Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Sáu, 6 tháng 7, 2012

Y học bốn phương - Phép thở hồi xuân (phần cuối)

Trần Văn Tiến 
Sưu tầm và biên soạn
(Mời bạn ấn vào link để xem ba phần đầu.)
(Tiếp theo và hết)

6. Kích thích Đốc mạch và Nhâm mạch để giữ thân thể khỏe mạnh
Trên cơ thể con người có hơn một ngàn huyệt (trong đó có vào khoảng 360 huyệt thường được dùng để chữa bệnh) mà trong đó quan trọng nhất là Đốc mạch và Nhâm mạch. 
Đốc mạch chạy từ xương cụt qua trụ lưng, qua trung tâm phía sau ngực tới mặt, sau đó tới các kinh lạc ở môi trên. Chính ở đường kinh lạc này có rất nhiều huyệt quan trọng có quan hệ với nội tạng. 
Nhâm mạch chạy từ 2-3 phân trước hậu môn, qua rốn, hốc tim và trung tâm mặt chính của cơ thể, lại qua kinh lạc chạy từ họng tới môi. 



Hai đường kinh lạc này (đường thông lộ có huyệt) khi kích thích vào hậu môn, đồng thời cũng bị kích thích làm cho khí được tuần hoàn tạo ra năng lực cho "cách thở hồi xuân", do thực hiện "cách thở hồi xuân" ảnh hưởng vào nội thể tạo thành một đường về có thể làm cho dòng điện (khí) đi qua thuận lợi. Cũng tức là nói rằng: Không ngừng dùng "cách thở hồi xuân", kích thích Đốc mạch làm cho kinh lạc này nối liền nhau, khí được tuần hoàn, tạo thân thể khỏe mạnh. 
Hơn nữa trên Đốc mạch và Nhâm mạch có rất nhiều huyệt có thể ngăn ngừa và chữa khỏi tất cả các bệnh tật của con người, cho nên, một cách vô thức, tất cả các cơ quan nội tạng cũng nhận được kích thích mà linh hoạt phát huy tác dụng. 
Đó là điều bí mật của "cách thở hồi xuân" có hiệu quả to lớn. Đã biết được bí mật của cách thở này thiết nghĩ nên hăng hái luyện tập, mỗi ngày chỉ cần 5 phút là đủ. Hãy khẩn trương bắt đầu tiến hành luyện tập, càng sớm càng tốt.

7. Pháp thuật cao nhất để chữa bệnh tật - Phép nội thị
Khi hít thót thở phình, không phải chỉ hít khí vào mà còn phải tập trung tinh thần, cần phải quan sát khí lưu thông tới khắc các ngõ ngách của cơ thể, phải như dùng kính soi dạ dày để nhìn tình hình bên trong dạ dày. 
Có nghĩa là, khi đem khí đưa vào cơ thể, đồng thời dùng tinh thần (sức thần thông) quan sát nội thể của mình gọi là phép nội thị. Cũng tức là đem cái không nhìn thấy, dùng cái tinh thần không nhìn thấy mà thấu thị làm một. Nói một cách đơn giản là cũng như làm thuật thôi miên bản thân mình. 
Pháp thuật này không chỉ có thể phát hiện nguồn gốc bệnh tật của mìnhmà còn là thuật hồi xuân rất quan trọng. Cũng chính pháp thuật này cần phải thể nghiệm một cách thực tế, nắm được một cách xác thực mới có thể phát giác được cái kỳ diệu trong đó. 
Trong "Hoàng đế nội kinh" - cuốn sách y học của Trung Quốc cổ đại có một đoạn ghi chép như sau: "Con người chỉ cần tập trung vào nội thể, thống nhất tinh thần thì sẽ không bị bệnh tật". Kỳ thực đây chính là phép nội thị. 
Trang Tử nói: "Bậc chân nhân nghỉ ngơi bằng gót chân". Chân nhân ở đây là chỉ các vị tiên, các vị tiên biết phép nội thị có thể đưa khí vào cuối cơ thể (xương cụt, gót chân) thở hít là "Khí" dùng sức mạnh kiệt xuất của phép nội thị không những có thể ngăn ngừa được bệnh tật mà còn có thể làm cho tinh thần an định, dẫn đến trường sinh bất lão. Mỗi ngày tập luyện phép nội thị trong 5 phút, sự nóng nảy, buồn phiền và bệnh tật sẽ rời bạn mà đi.

Các bài sẽ đăng trong tập san tháng 7:
1. Vận động cánh tay có thể chữa bệnh mãn tính
2. Vận động xoay lưng để chữa bệnh đau lưng và dạ dày
3. Thể thao kích thích nguồn tinh lực.
(Bài do anh Trần Văn Tiến gửi qua email.)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.