Qua môn thể thao mà tôi ưa thích: môn bóng bàn, tôi đã có thêm được một số người bạn, trong đó có anh Vũ Đặng Chí - Cây vợt Vàng của bóng bàn người khuyết tật Việt nam.
Anh Vũ Đặng Chí bị chấn thương cột sống từ năm 16 tuổi, chiếc lưng cong hình chữ C (bọn tôi vẫn nói vui: người không bao giờ nhìn thấy mặt trời), đôi chân không thật khoẻ nhưng nghị lực và niềm đam mê bóng bàn vẫn luôn thôi thúc anh tập luyện. Cách đây đúng 43 năm, Vũ Đặng Chí - cậu học sinh cấp 3 từng vô địch cây vợt trẻ tỉnh Hà Nam không may bị tai nạn trong một lần tập thể thao cùng bạn bè. Những tưởng sau bao cố gắng chạy chữa của gia đình thì bệnh tình sẽ thuyên giảm, ngờ đâu số phận nghiệt ngã đã bắt anh phải gắn với chiếc xe lăn cùng căn bệnh viêm cột sống dính khớp.
Gần 30 năm trôi qua với bao khó khăn của cuộc sống vẫn không làm nguôi đi niềm say mê thể thao của anh. Đầu những năm 90, phong trào tập luyện thể thao của người khuyết tật đã đánh thức Vũ Đặng Chí quay trở lại với môn bóng bàn mà anh từng yêu thích. Và từ đó CLB thể thao người khuyết tật (TTNKT) Hà nội đã trở thành địa chỉ quen thuộc của anh. Cả thời trai trẻ đến tận bây giờ, cuộc sống của anh phải gắn liền với chiếc xe lăn, xe mô tô ba bánh. Đối với anh, công việc chạy "xe ôm" và tập luyện bóng bàn là những nhiệm vụ chính vừa để phục vụ cho mình, vừa để có thu nhập nuôi sống gia đình. Lúc đầu đến với thể thao, thời gian dành cho tập luyện không nhiều, sau này càng chơi, anh thấy thể thao thật sự có ý nghĩa đối với sức khoẻ bản thân mình và lại càng say mê tập luyện hơn. Không chỉ tập luyện thể thao tại CLB thể thao của người khuyết tật, nhiều lần anh Chí còn tìm đến những CLB Bóng bàn của những người bình thường để giao lưu, thử sức và rút kinh nghiệm trong mỗi lần giao đấu. Với hơn chục năm tham gia hội thể thao người khuyết tật (TTNKT) Hà Nội, qua các giải thi đấu lớn nhỏ, Vũ Đặng Chí đã giành được cho mình hàng chục chiếc HCV bóng bàn trong nước và quốc tế. Anh được coi là tấm gương rèn luyện thể thao, tích cực học hỏi, cầu thị, vượt lên khó khăn bệnh tật hiểm nghèo để giành được những thành tích đáng tự hào. Dù đã gần 60 tuổi và phải ngồi xe lăn vì thương tật nặng, nhưng Vũ Đặng Chí vẫn là cây vợt chủ lực của bóng bàn Việt Nam tại các kỳ Para Games. Qua nhiều giải thể thao người khuyết tật, anh Chí đã gặt hái được những thành tích đáng kính nể. Nhờ tập luyện đều đặn và lấy lại những cảm giác kỹ thuật và phản xạ, anh đã đoạt chức VĐQG năm 93-94, 2000-2003 và khẳng định là cây vợt hàng đầu của TTKTVN. Đặc biệt, anh đã được tham dự nhiều giải TTKT quốc tế tại Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc với thương tật loại 4. Thành tích của anh là đoạt HCĐ đồng đội tại Đại hội TTNKT châu Á - Thái Bình Dương (FESPIC) năm 1999 Bangkok, Thái Lan), HCV (đồng đội, đôi nam) và HCB cá nhân tại giải tiền Para Games 1 tháng 5/2000. Lẽ ra, anh đã có thể cùng đồng có mặt tại Paralympic Sydney 2000 nếu không gặp trở ngại vì kinh phí. Tại ASEAN Para Games 3 anh cùng đồng đội đã thi đấu đạt thành tích xuất sắc với 3 HCV ở các nội dung: đôi nam nữ, đồng đội nam, đơn nam. Ngày 24/3/2006 trong lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành thể thao Việt nam, Phó TT Phạm Gia Khiêm thay mặt Chủ tịch nước đã trao tặng huân chương lao động hạng 3 cho anh Vũ Đặng Chí vì có nhiều thành tích xuất sắc trong thể thao người khuyết tật.
Đã hơn mấy chục năm nay anh phải làm mọi thứ trên chiếc xe máy ba bánh tự chế để kiếm kế sinh nhai. Hàng ngày chở người, chở hàng để nuôi bản thân và gia đình, chị Hòa người vợ của anh cũng là một người bị hỏng về thị lực và anh chị có duy nhất một cậu con trai, kỳ thi Đại học vừa qua một niềm vui nữa đến với vợ chồng anh Chí: cháu Minh con trai anh Chí, đã thi đỗ vào Học viện kỹ thuật quân sự. Khi vắng khách, anh lại đến những nơi người ta chơi bóng bàn để "thách" đấu nâng cao kỹ năng.
Hiện nay ngoài việc tập luyện, khi ở nhà anh đi dạy bóng bàn cho các VĐV khuyết tật khác của Hà Nội. Cuộc sống với người đàn ông kém may mắn này vì thế mà ý nghĩa hơn. Nói với tôi, anh Chí rất tự tin và với vẻ khiêm tốn: “Quan trọng là tự vượt qua chính mình”.
Một số hình ảnh tập luyện của đội bóng bàn người khuyết tật Hà nội
Gần 30 năm trôi qua với bao khó khăn của cuộc sống vẫn không làm nguôi đi niềm say mê thể thao của anh. Đầu những năm 90, phong trào tập luyện thể thao của người khuyết tật đã đánh thức Vũ Đặng Chí quay trở lại với môn bóng bàn mà anh từng yêu thích. Và từ đó CLB thể thao người khuyết tật (TTNKT) Hà nội đã trở thành địa chỉ quen thuộc của anh. Cả thời trai trẻ đến tận bây giờ, cuộc sống của anh phải gắn liền với chiếc xe lăn, xe mô tô ba bánh. Đối với anh, công việc chạy "xe ôm" và tập luyện bóng bàn là những nhiệm vụ chính vừa để phục vụ cho mình, vừa để có thu nhập nuôi sống gia đình. Lúc đầu đến với thể thao, thời gian dành cho tập luyện không nhiều, sau này càng chơi, anh thấy thể thao thật sự có ý nghĩa đối với sức khoẻ bản thân mình và lại càng say mê tập luyện hơn. Không chỉ tập luyện thể thao tại CLB thể thao của người khuyết tật, nhiều lần anh Chí còn tìm đến những CLB Bóng bàn của những người bình thường để giao lưu, thử sức và rút kinh nghiệm trong mỗi lần giao đấu. Với hơn chục năm tham gia hội thể thao người khuyết tật (TTNKT) Hà Nội, qua các giải thi đấu lớn nhỏ, Vũ Đặng Chí đã giành được cho mình hàng chục chiếc HCV bóng bàn trong nước và quốc tế. Anh được coi là tấm gương rèn luyện thể thao, tích cực học hỏi, cầu thị, vượt lên khó khăn bệnh tật hiểm nghèo để giành được những thành tích đáng tự hào. Dù đã gần 60 tuổi và phải ngồi xe lăn vì thương tật nặng, nhưng Vũ Đặng Chí vẫn là cây vợt chủ lực của bóng bàn Việt Nam tại các kỳ Para Games. Qua nhiều giải thể thao người khuyết tật, anh Chí đã gặt hái được những thành tích đáng kính nể. Nhờ tập luyện đều đặn và lấy lại những cảm giác kỹ thuật và phản xạ, anh đã đoạt chức VĐQG năm 93-94, 2000-2003 và khẳng định là cây vợt hàng đầu của TTKTVN. Đặc biệt, anh đã được tham dự nhiều giải TTKT quốc tế tại Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan và Hàn Quốc với thương tật loại 4. Thành tích của anh là đoạt HCĐ đồng đội tại Đại hội TTNKT châu Á - Thái Bình Dương (FESPIC) năm 1999 Bangkok, Thái Lan), HCV (đồng đội, đôi nam) và HCB cá nhân tại giải tiền Para Games 1 tháng 5/2000. Lẽ ra, anh đã có thể cùng đồng có mặt tại Paralympic Sydney 2000 nếu không gặp trở ngại vì kinh phí. Tại ASEAN Para Games 3 anh cùng đồng đội đã thi đấu đạt thành tích xuất sắc với 3 HCV ở các nội dung: đôi nam nữ, đồng đội nam, đơn nam. Ngày 24/3/2006 trong lễ kỷ niệm 60 năm ngày thành lập ngành thể thao Việt nam, Phó TT Phạm Gia Khiêm thay mặt Chủ tịch nước đã trao tặng huân chương lao động hạng 3 cho anh Vũ Đặng Chí vì có nhiều thành tích xuất sắc trong thể thao người khuyết tật.
Đã hơn mấy chục năm nay anh phải làm mọi thứ trên chiếc xe máy ba bánh tự chế để kiếm kế sinh nhai. Hàng ngày chở người, chở hàng để nuôi bản thân và gia đình, chị Hòa người vợ của anh cũng là một người bị hỏng về thị lực và anh chị có duy nhất một cậu con trai, kỳ thi Đại học vừa qua một niềm vui nữa đến với vợ chồng anh Chí: cháu Minh con trai anh Chí, đã thi đỗ vào Học viện kỹ thuật quân sự. Khi vắng khách, anh lại đến những nơi người ta chơi bóng bàn để "thách" đấu nâng cao kỹ năng.
Hiện nay ngoài việc tập luyện, khi ở nhà anh đi dạy bóng bàn cho các VĐV khuyết tật khác của Hà Nội. Cuộc sống với người đàn ông kém may mắn này vì thế mà ý nghĩa hơn. Nói với tôi, anh Chí rất tự tin và với vẻ khiêm tốn: “Quan trọng là tự vượt qua chính mình”.
Một số hình ảnh tập luyện của đội bóng bàn người khuyết tật Hà nội
Bác ấy thật đáng khâm phục.
Trả lờiXóaLâm Phúc:
Trả lờiXóaTấm gương vượt lên số phận của những con người này đáng để chúng ta học tập, kể cả tấm gương vượt qua bệnh tật của 2 chị hơn 80 tuổi trong CLB chúng ta!
Cụ thể tôi nghĩ: Thầy đã day ta 10 phương pháp chữa bệnh ( theo tổng kết của thầy HÙNG). Vậy sao ta không vượt lên được bệnh tật của mình ?
Ngày mỗi ngà,y biết thêm được những tâm gương thiết tha yêu cuộc sống như thế thì thật là hạnh phúc.
Trả lờiXóaNhững con người bình dị như vậy, tuy hoàn cảnh riêng rất khác nhau nhưng ở nơi nào cũng có.
Chỉ đó điều giữa đời thường bộn bề lo toan, ta có thấy được không?
Và đây là một tấm gương nữa.
@ A Tuấn Linh: Cảm ơn anh. Em sẽ đăng bài của anh. Cái mà những người đó cần, không phải là sự khâm phục của chúng ta mà họ cần chúng ta nhìn nhận họ như những người bình thường không phải là người khuyết tật.
Trả lờiXóa@Hồng Thu :
Trả lờiXóaEm xem,có nên thêm một thanh media-đặt cố định ở bên trái 'thường hiện'- phát bài thiền "Lửa tam muội",để tiện cho người đang xem blog -nếu muốn,có thể tập luôn?
@ A Tuấn Linh: Em đã để sẵn đường link để down ở chỗ download ấy. Bài thiền dài 1h nên nếu để thanh media em sợ nặng trang, hơn nữa đường truyền nhiều lúc không ổn định. Tốt nhất là ai có ý định tập thì nên down về máy rồi bật nghe lại sau.
Trả lờiXóa