Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Hai, 31 tháng 5, 2010

Bàn về THIỀN CÙNG YOGA

LÂM PHÚC bàn:
THIỀN CÙNG YOGA là một hướng rèn luyện nhằm tới cả 2 mục đích: LUYỆN TÂM + LUYỆN THÂN. Đây hẳn là 1 phương hướng rèn luyện rất hay. Tôi vần thường ngày đi theo hướng này, vì quan niệm rõ ràng: HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC LÀ PHẢI CÓ ĐƯỢC 1 TÂM HỒN TRONG SÁNG TRONG 1 CƠ THỂ KHOẺ MẠNH.


Vấn đề là LUYỆN TÂM NHƯ THẾ NÀO & LUYỆN THÂN NHƯ THẾ NÀO cho phù hợp với mình ? Mỗi một lứa tuổi, mỗi một hoàn cảnh cần có nội dung rèn luyện thích hợp. Điều đó tuỳ thuộc vào cách lựa chọn của bạn. Tôi nghĩ thế.
Không thể yêu cầu người nhiều tuổi luyện YOGA như thanh niên được.


Về LUYỆN TÂM là thực hành thiền. Trong youga cũng có thiền. Trong Đạo Phật cũng có thiền ( Phái THIỀN TÔNG); Thầy Tổ DASIDA NARADA dạy ta thiền Lửa Tam Muội...Ta chọn cách thiền nào ?


Thiền nào cũng tốt đẹp , nhưng theo tôi lựa chọn THIỀN LỬA TAM MUỘI là hay hơn cả, vì:
- cho phép MỞ NHIỀU LUÂN XA VÀ THU NĂNG LƯỢNG VŨ TRỤ VÀO CƠ THỂ QUA CÁC LUÂN XA ĐÃ MỞ để thanh lọc cơ thể, đẩy lùi bệnh tật. Cách thiền này hơn hẳn các cách thiền khác Ở ĐIỂM CHÍNH YẾU NÀY.
Ngày nay, có thầy còn dạy ta không những mở hết các luân xa truyền thống (mạch đốc, mạch nhâm) mà còn KHAI MỞ NHIỀU HUYỆT ĐẠO trong cơ thể để thu năng lượng. Ví dụ các huyệt đạo tương ứng với PHỔI VÀ ĐẠI TRÀNG; THẬN VÀ BÀNG QUANG; GAN VÀ THẬN, TIM VÀ RUỘT NON, LÁ LÁCH VÀ DẠ DẦY...
Bản thân tôi đã thử rồi: khi huyệt đạo được khai mở, thì con lắc cảm xạ báo năng lượng đang xoáy vào cơ thể (quay theo chiều kim đồng hồ). Huyệt chưa khai mở, thì NL không vào theo huyệt đó (con lắc quay ngược kim đồng hồ).
- Thiền Lửa Tam Muội cũng mang đầy đủ ưu điểm khác của Thiền trong Phật giáo ( hiền định), thiền trong khí công (quán tưởng luồng NL chạy trong cơ thể, chạy ra chân, ra tay...) v.v..
Vì lẽ đó, tôi cho răng THIỀN LỬA TAM MUỘI LÀ ƯU VIỆT .


VỀ LUYỆN THÂN: Tôi thấy YOGA dạy ta 1 phép luyện thân tuyệt vời. Bản thân tôi đã từng học phép chữa bệnh bằng TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG của lương y NGUYỄN THAM TÁN.
Cách chữa bệnh này dựa trên nguyên lý: Cột sống là trung tâm thần kinh thứ 2 sau đầu não. Vì thế tác động vào cột sống là có thể chữa được bệnh tật thông qua hệ thống thần kinh dọc cột sống này. Cách chữa bệnh này rất kỳ diệu..
YOGA dạy ta rất nhiều động tác, nhưng tôi thấy đa phần động tác là rèn luyện cái xương sống. Điều này rất phù hợp với quan niệm của trường phái TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG: Xương sống con người vô cùng quan trong trong việc gIữ gin sức khoẻ.


Tôi đã lựa chọn khoảng 12 đông tác rèn luyện cột sống của YOGA và của bài tập SUỐI NGUỒN TƯƠI TRẺ để tập hàng ngày. Ngoài ra không quên đi bộ + một số động tác thể dục thể thao khác.


Tóm lại: thiền cùng yoga là một hướng vừa luyện TÂM, vừa LUYỆN THÂN rất tốt đẹp.
Vấn đề chinh là sự lựa chọn của bạn : Thiền kiều gì và tập Yoga như thế nào cho phù hợp với bạn.
LÂM PHÚC- NGUYỄN SƠN TÙNG 31.5.2010

7 nhận xét:

  1. Cảm ơn anh, bài viết hay quá, đúng là của người đã qua trải nghiệm tập luyện. Với "Lửa tam muội" anh đánh giá,so sánh rất cụ thể,thiết thực.
    Theo sách Đông y thì hầu hết mọi bệnh tật đều do tắc, nghẽn hệ thống kinh mạch gây ra. Việc đả thông kinh mạch, khai mở hệ thống luân xa là hợp lý.
    Xin được hỏi thêm: Việc mở hết nhiều luân xa như "lửa tam muội" liệu cơ thể có dễ bị các loại năng lượng xấu xâm nhập?
    TM

    Trả lờiXóa
  2. @ A Thanh Minh: Khi luân xa được mở, có thể thu năng lượng sạch, thì đồng thời cũng có thể thu năng lượng xấu, vì vậy khi vào những nơi có nhiều nguồn năng lượng xấu, người luyện thiền thường cảm nhận thấy khá rõ rệt. Thầy dạy bài "Quân bình âm dương" để cân bằng các năng lượng âm - dương trong cơ thể, hạn chế thu năng lượng xấu vào cơ thể. Ngoài ra còn có bài thiền "Chống lây nhiễm" để tăng cường hệ thống miễn dịch của cơ thể. Em sẽ xin phép Thầy, nếu Thầy đồng ý, em sẽ dần dần giới thiệu từng bài. Anh đã thử thiền "Bài thiền thu Lửa Tam Muội" chưa? Nếu có gì thắc mắc, hoặc cần trao đổi thêm thì anh cứ hỏi nhớ.

    Trả lờiXóa
  3. Lâm Phúc:
    Cơ thể sống nào cũng có sức đề kháng chống bệnh, chống các ảnh xấu xâm nhập cơ thể. Cứ tưởng tượng xem: nếu không có sức đề kháng, thì chỉ trong thời gian ngắn, cơ thể sống sẽ tan rã bởi hàng tỷ tỷ vi trùng, virus…bị thối rữa ngay.
    Chúng ta chỉ e ngại trong 1 số trường hợp đặc biệt, cơ thể bị mất cân bằng, bị mất sức đề kháng…nên sinh bệnh, sinh khủng hoảng. Những trượng hợp đó là gì ?
    - Một là bị “ Tẩu hoả nhập ma”. Tẩu hoả nhập ma là gì ? Hoả là dương khí. Tẩu là chạy đi. Tẩu hoả là khí dương chạy đi. Ma là âm khí. Nhập ma là âm khí nhập vào cơ thể.
    Trường hợp nào hay bị Tẩu hoả nhập ma ? Khi cơ thể mất cân bằng âm dươr][ujth][ngf thể hiện trong những trường hợp sau: Uống rượu, bị lạnh đột ngột , bị giật mình khi đang thực hiện thiền giai đoạn “ Tâm không vô thức . Vì thế chúng ta cần tránh Thiền trong những trường hợp mà thầy đã dạy: uống bia rượu, ăn no, nơi có gió lạnh….
    Cách thiền Lửa Tam Muội không sợ Tẩu hoả nhập ma như 1 số trường hợp khác, vì như thầy Hùng phân tích: ta thu năng lượng rồi đẩy xuống chân, chứ không đưa lên đầu ( luân xa 7), nên không sợ bị tẩu hoả nhập ma.
    - Bị khí âm xâm nhập khi cơ thể chưa sẵn sàng , vì thế trước khi thiền cần có khởi động cơ thể toàn diện ( dịch cân kinh trợ luân, quân bình âm dương, hoặc những động tác thể dục thông thường, thở nội lực…)
    - Bị luồng gió lùa mà xưa các cụ gọi là Courrant d’air. Ta cần tránh ngồi thiền nơi có gió lùa.
    Loại trừ những trường hợp gây cho cơ thể mất cân bằng tự nhiên, chúng ta hoàn toàn không sợ “ Năng lượng xấu” như bạn gọi xâm nhập cơ thể.
    1.6.2010

    Trả lờiXóa
  4. TMinh:

    -@ LP : Cám ơn anh đã giải thích thầu đáo.
    Như vậy anh có thể thêm một ưu điểm nữa vào phương pháp thiền LTM là AN TOÀN nhờ “ta thu năng lượng rồi đẩy xuống chân, chứ không đưa lên đầu ( luân xa 7), nên không sợ bị tẩu hoả nhập ma”.
    Thiền LTM “cho phép MỞ NHIỀU LUÂN XA VÀ THU NĂNG LƯỢNG VŨ TRỤ VÀO CƠ THỂ QUA CÁC LUÂN XA ĐÃ MỞ để thanh lọc cơ thể, đẩy lùi bệnh tật. Cách thiền này hơn hẳn các cách thiền khác Ở ĐIỂM CHÍNH YẾU NÀY”. Hình như thầy phải mở các LX cho mình trước khi vào tập? Trường hợp không có thầy ( do ở xa) thì giải quyết thế nào?

    -@ HT : Anh vẫn chưa gặp anh Đạt ( bận qúa), chưa có tài liệu vì vậy cũng chưa thử tập được...

    Trả lờiXóa
  5. @ A Thanh Minh: Ơ, em đã đăng cả bài Thiền Thu Lửa Tam Muội.... và post cả link để down đĩa lên rồi mà, anh chỉ việc down về máy tính rồi cứ theo hướng dẫn mà tập. Còn mở luân xa thì anh cứ ngồi thiền theo hướng dẫn các luân xa cũng có thể tự mở, còn nếu muốn mở ngay thì anh có thể gửi ảnh để Thầy phát công mở luân xa từ xa được ạ.

    Trả lờiXóa
  6. Bình thường hít thở không khí ta không có cách nào để chỉ lọc lấy khí sạch cho vào phổi,còn bụi bặm ô nhiễm - khí ‘xấu’- thì tự động được đẩy ra.
    Cấu tạo sinh học của con người là vậy.
    Khả năng ‘tự bảo vệ’ lúc này chỉ hoạt động khi khí ‘xấu’ đã xâm nhập vào phổi ,nó không có khả năng ‘lọc’ đi ‘từ trước’hoặc hóa giải khí ‘xấu’, mà chỉ có thể cho cảnh báo về ‘tình trạng xấu’ để người tự điều chỉnh sự hít thở và có hành động cho phù hợp với hoàn cảnh.
    Quán tưởng để thu ‘năng lượng vũ trụ’ qua ‘LX’ hiển nhiên là một việc khác hẳn.
    Nếu theo cách nhìn của nền khoa học ‘luận lý và thực chứng’ hiện nay về vấn đề này, thì sẽ xuất hiện rất nhiều câu hỏi,và trước hết là :
    - Thực có hay không một ‘năng lượng vũ trụ’ với tư cách là một ‘hiện thực vật lý’?
    - Cơ chế tác động của loại năng lượng này lên con người như thế nào?
    Tới nay các nhà khoa học vẫn chưa có câu trả lời chính thức thì phải? :)
    . Quán tưởng liên quan đến ‘tâm tưởng’, ’tâm linh’ của con người,vì vậy mô tả hoặc lý giải những gì liên quan đến nó chỉ dựa vào ‘mô hình’, ’phương pháp luận ’ của khoa học ‘luận lý và thực chứng’ thì khó đạt được sự ‘minh triết’ và vẫn không tránh được mâu thuẫn.
    Hy vọng sẽ được nghe nhiều ý kiến trao đổi của các thành viên CLB. :)

    Trả lờiXóa
  7. @ A Tuan Linh: Khi nói đến lĩnh vực tâm linh thì anh đừng quá rạch ròi như vậy. Ngày càng có nhiều những vấn đề mà khoa học chưa hoặc là không thể giải thích nổi, nhưng nó vẫn tồn tại, ví dụ như vấn đề đi tìm mộ Liệt sỹ. Nếu anh cứ sa đà vào các thắc mắc như vậy thì không bao giờ anh có thể hành thiền được. Ngay trong môn em theo học cũng có rất niều cái nếu mình cứ mang KHKT ra thì chẳng thể nào hiểu và tin được, nhưng thực tế tận mắt nhìn thấy, tận tay sờ thấy, tận tai nghe thấy, không tin không được. Em nghĩ là đã dến lúc mình phải nhìn nhận những vấn đề về tâm linh theo triết học Phương Đông, và coi mình như chưa biết một tí gì, cứ học cứ theo cứ nghe rồi dần dần sẽ được giác ngộ. Còn anh cứ thắc mắc thế này thì đến Tết Công Gô chả học được đâu. Lúc nào anh có dịp ra Hà Nội thì bớt chút thời gian qua đàm đạo với Thầy em, anh sẽ giác ngộ ra nhiều điều.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.