Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Tư, 14 tháng 4, 2010

THIỀN QUA CÁI NHÌN CỦA ĐÔNG Y


Thử nhìn xuống một hồ nước. Khi mặt hồ yên tĩnh, trong xanh ta dễ dàng nhìn rõ được mọi vật dưới đáy. Trái lại, khi làn nước gợn sóng, hình ảnh sẽ bị phản chiếu lệch lạc. Bộ não con người cũng giống như vậy. Khi tinh thần yên tĩnh, tập trung, tâm trí sẽ sáng suốt. Trái lại, khi có tạp niệm xen vào hoặc lúc lo âu căng thẳng, sự phán đoán sẽ kém chính xác.


Sự căng thẳng sẽ làm mệt bộ não, cơ thể tiêu phí nhiều năng lượng mà việc giải quyết công v
iệc lại kém hiệu quả. Một sinh viên thiếu tập trung sẽ khó tiếp thu bài giảng. Một công nhân đứng máy lơ đểnh sẽ dễ mắc tai nạn lao động. Một nhà nghiên cứu mà tinh thần không ổn định sẽ khó có thể hoàn thành công trình của mình.

Ngoài ra, trong điều kiện phát triển của nền văn minh công nghiệp với tính cạnh tranh cao, con người luôn phải đối mặt với nhiều loại áp lực thì việc phải gánh chịu stress làm giảm sức đề kháng và dễ dẫn đến nhiều bệnh tật là điều đáng lo ngại. Từ những thực tế này nhiều người đã tìm đến với thiền.
Có nhiều phương pháp thiền khác nhau, nhưng tựu trung vẫn là giúp người luyện tập nhằm đưa cơ thể tiến dần vào tình trạng nhập tĩnh khi tâm không còn bất cứ ý niệm nào.

1. Tư thế:

Có thể chọn tư thế ngồi xếp bằng thông thường, ngồi bán già hoặc ngồi kiết già. Lưng thẳng, cằm hơi đưa vào để cột sống được thẳng. Đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên. Hai bàn tay buông lỏng đặt trên hai đùi hoặc đan chéo nhau để trước bụng, miễn sao hai tay cảm thấy thoải mái, dễ giãn mềm cơ bắp là được.


Tư thế kiết già (thế hoa sen), đặc biệt thích hợp cho việc ngồi thiền: Ngồi xếp bằng tự nhiên, dùng hai bàn tay nắm bàn chân phải từ từ gấp chân lại và đặt bàn chân lên đùi trái, gót chân ép sát bụng, lòng bàn chân ngửa lên trời. Kế tiếp dùng hai bàn tay nắm bàn chân trái gấp lại, đặt bàn chân trái lên đùi phải, kéo nhẹ gót chân vào sát bụng, bàn chân ngửa lên trời.


Các đạo sư Yoga cho rằng vị thế khóa nhau của hai chân trong tư thế kiết già sẽ tạo sức ép lên hai luân xa ở dưới cùng của cơ thể, khiến dòng năng lượng có khuynh hướng đi lên để nuôi dưỡng các trung tâm lực dọc theo cột sống và kiểm soát toàn bộ hệ thần kinh. Những thí nghiệm khoa học về Yoga cho thấy chỉ cần ngồi tư thế hoa sen, dù ta không cố gắng tập trung tư tưởng, vẫn có một sự thay đổi ở sóng não từ nhịp Beta khoảng 20 chu kỳ mỗi giây xuống nhịp Alpha khoảng 8 chu kỳ mỗi giây. Nhịp Alpha là tình trạng sóng não của một người đang trầm tĩnh và minh mẫn. Điều nầy có nghĩa là tự thân tư thế kiết già đã có công năng làm êm dịu thần kinh chưa kể đến những cố gắng khác của việc ngồi thiền.


Kết quả trên cũng phù hợp với những lý luận của y học cổ truyền khi biết rằng ở thế kiết già, xương mác ở cẳng chân trái đã tạo một sức ép khá mạnh lên đúng vị trí huyệt Tam âm giao ở chân phải (huyệt Tam âm giao ở chỗ lõm bờ sau xương chày, trên mắt cá chân trong khoảng 6cm). Như vậy, trong suốt thời gian ngồi kiết già, huyệt Tam âm giao sẽ được kích thích liên tục.

Tam âm giao là huyệt giao hội của 3 đường kinh âm: Tỳ, Can và Thận nên tác động kích thích này sẽ có tác dụng "thông khí trệ", "sơ tiết vùng hạ tiêu" và điều chỉnh những rối loạn nếu có ở những kinh và tạng có liên quan, đặc biệt là tác dụng "Dưỡng âm kiện Tỳ" và "Sơ Can ích Thận" mà các thầy thuốc châm cứu đều biết khi tác động vào huyệt này. Những người có dấu hiệu căng thẳng thần kinh, những bệnh nhân "Âm hư hỏa vượng" hay gặp các cơn bốc hỏa về chiều và những phụ nữ đang ở tuổi mãn kinh sẽ dễ dàng cảm nhận được hiệu quả khi ngồi vào thế kiết già.


2. Giảm các kích thích giác quan:

Một trong những yếu tố quan trọng để dễ nhập tĩnh là không bị các kích thích bên ngoài quấy nhiễu. Người xưa gọi là "bế ngũ quan". Trên thực tế, những quan sát qua điện não đồ cho thấy chỉ cần nhắm mắt để loại bỏ thị giác là đã giảm được 50% các kích thích từ bên ngoài. Do đó, nên nhắm mắt lúc ngồi thiền. Khi nhắm mắt chỉ cần khép hờ để bảo đảm không có sự căng cơ ở vùng mặt.

3. Giãn mềm cơ bắp:

Ngày nay, khoa học đã biết rất rõ tác động qua lại giữa 2 yếu tố thần kinh và cơ. Khi thần kinh căng thẳng, trương lực cơ bắp cũng gia tăng. Ngược lại, nếu điều hòa trương lực cơ bắp ở mức thư giãn thì thần kinh cũng sẽ được ổn định. Chúng ta dễ dàng nhận thấy điều này khi quan sát một người đang giận dữ. Khi tức giận, gân cổ nổi lên, cơ bắp căng cứng, bàn tay nắm chặt...; đó là lúc thần kinh quá căng thẳng.

Ngược lại, hãy nhìn một người đang ngồi ngủ gật trên xe. Lúc người này thiếp đi là lúc thần kinh ở mức thư giãn, tâm không còn ghi nhận ý niệm gì cụ thể và cơ bắp cũng giãn mềm nên đầu dễ dàng ngoẹo sang một bên. Vì vậy, trong quá trình hành thiền, việc chủ động giãn mềm cơ bắp sẽ thúc đẩy nhanh quá trình thư giãn, nhập tĩnh.
Trên thực tế, chỉ cần quan tâm giãn mềm cơ mặt và cơ bàn tay là đủ.

Điều này căn cứ vào hai quy luật: Thứ nhất, mặt và hai bàn tay là những vùng phản chiếu có các điểm tương ứng với toàn bộ cơ thể, do đó nếu thư giãn được vùng mặt hay hai bàn tay sẽ thư giãn được toàn thân.
... Thiền chính là sự tập trung tư tưởng vào một điểm hoặc một đề mục duy nhất để dần dần đạt đến tình trạng trống rỗng, không còn vướng mắc vào bất cứ một ý niệm nào.

Để thư giãn thần kinh hoặc để chữa bệnh, chỉ cần duy trì tình trạng tập trung vào điểm hoặc vào đề mục tập trung trong một thời gian nhất định là đủ. Điều quan trọng là nên tập đều đặn hàng ngày, mỗi ngày một hoặc hai lần. Lúc đầu, ngồi khoảng 15 phút mỗi lần, dần dần tăng lên. Sau một thời gian, khi não bộ đã ghi nhận thói quen thiền thì việc ngồi vào tư thế, nhắm mắt, việc đầu lưỡi chạm nhẹ nướu răng trên hoặc ám thị giãn mềm cơ bắp sẽ hình thành nên những phản xạ có điều kiện để đưa người tập vào trạng thái thiền định....


Thỉnh thoảng sẽ có những lúc tâm bị phân tán, các tạp niệm xen vào. Điều này là bình thường. Chỉ cần khi nhớ ra hãy tập trung trở lại. Lâu dần, những tạp niệm bớt đi, thời gian tập trung sẽ dài hơn, hơi thở sẽ đều, chậm và nhẹ hơn, cho đến lúc không còn ý niệm và quên luôn cả hơi thở. Nếu thường xuyên đạt đến tình trạng này, có nghĩa người tập đã tiến được một bước rất dài. Không chỉ là không bệnh tật mà còn là sự tự tin, cảm thông và hoà hợp để dần dần đạt đến điều mà người xưa gọi là thiên nhân hợp nhất.


4. Xả thiền:

Sau khi ngồi thiền, trước khi đứng dậy cần làm một số động tác để cơ thể hết tê mỏi và khí huyết lưu thông bình thường. Từ từ buông thõng hai chân. Dùng hai tay vuốt nhẹ hai bên sóng mũi từ đầu mũi xuống chót cằm, vuốt ấm vành tai. Xoa hai lòng bàn tay vào nhau cho ấm rồi áp vào mắt. Dùng hai bàn tay xoa bóp dọc theo hai chân, từ đùi dài xuống bàn chân. Xoa ấm hai lòng bàn chân.
Việc xả thiền tùy thuộc vào mỗi buổi thiền. Nếu chỉ thiền khoảng 15 phút hoặc khi có công việc cần đứng lên gấp thì chỉ cần co duỗi hai chân và xoay người, hoặc lắc cổ qua lại nhiều lần là đủ.

*Theo Lương Y Võ Hà
*Source : Trang Web Sống Vui Sống Khỏe
http://songvuisongkhoe.blogspot.com

Lời bàn: Qua thực tế luyện tập ở Câu lạc bộ, chúng tôi nhận thấy rằng tư thế ngồi trên ghế, chân để xuống nền nhà, cẳng chân tạo thành góc vuông với đùi, lưng thẳng, cũng có tác dụng chữa bệnh rất tốt.
Thời gian ngồi thiền 15 - 20 phút chỉ có tác dụng làm dịu thần kinh, giảm stress, còn muốn chữa bệnh phải ngồi được tối thiểu là một tiếng. Nhiều bác ở Câu lạc bộ ngồi thiền tới 2 -3 tiếng mỗi ngày và kết quả thực đáng khâm phục.

5 nhận xét:

  1. VÀI SUY NGHĨ VỀ CÁI SỰ THIỀN

    Bài viết này rất hay .
    Tôi xin có vài ý về " Cái Sự Thiền" mà ta hay nghe nói.

    1. Trên Thiền viên Yên Tử do Thầy Thích Thanh Từ thành lập là nơi đứng đầu trường pháo Thiền Trúc Lâm. Khi Thiền, không có đọc kinh phật, mà chỉ quán tưởng về hiện tại. Quan niệm cõi Phật ở ngay trong Tâm mỗi người, Phật ở trong Tâm. Tâm trong sạch, gạt bỏ được 5 cái tham lam, thì hạnh phúc sẽ tới, không phải đợi đến khi chết mới về cõi niết bạn với Phật A Di Đà. Thầy Thích Nhất Hạnh ở Paris cũng dạy như vậy. Thiền trong từng hơi thở, trong từng bước đi, trong khi ăn, uống, để suy nghĩ quay về hiện tại , nghĩ sâu sắc về từng việc làm của hiện tại, không bị tương lại lôi cuốn ( vì tương lại thì chưa tới), không bị quá khứ dầy vò ( vì quá khứ thì đã qua)...Sống như vậy sẽ thấy quanh ta là hạnh phúc, là cõi cực lạc không phải tìm đâu xa.

    2. Thiền Tông trong Đạo Phật, khác với Tịnh Độ Tông. Tịnh độ tông yêu cầu đọc kinh phật khi thiền, nhằm hướng tâm mình theo giáo lý nhà Phật mà tu tập.

    3. Sự thiền nói ở trên trong đạo Phật, khác với cách Thiền trong Youga( quán hơi thở), thiền trong khí công( quán luồng khí chạy trong cơ thể tới từng bộ phận),

    2. Nhiều cách thiền khác nhau, nhưng có 1 điểm chung duy nhất: Tập trung ý nghĩ vào 1 việc duy nhất, gạt bỏ mọi tạp niệm. Vì thế , nhiều cách gọi tên khác nhau của "Sự Thiền" chỉ là vì tập trung suy nghĩ cuar mình vào nhựng việc khác nhau .

    3. Nhưng cũng có 1 sự thiền khác với những điều nói trên: đó là sự thiền đạt tới trạng thái đầu óc trống rỗng, không hề có bất cứ luồng suy nghĩ gì, còn gọi là trạng thái đầu óc "Chân Không", hay "Tâm Không Vô Thức".
    Ông Nguyễn Đình Phư, chủ nhiệm CBE, cho rằng nếu đạt được trạng thái này, thì cơ thể con người sẽ nhận được năng lương vũ trụ ở mức cao nhất.

    4.Thiền Lửa Tam Muội có đặc điểm gì ?
    -Giai đoạn đầu học viên quán tưởng năng lượng vào các luân xa...
    Rồi NL vào lục phủ ngũ tang, vào "Cửu Khiếu" ( 9 cái lỗ cơ thể). Tiếp theo là quán tưởng dòng năng lượng chạy theo mạch nhâm lên đầu ( Âm Thăng), rồi theo mạch đốc xuống chân ( Dương giáng). Cái sự thiền này giống như thiền trong khí công ( "lấy ý dẫn khí").
    - Giai đoạn tiếp theo Thiền Lửa Tam Muội do thầy Hùng hướng dẫn cũng yêu cầu học viên " Tâm Không Vô Thức", cảm nhận cơ thể mình trong xuốt như pha lê, xung quanh mình bao trùm bởi lửa Tam Muội, mình như đang ngồi trong 1 lò lửa tam muội...
    Trong bài thiền " Thiên Địa Nhân hợp nhất" , thì giai đoạn này, học viên quán tưởng dòng thiên khi từ các vì tinh tú đang chẩy vào cơ thể quan luân xa ở đỉnh đầu ( LX7), dòng địa khí đang vào cơ thể qua luân xa 1, hai dòng khí hoà nhập với cơ thể thành 1 khối thống nhất. Cơ thể mình với vũ trụ hoà quyện thành 1 khối thống nhất...Cảm nhậ thây cơ thể như bay bổng trong không gian vũ trụ mênh mông...Những cảnh giới đẹp đẽ của thiên nhiên, của vũ trụ hiện lên trong tâm trí...

    Tóm lại:
    1. Thiền kiểu gì cũng là để rèn tâm trí mình không bị rối loạn những suy nghĩ về tương lại, về quá khứ...mà nên biết, nên thấy những hạnh phúc của hiện tại. Hiện tại chứa đựng đầy đủ những điều tốt đẹp thiên nhiên đã ban tặng cho con người: không khí trong lành, ánh sáng rực rỡ, cây cỏ hoa lá tươi đẹp, chim muông ríu rít ca hát, những " Ngọc Thực" nuối sống ta hàng ngày...
    Sống như vậy là cách rèn luyện Cái TÂM trong sangT, lành mạnh.

    2. Có cái tâm tốt, còn cần có " Cái Thân" khoẻ mạnh, không bệnh tạt. Bởi vậy, tu luyện Thiền tốt rồi, chứ quên " Luyên Thân" cho tốt.
    Một tâm hồn trong sáng, trong một cơ thể khoẻ mạnh mới là sự kỳ diệu của Hạnh Phúc.

    LÂM PHÚC 15.4.2010

    Trả lờiXóa
  2. @ Lâm Phúc: Cảm ơn bác đã ghé qua và để lại nhận xét. Bác rất am hiểu về thiền và dường như hiểu khá rõ về bài thiền lửa Tam Muội. Nếu bác là một thành viên của CLB xin để lại tên thật thay vì bút danh để tiện liên hệ.

    Trả lờiXóa
  3. Chào Hồng Thu.
    Lâm Phúc là tên nhà chùa đặt cho khi tôi qui y Tam Bảo. Tên cha mẹ đặt cho là Nguyễn Sơn Tùng, ở 67 Phó Đức Chính, Hà Nội, địa chỉ liên lạc 04.3 8291 590.
    Xin nói thêm bài đã viết nhé:
    - Cái sự Thiềm lửa Tam Muôi mà ta đang theo học tôi thấy đã thấm nhuần cả Thiền trong Đạo Phật, Thiền trong Youga, Thiền trong khí công...
    - Tôi theo Thiền Lửa Tam Muội chưa được 1 năm, có kinh nghiệm là khi Thiền mà quán tưởng tới Phật tổ, tới Đức Dược Sư, tới Thầy tổ...Cầu nguyện các vị đó GIA TRÌ LỰC VŨ TRỤ để thanh lọc cơ thể, chi THÂN & TÂM thanh khiết, khoẻ mạnh...thì năng lương thu được rất dồi dào, mạnh mẽ.
    Các bạn thử xem làm như vậy có kết quả như tôi thấy không nhé.
    Kiểm tra bằng con lắc cảm xạ mà chúng ta đã học
    Chúc các bạn nhiều thành công.

    Lâm Phúc - Nguyễn Sơn Tùng

    Trả lờiXóa
  4. @ A Tùng: Em vẫn cứ dặn mọi người làm như vậy. Khi mình tin tưởng vào sự hộ vệ của Đức Phật, của Thầy Tổ, bản thân mình có niềm tin thì việc luyện tập nhất định có kết quả.

    Trả lờiXóa
  5. Co thu a! The la co thu thoa long mong uoc. Bay lau nay khong biet ai va gio biet duoc nhan tai cung o cau lac bo nha minh

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.