Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

CHỮA LIỆT MẶT THẾ NÀO ? (TIẾP THEO)

Phân loại theo sách Triệu Chứng Học Nội Khoa chia làm 2 loại: 
1- Liệt mặt thể Trung ương: do tổn thương trong bán cầu não, phía trên nhân của dây VII, thường kèm liệt nửa người (thường do tổn thương ở 1 bên bán cầu não: nhũn não, chảy máu não, khối u não, tai biến mạch máu não.) 
2- Liệt mặt thể Ngoại biên: liệt cả mặt trên lẫn mặt dưới, không có liệt nửa người, lý do thường do trời lạnh, bị nhiễm trùng, đặc biệt là siêu vi gây bệnh Zona. Siêu vi trùng gây bệnh Zona thường khu trú trong các hạch thần kinh, do chưa có thuốc tiêu diệt được nó, nên khi thuận lợi (đề kháng cơ thể yếu…) chúng xông ra đánh phá các dây thần kinh. Trường hợp này, dùng thuốc đặc trị Axyclovir trong 2-3 ngày đầu rất có hiệu quả… 


Phân loại theo y học cổ truyền: chia làm 3 loại: Liệt mặt do phong hàn.  Liệt mặt do phong nhiệt. Liệt mặt do huyết ứ ở kinh lạc. 
1- Liệt dây VII Ngoại Biên do lạnh (phong hàn): tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, uống nước bị trào ra, không huýt sáo được, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mạch Phù. 
Điều trị: khu phong, tán hàn, hoạt lạc. 
- Bài 1: Sách NKHT Đô dùng bài Đại Tần Giao Thang: Khương hoạt, Độc hoạt, Tần giao, Bạch chỉ, Xuyên khung, Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Phục linh, Hoàng cầm đều 8g, Ngưu tất, Thục địa, Đảng sâm, Bạch truật đều 12g- Sắc uống. 
- Bài 2: Sách YHCT Dân Tộc Việt Nam dùng: Tang ký sinh, Thương nhĩ tử, Kê huyết đằng đều 12g, Quế chi, Bạch chỉ, Uất kim, Trần bì đều 8g- sắc uống. 
Bài3: Sách TGD Phương dùng bài Ngọc Kinh Tán (Đương quy 8g, Nhục quế 10g, Nguyên hồ 8g, Toàn trùng 4g- sắc uống. 
- Bài 4 Thục Phụ Ô Tán: Thục phụ tử 90g, Xuyên ô (chế) 90g, Nhũ hương 60g. Tán bột chia thành 8-10 gói. Mỗi ngày làm 1 lần, mỗi lần 1 gói. Trước khi dùng thêm 4g bột gừng trộn vào thuốc, cho nước vào khuấy đều thành hồ sệt. Trước khi đắp thuốc, dặn người bịnh dùng lát gừng mỏng xát vào vùng bịnh cho đỏ ửng da, rồi bôi thuốc lên, trên đến huyệt Thái dương, dưới đến huyệt Địa thương, rộng chừng 3cm, lấy vải gạc cố định, rồi dùng túi nước nóng chườm ở ngoài một lát. Mỗi ngày thay thuốc một lần cho đến khi khỏi. 
2- Liệt dây VII do phong nhiệt, lý do nhiễm khuẩn xâm nhập vào kinh lạc. Tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, ăn uống nhai khó, uống nước thường bị trào ra, không huýt sáo được, toàn thân có sốt, sợ gió, rêu lưỡi trắng dầy, mạch Phù, Sác. Bài thuốc chữa nhằm Khu phong, thanh nhiệt, hoạt huyết (lúc có sốt). Khu phong bổ huyết, hoạt lạc (khi hết sốt) dùng bài Khiên Chính Tán Gia Vị: Bạch phụ tử, Cương tằm, Toàn yết, lượng bằng nhau, thêm Kinh giới, Phòng phong, Bạch chỉ, Hồng hoa, tán bột, mỗi lần dùng 4g uống với rượu nóng, ngày 2 lần. 
- Sách YHCT dân tộc VN dùng: Kim ngân hoa, Bồ công anh đều 16g, Thổ phục linh, Thương nhĩ tử, Xuyên khung, Đan sâm, Ngưu tất đều 12g - sắc uống. 
- Sách khác dùng bài: Trị Chư Phong Tý Tà Phương: Phòng phong, Cam thảo, Hoàng cầm, Quế chi, Đương quy, Phục linh, Tần cửu, Cát căn, Sinh khương, Đại táo, Hạnh nhân), sắc uống. 
3- Liệt dây VII do huyết ứ: Sau khi té ngã, đánh đập, thương tích, sau khi mổ vùng hàm, mặt, xương chũm...tự nhiên mắt không nhắm được, miệng méo cùng bên với mắt, ăn uống khó, không huýt sáo được. Điều trị: Hoạt huyết, hành khí. 
- Bài 1: Sinh địa, Đương quy đều 16g, Xích thược, Đào nhân, Hồng hoa, Đan sâm đều 12g, Xuyên khung 8g, Điền thất (bột) 4-6g uống với nước thuốc. 
- Bài 2: Đan sâm, Xuyên khung, Ngưu tất đều 12g, Tô mộc, Uất kim đều 8g, Xích thược 16g, Hồng hoa 8-20g, Quế chi 6-10g, Quất lạc 8-10g, Địa long 10-16g, Cam thảo 4-6g- sắc uống. 
Thuốc đắp trị liệt mặt (các bài thuốc dùng để đắp, bôi, cần theo dõi cẩn thận, khi thấy hết méo, bỏ thuốc ra ngay.)
- Tỳ ma tử 40g bỏ vỏ, Băng phiến 1 ít, giã nát như cao. Liệt bên trái dán bên phải và ngược lại (Đinh Nghiêu Thần, Hà Bắc-TQ). 
- Tỳ ma nhân (tử) 20 hột, Niêm (Nam) hương 8g. Giã nát Tỳ ma nhân, cho Niêm hương vào quậy đều. Đổ rượu vào hâm nóng, lúc còn ấm đem dán vào má. Bên trái liệt thì dán bên phải và ngược lại (Trang Thế Đức, Phước Kiến - TQ). 
- Thương nhục chế (giã nát), rắc trên thuốc cao thường dán ở khóe miệng. Bên trái liệt dán bên phải và ngược lại (Nhiếp Hàm Trí, Hà Bắc- TQ). 
- Bạch phụ tử 12g, Cương tằm 12g, Toàn yết 12g, nghiền nát, cho dầu thơm (Hương du) vào quậy đều dùng để dán. Liệt bên trái dán bên phải và ngược lại (Đương Truyền Tuy, Sơn Đông, TQ). 
- Nam tinh 12g, Chi tử (sống) 20 trái, giã nát trộn với dấm, dùng để bôi, liệt bên trái bôi vào vùng huyệt Giáp xa bên phải và ngược lại (Quách Đức Hưng, Sơn đông). 
- Tỳ ma tử 7 hột, Ba đậu 7 cái, giã nát, dán vào huyệt Thái dương, Đau bên phải dán bên trái và ngược lại (Cung Tôn Tính, Sơn Đông, TQ). 
- Tỳ ma tử 8g (bỏ vỏ), Nhũ hương 4g, giã nát. Liệt bên phải dán bên trái và ngược lại (Trưng Kinh Võ, Hà Bắc, TQ). 
- Băng phiến 1 ít, hòa với máu đuôi lươn, bôi. Liệt bên phải dán bên trái và ngược lại (293 Bài Thuốc Gia Truyền). 
Có tài liệu dùng máu lươn trộn với nhưạ cây đa (hoặc búp đa), nhựa cây duối..cũng có hiệu quả tốt. 
Châm cứu chữa liệt mặt: như bài đã viết trước. Nói thêm: Nếu rãnh nhân trung lệch, chảy nước miếng, thêm Nhân trung, Hoà liêu, Thái dương thấu Giáp xa. Thêm Hiệp thừa tương, Hạ quan, Túc tam lý. Chọn huyệt phối hợp trên dưới để hiệu quả tốt hơn. Châm nông, kích thích vừa. Mỗi ngày hoặc 2 ngày châm 1 lần, trừ Hợp Cốc, Nội đình, Túc tam lý để sơ thông kinh khí ở Dương minh, theo cách chọn huyệt ở xa; Dùng quẻ dịch dán vào các huyệt như huyệt châm cứu: Khi thầy thuốc chỉ định thôi đắp thuốc, thôi châm cứu, theo kinh nghiệm của tôi lúc đó bệnh chỉ khỏi 90-95%, thì ta có thể dùng quẻ dich tiếp tục hoàn thiện việc chữa bệnh. Nếu thấy mi mắt còn vấn đề thì cũng chỉ dán quẻ vào những huyệt quanh mắt. Nếu môi miệng còn ván đề khi cười, nói..thì dán quẻ dịch vào các huyệt tương ứng quanh miệng, môi…. Quẻ dịch tôi dùng: Thiên địa bĩ, tức quẻ Càn-khôn, nhằm chống tà khí, quân bình lại âm dương cơ thể.

1 nhận xét:

  1. @ A Tùng: Em nghĩ mọi người muốn biết quá trình chữa bệnh của anh như thế nào. Cụ thể anh đã dùng những bài thuốc gì và dùng như thế nào. Thông tin trên mạng và qua sách vở thì nhiều lắm, nhưng cái mà mọi người trong CLB cần là sự chia sẻ kinh nghiệm chữa và điều trị bệnh thực tế. Em đọc xong các bài thuốc anh giới thiệu mà thấy hoa hết cả mắt.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.