Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Gạo lứt

(Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia)
 Nguồn ảnh: Internet
Gạo lứt, gạo lức, gạo rằn hay gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Đây là loại gạo rất giàu dinh dưỡng đặc biệt là các vitamin và nguyên tố vi lượng.
Thành phần dinh dưỡng
Thành phần của gạo lức gồm chất bột, chất đạm, chất béo, chất xơ cùng các vitamin như B1, B2, B3, B6; các axit như pantothenic (vitamin B5), paraaminobenzoic (PABA), folic (vitamin M), phytic; các nguyên tố vi lượng như canxi, sắt, magiê, selen, glutathion (GSH), kali và natri.
Ở gạo trắng qua quá trình xay, giã, 67% vitamin B3, 80% vitamin B1, 90% vitamin B6, một nửa lượng mangan và hầu hết chất xơ đã bị mất đi. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng nhận thấy, một lon gạo lức khi nấu thành cơm chứa 84 mg magiê, trong khi đó ở gạo trắng chỉ có 19 mg. Lớp cám của gạo lức cũng chứa một chất dầu đặc biệt có tác dụng điều hòa huyết áp, làm giảm cholesterol xấu, giúp ngăn ngừa qua các bệnh tim mạch.

 
Gạo lức trong ẩm thực
Gạo lức có thể nấu cơm bằng cách ngâm gạo khoảng 15-20 phút cho mềm và nấu như cơm nấu gạo trắng. Khi hạt cơm chín thường không nở như gạo trắng, ăn hơi ráp nhưng nếu ăn quen sẽ thấy hương vị ngon ngọt đặc biệt.
 Gạo lức đỏ
Giáo sư tiến sỹ Hiroshi Kayahara (giáo sư Ohsawa) của viện sinh học Nhật Bản là người đã phân tích chất gạo lức và tìm ra rằng gạo lức đỏ ngâm một ngày một đêm (khoảng 22 giờ) ở nhiệt độ trong nhà sẽ bắt đầu nẩy mầm và giải phóng được rất giàu các chất enzyme, và vitamin từ cám gạo. Gạo lức trắng thì không nẩy mầm bằng cách này. Gạo lức đỏ ngâm khi nấu cơm sẽ mềm hơn là không ngâm và có vị ngọt hơn cơm thường do các enzyme đã giải phóng được chất đường và chất đạm trong hột gạo.
Gạo nếp lức thường được sử dụng để làm món rượu nếp cái, đặc biệt là công thức rượu nếp cái sử dụng nguyên liệu gạo lứt, kết hợp với chuối tiêu chín và lòng đỏ trứng gà.
Có rất nhiều món ăn khác có thể sử dụng gạo lức như nguyên liệu chính: bún làm từ gạo lức xào với rong biển, ngưu báng, cà rốt và mơ muối; cơm cốm gạo lức với nguyên liệu là gạo lức, đậu đỏ, đậu xanh, cốm, nấu như cách đồ xôi và ăn kèm với vừng rang, hành khô phi thơm; cháo gạo lức với đậu đỏ, mơ muối, rong biển; cơm gạo lức cuốn rong biển tương tự một món sushi cuộn makizushi, kết hợp với nước mơ muối và lá tía tô.
Gạo lức trong dưỡng sinh
Trong thực tế, gạo lức có thể sử dụng để nấu cơm ăn hàng ngày, tuy nhiên thường thấy những món ăn đồ uống sử dụng gạo lức, thuộc nhóm thực phẩm chức năng dùng để chữa trị một số loại bệnh. Theo Đông y, gạo lức rất bổ và có tính thanh nhiệt, an thần trấn kinh, trừ phiền. Có khả năng ngăn sự xuất tiết của dạ dày và đại tràng nên có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh đường ruột. Đông y dùng cháo gạo lức để phòng ngừa và trừ bệnh tả, lỵ, cầm mồ hôi. Những nghiên cứu khác cho thấy gạo lức đặc biệt tốt đối với phụ nữ, làm giảm nguy cơ ung thư và ruột kết, giảm cholesterol và tốt cho hệ tim mạch của phụ nữ sau mãn kinh. Đồng thời, với nguồn chất xơ dồi dào, gạo lức giúp chống lại bệnh xơ vữa động mạnh, ung thư vú, thậm chí giảm nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư và bệnh tiểu đường.
 Cơm gạo lứt muối vừng
Gạo lức muối mè (muối vừng), bao gồm cơm nấu gạo lức và vừng rang giã muối, là thực đơn trong hệ thống ẩm thực Oshawa, do bác sĩ Sakurazawa Nyoichi người Nhật sáng tạo ra sau Thế chiến 2. Gạo lức muối mè là đồ "thực dưỡng", có thể chữa trị một số chứng bệnh nan y như u bướu, ung thư, viêm đại tràng co thắt, tiểu đường, suy dinh dưỡng.
Gạo lức rang và đun nước uống có tác dụng thanh lọc gan rất tốt. Nước gạo lức rang có thể uống như đồ uống hàng ngày, cũng có thể kết hợp với canh dưỡng sinh làm từ ngưu báng, nấm shitake và củ cải trắng.
Mời đọc bài tham khảo về tác dụng của nước gạo lức rang để thanh lọc gan TẠI ĐÂY

4 nhận xét:

  1. Hoàng Vân đã được nghe giới thiệu về công dụng của nước gạo lức rang từ lâu, nhưng thực sự chưa có thử làm. Sẽ làm để cả nhà được uống vì mình có thời gian rồi, được nghỉ hưu rồi. Nhưng yêu cầu tính kiên trì đây, phải thay nước uống hàng ngày trong ít nhát 4 tuần mới thấy kết quả. Sẽ cố gắng.
    HT nên đăng cả cách chữa bệnh bằng ăn cơm gạo lứt muối mè nữa, vì công dụng của nó cũng nhiều người được nghe rồi, nhưng để thực hiện được thì thật không phải dễ và ai là người nên áp dụng để chữa bệnh và ai là người không nên.

    Trả lờiXóa
  2. @ Chị Vân: Em sẽ tìm hiểu thêm về gạo lức. Em cũng định dùng nước gạo lức rang nhưng chợ nhà em không bán gạo lức. Chắc phải vào siêu thị.

    Trả lờiXóa
  3. Khi đun nước gạo lứt, tỷ lệ thế nào Thu có biết không?

    Trả lờiXóa
  4. Em đã sắp nội dung ấy vào bài đăng sáng sớm mai rồi. Chị vào đọc nhé.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.