Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Chủ Nhật, 12 tháng 6, 2016

Dã ngoại Côn Sơn 8/6/2016

Một ngày thiền dã ngoại tại Nhà nghỉ công đoàn Côn Sơn

 Hồ Côn Sơn
         8/6/2016, 6h tại địa điểm tập trung đi thiền của CLB mọi người đã đến rất đông, nhưng vì theo lịch cũ là 6h15 tập trung, 6h30 xuất phát nên xe chưa tới, mà mọi người cũng chưa có mặt đủ. Ban dã ngoại vẫn chưa báo đổi giờ vì cứ lăn tăn với một số bác ở quá xa, các bác nhiều lần tha thiết đề nghị đi muộn một chút để tham gia được, nhưng với thời tiết mùa hè cũng nên khởi hành vào 6h, các bác ở xa cố gắng vậy nhé! Lần sau chúng ta sẽ đi lúc 6h, tập trung 5h45.
         Đợt này có 72 người, cũng nhiều bác già như bác Loan, bác Ngà, vợ chồng bác Ngọ lớp Thiền 6 các bác cũng tham gia, các lớp Thiền 4, Thiền 5, Thiền 6 và một số học viên lớp khác cùng đi đợt này. Có 3 giáo viên của 3 lớp đi cùng, vậy là ổn. Hai xe, 1 xe 45 chỗ và 1 xe 29 chỗ. Dường như mọi người chỉ thích xe 45 chỗ?, vẫn chưa buông bỏ được! Đành phân công lớp Thầy Kim ngồi xe 29 chỗ, khi về sẽ đổi lớp Thiền 6 sang xe 29 chỗ để lớp Thiền 5 sang xe 45 chỗ, nhưng khi lớp trưởng Thiền 6 thông báo cho lớp, có một vài bác không thông nên phản đối đòi "đi xe nào về xe ấy!" Thật khó cho BTC. Trao đổi lại với thầy Kim, BTC đành quyết định giữ nguyên không đổi xe, rất cám ơn lớp Thiền 5 đã thông cảm và vui vẻ ngồi như cũ. Xe như vậy là ổn nhưng lòng tôi không yên, tu thiền tới tận bây giờ vậy mà vẫn toán tính hơn thiệt, nếu đi tới những nơi chỉ xe 29 chỗ mới tới được thì sao? Và ai cũng muốn thoải mái thì người nào chịu phần thiệt hơn đây?
         Cũng phải chia sẻ với lớp thiền do tôi chủ nhiệm, lần nào dã ngoại thì lớp thiền của tôi cũng thường được tôi nghĩ tới khi gặp khó và tôi luôn đặt lớp tôi vào phần khó đó vì nghĩ lớp sẽ hiểu và thông cảm cùng tôi, nhưng lần này lại khác...Lúc đầu định để Thiền 6 ngồi xe 29 chỗ, sau nghĩ lại thấy các bác Thiền 6 phần đông trước cùng lớp với Thiền 4, vậy để Thiền 4 và Thiền 6 ngồi cùng xe khi đi để các bác tâm tình cùng nhau cho thỏa những ngày không cùng một lớp..., và khi về chuyển xe để Thiền 5 cũng được ngồi xe 45 "thích hơn", nhưng vấp phải phản ứng, thật buồn! Cũng tại tôi đã không chuẩn bị trước cho lớp mình!
         Khi tới nhận phòng cũng có chuyện không vui lắm, nhưng thôi, nói toàn chuyện không vui làm mất hứng.
         Đợt dã ngoại 1 ngày ở Côn Sơn, đoàn thiền được 3 ca, ca sáng ngồi trên tầng 2 hướng ra hồ Côn Sơn, thầy Kim canh thiền, tôi và thầy Nghĩa đi tìm chỗ cho thiền chiều vì sợ chiều ngồi tầng 2 bị nóng. Chúng tôi quyết định chiều thiền trong hội trường, bật điều hòa nếu nóng quá, tiếc lắm nếu dã ngoại thiền mà lại ngồi trong phòng điều hòa.

Ca thiền trên tầng hai hướng ra hồ Côn Sơn. Ảnh: Trần Nghĩa
         Ca sáng xả thiền sớm hơn dự tính vì nóng, và mọi người xuống phòng ăn cũng sớm hơn, sau đó về nghỉ trưa, 13h30 thức mọi người dậy để thiền ca 2, ca 3 ngồi thiền ngoài sân hội trường để đón gió hồ Côn Sơn, thật tuyệt khi ngồi thiền giữa thiên nhiên! Mong ước của mọi người là tháng 7 lại đi Côn Sơn.

 Ca thiền ngoài sân, dưới vườn vải. Ảnh: Trần Nghĩa 
 Ca thiền trong hội trường
         Xe rời Côn Sơn lúc 17h, mọi người đều rất vui, và chẳng ai than phiền vì về muộn hơn mọi lần. Chào Côn Sơn nhé! Hẹn gặp không xa.
Trần Thị Hồng
Trưởng ban Dã ngoại
Giáo viên phụ trách lớp Thiền 6

2 nhận xét:

  1. Em thông cảm với những khó khăn chị gặp phải trong các chuyến dã ngoại. Có lẽ lần sau mình sẽ làm công tác tư tưởng trước ở nhà. :(

    Trả lờiXóa
  2. Thương chị Hồng mỗi đợt đi dã ngoại. Những chuyện không vui lắm đã xảy ra trong chuyến đi cũng không phải là không hay, nó giúp ta cần nhìn lại việc học TU. Đâu chỉ có THIỀN. Tu bao giờ cũng đứng trước thiền, TU THIỀN chứ có ai nói THIỀN TU đâu. Thu được bao nhiêu năng lượng rồi lúc khởi tâm so đo, hơn thiệt thì còn được bao nhiêu năng lượng mang về làm vốn đây? Mong các bác học viên nhà mình lưu ý điểm này. Và Hoàng Vân cũng thấy rằng, ngày trước, khi còn làm học viên, luôn nghĩ mình phải làm sao để cho giáo viên, cho thầy CN được đủ thời gian và sức khoẻ, chỉ chuyên tâm đến việc đứng lớp. Mỗi lần thấy bác nào đó kêu ca với thầy là đài hỏng, không nói, không nạp điện... rồi thầy lại nhận lại đi sửa, mà biết thừa là thầy có đâu thời gian, thầy có sửa được đâu, lại lụm cụm ra đổi, đổi không được có khi lại bỏ tiền túi ra mua cái mới cho các bác, nghĩ mà thương. Rồi cũng biết thương thầy nên không dám xin thầy chữa bệnh, đặt tay chữa chạy gì, tự mình hết... Trong 7 năm theo thầy, có đâu đôi lần chạy thật nhanh đến xin thầy cấp cứu khi gặp "sự cố" chữa bệnh mà thôi... Giờ đây, thấy học viên ỉ lại quá. Đi thiền dã ngoại thích như đi nghỉ dưỡng ấy, chứ không như học viên thời xưa mỗi lần đi dã ngoại là một lần hành thiền. Ăn ở, điều kiện đi lại chỉ là thứ yếu, còn chủ yếu là tu thiền. Rồi kêu ca ăn uống, so sánh chỗ này chỗ kia, rồi đi thiền mục đích là để được thầy chữa bệnh chứ không xác định là phải tự mình. Các bác, các bạn học viên ơi, muốn nói với các bác, các bạn thế này, tu trước tiên là phải biết THƯƠNG đã. Nếu biết thương giáo viên thì các bác, các bạn đã không sử sự như việc chuyển xe trong bài. Cần phải học TU nhiều nhiều nữa ạ. Hoàng Vân chưa biết nhiều về tu, nhưng chỉ biết bài đầu tiên của người học TU là phải biết THƯƠNG nên chỉ dám góp ý vậy thôi ạ, mong cả nhà mình cùng thương yêu nhau, xa là nhớ, gần nhau là cười.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.