Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Tắm khuya

 Ảnh minh họa
Tối muộn, trước khi đi ngủ, bạn vào phòng tắm, đắm mình dưới vòi nước ấm nóng hay mát rượi, khi ở phòng tắm bước ra bạn cảm thấy thật dễ chịu, mát mẻ và thoải mái nhất là vào những ngày hè nóng nực. Thế nhưng, bạn có biết việc tắm đêm như vậy có thể lợi bất cập hại không?

Tắm gội vào tối muộn: Sạch người, hại sức khỏe!


1. Thói quen không tốt khi tắm
Nhiều người có thói quen tắm khuya khi nhiệt độ cơ thể đang cao. Điều này thực sự không tốt bởi vì nếu tắm đêm khi cơ thể chưa ráo mồ hôi, hơi nước sẽ ngấm qua lỗ chân lông đang mở rộng. Đây là nguyên nhân khiến bạn có thể bị ho, sốt, kéo theo các nguy cơ viêm, nhiễm phổi. Quá trình này diễn ra sau một thời gian khá dài nên ít người nhận ra nguyên nhân.
Nguy hiểm hơn, tắm nước lạnh trong tình trạng cơ thể suy yếu sẽ nhanh dẫn đến tình trạng đột quỵ, tai biến, đặc biệt với những người bị say rượu, mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp. Khi cơ thể đang mệt mỏi hoặc có bệnh trong người, việc tắm nước lạnh khiến các mạch máu trong cơ thể co lại, ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu. Lúc này, cơ thể đang yếu sẽ càng suy yếu hơn.
Tắm khuya thật dễ chịu nhưng chỉ một lúc sau với những cơ thể có sức đề kháng yếu, có thể bạn sẽ nhiễm lạnh. Có nhiều bạn thường hay bị sổ mũi do thay đổi thời tiết nóng lạnh cộng thêm với thói quen tắm khuya, sẽ trở thành viêm mũi, rồi dẫn đến viêm xoang. Có người bị viêm xoang chỉ vì có tiền sử 4 năm tắm quá khuya.
Với những bạn đang chịu nhiều áp lực trong công việc hay học tập, căng thẳng quá độ, lại có thói quen tắm khuya thì nguy cơ của những cơn đau thắt ngực, đột quỵ, ngất hoặc lên cơn co giật là rất cao. Đã có trường hợp tử vong!
Tắm khuya còn kéo theo chứng đau lưng do lạnh đột ngột làm cho các cơ bị co. Nếu trời mưa vào lúc tối hay nhà ở ẩm thấp, mình mẩy có thể  đau nhức, có khi còn bị chuột rút. Đặc biệt, với các em gái trong thời kỳ “nguyệt san”, việc tắm khuya còn góp phần làm cho khung xương kém phát triển!

2. Đau đầu kinh niên là hậu quả của việc tắm gội và ban đêm
Không chịu được việc để mái tóc bẩn khi lên giường, nhiều phụ nữ tranh thủ gội đầu ngay trước khi ngủ. Nếu điều này diễn ra thường xuyên, sau này họ sẽ đứng trước nguy cơ bị đau đầu kinh niên.
Lý do: Sau khi tắm gội, nhiều người không chú ý đến việc lau và hong tóc cho thật khô. Điều đó làm da đầu có nguy cơ nhiễm lạnh. Các mạch máu bị ảnh hưởng, gây cản trở sự lưu thông dẫn đến chứng đau đầu mãn tính. Ngoài ra mái tóc ẩm sẽ tạo môi trường cực tốt cho nấm tóc phát triển, vừa làm ngứa da đầu vừa làm tăng tình trạng rụng tóc.
Một số người có thể thấy ngay hậu quả của việc tắm gội đêm. Sau một đêm đi ngủ với mái tóc ướt, họ sẽ lập tức bị nhức đầu kinh khủng.

3. Thời điểm tắm tốt nhất
Giấc ngủ thường đến khi nhiệt độ cơ thể xuống thấp hơn bình thường một chút. Việc tắm nước nóng làm tăng nhiệt độ cơ thể, trì hoãn não tiết ra hormone gây buồn ngủ. Do đó, bạn nên tắm bằng nước ấm trước khi đi ngủ khoảng 2 giờ để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.
Nếu không thể tắm bằng nước ấm cách hai giờ trước khi đi ngủ, bạn có thể dùng khăn lạnh chườm đầu khoảng năm phút để hạ nhiệt độ cơ thể xuống mức bình thường. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Thời điểm tắm thích hợp nhất là buổi sáng, sau khi tập thể dục và chỉ tắm khi đã ráo mồ hôi (sau ít nhất một giờ) và trước hoặc sau khi ăn tối khoảng 30 phút. Mùa hè, bạn cũng chỉ nên tắm tối đa 2 lần/ngày, 15-20 phút/ lần. Đừng tắm quá khuya. Không ít người bị đột quỵ vì tắm gội khuya.  Khi quá no hoặc quá đói, bạn cũng không nên tắm.

4. Trình tự tắm:
Khi tắm, bạn không nên dội nước thẳng từ đầu xuống chân để tránh bị đột quỵ. Bạn nên xối nước vào hai chân, hai tay rồi mới đến toàn bộ cơ thể.
(Sưu tầm từ các nguồn trên mạng)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.