Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Ba, 24 tháng 5, 2011

Cám ơn Thầy Augusto

 Sau buổi "Gặp gỡ mùa xuân" của Hội Quốc Tế Ngữ tại 105 Quan Thánh
Câu lạc bộ có 3 hội viên đang theo học lớp Esperanto do Hội Quốc tế ngữ tổ chức. Lớp do Thầy Augusto Casquero, người Tây Ban Nha dạy. Ngoảnh đi ngoảnh lại, chúng tôi đã học được 3 tháng. Sang tuần Thầy sẽ rời Việt Nam. Chủ nhật vừa rồi lớp đã tổ chức liên hoan chia tay Thầy, tuy vậy chúng tôi vẫn còn được học Thầy nốt tuần này. Thầy là người rất nhiệt tình và tốt bụng. Một số học viên đã làm thơ tặng Thầy bằng hai thứ tiếng, Việt và Esperanto. Trang CLB xin được đăng bài thơ chị Hiền (bút danh là Bạch Liên) làm tặng Thầy. Chị sẽ tự dịch bài thơ và trao tặng Thầy vào buổi học tới.
 *****
Cám ơn Thầy Augusto

 Thầy Augusto cùng hội viên Chi hội Y học Quốc Tế Ngữ
                                Ba tháng trôi qua sao quá nhanh?
                                Bỡ ngỡ, lạ, quen, học và hành,
                                Bây giờ chia tay, Thầy về nước,
                                Để lại nơi đây ngọn gió lành.

                                Trò sẽ nhớ Thầy - đôi mắt xanh,
                                Nụ cười đôn hậu, dáng đi nhanh,
                                Tên Thầy dễ nhớ, đầy ý nghĩa,
                                Tháng Tám - mùa thu trời trong xanh.

 Thầy cùng một số học viên tại nhà ông Vĩnh
                                Làm thầy ngôn ngữ chẳng vì tiền,
                                Chỉ mong thế giới luôn bình yên,
                                Bốn bảy quốc gia Thầy đã tới,
                                Nghĩa tình đồng chí mãi gắn liền.

                                Cám ơn Thầy Augusto,
                                Đã đến Việt Nam - quê Bác Hồ,
                                Trái tim rực cháy, tình bè bạn,
                                Dạy chúng em học Esperanto.

 Thầy đến thăm một trường mẫu giáo ở Hà Nội nơi các cháu được học Esperanto
                                Thầy trò bịn rịn lúc chia tay,
                                Người đến rồi đi, áng mây bay,
                                Bởi trái đất tròn ta hy vọng,
                                Sẽ gặp lại nhau tại nơi này!
Ngày 24/5/2011
Bạch Liên

4 nhận xét:

  1. Vẫn có một thắc mắc từ lâu,loay hoay tư tìm cách giải đáp mãi- mà tôi vẫn chưa tìm ra: Môn quốc tế ngữ Esperanto có gì 'chung đường' mà lại cùng 'song hành' được với các thành viên của CLB DSNL - lấy quá trình luyện tập môn 'Thiền LTM' làm việc 'học tập' hàng ngày?
    Vì như các lớp học tiếng Anh,tiếng Pháp,tiếng TQ...cũng khối ra đấy,mà nào có thấy đâu một sự 'kết hợp' như vậy? Hay là tại tôi chưa biết chăng?

    Vậy là căn nguyên ở đâu a?

    Bài thơ trong bài viết,trộm nghĩ, cũng có thể gọi là bài 'Tiễn Thầy', giản dị từng câu chữ mà không kém cảm động trong thể hiện sự quí trọng, biết ơn của người học trò đối với nhân cách và sự nhiệt tâm của người Thầy nước ngoài.

    Kiểu thơ 'thất ngôn' (7 chữ),như người ta vẫn nói:khó viết, vì đòi hỏi chặt chẽ trong gieo vần và cấu trúc từ đầu tới cuối. Giữ nhịp được trong 8 câu đã khó (như thơ Đường luật 'thất ngôn bát cú'),ở đây tới 20 câu thì phải...chắc bút lắm mới làm được.:)
    Hơn nữa,tác giả còn dịch sang Esperanto để tặng Thấy ,thì thật khâm phục bội phần. (hơi tò mò một tý,không biết bản dịch vẫn còn giữ '7 âm' hay không?)

    "Người đến rồi đi, áng mây bay,"
    Là một câu thơ rất hay-đậm chất 'thơ thiền'.

    Tualinh

    Trả lờiXóa
  2. @ A Tualinh: Về mặt tổ chức, CLB DSNL là một trong số những CLB trong Chi hội Y học Dân tộc QTN, và chi hội YHDTQTN là một trong những chi hội thuộc Hội QTN Esperanto. Vì vậy khi có lớp dạy QTN thì các hội viên có thể tham gia một cách tự nguyện.

    Còn về dịch bài thơ thì tiếng Esperanto có quy luật reo vần riêng, tất nhiên là sẽ chuyển ý là chính. Em đã được nghe một số bài thơ các bác dịch. Khá hay và Thầy vẫn hiểu. Thế là đạt yêu cầu rồi, phải không ạ?

    Trả lờiXóa
  3. Bài thơ thật cảm động. Nhưng từ" đồng chí" dùng chưa thất "đắt". Hình như trên thế giới những nước dùng từ đồng chí ko nhiều. Khác với bài thơ "đồng chí" của Chính Hữu-là "đặc sản" của thời chiến tranh, ko một người Việt yêu thơ nào ko biết và yêu mến. Giá trị của bài thơ sẽ được nâng lên rât nhiều nếu tác giả dùng một danh từ khác.Xin góp một ý kiến nhỏ và mong TG lượng thứ.

    Trả lờiXóa
  4. @ Nặc danh: Suy nghĩ của Thu lại khác. Chị Hiền đã dùng từ "đồng chí" ở đây rất chính xác. Bạn có thể dùng một từ nào hay hơn để chỉ một con người giàu lòng nhân ái, gần gũi, thân thiện, sống vì một lý tưởng cao cả "vì một thế giới hòa bình, không có chiến tranh". Ông đi khắp nơi dạy quốc tế ngữ chỉ với một tâm niệm giúp mọi người có thể hiểu nhau để trở thành bạn của nhau. Ông thực sự giản dị và chân thành. Ông không thích mọi người gọi ông là sinjoro Casquero mà chỉ thích được gọi là Augusto. Ông thường bảo với chúng tôi rằng "Điều quan trọng không phải là bạn nói được tiếng Esperanto giỏi mà là bạn có trái tim của người yêu hòa bình. Người ta học các ngôn ngữ khác bởi những động cơ khác nhau nhưng bạn đến với Esperanto chẳng vì một động cơ nào cả, chỉ đơn giản bạn là người yêu hòa bình." Đối với chúng tôi, ông ấy không chỉ là một người Thầy mà còn là một người bạn, người đồng chí.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.