Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2010

Nghĩ về CÁI SỰ THIỀN

Tôi xin có vài ý về " Cái Sự Thiền" mà ta hay nghe nói.
1. Trên Thiền viên Yên Tử do Thầy Thích Thanh Từ thành lập là nơi đứng đầu trường pháo Thiền Trúc Lâm. Khi Thiền, không có đọc kinh phật, mà chỉ quán tưởng về hiện tại. Quan niệm cõi Phật ở ngay trong Tâm mỗi người, Phật ở trong Tâm. Tâm trong sạch, gạt bỏ được 5 cái tham lam, thì hạnh phúc sẽ tới, không phải đợi đến khi chết mới về cõi niết bạn với Phật A Di Đà. Thầy Thích Nhất Hạnh ở Paris cũng dạy như vậy. Thiền trong từng hơi thở, trong từng bước đi, trong khi ăn, uống, để suy nghĩ quay về hiện tại , nghĩ sâu sắc về từng việc làm của hiện tại, không bị tương lại lôi cuốn ( vì tương lại thì chưa tới), không bị quá khứ dầy vò ( vì quá khứ thì đã qua)...Sống như vậy sẽ thấy quanh ta là hạnh phúc, là cõi cực lạc không phải tìm đâu xa.
2. Thiền Tông trong Đạo Phật, khác với Tịnh Độ Tông. Tịnh Độ Tông yêu cầu đọc kinh Phật khi thiền, nhằm hướng tâm mình theo giáo lý nhà Phật mà tu tập.
3. Sự thiền nói ở trên trong đạo Phật, khác với cách Thiền trong Yoga( quán hơi thở), thiền trong khí công( quán luồng khí chạy trong cơ thể tới từng bộ phận),
4. Nhiều cách thiền khác nhau, nhưng có 1 điểm chung duy nhất: Tập trung ý nghĩ vào 1 việc duy nhất, gạt bỏ mọi tạp niệm. Vì thế , nhiều cách gọi tên khác nhau của "Sự Thiền" chỉ là vì tập trung suy nghĩ của mình vào những việc khác nhau .
5. Nhưng cũng có 1 sự thiền khác với những điều nói trên: đó là sự thiền đạt tới trạng thái đầu óc trống rỗng, không hề có bất cứ luồng suy nghĩ gì, còn gọi là trạng thái đầu óc "Chân Không", hay "Tâm Không Vô Thức".
Ông Nguyễn Đình Phư, chủ nhiệm CBE, cho rằng nếu đạt được trạng thái này, thì cơ thể con người sẽ nhận được năng lương vũ trụ ở mức cao nhất.
6. Thiền Lửa Tam Muội có đặc điểm gì ?
-Giai đoạn đầu học viên quán tưởng năng lượng vào các luân xa...
Rồi NL vào lục phủ ngũ tang, vào "Cửu Khiếu" ( 9 cái lỗ cơ thể). Tiếp theo là quán tưởng dòng năng lượng chạy theo mạch nhâm lên đầu ( Âm Thăng), rồi theo mạch đốc xuống chân ( Dương giáng). Cái sự thiền này giống như thiền trong khí công ( "lấy ý dẫn khí").
- Giai đoạn tiếp theo Thiền Lửa Tam Muội do thầy Hùng hướng dẫn cũng yêu cầu học viên " Tâm Không Vô Thức", cảm nhận cơ thể mình trong xuốt như pha lê, xung quanh mình bao trùm bởi lửa Tam Muội, mình như đang ngồi trong 1 lò lửa tam muội...
Trong bài thiền " Thiên Địa Nhân hợp nhất" , thì giai đoạn này, học viên quán tưởng dòng thiên khi từ các vì tinh tú đang chẩy vào cơ thể quan luân xa ở đỉnh đầu ( LX7), dòng địa khí đang vào cơ thể qua luân xa 1, hai dòng khí hoà nhập với cơ thể thành 1 khối thống nhất. Cơ thể mình với vũ trụ hoà quyện thành 1 khối thống nhất...Cảm nhậ thây cơ thể như bay bổng trong không gian vũ trụ mênh mông...Những cảnh giới đẹp đẽ của thiên nhiên, của vũ trụ hiện lên trong tâm trí...
Tóm lại:
1. Thiền kiểu gì cũng là để rèn tâm trí mình không bị rối loạn những suy nghĩ về tương lại, về quá khứ...mà nên biết, nên thấy những hạnh phúc của hiện tại. Hiện tại chứa đựng đầy đủ những điều tốt đẹp thiên nhiên đã ban tặng cho con người: không khí trong lành, ánh sáng rực rỡ, cây cỏ hoa lá tươi đẹp, chim muông ríu rít ca hát, những " Ngọc Thực" nuối sống ta hàng ngày...
Sống như vậy là cách rèn luyện Cái TÂM trong sáng, lành mạnh.
2. Có cái tâm tốt, còn cần có " Cái Thân" khoẻ mạnh, không bệnh tật. Bởi vậy, tu luyện Thiền tốt rồi, chớ quên " Luyện Thân" cho tốt.

Một tâm hồn trong sáng, trong một cơ thể khoẻ mạnh mới là sự kỳ diệu của Hạnh Phúc.
LÂM PHÚC 15.4.2010

1 nhận xét:

  1. @ A Tùng: Anh đăng những bài như thế này mọi người sẽ được cung cấp thêm kiến thức về thiền và hiểu thêm về môn thiền của CLB mình.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.