Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Chương trình văn nghệ (12)

Đơn ca nam bài "Mẹ" 
Biểu diễn: anh Nguyễn Tiến Quyết (lớp ST4)

Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Mẹ và cuộc hành trình của bạn

Tống Thị Mai Loan
(học viên sáng CN - st)

Khi bạn bước chân vào thế giới này, mẹ đã ôm bạn trong tay. Bạn cảm ơn mẹ bằng cách khóc như một nữ thần báo tử.        
Khi bạn 1 tuổi, mẹ đút từng miếng ăn và chăm sóc cho bạn. Bạn cám ơn mẹ bằng cách khóc suốt đêm dài.         
Khi bạn 2 tuổi, mẹ tập cho bạn đi. Bạn cám ơn mẹ bằng cách bỏ chạy đi khi mẹ gọi.         

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

Chương trình văn nghệ (11)

Song ca nam nữ bài: "Nắng ấm quê hương"
Biểu diễn: Chị Trần Thị Thanh Mai (lớp ST7) - anh Nguyễn Ngọc Kim (lớp CT7)

Thứ Hai, 26 tháng 11, 2012

Khai giảng lớp mới

         Chiều 22 - 23 tháng 11 CLB DSNL khai giảng 2 lớp mới, lớp học vào chiều thứ 5 hàng tuần tại Trần Duy Hưng và lớp học vào chiều thứ 6 hàng tuần tại địa điểm chính của CLB. 
         Tới dự lễ khai giảng có đại diện Ban Chủ nhiệm, một số giáo viên và hội viên đang theo học lớp giáo viên. Lớp chiều thứ 5 có 26 người, lớp chiều thứ 6 có 46 người đến làm thủ tục nhập học. Một số người đã đăng ký vì lý do cá nhân chưa đến nhập học. 
         Các học viên mới nhận tài liệu, đĩa CD, đài thiền và được giới thiệu làm quen sơ bộ về CLB và nghe phổ biến Nội quy CLB. 
         Để tạo điều kiện cho một số bạn do đang công tác không có điều kiện học các buổi trong tuần, CLB sẽ tổ chức thêm 1 lớp vào chiều thứ 7 tại Trần Duy Hưng. Khi lớp đủ 20 người sẽ bắt đầu tập luyện. 
         Ban Chủ nhiệm chúc tất cả các học viên mới luyện tập đạt kết quả.
         Dưới đây là một vài hình ảnh buổi khai giảng ở hai địa điểm. 

Lớp chiều thứ 5
 Phát công mở Luân xa cho học viên mới
 Ngồi thiền buổi đầu tiên
Lớp chiều thứ 6
 Nghe Thầy giới thiệu về pháp môn Thiền Thu Lửa Tam Muội
 Nghe giới thiệu về CLB DSNL
Mời xem thêm ảnh TẠI ĐÂY

Chủ Nhật, 25 tháng 11, 2012

Chương trình văn nghệ (10)

Vũ điệu Cha - cha - cha 
Biểu diễn: 3 cặp đôi (vợ chồng bác Tài - bác Phương, 
anh Cường - chị Hạnh, vợ chồng bác Lộc)

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Một cơ may đến với tôi*

Mai Trọng Phước
Lớp sáng thứ 6
         Tôi năm nay 89 tuổi, đã tham gia chiến đấu ở Trường Sơn, nên có nhiều bệnh tật và sức khỏe ngày càng yếu, nhất là sau khi vợ tôi mất (tháng 10/2010) sức khỏe của tôi càng ngày càng yếu thêm, đầu bị choáng váng, đêm mất ngủ, đi lại khó khăn...
         May sao, con gái tôi là Mai Thanh Tuyền được bạn giới thiệu lớp học thiền do CLB DSNL của Chi hội Y học Esperanto Hà nội tổ chức tập luyện nâng cao sức khỏe, nên về khuyên tôi đi tập.
        Được sự đồng ý của Thầy và các cô tổ chức lớp học, tháng 9/2011 tôi và con tôi được vào học lớp sáng thứ 6. Ngồi nghe Thầy giảng, tôi được trang bị những tri thức về môn Thiền Dưỡng sinh năng lượng một cách bài bản, sau đó Thầy và các cô hướng dẫn các động tác trong quá trình ngồi thiền. Điều đáng mừng hơn nữa là Thầy Cô còn cung cấp các đĩa CD và máy ghi âm cũng như những tài liệu để về nhà nghiên cứu với mục đích tập cho có kết quả. Về nhà hằng ngày tôi theo hướng dẫn đĩa CD để tập. Chính nhờ có đĩa này nên tư tưởng được tập trung hơn. 
         Hằng tuần vào sáng thứ 6, chúng tôi lại đến lớp nghe Thầy giảng sâu thêm để nâng cao kiến thức. Chính nhờ vậy mà sau một thời gian luyện tập ở lớp và đi dã ngoại ở Côn Sơn, sức khỏe của tôi dần dần được hồi phục, ăn uống mỗi ngày một tốt hơn, đặc biệt là bệnh mất ngủ dần dần được cải thiện, nhất là sau khi đưa quẻ Định Tâm vào dưới gối ngủ thì giấc ngủ càng sâu hơn. Những động tác xả thiền cuối buổi tập (xoa mặt, xoa đầu, xoa tay...) làm cho máu lưu thông nên giảm bớt đau đầu, tôi cho đó là cách góp phần giảm đột qụy cho người lớn tuổi.
         Qua một năm học tập với sự tiến bộ về sức khỏe, tôi vô cùng biết ơn Đức Thầy Tổ Dasira Narada đã đưa ra phương pháp tập luyện độc đáo này. Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Chủ nhiệm và các cô đã tổ chức CLB, tận tình hướng dẫn mọi người  tập để nâng cao sức khỏe.
         Xin cảm ơn các bác, các cô, các chú và anh chị đồng môn đã cùng nhau chan hòa - đoàn kết với nhau như người cùng một nhà để giúp nhau tập luyện có kết quả. 
         Tôi xin hứa sẽ cùng đồng môn tập luyện tới cuối đời và sẽ giúp cho những người ở xa, không có điều kiện đến tập ở lớp, được tập luyện ở nhà để nâng cao sức khỏe.
Hà nội, ngày 20/10/2012
---------
*Bài chia sẻ tại Lễ Tưởng niệm 2012

Thứ Sáu, 23 tháng 11, 2012

Chương trình văn nghệ (9)

Đơn ca nam bài "Hành khúc ngày và đêm" 
Biểu diễn: anh Nguyễn Ngọc Kim (lớp CT7)

Thứ Ba, 20 tháng 11, 2012

Đức Phật dạy con như thế nào

Tống Thị Mai Loan 
(học viên sáng CN - st) 
LTS: Tiến sĩ Gil Fronsdal hiện đang giảng dạy Thiền tại Insight Meditation Center ở Redwood City, California, Hoa Kỳ. Ông có vợ và hai con. Với ông, Đức Phật là một bậc thầy, một con người giác ngộ. Sự kiện Đức Phật giáo dưỡng La Hầu La trở nên giác ngộ được ghi chép trong Kinh tạng Pàli, theo Gil Fronsdal gần gũi và thân mật như cha dạy con, thầy dạy trò đã khơi nguồn cảm hứng cho ông hướng dẫn tu tập thiền định cho con cái và thanh thiếu niên. Xin giới thiệu bài viết Đức Phật dạy con như thế nào, nguyên tác The Buddha as a Parents, tạp chí Inquiring Mind xuất bản, (Hoài Hương chuyển dịch sang tiếng Việt). 

Ngày nay, hầu như người Phật tử nào cũng biết rằng thái tử Tất Đạt Đa, sau này là Đức Phật, đã lìa bỏ tổ ấm của mình để đi tìm con đường giải thoát không lâu sau cái ngày La Hầu La, đứa con trai duy nhất của Ngài, chào đời. Nhiều người cảm thấy khó hiểu, thậm chí phẫn nộ, trước một hành động có vẻ “thiếu trách nhiệm” như thế. Song, ít ai biết rằng sau khi đạt Chánh đẳng Chánh giác, Đức Phật đã trở thành thầy dạy dỗ chính cho con trai của mình trong hầu hết quãng đời niên thiếu, kể từ khi La Hầu La lên 7 tuổi, và Ngài đã là một người cha rất mực mô phạm: La Hầu La đã đạt được giác ngộ viên mãn khi mới tròn 20 tuổi. Vậy, ta hãy tự hỏi, Đức Phật là một người cha như thế nào? Phương pháp dạy con của Ngài ra sao? Làm thế nào một bậc giác ngộ trao truyền những giá trị tâm linh của mình cho con cái? 

Thứ Hai, 19 tháng 11, 2012

Mừng ngày nhà giáo VN

Nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11 toàn thể hội viên, học viên CLB DSNL kính chúc Thầy Cô luôn luôn mạnh khỏe, an vui và kính dâng lên Thầy Cô bó hoa tươi đẹp nhất.


Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

Câu lạc bộ ta lên TV

A lô, a lô, xin thông báo!
Vào lúc 20h ngày 17/11/2012, trên vô tuyến sẽ phát Chương trình giới thiệu về Trang trại Đồng Quê với sự tham gia của các diễn viên thuộc Câu lạc bộ nhà (được ghi hình vào ngày 10, 11/11 vừa qua). Chương trình được phát ở kênh DU LỊCH - Kênh truyền hình của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Xin mời đại gia đình CLB DSNL đón xem.
Người đưa tin
Nguyễn Hoàng Vân

Trang trại Đồng Quê

CHÚC MỪNG
           Một tin vui của T.S.Ngô Kiều Oanh. Đại gia đình CLB chúng ta chia vui với chị.
         Tối ngày 14/11/2012, tại Nhà hát lớn Hà Nội, lần đầu tiên Giải thưởng Bông lúa vàng Việt Nam được trao tặng cho các cá nhân và tập thể tác giả của 56 sản phẩm và sáng kiến tiêu biểu nhất, đại diện cho gần 300 sản phẩm thuộc nhóm ngành được đề cử. Nhiều cá nhân với những sáng kiến tiêu biểu đã được trao tặng giải thưởng cao quý - giải thưởng duy nhất của Bộ NNPTNN khẳng định, ghi nhận của bộ về tầm vóc, chất lượng và đóng góp của sản phẩm trong sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn - .như máy tuốt hạt điều của Ông Ngô Ngọc Quang ở Bình Phước, hay mô hình Du lịch Nông nghiệp gắn với bảo tồn và phát triển làng nghề nông nghiệp truyền thống của TS. Ngô Kiều Oanh.
         Xin chúc mừng chị.

Chương trình văn nghệ (8)

"Huyền thoại Hồ Núi Cốc" 
Đơn ca nữ: chị Hồng Nhung
(Lớp sáng thứ 7)

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Trang trại Đồng Quê

MỜI MỌI NGƯỜI XEM BỘ ẢNH BÌNH CHỤP
Ai tạo dáng
Mắc võng nghỉ tại vườn thiền 
(Chị Thảo lớp CT7 - anh Tài chồng chị Phương lớp ST4)
  Lối vào vườn thiền

                                        Xay lúa - Hằng lớp sáng thứ năm

                                                          Giã gạo - Hương lớp sáng thứ năm

                                           Quyét vườn -  chị Hoàng Vân

 Ngắm hoa - chị Lưu Quyên lớp sáng thứ tư

MỜI XEM BỘ ẢNH TẠI ĐÂY

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Thiền dã ngoại

DU LỊCH TRANG TRẠI ĐỒNG QUÊ


         HgVan vừa được theo lớp đào tạo giảng viên của CLB do Thầy chủ nhiệm dẫn đầu đi dã ngoại tại trang trại Đồng quê – Ba Vì trong 2 ngày (10, 11/11/2012) nhằm khảo sát cơ sở mới cho những lần đi thiền dã ngoại tiếp sau của CLB DSNL.
         Từ trang trại về, ngoài ấn tượng về quang cảnh thiên nhiên của khu trang trại và sự tiếp đón đặc biệt của chủ nhân thì trong tâm trí HgVan lúc nào cũng vấn vương hình ảnh của chị chủ – đó là hình ảnh một người phụ nữ hơi khó tả và hơi khó hiểu. Không thể tả chị là người đàn bà đẹp. Chị gầy, khắc khổ, gương mặt xương xương, ăn mặc xuềnh xoàng nếu không nói là xấu, thậm chí còn hơi luộm thuộm, giọng nói đanh gọn, chị nói nhanh, động tác cũng nhanh, mắt sắc, thoạt nhìn thấy khó gần, … nhưng không hiểu sao tôi như bị chị cuốn hút, mắt hầu như lúc nào cũng nhìn thấy chị, trong đầu luôn tự đặt câu hỏi về chị.
         Cảm giác đầu tiên của tôi về chị là khó tính, là chẳng ra dáng bà chủ tí nào. Thậm chí tôi còn có cảm giác là chị hơi “điên điên” (tôi xin lỗi vì dùng những từ này, nhưng về sau này khi đọc các bài báo viết về chị, đã có người cũng dùng từ đó để nói về chị). Cho đến tận bây giờ, ngồi viết bài này, hình ảnh của chị vẫn xâm chiếm toàn vẹn ý nghĩ của tôi. Có lẽ là do cơ duyên, tôi được Thầy chủ nhiệm vẫy lại ngồi tiếp chuyện chị cùng Thầy và anh Đinh Lê Vân Sơn. Qua cuộc nói chuyện ấy, cảm nhận của tôi về chị đã dần dần thay đổi, và tôi đã phần nào hiểu được tại sao tôi thấy chị hơi “điên điên”.
         Về nhà, tôi lục ngay GOOGLE để tìm hiểu về thân thế con người chị thì biết rằng mình vừa tiếp xúc với một con người đáng nể phục, một con người lao động thực thụ thậm chí quên bản thân mình vì môi trường, vì trường tồn của nền văn hóa, vì điều mà quá ít người thấu hiểu và đồng tình. Một con người có trình độ cả về khoa học duy vật và duy tâm.


         Chị chính là tiến sỹ Ngô Kiều Oanh, vốn là lưu học sinh ở Liên Xô cũ, thuộc trường Năng lượng Matxcova, sau khi tốt nghiệp về nước chị công tác tại Viện Khoa học công nghệ Việt Nam. Chuyên ngành nghiên cứu hệ thống của chị là một sự lạ lẫm đối với ngay cả trong giới khoa học. Hệ thống mà chị nghiên cứu có thể là làng, xã, huyện hay cả một xã hội. Còn du lịch nông nghiệp – hình thức du lịch mà nhóm khảo sát CLB vừa được tham dự - như một cái duyên và là cả một sự suy tư khoa học, một sự tiếp nối sự nghiệp và say mê nông nghiệp của cụ thân sinh ra chị - ông Ngô Tấn Nhơn, một trong những Bộ trưởng Bộ Canh nông (nay là Bộ NNPTNT) thời kỳ đầu tiên của nước ta.
         Qua quá trình nghiên cứu, chị nhận ra rằng du lịch nông nghiệp đang là một trong những khuynh hướng du lịch quan trọng, hấp dẫn của thế giới. Không chỉ được sống trong một không gian văn hóa làng xã, mà khách khi tham gia du lịch nông nghiệp còn được trực tiếp tham gia sản xuất, thưởng thức các sản vật đặc thù của địa phương, chính vì thế mà chúng tôi đã được sống những giây phút với cảnh “nhà quê” như ruộng lúa, kênh mương, nhà vách đất, sân đất, cây rơm, chõng tre, được tát nước gầu dai, được cấy lúa, bắt cá bằng nơm, rồi nướng cá ăn tại chỗ, được ăn bánh cuốn nóng tráng tại chỗ, được xay lúa, giã gạo, uống rượu quê do chị ngâm với loại thuốc dân tộc, uống nước chè tươi được hái từ cây chè cổ ngay trong vườn nhà … Đối với chúng tôi, những người lớn tuổi đã từng đi sơ tán thời kháng chiến chống Mỹ thì cối giã gạo, cối xay lúa hoặc cấy, cày, tát nước … không có gì là lạ lẫm cả, nó gợi cho chúng tôi nhớ lại một thời đã qua, nhưng đối với thanh, thiếu nhiên, thiếu nhi bây giờ thì họ không thể biết được những thứ đó là gì và để làm gì. Với hình thức du lịch này, chị Oanh đang muốn cho thế hệ sau này hiểu và biết được người nông dân, cha ông ta đã làm thế nào để có được hạt gạo mà nấu nên cơm và hiểu biết thêm về thiên nhiên cây cỏ….
         Chị không muốn đau lòng hơn nữa với những đoạn văn của trẻ: "Con gà nhà em da trắng tinh, không có lông, không có đầu, không có chân, ngồi ngay ngắn trong cái hộp xốp mát lạnh” hoặc “Cây lúa rất to, bóng của nó che rợp một góc làng. Mỗi lần về quê em đều ngồi hóng mát dưới gốc cây lúa”. .. Đọc các bài báo về chị, HgVan được biết thêm là ngôi nhà sàn, nơi đang được dùng làm nhà bếp là ngôi nhà sàn cổ do chị mua lại của một người dân tộc cách đây đã lâu, ngôi nhà sàn mà đoàn đã ở là nơi từng tổ chức các buổi hội thảo lớn, nhỏ… rồi các ngôi nhà khác rải rác trên lưng chừng núi… đều mang đậm nét văn hóa đồng bằng bắc bộ. Để có được công trình này, chị đã nghiên cứu rất nhiều, bỏ công sức, tiền của để đầu tư thực hiện ước nguyện của mình. Chị đã thu được thành công nhất định.
         Nhiều đối tượng du lịch đã đến với trang trại của chị, nhưng đối tượng là các “thiền viên” như đoàn CLB ta đối với chị thì là lần đầu. Bởi thế nên chị luôn theo sát, đưa đi tham quan, tự thân hướng dẫn du lịch, chị tìm hiểu đối tượng du lịch này rất kỹ - một điều không phải người chủ nào cũng làm được. Chị ngồi thiền cùng, chị cùng dậy sớm với CLB, bởi thế nên lúc nào tôi cũng nhìn thấy chị. Chắc chắn chị sẽ tìm hiểu nhiều hơn nữa, chị sẽ làm được những gì mà đoàn đã góp ý trước lúc chia tay trang trại. Đây cũng lại là một việc mà chưa bao giờ HgVan tôi gặp mặc dù đã đi tham quan du lịch cũng khá nhiều. Chị và toàn bộ nhân viên trang trại ngồi giao lưu với đoàn CLB, lắng nghe đối tượng du lịch đặc biệt này nói gì, góp ý gì để có thể phục vụ tốt hơn ở các lần sau. Chị tâm sự rằng, để thành công, chị và các nhân viên luôn tâm niệm đã làm là phải làm thật. Và chị đã làm thật, tự tay chị đốt bồ kết khắp trang trại để đuổi muỗi, để xua tà khí, tự tay nhặt rác, quét sân… nên chỗ ở, sân, nhà đều sạch, nấu ăn sạch, rau rừng, rau sạch tự trồng. HgVan tôi thực sự tin tưởng rằng với sự cầu thị của chị để sao cho phục vụ tốt hơn, cộng với sự cố gắng tu và thiền của những thiền viên thì những chuyến dã ngoại về sau này sẽ thu được kết quả thực sự như ý. 
         Để đọc thêm về chị xin hãy vào GOOGLE, gõ từ khóa T.S. Ngô Kiều Oanh, sẽ có rất nhiều bài viết về chị, đặc biệt là về lĩnh vực tâm linh.
 Hoàng Vân

Thứ Ba, 13 tháng 11, 2012

TRANG TRẠI ĐỒNG QUÊ - BA VÌ

Ngày 10/11/2012 Thầy chủ nhiệm đưa đoàn giáo viên 2 lên "trang trại đồng quê" ở  Ba Vì tu thiền cũng là lên khảo sát địa điểm để sau này CLB ta có một địa điểm mới tập luyện. Sau hai ngày luyện tập đoàn ra về với một tâm trạng vui vẻ, thoải mái. Theo như Thầy chủ nhiệm nơi đây cũng là một miền đất địa linh thứ hai CLB ta có thể lên thiền được.
Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động trên Ba Vì trong 2 ngày đoàn giáo viên 2 lên tu luyện do anh Chuyền chụp lại:
Ngôi nhà  đoàn đã ở
Chụp trước cửa nhà bếp
 Tương lai CLB sẽ thiền tại vườn này
Anh Long, bà Hằng, chị Hảo bắt cá
Ăn cá nướng
Chị Hoàng Vân và chị Hồng cùng tát nước
Căn phòng dùng để thiền nếu như trời có mưa

Chị Oanh, giám đốc "Trang trại đồng quê" nói chuyện với đoàn
 (người mặc áo hoa, quần bò)

MỜI XEM BỘ ẢNH TẠI ĐÂY

Thứ Hai, 12 tháng 11, 2012

VẮNG CHỊ

Tặng chị Nguyễn Thị Hiền
 Ảnh: Đoàn Vương
Dã ngoại đợt này về “Tản Viên”
Nắng mưa lẫn lộn cứ liên miên
Quyết tâm cả lớp “lên cao” thật
Nắng mưa chịu thua - nhường lớp thiền.

Lớp đi hôm nay đã có Thày
Nhưng mà vắng bóng “cây thơ” hay
Cảm giác trống trải buồn man mác
Vì thiếu “Bạch Liên” - cây bút nhà.

Sớm, tối phát công dài dài ghê
Cả lớp cầu mong chị chóng về
Ở nơi xa ấy – chị có thấy
Mọi người vẫn nhắc chị đấy nghe.

Thiền - cười - tiếu lâm vui thật ha…
Thu năng lượng sạch để khỏe ra
Mong một ngày mai chị lại khỏe
Đem vần thơ mới cho lớp nhà.

Ba Vì: 11-11-2012
Vũ thị Kim Tân

Chủ Nhật, 11 tháng 11, 2012

Chương trình văn nghệ (7)

“Buổi sáng trên đồng nội”
Biểu diễn: Tốp ca nữ đàn chị 
Đội văn nghệ CLB DSNL

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

MẤT VÀ ĐƯỢC SAU 3 THÁNG TẬP DƯỠNG SINH NĂNG LƯỢNG

Nguyễn Thị Nga 
Lớp sáng CN - TDH 
         Sau khi học Pháp Luân Công 1 tháng, có người bạn giới thiệu về phương pháp Thiền Thu Lửa Tam Muội, tôi nghỉ hẳn tập Pháp Luân Công và bắt đầu tập Thiền Thu Lửa Tam Muội. Về lý thuyết hai pháp môn đều cơ bản gần giống nhau. Song, sự khác nhau giữa hai môn pháp là cách tập luyện. Trong Pháp Luân Công chỉ dành 30 phút để Thiền. Trái lại Thiền Thu Lửa Tam Muội chỉ tập trung chủ yếu là Thiền. Qua lời dẫn thiền, tôi được hiểu Thiền là một kĩ thuật tu luyện nhằm đưa cơ thể sống con người hòa nhập với sự sống tự nhiên huyền diệu của vũ trụ. 

Thứ Sáu, 9 tháng 11, 2012

Chương trình văn nghệ (6)

Tiết mục ngâm thơ bài "Lửa Tam Muội"
Sáng tác & biểu diễn: chị Nguyễn Thị Hiền (lớp sáng thứ 4)

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2012

Thiền - “Thuốc” đa năng

(Nguồn: suckhoedoisong.vn)
      Thiền là một phương pháp tập luyện có từ rất lâu đời ở phương Đông do Đức Phật Thích Ca thực hiện đầu tiên nhằm làm cho con người giải thoát được khổ đau, hài hòa được thân tâm, phát huy được trí tuệ của chính mình. Dưới góc độ khoa học, phương pháp thở của thiền có khả năng điều chỉnh lại được sự rối loạn, mất cân bằng của hệ thần kinh và não bộ. 

Hiểu đúng về thiền 

      Việc thực hiện thiền từ hơn 2.500 năm nay theo Đức Phật rất khó thực hiện vì những triết lý: hiểu sâu về chân tâm và vọng tưởng trong khi thiền nên nhiều người đã thực hiện theo cách hiểu của mình làm cho việc tu thiền có đến cả triệu phương pháp. Bản thân thiền sư Thích Thông Triệu (Thiền chủ Thiền viện Tánh không ở Hoa Kỳ) ngày xưa cũng đã thất bại khi áp dụng tu thiền theo truyền thống. 

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Hoa cho Lễ Tưởng niệm

Tiểu ban Hậu cần được phân công nhiệm vụ chuẩn bị hoa trang trí cho Lễ Tưởng niệm, hoa tặng Đội Văn nghệ và hoa tặng các hội viên tích cực. Chị Bình nhận nhiệm vụ mua hoa. Tối hôm trước buổi lễ, theo tinh thần hỗ trợ giữa các tiểu ban, Tiến Quyết, phụ trách tiểu ban Trang trí đã cử 2 công nương của tiểu ban mình sang  giúp tiểu ban Hậu cần. Dưới đây là một số hình ảnh được ghi lại từ máy của chị Bình. (HT)

Cắm hoa trang trí cho buổi lễ (tối 20/10/2012)
Hai công nương nhà chúng tôi, Vương và Kim Thoa
Lẵng hoa đặt trên sân khấu
Cam hoa le Tuong niem_October 26, 2012

MỜI XEM BỘ ẢNH TẠI ĐÂY.

Thứ Ba, 6 tháng 11, 2012

Chương trình văn nghệ (5)

Tốp ca nam CLB DSNL trình bày bài "Đồng đội"

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Thiền giúp tôi bỏ được cafe*

Võ Thị Lệ Hằng 
Lớp sáng T5 – TDH 
         Tôi có thói quen uống cafe mỗi khi mất tập trung, những lúc phải đối diện với một việc không như ý, hay cả khi buồn phiền và mệt mỏi nữa. 
         Lúc đầu cafe cho tôi cảm giác sảng khoái, tập trung hơn trong công việc và có hướng suy nghĩ tích cực hơn trước mọi vấn đề. Sau này, do quá trông đợi vào những tác dụng đó nên tôi uống cafe ngày càng nhiều hơn, thường xuyên hơn. Suốt hơn mười năm qua, ngày nào tôi cũng uống ít nhất là một ly, có ngày uống tới hai ba ly. 

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Ảnh tập thể cỡ lớn


Ảnh kích thước 1.32 MB. Rê chuột vào ảnh, click để xem ảnh cỡ lớn. 
Bác nào có nhu cầu in, tải ảnh về máy tính rồi mang in. 

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

Chương trình văn nghệ (4)

Làn điệu quan họ Bắc Ninh "Lúng liếng" 
Người biểu diễn: Thanh Hà
học viên lớp sáng CN - TDH 

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Thông báo mở lớp mới

 Nguồn ảnh: CLB DSNL
Câu lạc bộ DSNL mở lớp mới vào chiều thứ sáu hàng tuần. Buổi học đầu tiên bắt đầu lúc 13h30 thứ 6 ngày 23/11. Để tìm hiểu thêm thông tin bạn có thể liên lạc theo một trong ba địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. (Click chuột vào đường link hoặc click vào chữ Liên hệ ở phía trên, bên cạnh chữ Trang chủ).  Đăng ký trước với cô Huệ qua số điện thoại 04.35595887 từ 11h - 12h, hoặc 17h - 19h hàng ngày.
Ban Chủ Nhiệm CLB DSNL

Bộ ảnh Lễ Tưởng niệm (do chồng cô Quyên chụp)

Chị Nguyễn Thị Hiền (lớp ST4) 
với bài thơ "Lửa Tam Muội" do chị sáng tác 
Vợ chồng bác Lộc (lớp ST5 TDH) - bác Quyên (lớp SCN TDH)
 trong vũ điệu Cha-Cha-Cha
Bạn Thanh Hà (lớp SCN TDH) chuẩn bị 
biểu diễn bài "Lúng liếng" - quan họ Bắc Ninh
Tốp ca nam CLB DSNL với bài hát "Đồng đội"
Đồng ca CLB DSNL với bài "Tôi yêu" 
đã khép lại chương trình văn nghệ
October 26, 2012

MỜI XEM BỘ ẢNH TẠI ĐÂY

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

ĐỊA CHỈ THỨ HAI CỦA CLB DSNL*

Võ Thị Hương 
Lớp sáng thứ 5 TDH 
         Thấm thoắt đã gần 8 tháng, căn nhà nhỏ của tôi trở thành địa chỉ thứ hai của CLB, đón nhận tới 70 người ở mọi lứa tuổi về đây luyện tập Thiền Thu Lửa Tam Muội. 
         Sau khi hoàn toàn hiểu rõ về lợi ích của thiền, với suy nghĩ đơn giản nếu tổ chức một lớp để mọi người cùng tập sẽ có khí thế, lại động viên nhau nâng cao sức khỏe, nâng cao tâm tính thì tốt biết mấy, thế là tôi nảy ra ý nghĩ dành một phòng riêng tại nhà mình làm nơi tập cho mọi người. 
         Tôi mạnh dạn trình bày mong muốn của mình với bác Nghĩa. Được bác đồng ý, tôi vui mừng về bàn với gia đình. Nhờ lực gia trì của Đức Thầy Tổ, cả gia đình tôi đều đồng thuận. Thế là sân phơi của gia đình trở thành phòng thiền ấm áp tình thân, tràn ngập niềm vui như người một nhà. 
         Lúc ấy lớp tôi chỉ có hơn 10 người. Chúng tôi cùng nhau góp tiền mua ghế, đệm, quạt…để phục vụ cho việc tập luyện được thuận lợi. Rồi lớp đông dần tới 30 người tập vào sáng thứ Năm hàng tuần. Sau này nhờ kết quả luyện tập của các bác trong lớp có sự thay đổi rõ rệt mà nhà tôi được đón thêm 40 người nữa vào Chủ nhật hàng tuần. 
         Ở đây chúng tôi được bác Nghĩa giới thiệu về nguồn gốc của pháp môn, sự hình thành của CLB, cũng như được giảng giải về lợi ích của thiền, chúng tôi còn được bác Nghĩa hướng dẫn tận tình từng bài tập, rồi được nghe buổi nói chuyện về chủ đề: “Được và Mất”, “Làm sao để nâng cao tâm tính” của Thầy Chủ nhiệm CLB. Nhờ những lời giảng của Thầy, chúng tôi hiểu rõ hơn về Thiền, hiểu sâu hơn về luật nhân quả. Mỗi người chúng tôi đều cảm nhận đã tìm ra con đường đi của chính mình. 
         Ngoài những buổi tập, chúng tôi còn mời được các bác trong CLB như bà Thoa, cô Bình, chị Hồng Thu, anh Tiến Quyết, đến nói chuyện, chia sẻ…. Những tấm gương luyện tập kiên trì đã đẩy lùi được bệnh tật càng cho chúng tôi thêm niềm tin, thêm sức mạnh và động lực mạnh mẽ để chúng tôi chăm chỉ luyện tập. 
         Mặc dù vậy, các thành viên trong lớp vẫn chưa tới lớp đều đặn, đôi khi có bài giảng mới mà một số bác nghỉ nên chưa nắm được. Rồi có bác nghỉ khi nghĩ mình năng lượng thấp nên không tự tin học các bài Giảng huấn, các bài cảm xạ tâm linh. Lúc ấy tôi mạnh dạn trao đổi với bác Nghĩa (là người trực tiếp hướng dẫn chúng tôi) để tháo gỡ khúc mắc và các bác ấy đã tự tin trở lại lớp. 
         Để mọi người ngày càng gắn kết với nhau như hiện nay chúng tôi đã tổ chức những buổi chia sẻ về kinh nghiệm, về những “Được”, những “Mất” của mỗi người trong lớp. Hầu hết các bác đều thấy được lợi ích khi đến với Thiền Thu Lửa Tam Muội vì hiểu rằng pháp môn này giúp mình tu luyện cả Thân lẫn Tâm. 
         Phần lớn mọi người trước khi tham gia tập thiền đều mang nhiều bệnh trong người. Ai cũng chân thành chia sẻ: “Chỉ cần bỏ một chút thời gian mỗi ngày mà mất đi được bệnh tật. Có được niềm vui, sự thanh thản trong tâm hồn, sống vị tha hơn, chan hòa hơn, và biết thông cảm với mọi người hơn.” 
         Trong lớp có chú Lộc cố chịu đựng một đàn kiến đốt mà không chịu bỏ dở buổi thiền, để rồi bệnh tật được đẩy lùi. Tuy nhiên có người bệnh giảm nhiều, người giảm ít nhưng tinh thần của mọi người đều được cải thiện rõ rệt, da dẻ hồng hào, mịn màng hơn, không mắc các bệnh dị ứng thời tiết nữa…Đặc biệt là bệnh huyết áp được cải thiện nhiều. 
         Nhờ thiền, chú Lộc bớt bệnh rối loạn thần kinh thực vật, theo chú Lộc bệnh này y học hiện đại cũng chưa có phương pháp chữa hiệu quả, cô Luyến đã điềm tính hơn từ khi tập thiền, chị Việt cảm nhận bài “Rũ Sạch Bụi Trần” tốt và thấy nóng hai lòng bàn tay. Chị Hằng tâm sự nhờ bài Thiền “Rũ Sạch Bụi Trần” mà hết nghiền café, bớt đau đầu nhiều. Tuy vậy, vấn đề chưa tĩnh tâm khi ngồi Thiền vẫn tồn tại, hầu hết mọi người còn tạp niệm nhiều. 
         Sau khi chia sẻ dù mỗi người vẫn còn vấn đề riêng của mình nhưng ai cũng quyết tâm gắn bó với Thiền Thu Lửa Tam Muội suốt đời. 
         Nhờ buổi chia sẻ chân thành của các bác trong lớp, tôi càng hiểu thêm thêm về sự nỗ lực, quyết tâm đẩy lùi bệnh tật và kinh nghiệm tập luyện của mỗi bác. Tôi thấy mình đã đúng khi quyết định tổ chức lớp Thiền tại nhà. 
         Từ khi được đón tiếp mọi người đến Thiền, tôi thấy mình học được nhiều kinh nghiệm và cảm nhận cuộc sống có ý nghĩa hơn. Gia đình tôi được đón nhận tình cảm của bao người. Sự có mặt của các bác đã giúp tôi thêm động lực luyện tập. Tôi thấy sự cố gắng, nỗ lực của mình và gia đình mình đã được đền đáp: sức khỏe của chúng tôi được cải thiện, các con tôi ngoan hơn và niềm vui đến với gia đình tôi nhiều hơn. 
         Đúng như bác Nghĩa nói, gia đình nào có nhiều người đến Thiền, năng lượng sẽ ngày càng nhiều, giúp mọi người cảm thấy khỏe hơn,vui vẻ hơn, gặp nhiều may mắn hơn. Tôi cảm nhận điều này rất rõ. 
         Riêng lớp Chủ nhật khai giảng sau, (cũng tập tại nhà tôi) mọi người tập trong thời gian ngắn mà năng lượng lên rất nhanh. Thầy Chủ nhiệm giải thích với chúng tôi là họ được hưởng trường năng lượng sẵn có của lớp trước. Thật là một điều kì diệu. 
         Con xin cảm ơn Thầy chủ nhiệm CLB, người đã dành bao thời gian tâm huyết nghiên cứu, để rồi không giữ lại cho riêng mình mà đem những kinh nghiệm ấy giúp mọi người, mong muốn ai cũng thấy dễ hiểu, luyện tập có kết quả cao và mau chóng đẩy lùi bệnh tật. Tấm lòng ấy của Thầy thật giống với biển hồ Galile trong câu chuyện “Hai Biển Hồ”. 
         Xin chúc cho CLB ngày càng phát triển, sẽ có thêm nhiều địa chỉ khác nữa để ngày càng có nhiều người có cơ hội được biết và đến với pháp môn này. 
         Chúng con xin tạ ơn Đức Thầy Tổ đã cho chúng con thừa hưởng một phương pháp tu luyện vô cùng quý giá: tu luyện “Chân - Thiện - Nhẫn” cùng một lúc.
---------
* Bài chia sẻ tại Lễ Tưởng niệm năm 2012