Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

LÀM THẾ NÀO ĐỂ HẾT CƠN BUỒN NGỦ KHI THIỀN

Trần Văn Nghĩa
Giáo viên phụ trách lớp Thiền 4
Ngủ gật khi thiền là tình trạng phổ biến, không chỉ người mới hành thiền mà cả những người đã thiền lâu năm cũng vẫn rơi vào trạng thái ngủ gật. Khi ngủ gật, mí mắt bắt đầu nặng, đầu bỗng nhiên mất thăng bằng và lắc lư đổ về phía trước; đó là biểu hiện hành thiền đang bị hôn trầm. Điều đó trực tiếp gây trở ngại cho quá trình thiền. Để vượt qua trạng thái này ta phải làm thế nào?

Nguồn ảnh: Bác Tô Thị Lan

1. Không tác ý tới cơn buồn ngủ 
Khi buồn ngủ, đầu óc chỉ tập trung vào ý tưởng “buồn ngủ quá”. Suy nghĩ như vậy là chúng ta đã mở cửa tâm mình cho trạng thái rã rượi, hôn trầm, vào nhà và bắt đầu trao cho nó cái quyền làm chủ. Cách tốt nhất là ta không để ý tới cơn buồn ngủ, hãy coi nó là khách không mời. Lúc buồn ngủ trong khi thiền tốt nhất là ta chỉ chú tâm vào thiền, không để tâm đến buồn ngủ.

Khi chuyển sự chú ý sang vấn đề khác, trạng thái rã rượi, hôn trầm, không có cơ sở nổi lên trên bề mặt của ý thức nữa; do vậy Đức Phật dạy cách đối phó với buồn ngủ là không để ý đến sự có mặt của nó.

2. Hãy tỉnh thức suy ngẫm
Hãy tự nhủ mình cần phải đánh thức mình dậy, hãy khích lệ và đông viên chính mình. Khởi nghĩ mình đang ngồi thiền, cần phải tập trung vào thiền. Không thể sao nhãng việc thiền, có như vậy mới đẩy lùi bệnh tật. Tập trung vào việc thu năng lượng vào các luân xa. Cảm nhận cơ thể đang nóng dần lên.

Khi ta tỉnh thức, tập trung vào thiền, cơn buồn ngủ sẽ dần tan biến.

3. Mở mắt và di chuyển đôi tròng mắt
Mở mắt và di chuyển con ngươi lên xuống, phải trái, vòng tròn, xuôi và ngược lại. Cùng lúc đó ta chỉnh lại tư thế ngồi thiền sao cho cột sống luôn thẳng, để năng lượng đi vào cơ thể được thông suốt. Làm như vậy sẽ cắt được cơn buồn ngủ. Đến khi tỉnh táo hãy ngồi thiền trở lại.

4. Hình dung ra một nguồn ánh sáng rực rỡ
Hình dung ra đang có một nguồn ánh sáng rực rỡ tràn vào cơ thể qua các luân xa. Rất ngắn thôi, cơn buồn ngủ sẽ biến mất.

5. Thở nội lực 4 thì
Thở nội lực 4 thì, lặp lại một vài lần, cho đến khi cơ thể nóng lên, mồ hôi toát ra; cơn buồn ngủ sẽ hết, khi đó ta ngồi thiền trở lại.

6. Nhéo dái tai của mình
Nhéo dái tai thật đau sẽ hết buồn ngủ.

7. Đứng dậy
Từ từ đứng dậy, thật chậm rãi và lặng lẽ, mở mắt nhìn ra xa. Khi hết buồn ngủ thiền tiếp.

8. Đi bộ
Vẫn chưa hết buồn ngủ thì lặng lẽ đi bộ vài phút, sẽ tỉnh lại và thiền tiếp.

9. Lau mặt bằng nước lạnh
Lặng lẽ đi ra vòi nước, dùng nước lạnh lau mặt, sẽ tỉnh táo trở lại và lại thiền tiếp tục.

10. Ngủ một vài phút
Khi mọi cách đều bất lực, chứng tỏ cơ thể đã quá mệt mỏi cả thể xác và tâm hồn. Có thể đã bị mất ngủ trước đó hay đã làm việc quá mệt mỏi. Lúc này cách tốt nhất là hãy ngủ một vài phút sau đó thiền trở lại.
Tháng 5 năm 2020

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.