc Kim
Phó đoàn: Trần Văn Tiến
Trưởng dã ngoại: Trần Thị Hồng

            NỘI DUNG CỤ THỂ

NGÀY
STT
NỘI DUNG CÔNG VIỆC
THỜI GIAN
ĐỊA ĐIỂM


20/5

1
2
3
4

5
6

7

8
9
Tập kết lên xe
Xuất phát & đến nơi
Nhận phòng
Thiền ca 1 (Thu NL Tiên thiên)
Ăn trưa & nghỉ trưa
Thiền ca 2 (Thu NL Hậu thiên)
Hỗ trợ chữa bệnh
Thăm cháu a Vương
Nghỉ ngơi, ăn tối
Giao lưu - chia sẻ
5.45
6-8h
8-8.30
9-10.30

11-13.30
14-15.30

16-17h

18-19.30
19.30-21
3- 5 Thái Hà
-> Suối Hai
Suối Hai
Hội trường

Nhà ăn, phòng nghỉ
Hội trường

Hội trường

Nhà ăn, phòng nghỉ
Hội trường




21/5
1
2
3
4
5
6
7

8
Thiền ca 3 (TĐN)
Ăn sáng
Thiền ca 4 (LTM)
Hỗ trợ chữa bệnh
Ăn trưa, nghỉ trưa
Trả phòng
Thiền ca 5 (Thu NL Tiên thiên)
Lên đường về HN
5-6.30
7h
8-9.30
9.30-11
11-13.30
13.30
14-15.30

15.45-17.45
Ngoài trời
Nhà ăn
Ngoài trời
Hội trường
Nhà ăn, phòng nghỉ
Lễ tân
Hội trường

Suối Hai - HN


TỔ CHỨC HỖ TRỢ CHỮA BỆNH &
GIAO LƯU CHIA SẺ
A/ Tổ chức hỗ trợ chữa bệnh:
I. Đăng ký khám & hỗ trợ chữa bệnh
Danh sách học viên đăng ký theo lớp để được kiểm tra và hỗ trợ chữa bệnh gồm các mục sau:
CLB DSNL - DÃ NGOẠI QUÝ 2 NĂM 2017 TẠI SUỐI HAI
DANH SÁCH ĐĂNG KÝ KIỂM TRA SỨC KHỎE BẰNG NĂNG LƯỢNG
& HỖ TRỢ CHỮA BỆNH
LỚP: ………………
STT
Họ tên học viên
Kiểm tra sức khỏe
Dán quẻ dịch
Hỗ trợ chữa bệnh bằng Kim tự tháp (yêu cầu có ảnh cá nhân)
Ghi chú







Danh sách đăng ký được phát cho cán sự các lớp khi lên xe và nộp lại chậm nhất là sau ca thiền đầu tiên (10h30). Cán sự lớp nhận lại phiếu đăng ký vào bữa trưa theo số lượng đã đăng ký. Khi học viên đến hỗ trợ yêu cầu có phiếu điền thông tin cá nhân & người hỗ trợ ghi kết quả vào phiếu. Mỗi học viên chỉ có 1 phiếu. Tùy theo số lượng học viên đăng ký sẽ phân bàn.  
II. Nhóm Hỗ trợ chia thành 3 nhóm:
-         Nhóm 1: Kiểm tra sức khỏe bằng con lắc cảm xạ & ghi kết quả vào phiếu. Gồm 2 bàn: chị Lệ & chị Vân (Lớp Thiền 1 & 2 phân công người phụ giúp ghi chép)
-         Nhóm 2: Dán quẻ dịch đã được ghi trên phiếu và hướng dẫn cách sử dụng quẻ dịch.
Gồm: chị Phương, chị Thanh Mai, và lớp Esperanto - Hỗ trợ chữa bệnh (chị Hiền phụ trách & phân công)
-         Nhóm 3: Hỗ trợ chữa bệnh bằng Kim tự tháp. Gồm: anh Nghĩa & anh Chuyền

B/ Tổ chức giao lưu - chia sẻ: 
 I. Chủ đề    “Gia đình cùng Thiền Thu Lửa Tam Muội”
   Hình thức phỏng vấn - dẫn chương trình: Võ Thị Hương & Võ Thị Lệ Hằng  
   II. Văn nghệ ngẫu hứng: Chị Hoàng Vân phụ trách
Duyệt kế hoạch
      Chủ nhiệm CLB DSNL                                                      Trưởng ban dã ngoại