Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Tư, 13 tháng 4, 2011

Đôi điều tâm sự

 Dã ngoại cùng bạn đồng môn 12/2011
Tôi là Nguyễn Văn Quyền, 62 tuổi, học viên lớp thiền ở Nam Đồng thuộc CLB DSNL. Tôi đến với Thiền Thu Lửa Tam Muội từ tháng 5 năm 2010, trong một lần đi theo "bà xã" thiền dã ngoại tại Côn Sơn.
Vợ tôi là Trần Thị Khuy bị viêm đa khớp dạng thấp đã nhiều năm, bệnh tình khá nặng. Từ nhiều năm trước đây tôi đã phải đưa vợ đi chạy chữa ở nhiều nơi nhưng không đỡ. Khi vợ tham gia học thiền để chữa bệnh, mặc dù chưa hiểu gì về thiền nhưng tôi cũng ủng hộ và tạo điều kiện cho vợ học tập. Tuy vậy trong thâm tâm tôi cũng không hy vọng nhiều vào biện pháp này và nghĩ rằng dù sao đây cũng là một nơi cho "bà ấy" có nơi giao lưu, giải tỏa tâm lý, vui vẻ hơn cũng là tốt lắm rồi!


Tôi nghỉ hưu từ năm 2003, vì điều kiện gia đình như vậy nên tôi cũng không đi làm thêm và ở nhà làm "ô sin" phục vụ gia đình. Năm 2005 sau một lần đột nhiên bị đau ở ngón chân cái, đi khám ở Quân y viện 108 mới biết mình bị Gút (gout) và mỡ trong máu khá cao. Tôi nghĩ đây chắc là bệnh khá phổ biến của những người bước sang tuổi được "lên lão" và yên tâm điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Tuy vậy bệnh của tôi vẫn không ổn định: a xít và mỡ trong máu lúc tăng, lúc giảm thất thường. Tôi đã tìm đến một số biện pháp đông y nhưng cũng không có kết quả. Mỗi khi bệnh tình tăng lên là hiện tượng đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi lại hoành hành.
 Dã ngoại Côn Sơn tháng 5/2010
Đúng lúc đó thì tôi gặp được Thầy Chủ nhiệm CLB tại Côn Sơn. Sau khi được Thầy vui vẻ, tận tình giới thiệu về Pháp môn Thiền Thu Lửa Tam Muội, tôi ngỏ ý muốn cùng tham gia và được Thầy chấp nhận. Gần một tuần tập luyện ở Côn Sơn, được Thầy và các bác cùng học tận tình chỉ bảo, tôi nhận thấy một không khí luyện tập chăm chỉ, nghiêm túc, một tình cảm thân mật, chân tình. Trong lòng tôi đã có một hy vọng: Phương pháp tập luyện này sẽ đem lại cho con người một sự cân bằng âm dương trong cơ thể và từ đó sẽ giải quyết được sự rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng của mình. Vì là người mới nhập môn nên tôi gặp không ít bỡ ngỡ: từ khái niệm về Luân xa, đến vị trí của chúng, đến chiều quay và cách thu năng lượng; từ những khái niệm về kinh dịch và ứng dụng vào chữa bệnh, đến cách khám, chữa bệnh và cách sử dụng con lắc, v.v...tôi thấy cứ rối tung lên. Nhưng được Thầy tận tình chỉ bảo, sau một tuần miệt mài luyện tập, tôi cũng quen dần. Cuối tuần Thầy kiểm tra năng lượng, tôi cũng đạt 4 vô cực! Mặc dù không hiểu gì về điều này nhưng sau khi được nghe Thầy giải thích: "Có nhiều người luyện cả tháng mới đạt được như vậy!", tôi cũng thấy bất ngờ và phấn khởi. Từ đấy tôi chuyên cần luyện tập, lên lớp học đều đặn, thường xuyên đi dã ngoại cùng CLB và hy vọng bệnh tình sẽ thuyên giảm nhanh chóng như các bác trong CLB.
 Bài tập sử dụng con lắc
Nhưng càng nghiên cứu sâu vào pháp môn này, tôi càng thấy những hiểu biết của mình chưa được bao nhiêu, sự luyện tập của mình còn chưa đáp ứng được mong muốn giải trừ bệnh tật. Sau gần một năm luyện tập, mặc dù tôi cảm thấy cơ thể có chuyển biến: thể trạng khá hơn, những bệnh thông thường như ho, sốt, viêm họng, đau đầu, chóng mặt khi trái gió, trở trời v.v..giảm hẳn. Mỗi lần mắc lại những bệnh trên, tôi kiên quyết không dùng thuốc và tích cực thiền để điều chỉnh bệnh tật. Tôi tin rằng bệnh về rối loạn chuyển hóa của mình đã được đẩy lùi) vì những hiện tượng của bệnh trước đây không thấy biểu hiện nữa!). Nhưng sau khi đi khám lại ở viện QY 108 tôi mới biết rằng bệnh tình chưa thuyên giảm! Cầm kết quả khám nghiệm trên tay, tôi không khỏi có những suy nghĩ mung lung...
Và sau khi bình tĩnh trở lại tôi nhận ra rằng: đây mới chỉ là bước đầu của cả quá trình tu luyện lâu dài. Đã là sự TU LUYỆN thì đòi hỏi mỗi người cần phải có một nỗ lực to lớn và sự kiên trì nhẫn nại cao độ. Tôi nhớ lại lời Thầy giảng về "cây bệnh" và biện pháp tiêu diệt nó và tôi nghĩ rằng: cần phải có một biện pháp tích cực hơn, tổng hợp hơn, phải dùng cả "cưa, rìu" kết hợp với "thuổng" và quyết tâm thật cao mới có thể "đào tận gốc, trốc tận rễ" được nó.
Mọi người vẫn nói: "Thời gian là vàng ngọc". Tôi thấy điều đó rất đúng! Mặc dù đối với những người đã nghỉ hưu như chúng tôi thường có suy nghĩ mình đang là tỉ phú thời gian. Nhưng thời gian ấy mà không được sử dụng hợp lý và đúng mục đích thì cũng thật uổng phí. Khi đã chọn một con đường để đi tiếp đoạn đường còn lại của cuộc đời mình, khi đã chọn cho mình một pháp môn để tu luyện thì mình cũng hiểu rằng con đường ấy còn rất dài và lắm chông gai. Biết đâu bệnh tật của tôi hiện nay cũng là một thứ "chông gai" trên con đường tu luyện ấy. Chỉ có điều mình phải hiểu rằng có đi là có đến! Có thể với người này đến nhanh, người kia đến chậm; người này đến sớm, người kia đến muộn; người này dễ dàng, người kia khó khăn hơn. Mỗi người có một căn cơ và giác ngộ khác nhau mà. Hơn nữa, so với những bậc cao tăng, đạo sĩ trước kia hay những bác đã từng tu luyện trong CLB hiện nay thì những thử thách của mình còn quá nhỏ.
Tôi nghĩ rằng: cần kiên trì luyện tập với một niềm tin tưởng vững vàng, không nôn nóng: nay một chút, mai một chút, với sự quyết tâm cao, một phương pháp đúng đắn là: tu luyện cả Tâm lẫn Thân theo bản chất: Chân - Thiện - Nhẫn của Pháp môn Thiền Thu Lửa Tam Muội đã dạy thì rồi Điều kỳ diệu sẽ đến!
Ngày 10/4/2011
Học viên
Nguyễn Văn Quyền
Lời góp: Anh Quyền và chị Khuy là một trong những cặp vợ chồng luyện tập chăm chỉ và kiên trì ở CLB. Trước đây ban biên tập đã đăng bài chia sẻ của chị Khuy. Mời xem TẠI ĐÂY.

3 nhận xét:

  1. Các bệnh có trong người anh nó đã ủ bệnh từ vài chục năm nay rồi. những sai sót gây ra bệnh không chỉ do khách quan mà còn do cả chủ quan nũa. đến nay mới ngộ ra đấy. Hãy đừng hy vọng một sớm một chiều các bệnh đều chuyển biến.Một vài năm mới chuyển biến cũng là bình thường. Tôi đi tập cả nửa năm trời mà bệnh tiểu đường huyết áp cứ tăng, như thể thách thức mình. Phải tập hàng năm mới bước đầu tạm ổn định. Tôi chưa tin là ổn định vững chắc . Anh Quyền ơi hãy quên nó đi, cũng đừng qus cứng nhắc vào một phương pháp chữa trị nào. Tôi thì vẫn dùng biện pháp tổng hơp: Thiền + thể dục + yuga + chế đọ ăn nghỉ, sinh hoạt + dùng thuốc nếu cần...với một tinh thần hãy cố gắng , có niềm tin..không nóng vội, không lo lắng, không quá phấn khích...có công mài sắt có ngày nên kim. Chúc anh chị thành công trong cuộc chiến một mất một còn này. Bên anh chị còn có chúng tôi, cả CLB nũa cơ mà.

    Trả lờiXóa
  2. Việc anh Quyền làm "ôsin", đưa vợ đi khắp nơi chữa bệnh đã rất đáng nể rồi!Chị Khuy thật hạnh phúc có bờ vai chắc chắn để tựa vào.
    Với tinh thần của Đạo Phật"tín ,nguyện , hành " .Trong bài chia sẻ của anh cũng xác định quyết tâm " có đi là có đến ".
    Bước đầu anh đã thu được những kết qủa trong luyện tập :xử lý được những bệnh vặt.Tuy nhiên kết qủa còn chưa được như mong đợi.Nhưng như anh Nghĩa nói "cuộc chiến một mất một còn" thì đâu có dễ dàng trong một thời gian ngắn mà giải quyết được.Mong rằng anh Quyền sẽ thu được kết quả tốt trong luyện tập và là nguồn cổ vũ mạnh mẽ hơn để chị Khuy chiến đấu đẩy lùi bệnh tật .Chúc anh chị hạnh phúc !

    Trả lờiXóa
  3. Đúng đấy chị Hiền à .Anh Quyền là một người chồng đáng để cho chúng ta khâm phục .Anh cứ âm thầm bên cạnh chị Khuy giúp đỡ, chăm sóc không một tiếng kêu ca phàn nàn .Em tin rằng anh chị sẽ chiến thắng bệnh tật trong một ngày không xa

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.