Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Bảy, 1 tháng 5, 2010

The Blue Danube - Bản Waltz bất hủ

Không ai sống mà có thể thiếu âm nhạc....tôi không là trường hợp ngoại lệ! Đối với tôi âm nhạc là một 'món ăn" tinh thần của cuộc sống.

Những ai yêu âm nhạc chắc cũng đã từng nghe bản Waltz “The Blue Danube” của Johann Strauss (II). Năm 1867, Johann Strauss sáng tác “The blue Danube” tên đầy đủ của bản nhạc này là “An der schönen blauen Donau”.
Hàng năm cứ mỗi lần đón chào năm mới, hàng trăm triệu khán giả truyền hình trên khắp thế giới đều háo hức chờ đợi dàn nhạc giao hưởng “Wiener Philharmoniker” của Áo trình diễn buổi hoà nhạc truyền thống “New Year Concert” chào mừng năm mới với bản nhạc kết thúc luôn luôn là bản Waltz “The Blue Danube” của Johann Strauss II.
"The Blue Danube" được Johann Strauss II (con) biên soạn và công diễn lần đầu tiên vào 9 tháng 2 năm 1867 trong buổi hoà nhạc của Ban Thánh ca nam thành Viên (Vienna Men's Choral Association). Phần lời ca do Josef Weyl viết dưới cái tên “An der schönen blauen Donau” (On the Beautiful Blue Danube – Trên dòng sông Đa nuýp xanh xinh đẹp).Tuy nhiên lúc này bản nhạc chưa được nhiều người chú ý.
Cũng năm đó, tại hội chợ Quốc tế Pari (World's Fair in Paris). Johann Strauss đã chuyển soạn bài này thành một phiên bản cho dàn nhạc hoà tấu với tên gọi là “Le beau Danube bleu” (Blue Danube Waltz) và đã thành công rực rỡ ngay từ buổi trình diễn đầu tiên. Từ đó về sau bản The Blue Danube soạn cho dàn nhạc hoà tấu, được nhiều dàn nhạc nổi tiếng trên thế giới trình diễn và đã trở thành một trong những tác phẩm âm nhạc được yêu thích nhất. The Blue Danube phần lời nhạc để hát theo do Josef Weyl viết và được chính Johann Strauss II đồng ý cho sử dụng trong Hội Chợ Quốc tế Paris năm 1867. Tuy nhiên sau đó thì phần lời hát đã bị lược bỏ để chỉ còn lại giai điệu, phần lời cũng được biên dịch ra cho nhiều ngôn ngữ khác nhau trên thế giới.

The Blue Danube không chỉ làm cho người nghe mê đắm mà cũng còn là một tác phẩm được ngay cả những nhà soạn nhạc hàng đầu thế giới khâm phục. Nhà soạn nhạc vĩ đại Johannes Brahms cũng đã phải khâm phục khi ghi những trang đầu của sheet nhạc The Blue Danube rằng "Thật đáng tiếc rằng bản nhạc này không phải do Johannes Brahms sáng tác".

The Blue Danube đã đến với tôi từ khi còn chương trình ca nhạc quốc tế của Đài tiếng nói Việt nam, được phát sóng lúc 15h chiều chủ nhật hàng tuần vào những năm đầu của thập kỷ 60, thế kỷ trước. Cho đến bây giờ mỗi lần nghe bản nhạc này vẫn như có được cảm xúc của lần nghe đầu tiên.

Ảnh: Johann Strauss II & bìa của bản "The Blue Danube"
Tổng hợp từ Internet.
Dưới đây là các clips The Blue Danube (trên trang You Tube) được trình diễn theo các phong cách khác nhau.

The Blue Danube/Vienna 2010 - New Year Concert 2010 
Trình diễn do dàn nhạc “Wiener Philharmoniker”


The Blue Danube/André Rieu


André Rieu, and DJ Ötzi/The Blue Danube tại Vienna năm 2006

19 nhận xét:

  1. @ VINHNQ: Cảm ơn anh về bài đăng. Đây cũng là một trong những bản nhạc mà em và nhiều người rất thích. Những giai điệu sống mãi với thời gian và theo ta đi cùng năm tháng.

    Trả lờiXóa
  2. @ VINHNQ: Em không quen nghe bản "The Blue Danube" có lời. Với phần trình diễn của André Rieu, em thấy ấn tượng hơn, nhưng đó là do em đã nghe quá nhiều và quen thuộc với nó. Còn phần trình diễn do dàn nhạc “Wiener Philharmoniker” thoạt đầu không tạo ấn tượng với em, có thể là do quanh cảnh dòng sông đã không giống như những gì mà xưa nay em tưởng tượng. Em đã chỉ thấy một dòng sông bao la, xanh biếc với những cánh chim sải rộng trên mặt nước, với những lớp sóng cuồn cuộn đem lại quanh cảnh nguy nga, hùng vĩ, tráng lệ, lộng lẫy giát ánh bạc, ánh vàng của dòng sông mà không thấy hết được những khúc sông cạn, những đoạn sông ngoằn nghèo. Có lẽ em phải học cách nhìn cuộc sống như chính bản thân nó là thế. Nghe đi nghe lại em mới nhận thấy phần trình diễn dàn nhạc “Wiener Philharmoniker” mới lột tả hết những gì mà Srauss muốn truyền tải, niềm hạnh phúc, sự đau khổ, niềm vui, nỗi buồn, sự mất mát, sự hối hận, tất cả những cung bậc của cuộc sống. Cảm ơn anh đã cho em nghe lại bản nhạc này. :)

    Trả lờiXóa
  3. Trong 3 video clips trình diễn, đương nhiên phần trình diễn của “Wiener Philharmoniker” là chuẩn (ý kiến cá nhân) nó mang tính truyền thống, trang trọng,...gần như là "công thức" chuẩn khi trình diễn "The Blue Danube".
    Còn 2 clip sau đều do André Rieu Rieu cùng "Johann Strauss Orchestra" và DJ Ötzi trình diễn với phong cách phóng khoáng, khoáng đạt và ngẫu hứng, hòa quyện cùng khán giả, không theo một công thức nào, không có khoảng cách giữa người biểu diễn với người xem. Đấy chính là ý tưởng của André Rieu muốn đưa nhạc cổ điển đến được với tất cả mọi người. Nếu đã xem nhiều Album biểu diễn của André Rieu sẽ thấy nghe "nhạc cổ điển" thật dễ dàng.

    Trả lờiXóa
  4. @Thu:
    PS: Xem thêm về André Rieu...và a cũng tự nhận mình là "Fan" của André Rieu

    Trả lờiXóa
  5. @ VinhNQ: Em xem qua UTTROI rồi a. :)

    Trả lờiXóa
  6. @Hồng Thu:
    Một bản nhạc hay, khi nghe không cứ phải bó buộc hiểu đúng ý đồ chuyển tải của tác giả điều quan trọng là bản nhạc đó tạo được nhiều cảm xúc cho người nghe. Cũng như Thu đã từng "chỉ thấy một dòng sông bao la, xanh biếc với những cánh chim sải rộng trên mặt nước, với những lớp sóng cuồn cuộn đem lại quanh cảnh nguy nga, hùng vĩ, tráng lệ, lộng lẫy giát ánh bạc, ánh vàng của dòng sông mà không thấy hết được những khúc sông cạn, những đoạn sông ngoằn nghèo..."khi nghe "The Blue Danube". Đó chính là những hình ảnh do cảm xúc tạo nên...và "Có lẽ em phải học cách nhìn cuộc sống như chính bản thân nó là thế". Cuộc sống vẫn là vậy mà. :-)
    Theo nhận thức của chủ quan: Cái hay của âm nhạc là khi nghe cùng một bản nhạc trong những hoàn cảnh khác nhau có thể nó sẽ tạo cho ta những cảm xúc khác nhau. Khi buồn, nghe nhạc mà làm cho ta khóc được thì có nghĩa nó đã làm cho ta vơi bớt đi nỗi buồn, ngược lại khi vui có thể nó làm cho ta cảm thấy cuộc sống có ý nghĩa hơn.... không bị gò bó vào nội dung hay ý đồ sáng tác của tác giả.
    Âm nhạc làm cho con người thấy cuộc sống có ý nghĩa và lãng mạn hơn. Âm nhạc luôn làm cho con người hướng thiện, tự điều chỉnh bản thân để sống tốt, nó cũng giảm bớt những áp lực của cuộc sống đối với bản thân.

    Trả lờiXóa
  7. @ VinhNQ: Âm nhạc cũng có thể làm mình rơi vào trạng thái bi lụy, trầm cảm, hay quá khích, điên rồ đấy ạ.:P
    Cảm ơn anh đã chia sẻ. Em cũng vẫn cứ cảm thụ âm nhạc theo cách riêng của mình. Chỉ có điều là em hơi buồn khi nhìn thấy dòng sông Danube, và em cũng hiểu rằng thực tế là vậy, chả có gì hoàn hảo, toàn mỹ từ đầu đến đuôi cả. :)

    Trả lờiXóa
  8. Phải đi học lại lớp 1 thôi. "Quang cảnh" thay cho "quanh cảnh", và "ngoằn ngèo" thay cho "ngoằn nghèo". Ôi Tiếng Việt! :(

    Trả lờiXóa
  9. @HT:
    Cái gọi là nhạc "sến" đúng là: "...có thể làm mình rơi vào trạng thái bi lụy, trầm cảm.." và cái thể loại goi là Rock Heavy Metal (điển hình là ban nhạc Metallica) cũng dễ đưa con người ta vào trạng thái rất hung hăng"...hay quá khích, điên rồ".
    Với cá nhân thì những thứ đó lại không được coi là âm nhạc mặc dù thực tế người ta vẫn gọi là những "dòng nhạc" này nọ.
    "8" chuyện chút cho vui!

    Trả lờiXóa
  10. @ VinhNQ: Không, em không nói đến những thứ đó đâu. Một bản nhạc hay nhưng có quá nhiều kí ức buồn gắn với nó, nếu mình không kiểm soát nổi bản thân, nghe đi nghe lại vào những lúc "không nên nghe" thì rất có thể gây hậu quả xấu đấy ạ. :P
    @ Tôi: Ối giời ơi, vẫn sai "ngoằn ngoèo" chứ không phải "ngoằn ngèo". Thất vọng về tiếng Việt của mình quá. :(

    Trả lờiXóa
  11. Bài này nghe hay tuyệt :x
    Đọc comment ở trên em thấy em là một người chuyên nghe nhạc bi lụy, nhưng chính cái thể loại nhạc đấy lại là một trong số ít những niềm vui mà em tìm thấy :D. Thậm chí ví dụ như khi nghe bài Áo anh sứt chỉ đường tà nhạc của Phạm Duy phổ thơ bài Màu tím hoa sim của Hữu Loan em đã rất nhiều lần chảy nước mắt :D, nhưng nó đối với em thực sự hay :D.

    Trả lờiXóa
  12. Ờ, thì mỗi người một sở thích. Chị cũng có lúc nghe nhạc này nhạc kia, nhưng cái chính là phải biết tự điều chỉnh mình. Nếu em cứ nghe các bản nhạc " bi lụy" vào những lúc " bi lụy" thì em đang tự hại mình đấy. :)

    Trả lờiXóa
  13. Bản nhạc DANUYP XANH của Straus tôi đã được nghe và yêu nó từ khi còn nhỏ, thậm chí bố tôi còn hát lời Việt. Tôi nghe nhạc dường như hòa tan vào nó, tôi gần như không phải là mình nữa, thậm chí không thể nói hoặc bình luận, luận bàn như mọi người được. Chỉ biết tan ra, tan ra và muốn khiêu vũ theo bản nhạc đó. Tôi có một ước muốn lạ, là khi nghe bản nhạc nào hay là muốn khiêu vũ, chỉ có thế mới thưởng thức được hết cái hay của nó. Không cần ai hết, chỉ "nhảy" một mình thôi cũng được.

    Trả lờiXóa
  14. Được bố hát cho nghe, còn hạnh phúc gì bằng.

    Trả lờiXóa
  15. @VNQ: Thế bọn trẻ nhà anh không có được cái hạnh phúc ấy à? :P

    Trả lờiXóa
  16. @HT:
    Con gái anh nó cũng có cái may mắn đó.

    Trả lờiXóa
  17. @VNQ: Thế thì anh quả là ông bố tuyệt vời. :P

    Trả lờiXóa
  18. @HT:
    Chết! chết!
    Chữ "tuyệt vời" này a ko dám nhận đâu. Con gái anh may mắn vì có ông bố không đến nỗi tệ với âm nhạc và có cái tai biết nghe nhạc thôi. Nếu trước kia may mắn có điều kiện học nhạc một cách bài bản, biết đâu cũng có thể lại đi vào "con đường âm nhạc".
    Anh còn nhớ một kỷ niệm hồi còn ở trường Trỗi. Hè lớp 6 (hè năm 1969) bọn anh từ trường Trỗi về nghỉ hè ở HN. Trong khi bạn bè được nghỉ chơi thoải mái thì anh và một số bạn Trỗi (cả nam lẫn nữ) hàng ngày phải đến 58 Quán sứ (Đài tiếng nói VN) luyện giọng để thu thanh mấy bài hát (dưới sự hướng dẫn của nhạc sĩ Văn Dung). Sau đó ĐTNVN cũng thu hoàn thành một chương trình ca nhạc của học sinh Trỗi. Hết hè, lại tập trung lên trường và cho đến bây giờ cũng chẳng có cơ hội nghe lại tiếng hát của mình trên làn sóng ĐTNVN.

    Trả lờiXóa
  19. @NQV: Tiếc nhỉ. Hai Trỗi nhà em cũng thích hát lắm, còn em chả thuộc bài nào đến đầu đến đũa cả. Thế nên toàn được nghe thôi.P)

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.