Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Hai, 23 tháng 5, 2011

Con trai

Một bạn gửi thư muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình với trang CLB. Xin đăng toàn văn.

 Ảnh minh họa
“Ò e í, ò e í”, thuê bao quí khách…”
Ba lần rồi. Mỗi lần gọi lại càng cách nhau gần hơn. Lúc đầu thì cách vài tiếng, sau cùng thì vài phút. Nó đi đâu thế nhỉ. Đi đâu mà phải tắt máy? Mẹ nó càng lúc càng sốt ruột. Chắc không phải tại nó ốm? Hay tại công việc bận quá. Hay là lại đi chơi quá đà? …
Cậu chàng xa gia đình từ năm mười tám tuổi. Thời gian đầu cậu chăm viết thư cho mẹ lắm. Cỡ trên trăm lá trong một năm. Rồi cuộc sống mới nơi thành phố hiện đại, vừa học vừa làm thêm, rồi thức ngủ không nề nếp, cậu quên dần nhiệm vụ thư từ thăm hỏi mẹ. Chỉ khổ cho bà mẹ ở xa, cứ gọi điện không bắt máy là lo lắng đến mất ăn mất ngủ. 

 
Ngày nay nhiều gia đình có điều kiện kinh tế đều có xu hướng cho con cái đi du học nước ngoài. Một là rèn luyện tính tự giác, tự lập. Hai là học cái hiện đại, cái mới để về xây dựng đất nước, làm giàu cho mình và cho cộng đồng. Hơn nữa, những bạn trẻ du học về thường được chào đón ở những công ty nước ngoài vốn rất có kinh nghiệm “chiêu hiền, đãi sỹ”.
Hỡi các ông bố, bà mẹ có con cho đi du học, chúng ta sẽ nhận lại một điều không mong muốn là con cái chúng ta như không còn là con ta nữa. Chúng sẽ nói tiếng Anh nhiều hơn tiếng Việt và cư xử như một người ngoại quốc trong nhà. Chúng đang dần trở thành một cỗ máy kiếm tiền hơn là một thành viên của gia đình. Không có trong đầu ngày sinh nhật bố, sinh nhật mẹ, hay những thành viên khác. Phải chăng đó là “cái giá" phải trả cho sự trưởng thành?
Nhớ những năm trước, thời còn “bao cấp”, lương không đủ tiêu, ngày giáp tết không có tiền mua quà biếu bố mẹ, mình xin nghỉ phép liền hai ngày về làm việc nhà trả ơn bố mẹ. Mình loay hoay hết dọn dẹp nhà cửa, quét mạng nhện, rồi rửa lá bánh chưng, đãi đỗ gói bánh đỡ mẹ. Có phải vì nghèo người ta sống nhiều tình nghĩa hơn không? Có phải bây giờ không phải ăn bữa no, bữa đói, nên con cái chúng ta không còn phải lo gì đến cha mẹ nữa? Cuộc sống cứ cuốn trôi ngày tháng. Chàng thanh niên ba mươi tuổi không thể nói lại câu nói lúc lên ba: “Mẹ ơi, con yêu mẹ.” Nhưng hành động, chẳng lẽ cũng không biết phải làm gì?...

Rồi khi sáu mươi, đầu hai thứ tóc, người đàn ông lặng câm đứng nghiêng mình bên linh cữu của mẹ. Những điều muốn nói, muốn nghe đều đã quá muộn để nghe, để nói. Cũng có khi không phải bằng lời, mà bằng cách sống, bằng việc làm và nhân cách của mình, người đàn ông đã dành hết quỹ thời gian và sức lực cho công việc, cho cộng đồng với một suy nghĩ giản dị “Mẹ chắc sẽ hài lòng khi biết mình đã làm tốt những công việc này.”
 Thu Hà

2 nhận xét:

  1. Đời sống hiện đại bận rộn tất bật nhưng không thể vì thế mà không thu xếp được thời gian dành cho cha mẹ, tháng ngày không ngừng qua đi, ngày kia cha mẹ khuất núi lòng bỗng chợt buồn muốn có một giây bên cha mẹ cũng đành bất lực.
    “Không ai biết được nhân loại đi về đâu. Điểm cao nhất của trí tuệ là tự biết mình đi về hướng nào…Đi về cảnh giới hoàn mỹ”

    Trả lờiXóa
  2. Một lần nhân lễ Thanh minh, mình vô tình nhìn thấy một hình ảnh rất cảm động. Người con trai trẻ, đẹp, ngồi lặng bên ngôi mộ mới đắp của mẹ mình và khóc.Lúc đó giá có ai chào hỏi thì anh ta cũng sẽ ko nhận ra mà đáp lại. Anh ta đang "thiền", đang sống lại những ngày ấu thơ bên mẹ. Thế là mình tìm cách lý giải về:"con trai"

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.