Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Tư, 10 tháng 4, 2013

Tìm hiểu về Low-Carb

         Chế độ ăn Low-Carb được hiểu là chế độ ăn cắt giảm lượng carbonhydrate tiêu thụ hàng ngày.  
         "Carbohydrates - hay còn gọi tắt là Carbs - cung cấp cho cơ thể nguồn năng lượng cần để hoạt động. Chúng được tìm thấy trong hầu hết các nguồn thực phẩm từ thực vật, như là trái cây, rau, đậu và các loại hạt. Sữa và các sản phẩm từ sữa là thực phẩm duy nhất có nguồn gốc từ động vật mà có chứa carbs. 



         Carbohydrate được chia thành hai nhóm: Carbohydrate đơn giản và Carbohydrate phức tạp. Carbohydrate đơn giản còn gọi là đường đơn, bao gồm fructose (đường trái cây), sucrose (đường ăn), và lactose (đường sữa). Carbohydrate phức tạp cũng làm từ đường nhưng các phân tử đường được nối kết với nhau tạo thành dạng chuỗi dài và phức tạp hơn, và có trong chất xơ và tinh bột. Thực phẩm giàu carbohydrate phức tạp bao gồm rau, ngũ cốc nguyên cám (whole grains), hạt và các loại đậu. Carbohydrate là nguồn phần chính của glucose trong máu (đường trong máu), là nguồn năng lượng chính của tất cả các tế bào trong toàn bộ cơ thể, và là nguồn năng lượng duy nhất cho não và các tế bào hồng cầu. Ngoài trừ chất xơ, vốn không tiêu hóa được, cả Carbohydrate đơn giản và Carbohydrate phức tạp đều chuyển thành glucose. Lượng glucose chuyển hóa được sau đó sẽ được sử dụng trực tiếp cung cấp năng lượng cho cơ thể hoặc lưu trữ tại gan để cung cấp sau này. Nếu chúng ta tiêu thụ nhiều calories hơn nhu cầu của cơ thể, một phần của Carbohydrate sẽ chuyển hóa thành mỡ tích trữ trong cơ thể. Vì đường đơn có cấu tạo đơn giản hơn do đó chuyển hóa thành glucose nhanh hơn, nên lưu ý." (Nguồn: vinavitamin.com)
         Tuy nhiên, theo một số thông tin gần đây Carbonhydrate lại là thủ phạm chính gây ra mỡ thừa tích ở bụng và cảm giác thèm ăn đồ ngọt, đồng thời là nguyên nhân khiến tăng cân nhanh chóng. Theo đề nghị của một số nhà nghiên cứu muốn giảm cân hoặc duy trì cân nặng hiện tại nên cắt giảm lượng carb tiêu thụ hàng ngày. Chế độ ăn với hàm lượng carb bị hạn chế được gọi với tên là: chế độ ăn low-carb. 
         
         Không chỉ dừng lại ở đó người ta cho rằng chế độ Low-Carb còn được sử dụng có kết quả trong việc điều trị bệnh ung thư.

Low Carb trong việc điều trị ung thư



         Bài đăng này chỉ có tính chất tham khảo. Mong cả nhà nghiên cứu thật kỹ trước khi áp dụng. Thu đã tìm hiểu khá nhiều thông tin. Kèm theo chế độ này có những cửa hàng online chuyên bán đồ ăn, thực phẩm cho chế độ Low-Carb, công thức chế biến những món ăn Low-Carb. Thực ra hiểu một cách nôm na, Low-Carb là chế độ ăn giảm hoặc loại bỏ theo mức độ các loại đồ ăn có chứa tinh bột, đường và những đồ ăn chuyển hóa thành đường, sữa béo, bơ,...và được phép ăn thịt thoải mái. Nói thật nhìn bữa ăn theo kiểu Low-Carb thấy hơi sợ vì nhiều đạm động vật quá. :(
         Và không hiểu ăn theo chế độ này có tiềm ẩn gout không cả nhà nhỉ.  
         Mời cả nhà đọc thêm bài "Thận trọng khi nhịn cơm giảm béo" trên VnExpress TẠI ĐÂY.

2 nhận xét:

  1. Cháu đã từng thực hiện low carb và thấy đây là phương pháp ăn kiêng giảm béo hiệu quả mà không có tác dụng phụ ạ. Cháu giảm đc 3 kg chỉ sau 2 tuần. Quan trọng việc tăng cân trở lại rất chậm. có khi hàng năm trời mới tăng lên chút ít.

    Trả lờiXóa
  2. Để giảm cân có nhiều cách, và quan trọng là lựa chọn phương pháp phù hợp và phải kiên trì. Thiền đều, đúng phương pháp, kết hợp với chế độ ăn uống và vận động hợp lý là cách tốt nhất để giảm/ duy trì trọng lượng ở mức mình mong muốn. Với chế độ Low-Carb, người thực hành bắt buộc phải giảm (hoặc loại bỏ) đồ ăn chứa carbs mà chủ yếu là các nguồn thực phẩm từ thực vật (rau, trái cây, đậu, ngũ cốc), sữa và các sản phẩm từ sữa, tăng cường ăn đạm động vật. Với những ai không muốn/ không được ăn (do bác sĩ bảo thế) nhiều đạm động vật thì khó có thể áp dụng được phương pháp này. Ví dụ như những người muốn ăn chay (hoặc gần như ăn chay) để thanh lọc cơ thể, những người bị cao huyết áp, gout, tim mạch,...khó theo được chế độ này cho dù nó có khả năng chữa được bệnh ung thư như trong clip. Đấy là chưa kể chi phí cho những bữa ăn Low-Carb ko hề rẻ.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.