Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

Sức mạnh của ý chí

"Tôi nghe nói ngồi thiền tốt lắm nhưng tôi bị đau lưng thế này thì làm sao mà ngồi thiền được."
"Chị còn nhiều điều phải lo, chưa tĩnh tâm được, ngồi thiền toàn nghĩ lung tung. Để thư thả vài năm nữa rồi đi học thiền."
"Chị bận lắm, các cháu đi làm, phải lo cơm nước, dọn dẹp nhà cửa, rồi đưa đón cháu, chưa có thời gian ngồi thiền."
"Cứ ngồi im một chỗ thì mỏi lắm, làm sao ngồi được."
"Đợt này TV đang phát trực tiếp giải thi bóng rổ nữ hay lắm,..."

Khi nói đến ngồi thiền, không ít người hào hứng. Họ đã từng nghe, từng đọc biết tác dụng của thiền, nhất là thiền Dưỡng sinh Năng lượng. Kỳ diệu thật đấy. Ông A, bà B, cô C,... nhờ thiền mà khỏi được bệnh mất ngủ, đau đầu, tiền đình, huyết áp ổn định,... Nhưng khi nói đến việc bắt tay vào luyện thiền thì họ có khá nhiều lý do để trì hoãn, để bỏ cuộc. "Biết là tốt thật đấy, nhưng..."
Trang CLB DSNL xin giới thiệu với bạn đọc câu chuyện về sức mạnh ý chí của một con người. Nếu chúng ta có ý chí vươn lên, quyết tâm vượt khó, vượt khổ, nhất định chúng ta sẽ thành công. Bài đăng trên báo Giáo dục & Thời đại ngày 18/3/2010.

Sức mạnh của ý chí

(GD&TĐ) - Ngôi trường nhỏ trong làng được sưởi ấm bằng lò than kiểu xưa, bụng phình tròn vo. Một cậu bé có nhiệm vụ đến sớm, đốt lò sưởi ấm phòng học trước khi thầy giáo và các bạn vào lớp.


Một sáng nọ, khi mọi người tới trường, họ thấy trường bốc cháy. Họ kéo được cậu ra khỏi đám cháy trong trường hợp "thập tử nhất sinh". Phần dưới cơ thể cậu bé bị phỏng nặng. Cậu được đưa đến 1 bệnh viện gần đó.
Nằm trên giường, cậu bé bị phỏng kinh khiếp nửa tỉnh nửa mê, thoáng nghe bác sĩ nói chuyện với mẹ cậu.
Bác sĩ nói với mẹ cậu rằng cậu sẽ chết - đó là điều tốt nhất - vì đám cháy đã huỷ hoại phần dưới cơ thể của cậu.
Nhưng cậu bé không muốn chết. Cậu quyết phải sống và trước sự kinh ngạc của bác sĩ, cậu đã sống.
Khi mối nguy hiểm tạm qua đi, cậu bé lại nghe bác sĩ nói phần dưới cơ thể cậu bị tổn hại đến mức lẽ ra chết thì hay hơn bởi vì cậu sẽ là kẻ vô dụng sống 1 cuộc đời tàn phế.
Một lần nữa, cậu bé dũng cảm quyết định mình không là người tàn phế. Cậu sẽ đi lại được. Nhưng rủi thay, phần cơ thể từ thắt lưng trở xuống không thể vận động, hai chân tong teo và không có sức sống.
Cuối cùng, cậu bé được về nhà. Hằng ngày, mẹ cậu xoa bóp đôi chân nhỏ, nhưng chúng không có cảm giác, không điều khiển được, không làm gì được, tuy nhiên, niềm tin là mình sẽ đi lại được thì vẫn mạnh mẽ như trước.
Ngoài những lúc nằm trên giường, cậu phải giam mình trên xe lăn. Một buổi sáng trời nắng tốt, mẹ cậu bé đẩy xe lăn ra sân để cậu được hít thở không khí trong lành.
Hôm đó, thay vì ngồi yên, cậu phóng mình ra khỏi xe lăn, lết người ra bãi cỏ, hai chân kéo lê theo sau.
Với cách di chuyển đó, cậu bé đến được hàng rào trắng bao quanh khu nhà. Bằng mọi nỗ lực, cậu đu mình đứng lên dựa hàng rào. Sau đó, từ cọc rào này sang rào khác, cậu lê mình đi dọc theo hàng rào, nhủ thầm mình sẽ đi được. Mỗi ngày cậu tập đi như vậy cho tới khi tạo thành 1 lối đi mòn nhẵn dọc theo hàng rào quanh nhà. Cậu không mong muốn gì hơn là đem lại sức sống cho đôi chân tong teo kia.
Cuối cùng, nhờ bàn tay của Mẹ, nhờ ý chí sắt đá, cậu đã tự đứng dậy, rồi đi cà nhắc từng bước, rồi đi một mình rồi sau đó chạy.
Cậu bắt đầu đi bộ đến trường, rồi bắt đầu chạy tới trường, rồi chạy để tận hưởng niềm vui sướng được chạy.
Sau này, khi vào đại học, cậu đã tham gia vào đội điền kinh của nhà trường.
 Glenn Cunningham
Người thanh niên trẻ, người mà không ai nghĩ rằng có thể sống nổi, không bao giờ bước đi được, không bao giờ chạy được - người thanh niên đầy ý chí đó chính là bác sĩ Glenn Cunningham, người chạy nhanh nhất thế giới trong cự ly một dặm.
Phương Hà (st)

4 nhận xét:

  1. Thật đáng kính phục. Thật hiếm thấy. Càng đọc mới càng thấy thấm thía lời thầy dạy, 75 - 80% của sự chữa khỏi bệnh là thân ta tự chữa bệnh cho ta, đó chính là ý chí và lòng tin và lòng quyết tâm. Không phải ai cũng làm được điều kỳ diệu này.

    Trả lờiXóa
  2. Thật kỳ diệu phải không chị. Em vẫn nghĩ mình sẽ làm được rất nhiều việc kể cả những việc tưởng như không thể làm được nếu mình có ý chí quyết tâm và niềm tin sắt đá. Ngồi thiền lâu mỏi lắm, đau gối kinh khủng nhưng biết rằng bệnh mình sẽ đỡ thì sẽ vượt qua được cơn đau, sẽ vượt qua được cơn buồn ngủ mỗi tối khi phải đấu tranh với sự cám dỗ "hay là nghỉ thiền một hôm", vượt qua được cảm giác muốn nằm ì trong chăn vào những buổi sáng mùa đông giá rét khi nghĩ "ngủ thêm một lát để tối thiền".

    Trả lờiXóa
  3. Thật tuyệt vời. Niềm tin và nghị lực đã giúp người thanh niên, người bác sĩ đó làm lên một việc tưởng chừng như không thể làm được.Cám ơn Thu đã đăng bài tạo niềm tin cho mọi người.

    Trả lờiXóa
  4. Em mong mọi người khi đã đến với CLB, khi đã luyện thiền đừng bỏ cuộc. Đừng vì những khó khăn trước mắt mà nản lòng. Sức khỏe là vốn quý nhất nhưng nó không tự đến và không ai có thể cho ai được. Chỉ có sự kiên trì, bền bỉ rèn luyện mới có được sức khỏe.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.