Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2016

Tin CLB DSNL

 Lớp Thiền 5 chụp kỷ niệm cùng Thầy Chủ nhiệm (Ảnh: Nguyễn Minh Quang)
       Lễ Tưởng niệm Đức Thầy Tổ Dasira Narada và Tổng kết hoạt động của CLB DSNL năm 2016 đã thành công tốt đẹp. Gần 300 hội viên - học viên, trong đó có cả bạn bè và người nhà cùng tham dự. 

 "Người ơi người ở đừng về" - tiết mục của anh Khánh và chị Dung (lớp Cơ Bản 2) (Ảnh: Hồng Thu)
      Điểm đặc biệt của buổi lễ năm nay là có 2 chương trình văn nghệ. 1 chương trình văn nghệ giao lưu giữa các lớp vào tối hôm thứ 7 và 1 chương trình văn nghệ chào mừng vào sáng ngày Chủ nhật. Những tiết mục văn nghệ được chuẩn bị chu đáo, nhiều tiết mục đặc sắc và mới lạ. 
 Chị Hồng Nhung (ảnh: Hồng Thu)
         Trong buổi giao lưu, khán giả được nghe 1 bài hát rất hay của nhạc sĩ Đức Trịnh do chị Hồng Nhung (lớp Thiền 1) thể hiện, tiết mục cải lương của Thanh Hải (lớp Cơ Bản 2), giọng ca quan họ của chị Lê Thị Hóa (học viên mới ở lớp Thiền 1), song ca quan họ của anh Khánh - chị Dung (lớp Cơ Bản 1), tốp ca nam nữ của lớp Thiền 4, tiết mục song ca của anh Tài - chị Phương, đơn ca nữ của bác Huyền Trinh (lớp Thiền 3), đơn ca nam của bác Cửu, anh Thắng (lớp Thiền 3), và 2 bài thơ của bác Cải (lớp Thiền 2) và chị Hà (lớp Cơ Bản 2), nhạc công Quang Thế cũng hát tặng khán giả 1 bài. Một buổi tối thật vui.

 Bác Huyền Trinh (lớp Thiền 3) (Ảnh: Nguyễn Minh Quang)
         Ngày Chủ nhật khán giả hết sức xúc động được nghe bác Huyền Trinh, 80 tuổi  (lớp Thiền 3) biểu diễn. Bằng giọng hát ngọt ngào và sâu lắng, bác truyền cảm xúc đến người nghe nỗi nhớ thương da diết của người dân miền Trung hướng tới vị cha già dân tộc. Lớp Thiền 6 với tiết mục múa nón của các nữ học viên, cao niên có, trung niên có, tươi trẻ như thanh niên có. Duyên dáng trong những tà áo dài, với chiếc nón bài thơ, cùng dàn đồng ca phụ họa, tiết mục đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người xem. 

 Tiết mục múa nón của lớp Thiền 6 (Ảnh: Hồng Thu)
         Thật xúc động khi biết 2 học viên cao niên nhất lớp là bác Phong và bác Ngà, cả hai đã 80 tuổi, đều tham gia và bác Phong chính là biên đạo múa, hướng dẫn các bạn đồng môn tập tiết mục. Dù tuổi cao, sức yếu, bác không quản ngại, uốn nắn từng động tác cho chuẩn, cho đẹp. 
 Đỗ Quỳnh Trang (lớp Cơ Bản 2) (Ảnh: Hồng Thu)
         Cháu Đỗ Quỳnh Trang, một trong những học viên trẻ nhất CLB, mới tham gia lớp Cơ Bản 2 được 5 tháng, cũng mạnh dạn đóng góp tiết mục cải lương "Hương sen tình mẹ". Các tiết mục đồng ca của liên lớp Thiền 2 và Cơ Bản 2, lớp Thiền 5, lớp Esperanto, "Giá đồng cô Bé" của lớp Thiền 2, song ca của lớp Thiền 4 và đơn ca nam của anh Khánh (lớp Cơ Bản 1) để lại nhiều ấn tượng cho người xem. Hầu hết các tiết mục có sự chuẩn bị chu đáo và chỉnh tề về trang phục. Nhạc công Quang Thế cũng đóng góp 1 tiết mục cùng 3 diễn viên không chuyên của CLB hát phụ họa. 

 Bác Nguyễn Thị Thủy (Ảnh: Nguyễn Minh Quang)
         Sau Lễ Tưởng niệm do Thầy Chủ nhiệm chủ trì là bản tổng kết hoạt động CLB năm 2016 do bác Trần Văn Lộc, thay mặt Ban Chủ nhiệm báo cáo. Phần chia sẻ năm nay gây không ít bất ngờ với phần phát biểu của các vị khách mời. Bác Nguyễn Thị Thủy, 1 học viên từ xa, chia sẻ trải nghiệm thiền chỉ trong 13 ngày điều chỉnh được chứng rối loạn tiền đình. Bác Trần Văn Lương được Thầy Chủ nhiệm mở luân xa qua ảnh, sau đó được em trai là bác Trần Văn Lộc hướng dẫn cách thiền. Chỉ nhờ tự tập ở nhà ngày 2 lần đến nay bệnh U Limpho ác tính (amidan phải), sau mổ, không xạ trị, đã không còn là nỗi lo lắng. Bác mạnh khỏe, nhanh nhẹn, hồng hào. Bạn Trần Đức Dương (lớp Thiền 4) bị mất ngủ, suy nhược thần kinh nặng, đi đứng khó khăn, đến nay đã khỏe mạnh trở lại. Thế mới thấy pháp môn của Thầy Tổ thật vi diệu!

 Bác Trần Văn Lương (Ảnh: Nguyễn Minh Quang) 
 Trần Đức Dương (lớp Thiền 4) (Ảnh: Nguyễn Minh Quang)
          Bài viết của bác Tống Thị Minh Ngà (lớp Thiền 4) gây không ít xúc động. Phần phỏng vấn trực tiếp chị Trần Thị Hồng (trưởng ban Dã ngoại & phụ trách lớp Thiền 6), chị Nguyễn Hoàng Vân (trưởng ban Văn nghệ & phụ trách lớp Thiền 2), em Nguyễn Tuấn Nam (lớp trưởng lớp Thiền 2 & biên tập viên ban Thông tin - Tuyên truyền CLB DSNL) là nét đổi mới trong năm nay.

 Phần phỏng vấn (Ảnh: Nguyễn Minh Quang)
 Nguyễn Tuấn Nam (lớp Thiến 2) (Ảnh: Nguyễn Minh Quang)
         Sau bài phát biểu của Giám đốc Nhà nghỉ Công đoàn Vũ Mạnh Vương và lời đáp từ của Thầy Chủ nhiệm, buổi lễ kết thúc trong không khí vui vẻ.
         Điều đáng tiếc là do thời gian hạn hẹp và cuối buổi trời quá nắng nên không chụp được ảnh toàn đoàn.  
Hồng Thu              

1 nhận xét:

  1. Một buổi lễ thật là đáng nhớ, rất nhiều điều, nhiều việc muốn dược kể lại nhưng có lẽ không đủ thời gian mất, chỉ có nhớ trong đầu thôi cũng đã chiếm gần hết bộ nhớ rồi. HV kể chuyện "bếp núc" thôi cũng đủ thấy không khí chuẩn bị của toàn học viên của CLB cho buổi lễ chỉ một lần duy nhất trong năm này. Đọc bài viết tổng kết của cô Thu cũng như xem lại các video clip phần biểu diễn, phần chia sẻ, ai cũng vui mừng, hân hoan, nhưng phải để các bác/chị/em diễn viên múa nón kể lại những ngày tập múa của các bác ra làm sao, thì toàn thể hội viên clb mới thấy hết được sự nỗ lực của các bác/chị/em. Diễn viên các độ tuổi này (gọi yêu là các "nón")lo lắng lắm nên tập đi tập lại không biết mệt mỏi. Mình xem còn mệt, nữa là các bác đã 80 tuổi, ôi!. Thông báo 8h30 bắt đầu ghép nhạc thì các "nón" đến từ lúc 7h sáng, thông báo 13h30 chạy sân khấu thì "các nón" đến từ 11h trưa, nhịn cả ăn trưa để tập, nhìn các "nón" nét mặt căng thẳng lo âu, HV luôn miệng "chè tươi, chè tươi" để nhận được những nụ cười mà vưỡn khó... Ôi, lao động nghệ thuật ai bảo đơn giản nào?. Rồi còn những tiết mục khác góp phần trong chương trình cũng rất muôn màu muôn vẻ. Cả nhà có nhận thấy chương trình năm nay có nhiều tiết mục lạ và đẹp không? Các diễn viên "gạo cội" của clb đều rút về sân sau, nhường chỗ cho các diễn viên mới, gương mặt mới. Hình thức tiết mục cũng ưu tiên cho mới và lạ, ưu tiên ca nhạc dân tộc... Ai cũng hỏi HV sao không để chị Nhung hát sáng chủ nhật? Sao anh Tài chị Phương lại hát tối thứ bảy? Sao Vân không hát?... rất nhiều "sao", HV chỉ cười thôi, và nói: tất cả sẽ được biểu diễn mà. Song ca chị Dung anh Tiến thật hay và đẹp. Múa nón thêm phần hay và nặng ký hơn với dàn đồng ca. Nói đến đây HV phải cám ơn các diễn viên mới tập trung này, cám ơn Thạch, chị Vân chỉ một câu thôi: Thạch ơi, tập trung diễn viên đội văn nghệ, hát hộ bài này. Thạch đứng ngay dậy, dáo dác tìm. Thật cảm động với giây ấy. Tình chị em, tình đồng môn ở đó đó, hết lòng vì nhau, vì sự việc chung. Rồi lúc trong tay HV là tờ giới thiệu chương trình, nhiều việc liên quan đến điều động sân khấu, không thể kham nổi thêm nhiệm vụ làm MC nữa, may thay thấy bóng áo vàng em Hương Hằng, dúi ngay vào tay, miệng nói nhanh : "hộ chị", chỉ thế thôi đấy, còn là kệ cho chị em nhà ấy xoay vần, vậy mà cũng xong xuôi. Hú via. Để kể thì nhiều lắm, nhưng mà viết dài lại bị kêu nên thôi, HV rất cảm động, cám ơn các diễn viên trên, trong, và ngoài sân khấu đã góp phần làm cho chương trình thật là sinh động và đáng nhớ. Cám ơn diễn viên nhiều tuổi nhất - bác Chinh, ít tuổi nhất - cháu Trang, cám ơn "Tiến về Hà Nội", Esperanto, anh Khánh, cám ơn dàn đồng ca chưa tập trung đủ diễn viên "Điệp khúc tình yêu", trộm nghĩ nếu đủ diễn viên của cả 2 lớp thì sân khấu chắc sập. Cám ơn Cô Bé - tiết mục múa giá đồng, giúp cho văn hoá dân gian được đến với clb. Chỉ biết nói cám ơn (chưa nói gì đến phần chia sẻ đấy, vì dài quá mất rồi).

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.