Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2012

Tác dụng của gạo lứt

Xem trên mạng có bài viết hay, tôi copy lại để mọi người – quan tâm nghiên cứu

Tác dụng của Gạo lức

I/. Khái niệm về gạo lức.
1. Gạo lức là gì?
Gạo lức (Brown rice), là gạo chỉ xay bỏ trấu tức vỏ lứa chứ không bỏ mầm và cám của hạt gạo bên trong. Nói cho rõ hơn, tức là khi xay thóc người ta được trấu + cám + gạo. Nếu xay ở chế độ nhẹ hơn thì có trấu + gạo lức (bao gồm gạo và cám). Nên nôm na, gạo lức gồm: gạo và cám.



2. Tác dụng của gạo lức:
Gạo lức có tác dụng mà không ai có thể phủ nhận. Nhiều người đã bị bệnh nhung khi thực hiện chế độ gạo lức thì ít nhiều cũng khỏi. Vì trong gạo lức, có thêm một số chất, hơn gạo trắng của chúng ta:
- Phytate: có trong xơ, giúp ngăn ngừa ung thư ruột
- Tocotrienol factor TRF: là chất dầu đặc biệt có trong cám ở gạo lứt, có khả năng chống các cholesterol xấu (LDL) và khử trừ những chất hóa học gây ra hiện tượng đông máu
- Thành phần dinh dưỡng hơn gạo trắng (có thêm lớp cám)
Bởi những yếu tố như thế, gạo lức ít nhiều cũng giúp con người phòng chống một số bệnh, có sức khỏe tốt hơn, ngăn ngừa được những bệnh trong máu.
_Bởi vì, gạo lức quân bình và nguyên tắc âm dương. Gạo lức là thức ăn dương nhưng gạo trắng là thức ăn âm. Nên theo nguyên tắc, nếu ăn dương nhiều sẽ tốt hơn ăn âm nhiều. Nhưng nếu chỉ ăn dương thì sẽ nóng nảy và dễ khuynh hướng bạo lực.
3. Làm ấm người nhưng suy thận:
Ăn gạo lức nhiều sẽ giúp cho cơ thể nhẹ nhàng, những nội tạng ít nhiều cũng được cải tạo. Nhưng:
- Trong cám có những enzim nội tại hoạt động rất mạnh mẽ, nếu con người ăn vào, lâu ngày làm thận suy. Nên, cám từ thuở xưa, cám chỉ nên để cho gia súc, thủy sinh ăn.
- Khi thận suy, thì não bộ suy. Đó là nguyên lý âm dương, não ta chỉ cường tráng khi thận mạnh. Nên, ta có kết luận thế này
Ăn gạo lức là Ăn Cám là Suy thận là Suy thần kinh.
Nên, song với những lợi ích, một tác hại khủng khiếp của gạo lức là làm suy thận, làm suy luôn cả não bộ, từ đó, người ăn gạo lứt nhiều thần kinh rất yếu, dễ kích động, dễ lo âu buồn rầu, làm phai mờ trí tuệ và có khi sẽ bị hư thần kinh.
Thận mà suy rồi thì cả đời ta chẳng làm gì được nhiều.
Thứ hai, nếu chỉ ăn gạo lức không, thì lâu ngày sức khỏe sẽ suy giảm rõ rệt, bởi vì không đủ chất dinh dưỡng để nuôi cơ thể. Từ đó, ta càng bệnh, nhưng khổ nỗi, càng bệnh thì càng ăn nhưng càng ăn thì càng bệnh! Luẩn quẩn như thế rồi, cuối cùng, cơ thể ta sẽ chết lúc nào không hay!
Chất gạo lức làm ấm người như làm suy thận (Nội Kinh Thần Nông y dược)
II. Dưới cái nhìn y học
4. Gạo lức muối mè chỉ là thực phẩm chức năng
Gạo lức muối mè chỉ là thực phẩm chức năng, là thực phẩm CUNG CẤP CHẤT DINH DƯỠNG, PHÒNG CHỐNG BỆNH TẬT CHO CƠ THỂ.
Còn nếu mắc bệnh thì ta phải dùng thuốc, chứ không thể dùng thực phẩm chức năng mà trị bệnh. Nếu nói gạo lức ăn trị bá bệnh là phản khoa học!
5. Ăn chỉ là hỗ trợ cho sức khỏe 
Để có một sức khỏe tốt, một sức đề kháng chống lại bệnh tật thì “ăn” không phải là yếu tố quyết định. Để giữ gìn sức khỏe tốt thì bao gồm có nhiều yếu tố, trong đó ăn là điều kiện để hỗ trợ sức khỏe.
Để rèn luyện sức khỏe, thứ nhất ta phải ăn cho hợp lý, thứ hai phải tập luyện cơ thể, thứ ba phải giữ tâm hồn an lạc và thứ tư, khi bệnh phải dùng thuốc cho thích hợp.

Chính những yếu tố đó giúp sức khỏe ta được hoàn thiện và giúp ta có sức đề kháng để chống lại bệnh tật. Chứ “ăn” không phải là yếu tố quyết định cho sức khỏe của mình.
Nếu nói “ăn” là yếu tố bắt buộc để cho sức khỏe thì ta đã đi sai với khoa học.
III. Dưới cái nhìn đạo Phật
Một câu hỏi khá đau đầu được đặt ra, là: “Nếu nói ăn gạo lức là hại thì tại sao có nhiều người, ăn gạo lức mà vẫn khỏe mạnh, còn hết được bệnh?”. Nên, nếu không phân tích trên cái nhìn Đạo Học vẫn là thiếu sót.
6. Dưới cái nhìn của nhân quả
Nếu nói là Gạo lức trị bá bệnh thì có những người ăn không có kết quả. Chính bởi điều đó mà sau giai đoạn thế kỷ 19, phương pháp Gạo lứt Ohsawa bị mai một vì có những người ăn không có kết quả, ăn mà vẫn bệnh.
Có người càng ăn càng bệnh, có nhiều người ăn gạo lứt muối mè - đặt trọn niềm tin rồi hư thần kinh, có những người càng ăn càng ốm, càng yếu sức. Vậy thì chân lý nằm ở đâu? Khi có người ăn thì khỏi bệnh, thì khỏe nhưng có người ăn thì không kết quả.
Xin thưa, tất cả đều nằm ở Nhân Quả, không bất cứ thứ gì chạy ra khỏi sự công bình của Nhân Quả.
Sở dĩ nhiều người ăn gạo lức khỏi bệnh vì họ có công đức, có phước khỏe mạnh, nên duyên khiến họ gặp gạo lức và khiến cơ thể họ phù hợp với thứ thức ăn này, không gây ra tác dụng xấu. Nên ăn mà có kết quả. Nên gạo lức là cái duyên để họ hết bệnh, chứ không phải là tất cả.
Sở dĩ nhiều người ăn gạo lức mà càng bệnh, càng mệt, không có ích lợi vì họ không có phước để lành bệnh. Họ chạy theo gạo lứt chỉ là theo cái ngọn, nhưng không có phước thì làm sao khỏi, mà không có duyên lành bệnh thì chắc chắn gạo lức sẽ cho ra tai hại rất lớn! Nên có trường hợp, ăn mà không có kết quả, lại còn sinh hại
Nên, ăn gạo lức không bị hại thì cũng do phước, NẾU TA CÓ PHƯỚC THÌ NHỮNG TÁC HẠI CỦA GẠO LỨC SẼ TẠM KHÔNG ẢNH HƯỞNG TA, NHƯNG NẾU VÔ PHƯỚC THÌ GẠO LỨC SẼ TRỞ LẠI BẢN CHẤT CỦA NÓ: ẤM NGƯỜI NHƯNG SUY THẬN!
Điều đó chứng minh tất cả, vì sao có người ăn lại hại nhưng có người lại không bị ảnh hưởng bởi tác hại này. Tất cả đều do Phước của chúng ta mà thôi!
Nên, nếu nói gạo lức trị bá bệnh, làm ta khỏe chỉ là sự tạm bợ của phước và ta đang bị dối gạt, hoàn toàn phước chi phối ta tất cả, chứ không phải là gạo lức!
Nên, GẠO LỨC KHÔNG PHẢI LÀ CHÂN LÝ, KHÔNG PHẢI LÀ TỐI ƯU ĐỂ GIẢI QUYẾT BỆNH, KHỔ, CHẾT, MÀ CHÍNH PHƯỚC MỚI QUYẾT ĐỊNH TẤT CẢ.
NÊN, ĐỪNG QUÁ TIN VÀO GẠO LỨC RỒI QUÊN ĐI NHÂN QUẢ. HÃY NHỚ RẰNG, MỌI THỨ TRÊN ĐỜI ĐỀU DO NHÂN QUẢ CÔNG BÌNH CHI PHỐI, KHÔNG CÓ GÌ LÀ THÀNH CÔNG NẾU THIẾU PHƯỚC!
7. Gạo lức đã trở thành tà kiến:
Tại sao ta bệnh? Bởi vì ta có nghiệp, ta có tội nên bây giờ phải chịu hậu quả là bệnh. Nên bệnh là nghiệp.
Để hết nghiệp ta phải làm sao? Ta phải làm phước thật nhiều, đem lại sức khỏe cho người khác thật nhiều. Thì khi công đức đủ, nghiệp của ta sẽ nhẹ bớt, từ đó bệnh thuyên giảm. Đó là điều hoàn toàn hợp lý và công bằng.
Bây giờ chỉ cần ăn gạo lức mà xóa đi bệnh, chỉ cần nhai nhai vài hột gạo lức mà đủ phước để xóa nghiệp sao? Điều đó phá đi sự công bằng của Nhân Quả. Hoàn toàn nhai gạo lức chẳng ích lợi cho ai mà ta lại hưởng hạnh phúc từ cái “nhai” đó là tà kiến, là bất hợp lý!
Nên nói gạo lức chữa bá bệnh, chỉ cần ăn gạo lức mà khỏi bệnh là tà kiến và không thực.
III. Những minh chứng về gạo lức 
8. Trường hợp về gạo lức.
Trường hợp có kết quả bởi ăn gạo lức cũng khá nhiều, điển hình là chùa Long Hưng ở Nhơn Trạch – Đồng Nai, là nơi chủ trương thực dưỡng theo phương pháp của Osawha. Đã có nhiều Phật tử, điển hình là có 24 người, lên nói ích lợi của gạo lức. (Xin kham khảo thêm)
Nhưng trường hợp gạo lức gây tác hại:
- Có một vị thầy, cũng theo phương pháp thực dưỡng gạo lức của Osawha, nhưng vị thầy càng ăn thì càng bệnh, càng ốm, không đủ sức để làm Phật sự. Càng bệnh thì càng kiên trì ăn, càng ăn thì càng bệnh. Cho đền khi, vị thầy bổn sư cấm không cho ăn gạo lức, phải ăn bình thường, thì sức khỏe thầy khỏe lại, làm Phật sự tích cực hơn.
- Một vị thầy tu hành trên núi, cũng là huynh đệ của vị thầy đó, trung thành với cách thực dưỡng này, thì não bộ suy trầm trọng, đến mức, ai chào mình một tiếng thì đêm mất ngủ.
- Nhiều người ăn gầy đến nổi chỉ còn da bọc xương, tâm hồn thì suy thoái, sức khỏe thì ngày càng tồi tệ. (Xin tìm thêm tài liệu)
9. Cho ta hiểu điều gì?
- Số người ăn gạo lức trong cộng đồng rất đông, không chỉ có vài chục người trên. Số người ăn gạo lức thì nhiều vô kể nhưng có kết quả thì chỉ có 24 người, còn những người kia ở đâu?
- Những người kia, hoặc là những người ăn nhưng không có kết quả, nên cũng không thiết nói. Hoặc là một số trường hợp ăn mà lại tác hại. Nên họ cũng không dám nói. Chứ nếu một nghìn người ăn mà ai cũng có kết quả, thì khoa học từ ngàn xưa, phải lấy gạo lức làm thuốc thần, thuốc tiên cho con người chứ! Tại sao không?
Nhưng vì số người ích lợi quá ít, giống như là dựa vào may rủi, nên gạo lức không được khoa học công nhận, không được khoa học lấy đó là thức ăn chính cho con người.
Nên, gạo lức là một thức ăn “thần”, nhưng nếu ta có phước, thì những tác dụng xấu không hại đến cơ thể ta, giúp ta được lợi ích từ những dinh dưỡng tốt. Nhưng nếu ta không phước, thì chính gạo lức cũng hại chết cơ thể ta, làm ấm người nhưng suy thận. Điều này giải thích tất cả.
Xin nghĩ lại về gạo lức muối mè!
IV. Con người với cái nhìn về sức khỏe 
10. Bệnh thì vái tứ phía!
Nói đi nhưng cũng phải nói lại.
Ông bà ta có câu: Bệnh thì vái tứ phương tứ phía. Thật vậy, khi đau khổ cùng cực, hay gần hơn là bệnh tật hiểm nghèo, tâm lý chung của con người là “vái tứ phương tứ phía”, mong tìm được con đường giải thoát mọi khổ đau cho mình, đôi khi, điều tìm được chỉ là niềm hy vọng nhỏ nhoi.
Nên, ta không thể trách những người đang bệnh mà dùng gạo lức để cầu mong thoát bệnh. Nhưng ta phải hiểu, hết bệnh để làm gì?
Hết bệnh chỉ để hạnh phúc! Vậy thì, nếu không còn cơ hội gì để thoát bệnh (nan y) thì ta đưa người khổ được hạnh phúc, nhưng bằng con đường khác, chứ đừng bám víu vào những hy vọng nhỏ nhoi, rồi bất thành, sức khỏe càng bị tổn hại.
Vậy thì, để hạnh phúc, ta phải hiểu rằng:
- Bản chất của cuộc đời là khổ: sống trong cuộc đời này không ai thoát được đau khổ. Nếu không bệnh, con người vẫn khổ bởi những điều khác. Hiểu điều đó, ta sống bình than giữa cuộc đời, hiểu rằng đau khổ mà ta đang gánh lấy là điều phải có. Nên, hạnh phúc là khi ta chấp nhận nỗi khổ!
- Tất cả đều do mình tạo ra: Nếu hiểu Nhân Quả, đau khổ mà ta gánh lấy cũng là đau khổ mà ta gây cho con người. Hiểu điều đó rồi, ta chỉ trách mình và chấp nhận trả nghiệp. Chấp nhận khổ đau là hạnh phúc!
- Hạnh phúc chỉ có khi ta biết cho: Đem hạnh phúc cho kẻ khác thì chính mình được hạnh phúc. Có lẽ, nhiều người không tin luật Nghiệp Báo, nhưng khi thương yêu và giúp đỡ mọi người, thì tự nhiên trong lòng xuất hiện cảm giác vui vẻ. Cảm giác vui vẻ đó chất chứa lâu ngày, bồi tụ lâu ngày, sẽ trở thành niềm an lạc và nhẹ nhàng. Từ đó, bệnh không phải là khổ, mà chính ta sống vô dụng mới là đau khổ. Nên, nếu cuộc đời ta không còn kéo dài nữa, xin hãy làm những điều tốt để khi ra đi, ta nhắm mắt thanh thản vì ít ra, ta vẫn làm điều gì được cho cuộc đời
Ta hãy đem thông điệp này, cất lên tiếng nói này cho những người đang rơi vào tuyệt vọng bởi bệnh tật. Chính ta hãy giúp họ thoát khỏi sự mù quáng và cho họ hiểu, bệnh không phải là khổ, mà họ chỉ khổ khi họ vô ích cho cuộc đời.
11. Phòng bệnh hơn chữa bệnh:
Chưa có bệnh thì tôi phải lo phòng bệnh cho mình!
Đó là lý do mà nhiều người đặt ra khi ăn phương pháp thực dưỡng.
Nói “ăn” là yếu tố quyết định cho sức khỏe thì ta đi sai khoa học (đã phân tích trên), nên, để có sức khỏe cho mình, phòng chống bệnh tật ta vẫn phải đi đủ những yếu tố:
- Ăn: Ăn hợp lý, ăn vừa phải, đủ chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Ta chỉ hạnh phúc khi cơ thể ta khỏe mạnh, vì thân và tâm là một hợp thể.
- Tập luyện: Tập thể dục ngoài việc giúp cơ thể ta khỏe mạnh, săn chắc nó còn giúp giảm lượng mỡ trong máu, hỗ trợ đường tim mạch và phổi. Ta hãy nhớ công thức, cơ thể dẻo dai là nền móng cho sức khỏe.
- Tâm hồn an lạc: Bởi thân và tâm là hợp thể, nên tâm có khỏe thì thân mới khỏe, tâm có sảng khoái thì thân mới sảng khoái. Nên việc tập luyện tâm hồn cũng cần thiết song với việc tập luyện cơ thể. Để tâm hồn khỏe mạnh, cần phải giữ cho tâm hồn thư thái, tránh lo âu và bớt những suy nghĩ vọng động. Và cách để rèn luyện tinh thần đó là: Thiền Định, đưa tâm hồn đến trạng thái yên tịnh. (Không bàn sâu)
- Phước Đức: Khỏe mạnh là hạnh phúc mà Phước đức chính là con đường để hạnh phúc. Nên yếu tốt phước đức không nói vẫn là thiếu sót. Để có phước đức, ta phải đem an vui cho người khác, từ đó nó sẽ tạo thành một kết quả hạnh phúc, dành cho chủ nhân của nó. Vậy, để khỏe mạnh, tránh bệnh tật, hãy làm việc tốt!
Đó là những phương pháp tuyệt vời. để giữ gìn sức khỏe của mình, theo đúng khoa học và đúng phương cách: Phòng bệnh hơn chữa bệnh!
Đừng chỉ biết ăn gạo lức rồi càng bệnh, càng bệnh càng ăn, càng ăn càng bệnh, đó thật là một thảm cảnh, phản Nhân Quả và phản khoa học!
12. Ta phải làm gì?
Xin đừng tin vào những lời rao giảng về gạo lức. Gạo lức không giúp ta khỏe mạnh, nhưng ta khỏe mạnh nhờ ta đem sức khỏe cho kẻ khác và nhờ sự thấy biết chân chính của ta với sức khỏe của mình.
Để ta khỏe mạnh thì ta phải tạo sự khỏe mạnh cho người khác, thứ nhất là bảo vệ mội trường, cây cối. Thứ hai, là không hút thuốc là. Thứ ba là thấy ai bệnh ta cố gắng giúp đỡ. Thứ tư, ta quan tâm, chăm sóc sức khỏe của những người quanh mình,
Để ta khỏe mạnh, ta cũng phải tập luyện, chăm sóc sức khỏe sao cho phù hợp với y học nhất.
Chính những yếu tố đó giúp ta khỏe mạnh thực sự, trong cuộc đời của ta, mà không cần gạo lức. Chính tâm hồn đạo đức và lợi ích của ta là phương pháp thực dưỡng tốt nhất, hạnh phúc cho ta và cho người!
Xem các chủ đề mới nhất:

1 nhận xét:

  1. Em đã có loạt bài đăng về công dụng của gạo lứt. Đúng là ăn gạo lứt chỉ là một trong những biện pháp để giữ gìn sức khỏe, còn việc nói ăn gạo lứt dẫn đến suy thận thì chưa đủ sức thuyết phục. Bài đăng chưa đầy đủ, không có tên tác giả, không có nguồn trích dẫn vì vậy sẽ làm cho người đọc khó tin tưởng.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.