Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Chủ Nhật, 23 tháng 5, 2010

Thiền cùng Yoga là gì ?

Xã hội ngày càng phát triển, cuộc sống ngày càng trở nên tiện nghi hơn, thì hầu như mỗi chúng ta càng ngày càng phải chịu nhiều áp lực hơn để sẵn sàng đương đầu với thử thách lớn hơn trong mọi lĩnh vực của cuộc sống luôn đầy biến động. Trở nên thành đạt hơn, đạt được những điều hằng ước ao mong mỏi do dầy công nhọc nhằn phấn đấu, nhưng giờ đây ta lại cảm thấy như không còn hào hứng hay đủ nhiệt tình để tận hưởng những gì đang có hoặc cảm thấy bất toại nguyện vì lại bị cuốn theo những ước vọng mới lớn hơn. Và cứ thế, cuộc sống như ngày càng nhiều điều bất an hơn và dường như chúng ta ngày càng ít khoảnh khắc để sống thực sự thảnh thơi cho chính bản thân mình.

Thiền và yoga là liệu pháp hữu hiệu để cân bằng giữa cuộc sống vật chất và tinh thần, giải quyết những vấn nạn, những căn bệnh chung của thời đại. Thiền và yoga vốn xuất phát từ Phương Đông như các phương pháp tập luyện để đưa con người tiến tới giác ngộ giải thoát hay hoà đồng với vũ trụ, nhưng ngày nay đã phổ biến khắp trong tất cả các lĩnh vực của cuôc sống như một môn thể thao để rèn trí não và thân thể. Ngoài việc để tăng cường sinh lực , có được cuộc sống quân bình, giữa đời sống vật chất và tinh thần, tại các nước phát triển thiền và yoga đang được áp dụng một cách rộng rãi như một liệu pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu suất lao động trí óc trong mọi giới, từ chính khách, đến nghệ sĩ, doanh nhân, công chức...

Thiền là gì? Thiền là tỉnh thức để nhận biết tất cả nhưng không bị dích mắc vào sự yêu ghét và thản nhiên trước mọi mọi việc. Sống thiền là buông bỏ mọi ràng buộc, mọi định kiến, thói quen, khuynh hướng, các bám luyến gò bó tâm khiến con người cảm thấy khổ và qua đó ta trở nên thực sự minh mẫn và được sống tự do thoải mái trong sự hoà đồng với tự nhiên.
Thiền thực chất là đơn giản hơn mọi người thường nghĩ. Hầu hết chúng ta đều đã ít nhiều trải qua khoảnh khắc của thiền. Đó là những khi chúng ta một cách vô thức hoàn toàn tập trung cao độ vào một việc gì đó và lắng nghe được hơi thở của mình, hay dường như nín thở. Khi đó, vô hình chung chúng ta đã giải phóng trí não khỏi toàn bộ những ý nghĩ lộn xộn vốn thường xuyên xâm chiếm tâm trí. Ngày nay chúng ta tiêu hao năng lượng chủ yếu do việc suy nghĩ, do tư duy và tâm trí nhiều lúc bị tràn ngập những tạp niệm bởi tâm trí như con ngựa bất kham chạy theo ngoại cảnh không theo sự kiểm soát của lý trí. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi căng thẳng, khiến trong lòng bất an và ở mức độ trầm trọng hơn là dẫn đến những chứng bệnh có nguyên nhân sâu xa do yếu tố thần kinh, như bệnh trầm cảm, bệnh dạ dày, bệnh tim mạch...Thiền là kỹ thuật để chúng ta luyện và làm chủ cả thân và tâm.

Trong Phật giáo, chữ Thiền được dùng để chỉ định hai cách thực tập. Đó là 'Thiền định' (samatha), và 'Thiền Minh Sát' (Vipassana). Thiền định (Samatha) là cách tập trung tư tưởng vào một sự vật và không để bị chi phối bởi gì khác. Ta chọn một đề mục như hơi thở chẳng hạn, và chú tâm theo dõi hơi thở ra vào. Đây là cách tập thích hợp cho người mới tập thiền. Thiền Vipassana (Minh Sát) hoặc 'Thiền quán” là kỹ thuật thiền khoa học và độc đáo của Phật giáo nguyên thủy. Trong thiền Vipassana bạn chỉ cần sống trọn vẹn với giây phút thực tại, bạn không cần phải chọn đề mục đặc biệt để tập chú tâm, hoặc phải hòa nhập với chúng.Với phương pháp này, bạn chỉ cần chú tâm, tỉnh thức để quan sát mọi hiện tượng mà không kèm theo một định kiến chủ quan về nó cũng như không chủ động tác ý lên sự vật đang quan sát để hiểu đúng bản chất như nó là. Thiền Vipassana là một trạng thái tỉnh thức, nhận biết rất rõ ràng bất cứ ý niệm, tình cảm hay cảm giác nào từ tất cả các giác quan đang khởi lên mà không có phản ứng gì.

Yoga là gì? Yoga là phương pháp đặt thể xác và hô hấp vào trong các tư thế, trạng thái đặc biệt (asana) dưới sự kiểm soát khắt khe của ý thức, nhằm tìm lại sự quân bình với toàn thể. Điểm tương đồng giữa thiền Vipassana và yoga phật giáo Tây tạng là khi bạn tập yoga, bạn học tỉnh thức, chú tâm rõ ràng đến cơ thể, bạn học làm cơ thể thoải mái, bạn học thân ái và tốt với cơ thể, bạn học dùng những bài thực tập Yoga để cảm thấy giây phút hiện tại. Ðây là vài khía cạnh Yoga tương quan với thiền.

Thiền cùng yoga là gì?

Thật không phải là việc dễ dàng đối với đa số khi bắt đầu thử ngồi tĩnh tại, nhắm mắt để tập hành thiền bởi tâm trí còn ngổn ngang và thân thể đang mỏi mệt . Kết hợp thiền cùng yoga sẽ giúp bạn khắc phục điều này
Thiền xuất phát từ luyện tâm trong tĩnh lặng (âm). Còn yoga bắt đầu từ rèn thân và thiên về động (dương). Thiền cùng yoga là phương pháp kết hợp thiền Vipasana trong các tư thế đơn giản nhất của yoga để giúp chúng ta đạt trạng thái cân bằng một cách dễ dàng nhất. Đây là sự kết hợp hài hoà giữa âm và dương, cương và nhu, động và tĩnh, trong và ngoài. Thiền cùng Yoga là liệu pháp hữu hiệu có tác dụng nhanh chóng và hiệu quả lâu dài nhằm giúp con người chuyển hoá tích cực cả thân và tâm, đưa chúng ta về trạng thái quân bình sảng khoái, minh mẫn và hợp với lẽ tự nhiên của trời đất. Thực tập Thiền cùng Yoga là cách đầu tư dễ dàng và hiệu quả để bạn khai thác và phát triển một tối ưu và bền vững mọi tiềm năng sẵn có trong chính con người bạn nhằm cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Phần lớn những phán đoán của chúng ta trong cuộc sống là không chuẩn xác do dựa trên những định kiến hoặc cảm xúc chủ quan dẫn đến hiểu sai bản chất thật của sự vật và hiện tượng. Do đó dễ dẫn đến những quyết định sai lầm, khủng hoảng, thất vọng và bệnh tật. Kiên trì thực hành thiền, chúng ta sẽ trải nghiệm và hiểu bản chất cuộc sống là: bất như ý (khổ), không có gì thường hằng không thay đổi (vô thường) và không có gì bất biến tồn tại một cách độc lập (vô ngã). Khi đã cảm nhận được tam tướng: khổ, vô thường, và vô ngã trong mọi sự vật thì chúng ta sẽ không còn phiền não hay dính mắc vì bất cứ việc gì, cuộc sống sẽ trở nên niềm an lạc vô biên. Khi đó chúng ta mới không còn bị vô minh để thực sự nhìn nhận mọi sự việc trong cuộc sống đúng như chúng là và đó mới chính là hiểu biết và trí tuệ.
Nguồn: thiencungyoga.edu.vn

5 nhận xét:

  1. Có rất nhiều pháp môn thiền khác nhau. Mỗi phương pháp thiền lại có những phương pháp luyện tập khác nhau.Khác với yoga, thiền Lửa Tam Muội là thiền chữa bệnh, phương pháp thiền ngoài tĩnh trong động. Đây là một phương pháp phòng và chữa bệnh không dùng thuốc. Kiên trì theo đuổi phương pháp này, ta có được một cơ thể khỏe mạnh, một tâm trí minh mẫn, một cái nhìn thư thái, lạc quan. Ở Câu lạc bộ có một số người tập yoga khá lâu, khi sang học môn thiền này vẫn thấy rất thích thú và tác dụng chữa bệnh của nó rất rõ rệt.

    Trả lờiXóa
  2. Tôi đồng ý với Thu, Thiền cũng động đấy chứ có phải tĩnh hoàn toàn đâu
    Thiền và Yuga đều làm cho ta đơn giản xuy nghĩ, loại bỏ những hỗn tạp đời thường...để cơ thể cân bằng Âm Dương trở lại, khai thông mọi bế tắc, điều chỉnh mọi khiếm khuyết và đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.
    Tập Yuga buộc người tập phải gạt bỏ mọi thứ (mọi xuy nghĩ)để tập trung vào những động tác. Như vậy thực ra ở khía cạnh nào đó nó cũng giống thiền

    Trả lờiXóa
  3. Tôi chỉ thấy thiền và Yoga giống nhau ở điểm cùng duy trì sức khỏe và chữa được bệnh. Để theo đuổi cả 2 đều phải cần kiên trì và lòng tin.

    Trả lờiXóa
  4. LÂM PHÚC bàn:
    THIỀN CÙNG YOUGA là một hướng rèn luyện nhằm tới cả 2 mục đích: LUYỆN TÂM + LUYỆN THÂN.Đây hẳn là 1 phương hướng rèn luyện rất hay. Tôi vần thường ngày đi theo hướng này, vì quan niệm rõ ràng: HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC LÀ PHẢI CÓ ĐƯỢC 1 TÂM HỒN TRONG SÁNG TRONG 1 CƠ THỂ KHOẺ MẠNH.

    Vấn đề là LUYỆN TÂM NHƯ THẾ NÀO & LUYỆN THÂN NHƯ THẾ NÀO cho phù hợp với mình ? Mỗi một lứa tuổi, mỗi một hoàn cảnh cần có nội dung rèn luyện thích hợp. Điều đó tuỳ thuộc vào cách lựa chọn của bạn. Tôi nghĩ thế.
    Không thể yêu cầu người nhiều tuổi luyện YOUGA như thanh niên được.

    Về LUYỆN TÂM là thực hành thiền. Trong youga cũng có thiền. Trong Đạo Phật cũng có thiền ( Phái THIỀN TÔNG); Thầy tổ DASIDA NARADA dạy ta thiềm lửa tam muội...Ta chọn cách thiền nào ?

    Thiền nào cũng tốt đẹp. Nhưng theo tôi lựa chọn THIỀN LỬA TAM MUỘI là hay hơn cả, vì:
    - cho phép MỞ NHIỀU LUÂN XA VÀ THU NĂNG LƯỢNG VŨ TRỤ VÀO CƠ THỂ QUA CÁC LUÂN XA ĐÃ MỞ để thanh lọc cơ thể, đẩy lùi bệnh tật. Cách thiền này hơn hẳn các cách thiền khác Ở ĐIỂM CHÍNH YẾU NÀY.
    Ngày nay, có thầy còn dạy ta không những mở hết các luân xa truyền thống ( mạch đóc, mạch nhâm) mà còn KHAI MỞ NHIỀU HUYỆT ĐẠO trong cơ thể để thu năng lượng. Ví dụ các huyệt đạo tương ứng với PHỔI VÀ ĐẠI TRÀNG; THẬN VÀ BÀNG QUANG; GAN VÀ THẬN, TIM VÀ RUỘT NON, LÁ LÁCH VÀ DẠ DẦY...
    Bản thân tôi đã thử rồi: khi huyệt đạo được khai mở, thì con lắc cảm xạ báo năng lượng đang xoáy vào cơ thể ( quay trong kim đồng hồ). Huyệt chưa khai mở, thì NL không vào theo huyệt đó (con lắc quay ngược kim đồng hồ).
    - Thiền lửa tam muội cũng mang đầy đủ ưu điểm khác của Thiền trong Phật giáo ( thiền định), thiền trong khí công (quán tưởng luồng NL chạy trong cơ thể, chạy ra chân, ra tay...) v.v..
    Vì lẽ đó, tôi cho răng THIỀN LỬA TAM MUỘI LÀ ƯU VIỆT .

    VỀ LUYỆN THÂN: Tôi thấy YOUGA dạy ta 1 phép luyện thân tuyệt vời. Bản thân tôi đã từng học phép chữa bệnh bằng TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG của lương y NGUYỄN THAM TÁN.
    Cách chữa bệnh này dựa trên nguyên lý: Cột sống là trung tâm thần kinh thứ 2 sau đầu não. Vì thế tác động vào cột sống là có thể chữa được bệnh tật thông qua hệ thống thần kinh dọc cột sống này. Cách chữa bệnh này rất kỳ diệu..
    YOUGA dạy ta rất nhiều động tác, nhưng tôi thấy đa phần động tác là rèn luyện cái xương sống. Điều này rất phù hợp với quan niệm của trường phái TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG: Xương sống con người vô cùng quan trong trong việc gIữ gin sức khoẻ.

    Tôi đã lựa chọn khoảng 12 đông tác rèn luyện cột sống của YOUGA và của bài tập SUỐI NGUỒN TƯƠI TRẺ để tập hàng ngày. Ngoài ra không quên đi bộ + một số động tác thể dục thể thao khác.

    Tóm lại: thiền cùng youga là một hướng vừa luyện TÂM, vừa LUYỆN THÂN rất tốt đẹp.
    Vấn đề chinh là sự lựa chọn của bạn : Thiền kiều gì và tập YOUga như thế nào cho phù hợp với bạn.

    LÂM PHÚC- NGUYỄN SƠN TÙNG 31.5.2010

    Trả lờiXóa
  5. LÂM PHÚC bàn:
    THIỀN CÙNG YOUGA là một hướng rèn luyện nhằm tới cả 2 mục đích: LUYỆN TÂM + LUYỆN THÂN.Đây hẳn là 1 phương hướng rèn luyện rất hay. Tôi vần thường ngày đi theo hướng này, vì quan niệm rõ ràng: HẠNH PHÚC ĐÍCH THỰC LÀ PHẢI CÓ ĐƯỢC 1 TÂM HỒN TRONG SÁNG TRONG 1 CƠ THỂ KHOẺ MẠNH.

    Vấn đề là LUYỆN TÂM NHƯ THẾ NÀO & LUYỆN THÂN NHƯ THẾ NÀO cho phù hợp với mình ? Mỗi một lứa tuổi, mỗi một hoàn cảnh cần có nội dung rèn luyện thích hợp. Điều đó tuỳ thuộc vào cách lựa chọn của bạn. Tôi nghĩ thế.
    Không thể yêu cầu người nhiều tuổi luyện YOUGA như thanh niên được.

    Về LUYỆN TÂM là thực hành thiền. Trong youga cũng có thiền. Trong Đạo Phật cũng có thiền ( Phái THIỀN TÔNG); Thầy tổ DASIDA NARADA dạy ta thiềm lửa tam muội...Ta chọn cách thiền nào ?

    Thiền nào cũng tốt đẹp. Nhưng theo tôi lựa chọn THIỀN LỬA TAM MUỘI là hay hơn cả, vì:
    - cho phép MỞ NHIỀU LUÂN XA VÀ THU NĂNG LƯỢNG VŨ TRỤ VÀO CƠ THỂ QUA CÁC LUÂN XA ĐÃ MỞ để thanh lọc cơ thể, đẩy lùi bệnh tật. Cách thiền này hơn hẳn các cách thiền khác Ở ĐIỂM CHÍNH YẾU NÀY.
    Ngày nay, có thầy còn dạy ta không những mở hết các luân xa truyền thống ( mạch đóc, mạch nhâm) mà còn KHAI MỞ NHIỀU HUYỆT ĐẠO trong cơ thể để thu năng lượng. Ví dụ các huyệt đạo tương ứng với PHỔI VÀ ĐẠI TRÀNG; THẬN VÀ BÀNG QUANG; GAN VÀ THẬN, TIM VÀ RUỘT NON, LÁ LÁCH VÀ DẠ DẦY...
    Bản thân tôi đã thử rồi: khi huyệt đạo được khai mở, thì con lắc cảm xạ báo năng lượng đang xoáy vào cơ thể ( quay trong kim đồng hồ). Huyệt chưa khai mở, thì NL không vào theo huyệt đó (con lắc quay ngược kim đồng hồ).
    - Thiền lửa tam muội cũng mang đầy đủ ưu điểm khác của Thiền trong Phật giáo ( thiền định), thiền trong khí công (quán tưởng luồng NL chạy trong cơ thể, chạy ra chân, ra tay...) v.v..
    Vì lẽ đó, tôi cho răng THIỀN LỬA TAM MUỘI LÀ ƯU VIỆT .

    VỀ LUYỆN THÂN: Tôi thấy YOUGA dạy ta 1 phép luyện thân tuyệt vời. Bản thân tôi đã từng học phép chữa bệnh bằng TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG của lương y NGUYỄN THAM TÁN.
    Cách chữa bệnh này dựa trên nguyên lý: Cột sống là trung tâm thần kinh thứ 2 sau đầu não. Vì thế tác động vào cột sống là có thể chữa được bệnh tật thông qua hệ thống thần kinh dọc cột sống này. Cách chữa bệnh này rất kỳ diệu..
    YOUGA dạy ta rất nhiều động tác, nhưng tôi thấy đa phần động tác là rèn luyện cái xương sống. Điều này rất phù hợp với quan niệm của trường phái TÁC ĐỘNG CỘT SỐNG: Xương sống con người vô cùng quan trong trong việc gIữ gin sức khoẻ.

    Tôi đã lựa chọn khoảng 12 đông tác rèn luyện cột sống của YOUGA và của bài tập SUỐI NGUỒN TƯƠI TRẺ để tập hàng ngày. Ngoài ra không quên đi bộ + một số động tác thể dục thể thao khác.

    Tóm lại: thiền cùng youga là một hướng vừa luyện TÂM, vừa LUYỆN THÂN rất tốt đẹp.
    Vấn đề chinh là sự lựa chọn của bạn : Thiền kiều gì và tập YOUga như thế nào cho phù hợp với bạn.

    LÂM PHÚC- NGUYỄN SƠN TÙNG 31.5.2010

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.