Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Hai, 12 tháng 9, 2011

Một chút suy nghĩ về tu và luyện

 Côn Sơn 7/2011
Rất nhiều lần tôi được hỏi: "Sao lại đi thiền?", "Sao lại tìm đến chốn thiền?", tôi không biết phải trả lời sao cho thỏa đáng câu hỏi đó.
Tôi đã từng trả lời: "Để xả stress", "Thiền để chữa bệnh", người ta lại càng khó hiểu, lại hỏi tiếp tôi nhiều câu hỏi nữa như: "Chữa bệnh gì?", "Bị bệnh gì mà thiền lại chữa được?", "Thiền có khó không?", "Tuổi nào thì ngồi thiền được?", "Phải ngồi trong bao lâu?"... và nhiều người chưa nghe giải trình đã nói luôn: "Ôi, mình chẳng thiền được đâu vì còn phải lo vạn thứ, làm sao mà ngồi yên được." Rất nhiều người nghĩ thiền là chỉ ngồi yên một chỗ, ngồi kiết già, không suy nghĩ gì, thế thì khó quá, không làm được.
Trước kia tôi cũng đã từng nghĩ như vậy, rằng làm sao mà ngồi yên được, có khi đang ngồi thiền bỗng nghĩ "Không hiểu bếp đã tắt chưa?" hoặc "Đã bắc ấm nước sôi ra khỏi bếp chưa?".v.v. Nhưng từ khi đến với Thiền Lửa Tam Muội (thiền LTM), mọi suy nghĩ và nhận thức của tôi đã khác đi. Bây giờ ai hỏi tôi: "Bệnh gì mà phải ngồi thiền?", tôi có thể vững tin mà trả lời rằng: "Ai mà chẳng có bệnh, không bệnh thân thì cũng bệnh tâm, nhẹ có nặng có, nhưng cứ tinh tấn thiền là khỏi." Và nếu họ có ý tìm hiểu về thiền LTM thì tôi luôn sẵn sàng giảng giải cho họ hiểu bằng tất cả sự hiểu biết của mình, nhưng điều phải nói đầu tiên với họ là Thiền luôn đi cùng với Tu, không tu chỉ thiền không thôi thì bệnh sẽ rất lâu khỏi, có khi chẳng bao giờ khỏi cả. Đó cũng chính là tâm niệm của bản thân tôi, tu luôn đồng hành với luyện thiền, nên mới nói là tu luyện, tu thiền. Về vấn đề này tự bản thân tôi luôn ví tu thiền như ta làm thủy điện vậy. Muốn có nhiều nước để chạy máy phát điện thì phải xây dựng hồ chứa nước lớn. Hồ càng lớn thì nước chứa được càng nhiều, và như vậy máy phát điện mới vận hành được tốt. Ở đây, năng lượng ta thu được khi thiền ví như nước, còn tu thân, tu tâm như đào hồ vậy. Khi thiền LTM, ai ai đều có thể thu năng lượng vũ trụ, năng lượng LTM như nhau, nhưng ai "đào hồ" tốt, tức tu tốt thì sẽ thu nhận được năng lượng (ví như nước) nhiều và nhanh hơn, bệnh sẽ chóng khỏi hơn.
 Ăn sáng sau buổi thiền sớm
Vì tự nhủ với bản thân như vậy nên bên cạnh việc luyện thiền, tôi rất chú trọng đến tu tâm tu tính, diệt tham, sân, si và cố gắng giữ nếu không được 5 giới (không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói dối, không uống rượu nặng) thì cũng phải được 3, 4 giới. Cũng từ khi tôi phát nguyện vậy nên tôi tự thấy mình đã thay đổi nhiều trong quan hệ gia đình, làng xóm, bạn bè, tất nhiên theo chiều hướng tốt lên. Tôi học tập thu được kết quả khá ổn. Luôn cảm thấy được "hộ", được "trợ duyên". Luôn được mách bảo cách xử lý khi gặp tình huống khó xử, luôn cảm thấy mình có Quý nhân phù trợ, mách cho mình đường đi, nước bước, chỉ bảo phương hướng và cho những quyết định sáng suốt để vượt qua được những khó khăn trở ngại trong cuộc sống. Tôi tự thấy mình luôn tìm được lời giải khi gặp bài toán khó. Đó là tâm sự của tôi, nếu ai đó cũng thấy được như tôi thì xin được chia sẻ, nếu có điều gì không phải xin được lượng thứ.
Hoàng Vân

2 nhận xét:

  1. Hic, hay quá!!! mình thấy thích cái cách mà tác giả ví tu luyện thiền như xây dựng hồ thủy điện. Hồ càng lớn, càng vững chắc thì càng chứa được nhiều nước, càng sản sinh ra được nhiều năng lượng hữu ích...

    Trả lờiXóa
  2. @ thangbomhnvn: Đúng là cách ví von của chị Vân thật dễ hiểu.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.