Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Ba, 27 tháng 9, 2011

Tác dụng của thở 4 thì

Bình thường ta thở 2 thì: hít vào và thở ra. Do yêu cầu tập luyện người tập phải tập luyện thở 4 thì tức là hít vào, ngưng tụ lại, thở ra. ngừng thở xả khí ra ngoài.
Hít vào để đưa khí vào cơ thể theo đường kinh mạch hoặc da của toàn thân. Hít vào còn có ý nghĩa kích thích hoạt động của tâm và phế. Hít vào tốt tâm phế sẽ tốt.
Ngưng thở để tụ khí lại. Nếu tụ lại với mục đích kích sinh chân khí (như ở đan điền) thì ngưng thở vừa nén căng khu vực đó. Đồng thời ta nén còn làm hoạt động của tỳ, vị, tiêu hoá tốt hơn. Ngưng thở còn có tác dụng kích thích hệ thần kinh.
Nếu ngưng thở để thu khí vào phải ngưng thở tức thì mới có tác dụng.
Còn nếu muốn xả khí ra ngoài thì sau khi đưa khí đến vùng xả, điểm xả phải ngưng thở như cơ thể thư giãn ra, khí mới ra ngoài được.
Thở ra để vận khí ra ngoài hoặc dồn khí từ nơi này đến nới khác.
Thở ra giúp cho can thận tốt.
Với những lý do trên, nên thở trong môn pháp tĩnh khí công dưỡng sinh chia ra thở 4 thì:

Hít, ngưng nén tụ, thở ra, ngưng xả.
Về thời gian của 4 thì đó phải bằng nhau. nếu hít vào là 5 giây thì ngưng tụ nén cũng 5 giây, thở ra 5 giây và ngưng xả cũng phải 5 giây.
Từ khi bắt đầu tập thở cho đến khi đã thành thạo, hoặc học tập cao hơn thì người tập luôn luôn phải gắn liền quá trình thở với quán tưởng, để khi đã thành tự động, ta không phải bận tâm đến chuyện thở nữa.
Ở trong mỗi thì thở người ta tập khi đã thở hết một thì nên cố thêm một chút nữa, như vậy sẽ tạo ra phản ứng khí tốt hơn (không nên cố nhiều quá sẽ dẫn đến loạn tâm và loạn khí ta sẽ không làm chủ được khí).
(Theo sách "Tĩnh khí công dưỡng sinh và tự chữa bệnh" của Hoàng Thế Lâm, Hoàng Trọng Việt, Trần Tiến Bình, Nguyễn Trọng Đàn... Trang 29,30)

Cách thở 4 thì bằng nhau

Thì 1 hít vào sâu, từ từ và nhẹ nhàng bằng mũi, êm dịu kéo dài đến mức có thể chịu được; đồng thời bụng phình ra. Thì 2 nín thở giữ hơi, thời gian bằng khi hít vào. Thì 3 thở ra từ từ, êm nhẹ và kéo dài, đồng thời bụng thót vào hết cỡ, thời gian bằng thì 1. Thì 4 nín thở, thời gian bằng thì 1.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.