Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2011

Tôi sẽ cố gắng hơn

 Dã ngoại cùng CLB tháng 4/2011. Anh Nhã (ngoài cùng từ trái sang)
Tôi là Trần Đức Nhã, 61 tuổi. Tôi đến luyện tập ở CLB DSNL vào các sáng thứ 5 hàng tuần, từ đầu tháng 1 năm 2011. 
Cũng như các anh chị em khác, lý do tôi đến với môn Thiền Thu Lửa Tam Muội là do sức khỏe yếu. Tôi có các bệnh mãn tính như: viêm gan, thoái hóa đốt sống cổ, viêm dạ dày. Từ tháng 12/2010 tôi còn bị tim đập nhanh, huyết áp tăng do bị suy nhược hệ thần kinh thực vật dẫn tới chứng mất ngủ. Có ngày tôi chỉ ngủ được độ 1-2 tiếng, và điều đó dẫn đến sức khỏe của tôi bị suy giảm nghiêm trọng.
Tôi biết đến việc luyện thiền đã lâu, từ những năm 1990, nhưng hồi đó tôi không quan tâm đến vấn đề này lắm. Do là chỗ quen biết từ trước với Thầy Chủ nhiệm CLB, khi được Thầy giới thiệu về môn Thiền Thu Lửa Tam Muội, tôi thấy đây là vấn đề cần phải suy nghĩ vì nó là người thật, việc thật. Sau một thời gian suy nghĩ, cả hai vợ chồng tôi cùng quyết tâm theo học thiền.
Về kết quả của việc học thiền có lẽ tôi cần phải cố gắng hơn nữa. Bước đầu kết quả chưa được là bao nhiêu. Đúng như sách dạy, chúng ta phải tu luyện cả thân lẫn tâm. Đối với tôi thì việc luyện tâm cho trong sáng, làm được nhiều việc thiện còn khó hơn việc luyện thân hàng ngày. Ví dụ như việc ngồi tĩnh lặng sẽ được nâng lên từ 1 giờ đến 2 giờ, 3 giờ/ lần là có thể làm được. Tôi cũng như mọi người hãy cố gắng lên và phải có niềm tin mới thành công được.
Trong hơn 3 tháng tập thiền, tôi thực sự cảm nhận được số buổi tập có hiệu quả chỉ đếm được trên đầu ngón tay, khoảng từ 3-4 lần. Số còn lại chưa có hiệu quả. Ví dụ ngồi thiền còn hay bị ngủ gật. Do bệnh mất ngủ, khi nằm thì không ngủ được nhưng khi ngồi thiền lại bị ngủ gật. Hay như trước khi ngồi thiền mà đầu óc căng thẳng do suy nghĩ các công việc gì đó, thì ngồi thiền cũng không có kết quả. Ngồi thiền mà có kết quả, thu được năng lượng vào cơ thể thì sau buổi tập ta thấy cơ thể khoan khoái và sức khỏe được cải thiện hơn trước lúc tập. Tôi biết là chưa làm được, nhưng tôi sẽ cố gắng.
Tôi rất mong được sự giúp đỡ về kinh nghiệm của Thầy và mong được các bác, các anh, các chị đã học trước giúp đỡ. Tôi sẽ cố gắng tập luyện và chia sẻ với mọi người những gì đã nhận được để sức khỏe của chúng ta ngày một tốt hơn.
Ngày 20/5/2011
Trần Đức Nhã

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.