Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Bảy, 14 tháng 8, 2010

TÔI LUYỆN THIỀN

Nhìn người ngồi thiền, ai không biết thì nghĩ là đơn giản, nhưng có học thiền, có luyện tập thì mới thấy chẳng đơn giản chút nào.
Ở nhà, khi nóng quá, đói quá thì tôi thường gọi “Mẹ ơi!” còn ở lớp khi ngồi thiền mỏi quá, tê quá, tôi cũng chẳng dám kêu. Mắt nhìn trước, nhìn sau không thấy Thầy, là tôi vội đổi tư thế cho đỡ mỏi, đỡ tê. Nhiều lúc tôi cũng biết như vậy là mình chưa kiên trì. Khi mới vào học, đôi khi trong lúc ngồi thiền tôi nghĩ: “Tại sao mình lại lựa chọn môn này để luyện tập chứ?” Ở nhà đau đớn khó khăn gì còn có Mẹ, người thân để thổ lộ. Ngồi Thiền một tiếng đau đớn, khó chịu không biết nói với ai, kêu với ai. Vậy mà khi tôi nghĩ đến công dạy dỗ của Thầy, tôi vẫn cố phải học, vẫn cố phải ngồi Thiền. Nhiều lúc mệt quá, vừa ngồi thiền, tôi vừa ngủ gật. Thầy thấy tôi vừa thiền vừa ngủ gật nên đã ra hỗ trợ tôi. Sau buổi thiền, Thầy cười và bảo: “Vân hôm nay ngủ gật nhiều quá.” Tôi vội vàng chống chế: “Con có ngủ gật đâu, đấy là con vô thức đấy ạ.” Ở nhà cũng vậy, nhiều hôm đi làm ở cơ quan bận rộn, về đến nhà, sau bữa tối, tôi chỉ muốn lăn ra giường ngủ ngay lập tức. Vậy mà nghĩ đến những lúc Thầy cô dạy có một mình tôi, tôi lại cố gắng, quyết không bỏ buổi tập. Có thời gian tối nào tôi cũng vừa thiền vừa ngủ gật. Cứ gật một cái, giật mình lại ngồi tiếp. Có hôm mệt quá chả cả xả thiền lăn lên giường ngủ luôn. Thời gian ở một mình, biết là không thiền buổi tối được, tôi để chuông lúc 3h để dạy thiền, thế mà buồn ngủ quá, chuông cứ thế kêu cho đến tận 5h tôi mới dậy được.
Mỗi tuần đến lớp Thầy đều hỏi xem tôi có chịu khó tập đều không. Tôi không dám nói dối bao giờ vì Thầy chỉ cần dùng con lắc đo năng lượng là biết ngay. Mọi người trong lớp năng lượng lên vù vù, riêng tôi chả biết năng lượng chạy đi đâu hết.
Được cái tôi rất chăm chỉ đi học. Dù mưa, dù nắng, nhiều hôm bận đến muộn, nhiều lúc mệt mỏi, tôi cũng đều cố gắng đến lớp. Học mãi, thiền mãi, đến nay tôi cũng đã đạt được những kết quả nhất định. Thầy luôn động viên tôi, giúp tôi vượt qua chính mình.
Càng luyện tập tôi càng thấy say mê, nhất là khi tôi thấy được tác dụng của môn học này. Thiền không chỉ giúp tôi củng cố sức khỏe mà còn cho tôi khả năng giúp mọi người điều chỉnh sức khỏe. Những lúc như thế, tôi thấy tự hào vì nhờ có sự cố gắng, kiên trì, lòng quyết tâm cao độ , cộng với sự giúp đỡ của Thầy và sự động viên của mọi người, tôi đã có được thành quả như hôm nay.
Do công việc bận rộn nên tôi duy trì lịch luyện tập như sau:
Buổi tối tôi ngồi thiền tầm khoản mươi mười lăm phút, buổi sáng tôi dậy ngồi thiền 1h. Khi thiền xong tôi thấy người nhẹ nhàng, thanh thoát, dễ chịu. Một luồng sinh khí ào vào cơ thể. Tôi thấy mình tràn đầy sức sống. Ngày nào tôi bận không ngồi thiền được, người rất bứt rứt, khó chịu, cơ thể trở nên nặng nề, khác thường. Tôi có cảm giác như mình đã “nghiện” thiền.
Thiền giúp tôi tăng cường sức đề kháng. Có hôm đi làm, giữa đường gặp cơn mưa rất to, áo mưa của tôi vừa mỏng lại vừa rách, quay về nhà thì trời mưa ngập không thể nào về nhà được. Vậy là tôi đành tới Công ty trong tình trạng quần và áo và túi sách ướt hết cả. Sau cơn mưa đấy, mấy người trong công ty tôi bị ốm nặng. Mọi người cũng lo cho tôi vì thấy tôi nhỏ bé, trông yếu ớt lại bị ngấm nhiều nước mưa, vậy mà tôi lại không việc gì. Trong khi nhiều người to, béo, khỏe mạnh, không bị ướt nhiều như tôi lại bị ốm. Nhớ lại cách Thầy hướng dẫn phát công chữa bênh giúp người, tôi cũng làm thử và thấy có hiệu quả. Tôi vui lắm và càng cố gắng học tập tốt để giúp mình, giúp người.

6 nhận xét:

  1. Cô thu a! Viết bài xong định sửa bài theo ý muốn của mình vào sửa bài mà thế nào cháu không thể sửa bài được.

    Trả lờiXóa
  2. Vân à, cháu ấn vào chỗ cuối trang, cạnh phần nhận xét có hình cây bút chì ấy, cửa sổ mở ra, cháu sửa xong rồi ấn đăng bài là được mà. Căn chỉnh cân hai bên cho đẹp nhé. Cháu thử tự làm xem sao, nếu không được cô sẽ giúp.

    Trả lờiXóa
  3. Cô Thu à! Bài của cháu Cô để nguyên giúp cháu, Cô giúp cháu sửa các dấu, cháu sợ đánh xong còn sơ xuất. Đây là bài cháu viết về cách nghĩ, cách sống, và cách luyện Thiền của cháu. Sự Vô tư của cháu cũng đạt được kết quả và cháu cũng là người ít tuổi cũng đã theo Thầy học cũng đã được mấy năm ròng.
    Cháu nhớ cháu có Tâm sự cùng Bác Trúc “Câu lạc Bộ giảng Võ bây giờ”
    “Cháu còn trẻ tuổi cháu còn theo học. Mà cuộc sống của cháu bây giờ bận tâm và lo lắng rất nhiều, lo ăn, lo mặc, lo học hành, còn công việc, gia đình, nội ngoại... Bác bây giờ về hưu có chế độ, con cháu không phải bận tâm. Bác tham gia câu lạc bộ của cháu cho vui. Thứ nhất khuây khoa tuổi già và để biết đây biết đó. Thứ hai theo được và có duyên luyện được Thiền là cái Tốt, còn không học để biết”
    Cháu viết bài này gửi đến ai yêu Thiền, những ai muốn học Thiền Cố gắng theo học và vô tư sống. Bởi vì Thiền theo học và theo đuổi Thiền là vô cùng khó khăn. Bởi vậy bài viết của cháu nó không “Văn Hoa Lá Cành”. Cháu mong bài viết của cháu sẽ đến những ai đang theo học Thiền Cố gắng theo đuổi ắt sẽ thành công. Bởi vì mình đã may mắn có Được Thầy Tổ ở trên và Thầy Mạnh Thường hướng dẫn. Đừng bỏ và lãng phí mất cơ hội. Nên Cô cứ để nguyên bài giúp cháu và sửa dấu câu giúp cháu nếu cô cảm thấy sai.

    Trả lờiXóa
  4. Cô Thu à! Bài của cháu cô cân chỉnh sửa giúp cháu cho đẹp vì cháu vào chỉnh sửa không được và cháu hỏi Chú Nghĩa chú cũng không biết chỉnh sửa luôn

    Trả lờiXóa
  5. @ Vân: Bài của cháu, cháu muốn chỉnh sửa như thế nào tùy cháu. Còn phần trình bày, nếu cháu nhờ, cô sẽ giúp.

    Trả lờiXóa
  6. Cô Thu à! Bài của cháu Cô sửa rồi thì thôi vậy. Vì đây là bài của Cô chứ không phải là bài của cháu. Vì tình cảm của mình dành đến Thầy thì để trong lòng không cần phải nhắc tới nhiều. Đây là bài viết về cái Tâm hướng tới Thiền và sự kiên trì theo đuổi Thiền của cháu và sự chia xẻ chân thành của Cháu tới ai yêu Thiền và những ai muốn học Thiền. Bài viết hay hay không không quan trọng mà chính là sự vô tư trong cuộc sống và sự vô tư trong lối hành văn " Không Văn hoa lá cành"

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.