Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Ba, 7 tháng 6, 2011

Bài thơ Hạnh Phúc

 Luyện tập ở Côn Sơn tháng 5/2011
         Thật hạnh phúc trái tim người trong sáng
         Với tâm hồn sảng khoái đẹp tình đời
         Thân xác khỏe kéo dài thêm xuân mới
         Bao niềm vui khơi dạy nụ cười tươi.
                                   Lòng vị tha đã nảy sinh hạnh phúc
                                   Ta đón mừng ở trung thực bản thân.
         Lòng vị kỷ reo nỗi buồn bất hạnh
         Hạnh phúc rời kẻ bất chính, bất nhân.
                                   Tìm hạnh phúc ngay ở trong tổ ấm
                                   Mỗi gia đình, mỗi cảnh nghĩa tình sâu.
         Ở căn nhà đơn giản mà ấm áp
         Còn hơn ở lâu đài lắm khổ đau.
                                   Với xã hội lo âu hay yên ổn
                                   Ở tình người thiện ác biết phân minh.
         Ôi ở đời ai chả mong sung sướng
         Được tạo nên chính ở tấm lòng mình.
Vũ Thị Yến

14 nhận xét:

  1. Nhìn lại chính mìnhlúc 08:18 7 tháng 6, 2011

    Sống trên đời ngoài học chữ Tâm - chữ Nhẫn - chữ Kiên và một số chuẩn đạo khác thì có lẽ chúng ta nên học thêm một chữ mà lâu nay nó bị lãng quên. Đó là chữ "Dừng" - dừng lại đúng lúc trước khi nó đi quá xa đôi khi cũng là một hạnh phúc đó bạn. Nhưng nắm giữ hạnh phúc cũng là hạnh phúc

    Trả lờiXóa
  2. Hạnh phúc là khi thấy tất cả đã qua
    Vinh nhục vốn chỉ là cơn gió thoảng
    Thói tị hiềm với bao dung làm bạn
    Day dứt với đời dẫu có được bao nhiêu ?

    Để rồi khi ngày tháng đã ngả chiều,
    Hạnh phúc là được mỉm cười nằm xuống
    Ta thanh thản với những gì có được
    Và cả những gì chưa làm nổi hôm qua...

    Trả lờiXóa
  3. Hạnh phúc đích thực bắt nguồn từ chính bạn chứ không thể chịu tác động bởi những lời nói hay việc làm của người khác. cũng có nghĩa rằng hạnh phúc không thể bán, rằng của cải vật chất không mang lại hạnh phúc. Tình yêu thương, sự cảm thông và lòng can đảm đều là những thứ không cần phải mua vì đã có trong chính con người bạn đó.

    Trả lờiXóa
  4. Hạnh phúc là khi ta biết "tri túc" - tức ý thức được rằng: "àh, nhiêu đó là đã đủ cho cuộc sống của ta rồi." Mà muốn vậy thì phải có: "vô sở đắc, vô sở cầu, vô sở sợ" - nghĩa là: không ưa thích, không mong cầu, không lo sợ. Khi ấy hạnh phúc sẽ mãi ở bên ta.

    Trả lờiXóa
  5. Nương theo giáo pháp Phật Đà
    Chữ Tâm Phật dạy giúp ta độ đời.
    Đến bờ giác ngộ thảnh thơi
    Thoát ly phiền não cuộc đời an vui.
    Mọi sự mọi việc trên thế gian này như thế nào, tốt hay xấu, lành hay dữ, đúng hay sai, phải hay quấy, được hay không, đều do vọng tâm của chúng ta biến hiện ra cả. Sự cảm thọ tùy theo tâm trạng, tùy theo cá nhân, không ai giống ai, không lúc nào giống với lúc nào, không thời nào giống với thời nào, không nơi nào giống với nơi nào.
    Trong sách có câu:
    "Tâm buồn cảnh được vui sao"
    "Tâm an dù cảnh ngộ nào cũng an".
    Nghĩa là: Cùng một cảnh vật như vậy, nếu có tâm sự buồn phiền áo não, chúng ta không thấy cảnh vui chút nào. Còn nếu chúng ta có tâm trạng hân hoan vui vẻ, dù cây khô trụi lá, cảnh vẫn đẹp vui như thường. Cái tâm hân hoan vui vẻ là chúng ta, hay cái tâm buồn thảm lê thê là chúng ta? Cùng một câu nói như vậy, nếu tâm an ổn, vui vẻ mát mẻ, chúng ta cũng cho là: nói đúng nói phải, nói sao cũng được, nói ngược cũng xong. Trái lại, tâm đang bực bội, ai nói câu nào, chúng ta cũng cho là: nói sai nói bậy, nói xiên nói xỏ, nói bóng nói gió, nói hành nói tỏi, nói quấy nói quá.

    Trong Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật có dạy:
    "Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai".
    Nghĩa là: Một khi tâm niệm tức giận, sân hận khởi lên mà chúng ta không tự kềm chế, không tự khắc phục, thì biết bao nhiêu, trăm ngàn vạn chuyện khó khăn, đau khổ, chướng ngại tiếp nối theo sau đó. Khi tâm si nổi lên, chúng ta sống trong vô sắc giới, tức là cảnh giới vô minh, rất dễ lầm đường lạc nẽo, mê tín dị đoan, rất dễ dàng tạo tội tạo nghiệp bằng cách: hãm hại trả thù, lập mưu tính kế, vu khống cáo gian, thưa gửi kiện tụng, không cần biết hậu quả khổ đau đối với các người khác và gia đình họ. Những giây phút ngu si, lầm lẫn thường là nguyên nhân của những sự hối tiếc, đau khổ sau đó, cho mình và cho người khác, có khi kéo dài triền miên suốt cả cuộc đời.
    Bởi vậy cho nên, phải dẹp trừ tận gốc các tâm tham sân si, trong kinh sách gọi đó là: tam độc, chúng ta thoát ly tam giới gia, cuộc sống mới an lạc và hạnh phúc.

    Trả lờiXóa
  6. Bất nhân hay bất nghĩa

    Mong làm điều rất phải không bắt chước cách làm, rồi mà làm được, thế mới thật là khôn
    Nước Lỗ có người ở một mình một nhà. Bên láng giềng có người đàn bà góa cũng ở một mình một nhà.
    Một đêm, mưa to, gió lớn, nhà người đàn bà đổ, người đàn bà sang xin ngủ nhờ nhà người láng giếng. Người láng giềng đóng cửa, không cho vào. Người đàn bà đứng trước cửa sổ, nói rằng:
    - Ngươi sao bất nhân thế! Không cho ta vào ư?
    Người láng giềng đáp:
    - Ta nghe đàn ông, đàn bà sáu mươi tuổi trở lên mới ở chung được. Nay ngươi còn trẻ, mà ta cũng còn trẻ, cho nên ta không cho ngươi vào ngủ nhờ được.
    Người đàn bà nói:
    - Ngươi sao không làm như ông Liễu Hạ Huệ ủ người con gái ngồi vào lòng mà không tai tiếng gì?
    - Ông Liễu Hạ Huệ thì thế được, ta đây thật chưa thế được. Ví ta cho ngươi vào mà ta không được như ông Liễu Hạ Huệ thì thà rằng, ta không cho ngươi vào, mà ta cũng giữ không tai tiếng gì được như ông Liễu Hạ Huệ. Thế chẳng là ta không làm theo như Liễu Hạ Huệ mà cũng được như Liễu Hạ Huệ ư?
    Khổng Tử nghe chuyện, nói:
    - Phải lắm! Kẻ muốn học ông Liễu Hạ Huệ chưa ai giống được như người nước Lỗ này: Mong làm điều rất phải không bắt chước cách làm, rồi mà làm được, thế mới thật là khôn”.
    Lã Thị Xuân Thu
    LỜI BÀN: Cái tình cảnh éo le khó xử thật!. Đêm khuya trời mưa gió, một người đàn ông trẻ tuổi có nên tiếp một người đàn bà trẻ tuổi vào nhà không? Không tiếp thì là bất nhân, vì không chịu cứu giúp một kẻ yếu đuối đang gặp lúc mưa gió khổ thân. Tiếp, thì là bất nghĩa và không khỏi cái tiếng trai gái có tình ý, mang cái tội tà dâm bất chính. Một đằng bất nhân, một đằng bất nghĩa, chọn đàng nào vì cái tình cảnh không sao giữ trọn vẹn được cả đôi đàng? Dễ chỉ có làm như ông Vân Trường đốt đuốc cầm suốt đêm chỗ trước cửa cho hai chị dâu ngủ, họa mới rõ là người nghĩa sĩ mà thôi. Như người nước Lỗ đây đành l
    supper teo: Như người nước Lỗ đây đành là bất nhân, cố giữ lấy cái “nghĩa” là theo lý tưởng rất nghiêm bên Á Đông ta là: “Nam nữ hữu biệt”.

    Trả lờiXóa
  7. KẺ BẤT CHÍNH
    Nước Sở có người có hai vợ. Vợ cả và vợ lẽ cùng đẹp, cùng xinh. Anh láng giềng ghẹo người vợ cả. Người vợ cả giận và mắng thậm tệ. Anh láng giềng lại ghẹo người vợ lẽ, người vợ lẽ bắng lòng và đi lại.

    Không bao lâu, người có hai vợ ấy chết. Anh láng giềng muốn tính cuộc vuông tròn, lại giạm hỏi người vợ cả.

    Có kẻ hỏi rằng: “ Người vợ cả trước đã mắng anh, người vợ lẽ vốn vẫn có tình với anh, sao bây giờ anh lại định lấy người vợ cả?”

    Anh ta đáp: “ Lúc người ta còn là vợ người, thì thích kẻ tư tình với mình; lúc người ta đã là vợ mình, thì thích kẻ không tư tình với ai. Kẻ, trước đã tư tình với tôi, thì rồi, ai nó cũng tư tình được, thiên hạ ai cũng là chồng nó được. Cho nên bây giờ tôi không lấy nó.”

    Thế mới hay con người bất chính đi làm tôi tớ người ta, dù làm cho người ta bằng lòng đến đâu, người ta vẫn rẻ rúng khinh bỉ.

    LỜI BÀN TRONG CỔ HỌC TINH HOA:

    Ở đời những kẻ dễ đổi lòng như người vợ lẽ nói trong truyện này là những kẻ bất chính. Đã bất chính thường hay bất trắc, rất nên khinh bỉ. Còn những kẻ chính trực như người vợ cả nói trong truyện này, thì lúc nào cũng thuần thục thẳng băng dù chẳng may gặp sự khó khăn, thiên hạ như có phần không ưa, mà thực trong bụng vẫn kính phục vô cùng. Ta có hiểu rõ cái tâm lí ấy như người lấy vợ đây thì mới gần được người quân tử mà xa được kẻ tiểu nhân.

    Trả lờiXóa
  8. Người đàn ông trong "Bất nhân hay bất nghĩa" là người "bất trí".
    Còn người vợ cả trong "Kẻ bất chính" liệu có lấy người đàn ông hàng xóm đó không? dám chắc là không, thà ở vậy thờ chồng còn hơn đi lấy kẻ như vậy.

    Trả lờiXóa
  9. @ Chị Vân: Em hoàn toàn nhất trí với ý kiến của chị, và em cũng không thể hiểu được tại sao phần nhận xét của một bài thơ của bà Yến, người hai lần bị tai biến mạch máu não, đã mất nhiều công sáng tác và phải dùng tay trái để viết lại biến thành nơi giảng Pháp?

    Trả lờiXóa
  10. HT: cũng là nói về hạnh phúc cả mà. Không sao, tốt thôi.
    Có câu chuyện thế này (Vân đã đăng rồi, xin nhắc lại): Một ngày kia, đám yêu tinh họp nhau lại để tìm cách phá hoại cuộc sống của loài người. Yêu tinh đầu đàn lên tiếng: “Với loài người, hạnh phúc là thứ quí giá nhất. Vậy chúng ta hãy đánh cắp thứ quí giá nhất của họ và giấu ở nơi mà họ không thể tìm thấy được. Các ngươi thấy sao?”.

    Một yêu tinh lên tiếng: “Hãy đem hạnh phúc giấu trên đỉnh núi cao nhất trên Trái đất này, chắc con người sẽ không thể tìm ra”.

    Yêu tinh đầu đàn lắc đầu: “Rồi một ngày họ cũng sẽ tìm cách chinh phục đỉnh núi cao nhất ấy”.

    “Vậy hãy giấu hạnh phúc dưới đáy đại dương sâu thẳm...” - một yêu tinh khác nói.

    “Rồi một ngày họ cũng thám hiểm đến đáy đại dương sâu thẳm nhờ những phương tiện hiện đại”, yêu tinh đầu đàn lại lắc đầu.

    “Mang giấu ở một hành tinh khác vậy”, một tiểu yêu tinh đề nghị.

    “Con người đang tìm cách khám phá vũ trụ và các hành tinh khác”, yêu tinh đầu đàn ngao ngán.

    “Có một sự thật: con người hay tìm kiếm hạnh phúc khắp mọi nơi; nhìn thấy hạnh phúc nơi người khác nhưng thường không nhìn thấy hạnh phúc chính ở bản thân mình. Vậy ta hãy giấu hạnh phúc trong mỗi con người, chắc chắn họ sẽ không thể nào tìm thấy được...”, một nữ yêu tinh chậm rãi nói.

    Cả đám yêu tinh reo lên sung sướng và quyết định làm theo lời đề nghị trên.

    Liệu hạnh phúc của con người có bị đám yêu tinh kia giấu mất? Câu trả lời tùy thuộc chính bản thân chúng ta trong quá trình tìm kiếm hạnh phúc cho mình...

    Cháu cảm phục bà Yến nhiều lắm. Đúng là hạnh phúc, niềm sung sướng đều ở trong chính mình như bà viết.

    Trả lờiXóa
  11. Chứng tỏ học vấn của Khổng Tử ngàn xưa lừng danh thiên hạ không đúng rồi? . Chẳng nhẽ những lời ca tụng về Khổng Tử hoàn toàn sai không đúng sự thật. Lời nhận xét của Khổng Tử chỉ có Khổng Tử mới rõ và đấy là thời tiền cổ rồi. Còn bây giờ xã hội phát triển trí tuệ con người thông minh cùng kiến thức uyên bác đầy tình người và đạo lý.Nên có cái nhìn đúng đắn và đầy trí tuệ và từ bi hơn.

    Trả lờiXóa
  12. không biết tác giả nào soạn và bình về "Cổ Học Tinh Hoa" về nhà mà văn ôn võ luyện lại. Lấy nhận xét của HV mà học tập. Thật là uổng phí...
    Qủa đúng không sai "Không bằng trí tuệ người phụ nữ Việt Nam bây giờ". Đáng khâm phục và tự hào

    Trả lờiXóa
  13. TU DỪNG NGHIỆP
    Từ xa xưa không biết đạo lý, chúng ta buông lung thân chạy theo sự giết hại, trộm cướp, dâm dật (tà dâm) làm đau khổ chúng sanh, tức là nghiệp ác nơi thân. Gìơ đây biết đạo lý, dừng lại không làm nữa là tu dừng nghiệp của thân. Trước kia nơi miệng ưa nói dối trá, nói ly gián, nói hoa mỹ, nói thô bạo để lường gạt, chia lìa, say mê, bực tức khiến người đau khổ, là nghiệp ác của miệng. Hiện nay biết chặn đứng ngăn đón không cho nói những lời ấy nữa, là tu dừng miệng nơi miệng. Khi xưa ý phóng túng chạy theo si mê, tham lam, nóng giận lôi cuốn bản thân mình vào đường lầm lạc khổ đau và làm thương tổn đến kẻ khác, là nghiệp ác của ý. Gìơ này chúng ta biết hối lỗi, bắt buộc nó dừng lại, là tu dừng nghiệp của ý.

    TU CHUYỂN NGHIỆP
    Chuyển nghiệp tức là thay nghiệp xấu đổi thành nghiệp tốt. Thay vì ngày xưa thân ta ưa giết hại, trộm cướp dâm dật (tà dâm) nay thích làm việc cứu mạng, giúp đỡ, trinh bạch, là chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện của thân. Ngày xưa miệng thường nói dối trá, nói ly gián, nói hoa mỹ, nói thô bạo, nay đổi thành nói chân thật, nói hoà hợp, nói đúng lý, nói nhã nhặn, là chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện của miệng. Ngày xưa ý hay si mê, tham lam, nóng giận nay sửa lại thành trí tuệ, buông xả, từ bi, là chuyển nghiệp ác thành nghiệp thiện của ý. Tu mười nghiệp lành này có tánh cách xây dựng kiến tạo sự an vui tốt đẹp thay cho mọi người. Ở nhân gian nếu được đa số người biếi tu chuyển nghiệp thì, nhân gian không cầu hạnh phúc mà hạnh phúc cũng tự đến. Biết tu chuyển nghiệp thì hiện tại được an lành, tương lai cũng vui vẻ
    Trích trong “Bước đầu học phật” HT.Thích Thanh Từ

    Trả lờiXóa
  14. Nhân “Bài thơ hạnh phúc”. Kính tặng cô nhận xét được trích trong "Bước đầu học phật" của HT.Thích Thanh Từ. Bởi vì may mắn mình thoát khỏi sự mê muội lầm lạc. Được sinh ra làm thân người bên cạnh có Thầy giỏi dẫn dắt để mình có trí tuệ hơn người. Lấy trí tuệ sáng suốt của mình để giúp cho chính bản thân mình. Lấy trí tuệ của mình cùng kinh nghiệm sống của mình khuyên bảo chân thành đến người mà mình quý và tin tưởng để người mình yêu quý, tin tưởng không rơi vào cảnh mê muội lầm lạc "bởi vì đời là bể khổ". Làm cho cuộc sống và xã hội trở lên tốt đẹp và trong sáng hơn. Mong cô thích nhận xét này mà cháu rất lấy làm tâm đắc của HT.Thích Thanh Tứ để gửi tặng cô và gửi tặng mọi người để có thể hiểu về mình và hiểu về đạo phật. Bởi đó là đạo luôn chỉ đường và dẫn dắt chúng ta sống trong từ bi và trí tuệ

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.