Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010

CHỮ NHẪN

Có khi Nhẫn để yêu thương
Có khi Nhẫn để tìm đường tiến thân
Có khi Nhẫn để chuyển vần
Thiên thời địa lợi nhân tâm hiệp hòa
Có khi Nhẫn để vị tha
Có khi Nhẫn để thêm ta bớt thù
Có khi Nhẫn tỉnh giả ngu
Hơn hơn, thiệt thiệt đường tu ai tường
Có khi Nhẫn để vô thường
Không không, sắc sắc đoạn trường trần ai !
Có khi Nhẫn để tăng tài
Khôn khôn, dại dại nào ai tránh phòng
Có khi Nhẫn để khoan dung
Ta vui người cũng vui mừng có khi
Có khi nhẫn để tăng uy
Có khi Nhẫn để kiên trì bền gan
Có khi Nhẫn để an toàn
Có khi Nhẫn để rõ ràng đúng sai
Bạn bè giao thiệp nào ai
Có khi Nhẫn để kính người trọng ta
Kể ra cũng khó đó mà
Chữ Tâm, chữ Nhẫn xem ra cũng gần
Thu quí mùi
n.s.t
Bài thơ này trích trong quyển "thơ rơi" của Thầy chủ nhiệm đưa cho đọc, tôi thấy bài này hay nên chép ra đây cho mọi người cùng đọc, cùng chiêm nghiệm.

8 nhận xét:

  1. Lạy Trời, lạy Phật đừng ai treo 2 chữ Nhẫn và Tâm gần nhau!!!

    Trả lờiXóa
  2. @Hoàng Vân: Cầu mong là như vậy. Nhưng những ai đã có chữ Tâm thì người đó có chữ Nhẫn trong lòng

    Trả lờiXóa
  3. Ngày mai cho các chị tha hồ mà đọc về chữ Nhẫn. :D

    Trả lờiXóa
  4. Đọc nhiều nhưng ứng dụng vào cuộc sống thực tế được bao nhiêu mới là quan trọng. Như DN nói, đã có chữ Tâm thì người đó có chữ Nhẫn trong lòng, HV thấy đúng nhưng chỉ đúng với một số người thôi, để thực hiện đúng với chữ Nhẫn, thực là khó. Rất khó. Ra ngoài đường, khi gặp đèn đỏ, mặc đù đường vắng, có thể đi qua mà không bị phạt, ta có dừng lại không? Nếu dừng lại mà ai đó nhìn thấy sẽ nói ta là "hâm", nhưng khi dừng lại theo đúng luật giao thông, đó là ta đang thực hiện chữ Nhẫn đấy. Trong số chúng ta tôi dám chắc, phần lớn ta vẫn đi qua bình thường.

    Trả lờiXóa
  5. Lạy Trời, lạy Phật đừng ai treo 2 chữ Nhẫn và Tâm gần nhau!!!
    Thật là…! Trí tuệ, trình độ, kiến thức hiểu biết thật là sâu rộng, sâu sắc. Thật đáng tự hào và bái phục...ND

    Trả lờiXóa
  6. Để hai chữ cạnh nhâu thì cũng có sao đâu. Quan trọng là đừng để chữ Nhẫn trước chữ Tâm thôi mà như vậy cũng có cái lý của nó vì chỉ ai có Tâm thì mới có Nhẫn được.

    Trả lờiXóa
  7. Để hai chữ cạnh nhâu thì cũng có sao đâu. Đúng quan điểm sống của mỗi người và ý nghĩa và lý do của môi người. Đấy là chữ Nhẫn và chữ Tâm là những điều răn của Đức Phật. Trước và sau không quan trọng. Nó là biểu tượng của Đức Phật và những điều răn của nhà Phật để lại cho muôn đời. Đọc và xem mong đừng hiểu nhầm và hiểu sai theo ý của mình. Điều quan trọng mình đọc và mình giác ngộ đến đâu và lấy chữ nhẫn và chữ Tâm để luôn luôn nhắc nhở mình. ND

    Trả lờiXóa
  8. @ Nặc Danh: Để hai chữ cạnh nhâu thì cũng có sao đâu. Đúng vậy quan điểm và ý nghĩa và lý do của những ai treo bức tranh. Đấy là Chữ Nhẫn và chữ Tâm là những lời răn cùng lời khuyên của Nhà Phật, là biểu tượng của Đức Phật cùng với lời răn cùng lời khuyên để lại cho muôn đời sau,Treo trước và treo sau không quan trọng. Đọc và xem chữ Nhẫn và chữ Tâm đừng hiểu nhầm thành ý của mình rồi trở thành mất hết cái hay và ý nghĩa của nó. Điều quan trọng là mình đọc mình hiểu và mình giác ngộ tới đâu. Và chữ Nhẫn và chữ Tâm luôn luôn nhắc nhở cho hành trình của cuộc đời.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.