Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Năm, 1 tháng 4, 2010

NÓI VỀ MỘT PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH KHÔNG DÙNG THUỐC

I. CON NGƯỜI VÀ BỆNH TẬT
Trước hết xin được phép nói đôi điều về con người và bệnh tật. Chúng ta biết quy luật sống của con người là “sinh – lão – bệnh – tử”, song quỹ thời gian sống của con người lại tùy thuộc ở mỗi người. Con người sinh ra đã là bệnh tật, bệnh tật làm cho con người thăng tiến và phát triển. Sự thăng tiến phát triển ấy lại là nguồn gốc bệnh tật. Ta có thể nêu một trong nhiều ví dụ như: khoa học – kỹ thuật ngày nay phát triển như vũ bão nhằm thỏa mãn nhu cầu sống của con người về vật chất và tinh thần; song nó lại làm cho chúng ta bị mất cân bằng sinh thái, môi trường sống của con người ngày càng bị ô nhiễm nặng nề do hóa chất độc hại, chất thải công nghiệp… Khí hậu trái đất ngày một nóng lên. Đây chính lại là nguồn gốc bệnh tật. Để chống lại bệnh tật, con người đã nghiên cứu sản xuất ra các loại vắc xin để phòng bệnh, thuốc chữa bệnh đông – tây y, các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc như xoa bóp, bấm huyệt, diện chẩn, thiền v.v…
Ông Osho, người Ấn Độ, viết một cuốn sách rất hay nói về từ thuốc tới thiền – cách thiền hỗ trợ cho mạnh khỏe thể chất và tâm lý. Ông nói: “Đừng trị bệnh, hãy trị bệnh nhân.” Vì bệnh tật không gì khác ngoài cách sống mà bệnh nhân đang sống.
Theo y học cổ truyền, bệnh tật của con người được quy về 3 nguyên nhân chính.
1. Bệnh do trời (ngoại nhân) tức là do lục khí: Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa.
2. Bệnh do người (nội nhân): Vui mừng quá hại Tâm; Tức giận quá hại Can; Buồn quá hại Phế; Kinh sợ quá hại Thận; Lo nghĩ quá hại Tỳ. Không những thế mà các cơ quan nội tạng trong cơ thể còn có quan hệ biểu, lý chặt chẽ với nhau.
3. Bệnh do đất (bất nội, ngoại nhân): Bệnh do lao động, luyện tập, ăn uống – sinh hoạt, do môi trường sống – trùng thú v.v… Song nguyên nhân bao trùm vẫn là cách sống của con người – không làm chủ được “sinh – lão – bệnh – tử” của mình.
II. PHƯƠNG PHÁP TRỊ BỆNH
Chúng ta biết, muốn trị bệnh trước hết phải tìm được nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh sau đó mới lập phác đồ điều trị. Trong thực tế, y học hiện đại, cùng một phác đồ điều trị cho cùng một căn bệnh ở hai người bệnh khác nhau, nhưng người này khỏi, người kia không khỏi. Người được chữa khỏi là do bệnh ở bên ngoài, còn người không được chữa khỏi lại là bệnh nằm sâu bên trong; cho nên sâu bên dưới bệnh nhân mới là gốc rễ. Chúng ta biết thuốc chặn bệnh trong con người rất bề ngoài. Còn thiền hiểu thấu bệnh tật con người sâu bên trong, vì con người là cả thân thể và linh hồn. cho nên ông Osho cho rằng khoa học về thuốc không trở nên hoàn chỉnh nếu thiếu thiền và ngược lại. Ông cũng cho rằng thân thể và linh hồn là hai đầu của cùng một thực thể. Bệnh có thể bắt đầu từ một trong hai đầu ấy. Ông nêu ra: “Trong thực tế người ta đã chứng minh bất kì điều gì xảy ra trong thân thể, rung động của nó cũng được cảm nhận thấy trong linh hồn.” Đó là lý do cùng một căn bệnh ở hai người, cùng điều trị với một phác đồ nhưng người này thì khỏi mà người kia thì không khỏi. Ông kết luận: “Thiền từ bên trong, thuốc ở bên ngoài có thể làm cho y học trở thành một môn khoa học hoàn chỉnh.” Chính vì vậy mà ở Ấn Độ người ta đã đưa thiền vào trường học và bệnh viện.
Ta có thể nói: Bệnh như một cái cây, thuốc như một con dao sắc chặt cây, song gốc cây này sẽ mọc ra nhiều ngọn khác nhưng nó có tác dụng làm chậm lại sự phát triển của cây bệnh; còn thiền là cái thuổng đào tận gốc rễ cây bệnh. Chính vì thế nhiều bệnh y học hiện đại chỉ giải quyết chung sống hoặc bó tay, nhưng thiền lại có thể giải quyết được.
III. THIỀN LÀ MỘT PHƯƠNG PHÁP PHÒNG BỆNH, TỰ ĐIỀU CHỈNH BỆNH TẬT TRONG CƠ THỂ.
A. Theo định nghĩa của Phật giáo:
Thiền là điều phục tâm. Bởi vì chúng ta sống trong xã hội người thường tâm bị ô nhiễm nặng nề, bao nhiêu ham muốn, buồn vui, tức giận, hận thù, so đo tính toán, tranh giành ẩu đả v.v… và đây cũng chính là tác nhân gây bệnh. Vì vậy, thiền là điều phục tâm, đưa tâm trí con người trở về với nguyên lai, hòa đồng vào “Chân – Thiện – Nhẫn” thức là hòa đồng vào quy luật bản chất của vũ trụ.
B. Theo một định nghĩa khác của khoa học:
Thiền là một phương pháp đưa những hoạt động của cơ vân, cơ trơn đạt đến mức tối đa hay tối thiểu.
* Đạt đến tối đa là mức độ sinh thiền.
* Đạt đến mức độ tối thiểu là mức độ thành thiền.
* Sự hòa hợp giữa cơ vân và cơ trơn là chân thiền.
Thiền được chia làm 3 loại:
1. Thiền động:
- Trong ngoài cùng động, nó kích thích hệ thần kinh của cơ vân, cơ trơn sinh
ra đối kháng. Phương pháp này để chữa bệnh trầm cảm, lãnh cảm, suy nhược thần kinh, huyết áp thấp.
Chống chỉ định: bệnh tim, huyết áp cao, hưng phấn và bệnh cấp tính.
- Trong động ngoài tĩnh: dùng chữa bệnh.
- Trong tĩnh ngoài động: dùng cho vận động viên.
2. Thiền tĩnh: là trong ngoài cùng tĩnh, ngồi yên lặng toàn thân để tiếp nhận dòng điện chữa bệnh của Thượng đế. Đây chính là phương pháp chữa bệnh của Bruno-Groëning người Đức.
3. Thiền bấm ấn: là ngồi thiền tĩnh tâm và bấm ấn các đốt ngón tay theo ngũ hành cùng để chữa bệnh.
* Thiền là một phương pháp thu khí, một loại chất liệu vô hình trong vũ trụ vào cơ thể để điều chỉnh bệnh tật. Khí nói ở đây không liên quan gì đến không khí ta đang thở. Qua tu luyện các chuyển động của chất năng lượng trong cơ thể con người sẽ trở nên hoạt động làm thay đổi trạng thái vật lý của thân thể đạt đến kết quả trị bệnh và kéo dài sự sống khỏe mạnh. Như vậy không khí không có tác dụng trị bệnh. Một người luyện tập mang trong họ một số khả năng - họ phát ra một chuỗi năng lượng cao cấp thể hiện dưới dạng ánh sáng mờ với các hại vi tử rất mịn và đậm đặc. Đấy là công và chỉ khi đó mới có tác dụng chữa bệnh cho mình hoặc cho người.
Có một câu nói: “Phật Quang phổ chiếu, lễ nghĩa toàn minh”. Có nghĩa là: người tu luyện theo chính pháp sẽ mang trong người một năng lượng sinh học to lớn. Bất kỳ nơi nào họ đi qua đều có thể điều chỉnh sự bất thường trở lại bình thường.
Theo Nhà Phật thì có 84.000 pháp môn thiền khác nhau. Có pháp môn quá trình tu luyện chỉ để một luân xa nơi bụng dưới gọi là luân xa công. Vai trò của nó luôn giữ được cung bản chất của vũ trụ, nó là mô hình thu nhỏ của vũ trụ. Người luyện theo luân xa pháp có thể phát triển công lực một cách nhanh chóng. Khi luân xa pháp phát triển nó tồn tại dưới dạng một LINH THỂ. Nó luôn luôn quay tự động 24/24h trong ngày. Người tu luyện luôn được thu hút năng lượng từ vũ trụ bao la vào cơ thể và biến nó thành công lực trong bản thể. Đấy là kết quả PHÁP LUYỆN NGƯỜI TU (Pháp luyện nhân). Vì vậy luân xa rất quý mà trước đây các thầy dạy cho rằng nó không thể mua được bằng bất kỳ số tiền lớn nào. Thầy chỉ truyền dạy cho người nào có tâm tu theo chánh pháp. Luân xa cực kỳ quý giá, bây giờ nó đã được phổ truyền rộng rãi trong công chúng và biến giảm nó cho bớt mạnh mẽ đi nhưng nó vẫn vô cùng quý giá. Đối với người tu luyện khi đã được mở luân xa, họ đã đi được một nửa quãng đường tu luyện, những gì còn lại là họ phải nâng cao tâm tính và có một cấp khá cao đang chờ họ.
Như vậy một vấn đề đặt ra đối với người tu luyện là phải tu luyện tâm tính. Tất cả những người tu luyện luân xa công phải đặt sự tu luyện tâm tính lên hàng đầu và tin chắc rằng tâm tính là chìa khóa để phát triển công lực. Đấy là nguyên lý vàng về tu luyện theo luân xa công. Công lực ở một người không phải chủ yếu là phát triển qua tu luyện mà là phải phát triển qua tu luyện tâm tính. Sự tu luyện tâm tính nói thì dễ hơn là thực hành. Người tu luyện phải buông bỏ rất nhiều, phải nâng cao giác ngộ, phải kiên nhẫn chịu đựng kể cả những đau khổ và phải chấp nhận những gì mà không thể chấp nhận được.
*Lại nói về tâm tính:
Tâm tính nó bao gồm nhiều hơn đức, gồm nhiều khía cạnh khác nhau kể cả đức. Nếu chỉ dùng đức để biểu hiện tâm tính thì chưa đủ mà nó còn bao gồm cách thức giải quyết giữa được và mất.
- Được là đạt được đặc điểm của vũ trụ “chân - thiện - nhẫn”, đạt được sức khỏe, minh mẫn sáng suốt. Đức chỉ là thể hiện sự hài hòa giữa người tu và đặc tính của vũ trụ.
- Mất là sự từ bỏ những ý nghĩ bệnh hoạn, tính tham lam, ganh tỵ, tư lợi, ham muốn, ẩu đả, so đo tính toán… Bỏ được những điểm này là người giác ngộ rồi.
- Sự tu luyện tâm tính cũng phải làm từ từ và tiến lên từng bước một. Phải thành tâm, kiên quyết, kiên nhẫn thì mới đạt được.
Nói tóm lại, mọi cái đều cân bằng đó là chân lý của vũ trụ. Mất một phần thì cũng chỉ được một phần tương ứng.
Qua nghiên cứu nhiều tài liệu viết về thiền cho ta thấy các pháp môn đều đi vào luyện theo đặc tính bản chất của vũ trụ đó là “chân - thiện - nhẫn”. Tuy nhiên quá trình tu luyện có những trường phái lại chú tâm vào một trong 3 bản chất ấy. Trường phái ta nói ở đây là của Đức Thầy Tổ Dasira Narada tu luyện cả “Chân- thiện - nhẫn” cùng lúc để cuối cùng hòa tan vào vũ trụ.
Khi bước vào tập luyện theo pháp môn này được các Thầy hoặc các hướng dẫn viên mở cho nhiều cặp luân xa cùng một lúc nên tính hiệu quả của nó rất nhanh. Có thể nói đây là một trong những pháp môn rèn luyện để phòng bệnh hoặc tự điều chỉnh bệnh tật trong cơ thể mà không cần dùng đến thuốc rất hiệu quả. Khi luyện theo nó chỉ cần người bệnh tĩnh tâm, gạt bỏ mọi suy tư lo nghĩ, buồn bực, chán nản, bệnh tật. Phải tin ở chính mình, vượt lên trên mọi khó khăn thử thách, kể cả thời gian và không gian, điều đó giúp cho nhanh khỏi bệnh. Hay nói một cách khác là phải tu tâm tính thật tốt, kiên nhẫn bền bỉ luyện tập thì điều không thể sẽ trở thành có thể.
Phạm Mạnh Thường

12 nhận xét:

  1. Đạo Phật dạy : TỪ, BI, HỶ XẢ, chứ không phải dạy Chân, Thiện Nhẫn như bài viết này.
    Không nên thêu dệt đạo Phật theo ý mình hiểu,như thế là lỗi đạo !
    L.P

    Trả lờiXóa
  2. @ LP: Hướng tới Chân - Thiện - Nhẫn là điều không thể bỏ qua của người học thiền. Nếu sống không chân thật, không hành thiện, không kiên trì nhẫn nại thì liệu ngồi thiền có đạt kết quả chăng? Xin đừng đi sâu về câu chữ.

    Trả lờiXóa
  3. Bao gom tat ca Từ, Bi, Hỷ, Xả và Chân, Thiện, Nhẫn để con người cố gắng giữ mình trong kho khăn hoạn lạn, co găng sống tốt lên và hoàn thiện minh lên. Ap dung cham ngon dao phat trong cuoc song lay do lam hanh xu han che nhung nhuoc diem cua con nguoi. Chan ly cua cua dao phat rat rộng lớn va ý nghĩa của no thì rất là sâu sắc. Minh đây cũng chỉ là người thường cố gắng học theo đạo phật cư xử sao cho tốt. Cố gắng theo được 3 chữ " Chân, thiện, nhẫn" là cũng thấy khó khăn lắm rồi. Hạn chế mức độ nào hay mức độ ấy: " Con người trưởng thành theo thời gian" Mong quý vị xem xét và suy nghĩ lại

    Trả lờiXóa
  4. Nhờ các bác giải thích thêm ý nghĩa của 'Từ,Bi,Hỷ,Xả'? Rốt cuộc cái này là 'cho ta' hay 'cho người' ạ? Nó có liên quan gì đến 'thiền' không a?
    Xin cám ơn.

    Trả lờiXóa
  5. @ tualinh: Từ, Bi, Hỉ, Xả là bốn đức tính tiềm tàng trong lòng mỗi người - còn được gọi là "tứ vô lượng tâm".
    - Từ là tình thương, lòng nhân ái đối với người khác.
    - Bi là buồn: buồn vì cái buồn của người khác, khổ vì cái khổ của người khác.
    - Hỉ là vui: vui do cái vui của người khác.
    - Xả là tha thứ, từ bỏ: tha thứ những lỗi lầm của người khác; chấp nhận từ bỏ danh vọng, tài sắc, tính mạng của mình nếu thấy cần và có lợi cho người khác.
    Từ bi hỉ xả để có tâm hồn thanh thản - theo như Kinh Phật đã ghi.
    Với định nghĩa như trên thì Từ-Bi-Hỷ-Xả vừa có lợi cho ta, vừa có lợi cho người. Nếu ta sống mà không biết vui với cái vui của người khác, buồn với cái buồn của người khác, sống không có lòng khoan dung nhân ái thì làm sao có thể nói đến thiền định được. Chỉ khi giữ được tâm thanh tịnh ngồi thiền mới có thể đạt được kết quả. Nếu vẫn giữ tâm ganh đua, bon chen, hẹp hòi, đố kị thì thiền không đạt kết quả. Điều này đã được kiểm chứng rất rõ ở Câu lạc bộ.

    Trả lờiXóa
  6. Bác Tualin là Trỗi K3 đã vào thăm CLB đấy.

    Trả lờiXóa
  7. Lời giải thích khúc chiết và hay quá!
    Nhưng vẫn còn muốn hỏi nữa :
    Trong thực tế,'tứ vô lượng tâm' ở người giầu có,đầy đủ có dễ có hơn ở người nghèo khổ không? Ý là : người ta thể dễ động lòng trắc ẩn với người nghèo,thiếu thốn hơn mình hơn là ngược lại người nghèo khó 'trắc ẩn' với người giầu có ,đầy đủ hơn mình?
    Nếu vẫn còn trau dồi 'thương', 'khổ','vui' liệu có vào 'thiền' được không a?

    Trả lờiXóa
  8. @ A Tualinh: Đối với đạo Phật thì không phải như vậy đâu. Ai cũng có những khó khăn riêng của mình. Đôi khi những người giàu có lại có những vấn đề mà họ không thể dùng tiền mà giải quyết được, cái này chắc anh hiểu. Trong những trường hợp như vậy mà người nghèo khó không cảm thấy hả hê, bỏ mặc mà vẫn sẵn sàng chia sẻ, thì họ đã động lòng trắc ẩn. Môn Thiền của CLB giúp định tâm nhiều lắm, qua thiền mọi người học được cách tự điều chỉnh trong cuộc sống, để sống thiện, nghĩ thiện và hành thiện. Anh cứ thử đi rồi khắc biết. :)

    Trả lờiXóa
  9. Chào Hồng Thu,
    HT nói vậy a.nghe có lý.
    Có một tình thế này làm a.bối rối :
    Sáng uống cafe cóc ven đường,người bán vé số dạo,bán báo rong tới mời mua, trong vòng hai chục phút có đến mươi người...Thoạt đầu còn nói ra lời 'tôi không mua đâu',sau thì lắc đầu,cuối cùng là mắt vội ngó lơ sang hướng khác khi chợt thấy một ai đó đang từ từ tiến lại chỗ mình.
    Mà sáng nào cảnh này cũng diễn ra như thế.
    Thực lòng a.cũng thấy thương người ta vì đó là các em bé,bà già...nhìn thật lam lũ,a.cũng muốn mua giúp, nhưng có thể mua hết được không và ngày này qua ngày khác? Thành ra mình trở thành 'bất nhẫn'? Thật là áy náy quá!
    Câu hỏi nhờ em phân giải là : hành 'thiện' ở đây là sao? Và 'thiền' có giúp loại trừ cái 'áy náy' trong tâm mình được không?
    Có thể câu hỏi hơi 'ngô nghê' thì em đừng cười.a.là người 'ngoại đạo' mà.
    'Anh cứ thử đi rồi khắc biết',:(.
    không một 'tấc sắt' trong tay biết thử nỗi gì!

    Trả lờiXóa
  10. @ A Tualinh: Tình huống của anh cũng giống như khi đi chùa. Người ăn xin, ăn mày ở cổng chùa rất nhiều, cho tất cả thì không có điều kiện, vì vậy ai cũng chỉ cho một hai người thôi. Mình hành thiện trong khả năng của mình mà. Còn cụ thể là cho ai thì do chữ "duyên". Có thể mỗi hôm anh giúp một người, vậy là cả tháng anh đã giúp được 30 người. Còn "hành thiện" là sống thiện, nghĩ thiện, nói thiện và làm thiện. Nếu như anh không nghĩ đến việc hại ai, nói những lời nói làm người khác phải đau lòng, sống theo đúng đạo lý làm người, hành động theo lương tâm của con người chân chính thì có nghĩa là anh đang "hành thiện"
    Tới đây, Thầy sẽ cho đăng bài hướng dẫn bài thiền cơ bản, có cả phần MP3 đi kèm, anh có thể down xuống và làm theo hướng dẫn. Nếu anh ở Hà nội thì rất có thể tới đây các anh Trỗi sẽ mở lớp học thiền, anh có thể tham gia. Em mong anh đọc thật kỹ những bài viết, đặc biệt là những bài cảm nghĩ, cảm tưởng.

    Trả lờiXóa
  11. @Hồng Thu :
    :),a.đã thông rồi,nhất là đoạn 'hành thiện',không 'nói những lời nói làm người khác phải đau lòng' là điều thiết thực a.nhận ra là mình có thể cố gắng làm hàng ngày đó.
    A.chỉ mới đọc các bài viết và com, nghe các bài nhạc đăng ở năm 2010. Cảm tưởng là blog hay,bổ ích và rất thú vị.Có một không khí êm ả,nhẹ nhàng, thân thiện,thành tâm chia sẻ và khai mở qua các bài 'lý','cảm', 'thơ', 'nhạc'(khuyết 'họa' nữa là đủ?).
    Và không thể không nói lời cám ơn vì sự chân thành và trình độ cao về nhiều mặt của vị chủ nhân blog,:)).
    Thật tiếc là không thể tham gia lớp học thiền của Trỗi ở HN,vì a.ở SG,xa quá.Có thể a.sẽ thử theo hướng dẫn của Thầy em.
    VinhNQ không biết đã theo tập 'thiền' lâu chưa,nếu có thì chắc sẽ nhanh 'tinh tấn',vì anh ấy tinh tế và có chữ 'duyên'.

    Trả lờiXóa
  12. @ A Tualinh: Em không dám nhận lời cảm ơn của anh vì blog được làm với sự giúp đỡ của rất nhiều người. Hôm trước nhà em vào có mang đĩa thiền bài hướng dẫn, và anh ấy đã chỉ cách thiền cho anh Đạt (K8). Anh ấy thấy hay đã in sang cho một số người rồi đấy ạ. Anh tìm anh Đạt nhé.
    A Vinh mới chuẩn bị đi học thôi ạ. :)

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.