Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Y học bốn phương - Phép thở hồi xuân (phần 2)

Trần Văn Tiến 
Sưu tầm và biên soạn
Y học bốn phương - Phép thở hồi xuân (phần 1) (Mời bạn ấn vào link để xem phần đầu.)
(Tiếp theo)

2. Cách thở lành mạnh bắt đầu từ cách thở bụng
Cách hô hấp có thể làm cho cơ thể lành mạnh, phòng được các bệnh tật, nếu tập đạt trình độ cao thì có thể chống được lão hóa, thậm chí có thể hồi xuân.

Bây giờ bắt đầu giới thiệu về cách hô hấp bí truyền của các nhà đạo gia:
Bước thứ nhất là thở bụng, cách thở này làm cho bụng có thể thót lại và nở ra hết cỡ, như vậy là có thể làm cho máu ứ lại trong khoang bụng, nhất là ruột và các mô giữa ruột được tuần hoàn một cách thuận lợi. 



Cách thở bụng chẳng những có ích cho hệ thống tiêu hóa mà còn có hiệu quả đối với lục phủ, ngũ tạng, làm cho con người muốn ăn, ăn ngon miệng và chống được táo bón. 
Khi thực hành cách thở bằng bụng, nếu ta đặt hai bàn tay vào phía dưới rốn thì có thể cảm giác thấy không khí đi vào phần bụng, tư thế ngồi hay dứng đều được. Hít vào từ từ rồi há miệng thở ra từ từ, đó là yếu lĩnh của cách thở này. Sau khi luyện cách thở bụng đã quen phải đồng thời tập trung tinh thần, giải tỏa sự căng thẳng của cơ thể. Chỉ cần nhớ đến nó là có thể tùy thời luyện tập, mỗi ngày tập 2-3 phút là được. 
Tập như thế sau 2 tuần, cơ thể sẽ cảm thấy nhẹ nhàng hơn bội phần, cảm thấy muốn ăn, da dẻ cũng trở nên mịn màng hơn.

3. Cách thở thót bụng khi hít vào và phình bụng khi thở ra
Đối với thuật hồi xuân thời cổ đại mà nói, cách thở bằng bụng chỉ là cách thở ở giai đoạn đầu, lấy đó làm phép giữ sức khỏe thì khó có thể đạt được hiệu quả tương đối, nhưng vẫn rất tốt để hồi xuân. Do đó, tiến thêm bước nữa là gới thiệu về cách hít thót bụng phình bậc hai. 
Cách thở này tương phản với cách thở bụng, có thể gọi là phản hô hấp. Không có gì lạ là các vị tiên thời cổ dùng nó làm Thuật Hồi xuân Trường sinh Bất lão và bí quyết của cách thở tu hành.

Đầu tiên, ngồi trên ghế cứng hoặc đứng, nhắm mắt trong 2-3 giây để ổn định tư tưởng, sau đó dựa vào yếu lĩnh "phả cũ nạp mới" đẩy hết không khí bẩn trong phổi ra ngoài, sau đó thả lỏng cơ bụng làm cho nó phình ra, toàn thân cũng cần được thả lỏng hít vào thật sâu, nhưng mấu chốt cơ bản là phải ngược với cách thở bình thường, bụng dùng sức thót lại, hít đến khi nào không thể hít vào được nữa mới thôi. 
Tiếp đó thả lỏng phần vai, phình bụng từ từ thở ra, làm đi làm lại như vậy nhiều lần sẽ vận hành một cách nhẹ nhàng, thành thạo. 
Hiểu rõ yếu lĩnh rồi thì phải chú ý đến vị trí của đầu lưỡi; Khi hít vào đầu lưỡi phải dán vào chân răng hàm trên, hít hơi từ mũi (bộ phận mày là tiếp điểm của Nhâm mạch và Đốc mạch, có tác dụng hoàn thành sự nối tiếp đường về trong nội thể), khi thở ra từ từ buông lỏng đầu lưỡi dán vào ngạc dưới. Cách thở hít thót thở phình này cần phải thực hành vào buổi sáng, buổi trưa và buổi tối hàng ngày. Sau khi tập liên tục 2-3 ngày thân thể sẽ cảm thấy nhẹ nhàng, sảng khoái, có thể nói rằng từ cách thở hít bằng bụng bạn đã vô hình chung học được cách thở kỳ diệu của các vị tiên.
(Còn tiếp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.