Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Sáu, 8 tháng 4, 2011

Hội thoại ngắn

"Mẹ ơi, số chứng minh thư của mẹ là bao nhiêu?"
"Con hỏi để làm gì?"
"Con làm bài tập Tiếng Việt."
Nhòm vào sách Tiếng Việt lớp 4 của con Em và mẹ đi chơi ở tỉnh khác, em hãy giúp mẹ điền vào tờ kê khai tạm trú, kèm theo là một bản kê khai tạm trú hoàn chỉnh, có lẽ mình cũng chưa phải kê khai bao giờ vì đi đến đâu thì gia chủ người ta đã làm việc đó rồi. 
Tò mò lật thêm vài trang. Em hãy giúp mẹ điền vào thư chuyển tiền để gửi tiền về quê biếu ông bà, rồi nữa Hãy điền vào phiếu chuyển tiền, rồi giúp ông bà điền vào phiếu đặt mua báo dài hạn, bên dưới lại có cả xác nhận của thủ trưởng đơn vị đặt mua, v.v.v...
Ơ, ngày xưa mình chả được học những thứ này. Chương trình cải cách có khác. Chu đáo quá! Thế này các cháu có bố mẹ, ông bà mù chữ hoặc khiếm thị hay khuyết tật thì không còn phải lo nữa rồi. :) 

4 nhận xét:

  1. Nói về tính thực dụng, những bài học kiểu này có thể giúp cho các cháu làm quen với cơ chế quản lý yếu kém hiện tại, nhưng rõ ràng chẳng giúp gì cho việc phát triển kiến thức. Mặt khác, điều này không khác gì cầm thìa xúc cơm cho bé thay vì khuyến khích chúng tự làm việc đó.
    Các bậc bố mẹ ngày nay cũng quá quan tâm đến con cái mình theo kiểu chiều chuộng quá mức, cho nên việc giáo viên ra những bài tập như vậy, thậm chí làm sẵn sách giải bài tập Văn Toán v.v để các cháu đỡ tốn công tư duy!!! là cũng nhằm vào kiểu cách đó.
    Rất có thể nay mai, có ai đó ra bài tập cho các cháu "Em sẽ ứng xử thế nào khi giao tiếp quốc tế trong tư cách một Thủ tướng" Khi đó ta sẽ thấy đáng mừng hơn chăng?

    Trả lờiXóa
  2. @ A QT: Em thì chẳng thấy thế. Em chỉ thấy buồn cười khi đưa những kiến thúc đó vào cho một học sinh lớp 4. Có rất nhiều điều phải học ví dụ như cách ứng xử, những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Chương trình cải cách làm cái cặp và khối lượng bài về nhà càng ngày càng nặng hơn nhưng hình như tính chủ động, sáng tạo của các con không theo tỷ lệ thuận. Cô em bên chồng định cư ở Đức về kêu trời khi nhìn thấy chồng sách giáo khoa của cháu. Ở bên đó trẻ con học ít hơn, hành nhiều hơn và rất chú trọng đến rèn luyện sức khỏe, kỹ năng sống và phát triển khả năng, tính độc lập, tính sáng tạo của mỗi trẻ.

    Trả lờiXóa
  3. Cái buồn cười của HT là chính xác chứ sao?
    Cái cách mà người ta đang làm, như anh đã nói, có ai lại đi cổ vũ cho một phương pháp giáo dục chỉ để cho các cháu đối phó với nền quản lý hành chính yếu kém? Có ai khuyến khích việc cầm thìa bón cơm cho trẻ khi mà chúng hoàn toàn có thể tự làm điều đó? Sự nuông chiều, bao biện làm thay, vạch sẵn con đường (hoặc cách làm gì đó) sẽ dẫn dến một lớp người chỉ biết sống vì mình, ích kỷ và vụng về, đó là một hiểm họa cho xã hội văn minh.
    Giáo dục ở ta rõ ràng là có quá nhiều vấn đề, biết hết cả nhưng sửa đổi không được bao nhiêu, có lẽ sửa đổi sẽ động chạm đến quyền lợi của ai đó. Một ví dụ đơn giản, người ta làm ra sách giáo khoa sao đó để sách năm trước không thể dùng cho năm sau, những kẻ có lợi: người viết sách mới, nhà in, nhà xuất bản, các đơn vị liên hệ (sống bằng hoa hồng phát hành)các quan chức các cấp tất nhiên cũng có phần, nếu không họ sẽ ra quy định được dùng chung là các nơi khác sẽ hết cửa làm ăn.
    Người không có lợi: Các bậc phụ huynh
    Ví dụ nhỏ trong toàn thể các vấn đề khó giải quyết.

    Trả lờiXóa
  4. Vì thế nhiều khi em thấy chả cần thiết bắt các con cứ phải đạt toàn điểm giỏi ở tất cả các môn. Nhiều môn chỉ nặng về học vẹt, kém tính sáng tạo.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.