Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010

BÀN THÊM VÊ CHỮA CẢM, CÚM


Ta thường bị Cảm, Cúm, hai chứng bệnh này thường đi với nhau và thường mắc phải vào mùa tiết trời chuyển đổi (xuân-hè, thu-đông...).
Hải Thượng Lãn Ông phân tích:
- Con người và thiên nhiên là thống nhất.
- Khi thời tiết thay đổi, con người chưa thay đổi kịp nên sinh bệnh, gọi là bệnh "Thời Khí" (bây giờ ta hay gọi là bệnh CẢM, CÚM).
Cách phòng bệnh cảm cúm là dùng các loại lá thơm, với ý nghĩa là tinh hoa của cây cỏ tự nhiên, đun nước tắm gội, hay xông hơi, nhằm cho cơ thể mình thống nhất với thiên nhiên thì sẽ tránh được bệnh này. Phân tích này trùng khớp với hiểu biết của chúng ta ngày nay: tinh dầu thơm cây cỏ có tính kháng khuẩn, kháng virus. Tắm gội nước lá thơm sẽ làm tăng sức chống đỡ của cơ thể trước sự xâm nhập của virus khi thời tiết thay đổi. Đó là cái lý của phép xông nước lá thơm khi thời tiết thay đổi (để phòng bệnh) và chữa khi đã mắc bệnh.
Thiền Lửa Tam Muội đã dạy chúng ta 10 phép chữa bệnh. Tôi muốn trao đổi với các bạn đọc khi bị cảm cúm rồi thì chữa theo cách nào cho có hiệu quả. Đây là kinh nghiệm của tôi khi ứng dụng bài học.
1. Khi mắc bệnh cảm, cúm thường có cảm giác ớn lạnh, mệt mỏi, hắt xì hơi, nước mũi chẩy, ho...nặng hơn thì sốt nhẹ. Để lâu sẽ bị bệnh thứ phát (bội nhiễm) sinh ra viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi...
2. Có mấy cách ngăn chặn bệnh phát triển bằng cách vận dụng những bài học của ta. Tôi đã ứng dụng cho mình và gia đình con cháu rất có hiệu quả, không phải dùng tới thuốc gì cả. Cách xử lý bệnh như sau:
a. Vẽ ngay quẻ dịch dán vào các huyệt Đại Chuỳ, Phong Trì, Phong Môn, Thái Dương, Nghinh Hương, Thiên Dung, Hợp Cốc.
Nếu xổ mũi , tắc mũi, thì dán thêm vào Thượng Nghinh Hương, Ngoại Nghinh Hương.
Nếu có HO, thì dán thêm vào 2 huyệt Phế Du, ở phía ngực trước dán vào Thiên Đột, Đản Trung, 2 huyệt Trung Phủ, Vân Môn.
Chỉ cần dán liên tục 3-5 ngày là bệnh ngừng phát triển, có thể khỏi tuỳ theo thể trạng từng người và tuỳ thuộc vào việc chữa sớm hay chữa muộn. Chữa sớm thì có khi chỉ dán 1 ngày là ngưng bệnh.
b. Cách thứ 2 áp dụng khi phát hiện bệnh sớm, chữa ngay:
Phát công, dùng đầu ngón tay day vào các huyệt đã nói ở trên.
Có thể áp dụng bài thiền "Khí Hải Song Chưởng": sau khi đã thực hiện phần đầu bài thiền, đến giai đoạn cuối bài "thu năng lượng vào rốn và phát NL ra hai bàn tay", thì thay vì việc làm đó, ta đặt tay vào các huyệt đạo đã nói ở trên. Lúc đó thu NL vào rốn và phát NL vào các huyệt đó. Mỗi nơi thực hiện 4-5 phút, càng lâu càng tốt. Cách làm này rất hiệu nghiệm .
Khi bạn vì lý do nào đó mà húng hắng ho: hãy đặt tay vào Đại Chuỳ và Thiên Đột rồi phát năng lượng vào đó, chỉ 1-2 phút là ngừng ho ngay (hít vào thu NL, thở ra phát NL).
Nếu có sốt, muốn hạ nhiệt, hãy đặt 1 tay vào huyệt Đại Chuỳ, day nhẹ (luân xa 5), tay kia mở rộng bàn tay ôm lấy 2 huyệt Thái Dương và day nhẹ (động tác như động tác "Ngạnh Đầu" trong bài học). Chỉ thực hiện khoảng 3-5 phút là sốt nóng sẽ giảm ngay.

Kinh nghiệm này tôi đã bầy cho 1 số bạn bè bị Cảm, Cúm và họ đã áp dụng có kết quả tốt. Các bạn có kinh nghiệm gì về chủ đề này thì trao đổi nhé.

3 nhận xét:

  1. @ A Tùng: Lâu mới lại thấy anh đăng bài. Mùa này nhiều người bị cảm, hy vọng kinh nghiệm mà anh chia sẻ sẽ giúp được nhiều người.

    Trả lờiXóa
  2. Sơn Tùng:
    Như bài viết "kinh nghiệm chữa viêm mũi dị ứng", khi dùng quẻ dịch chữa CẢM, CÚM, cũng có thể dùng quẻ CÀN-KHÔN ( Thiện địa bĩ) để trị bệnh cảm, cúm này. Tôi thừơng dùng quẻ này để chữa bệnh cho gia đình, vì que này dễ nhớ và cũng có nhiều công hiệu.
    Tóm lại: Khi cần đuổi tà khí xâm nhập cơ thể, có thể dùng que CÀN-KHÔN. Đó là kinh nghiệm của tôi.
    LÂM PHÚC.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.