Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Sáu, 8 tháng 10, 2010

Nghe Thầy Nhất Hạnh giảng về Thiền ở London

Nguyễn Giang Nguyễn Giang | 2010-08-23, 15:00
langmai583.jpgTrước hôm Thiền sư Thích Nhất Hạnh đến thuyết giảng ở London và Nottingham (11-18/8), mấy báo lớn ở Anh đều có bài giới thiệu nên tôi cùng một đồng nghiệp BBC tiếng Anh đến dự xem sao.
Tới hội trường Apollo, khu Hammersmith chúng tôi được cô Natasha Phillips, pháp danh Chân Nghiêm đón vào bằng thẻ báo chí giữa lúc hàng trăm người lần lượt xếp hàng mua vé trong ánh nắng mùa hè London.
Trên sân khấu có hai thành viên tăng đoàn, nam gảy đàn guitar, nữ bắt nhịp cho bài tập 'Hít vào, thở ra' dưới hình Thiền sư Nhất Hạnh và dòng chữ 'Global Ethics For Our Future' (Luân lý Toàn cầu cho Tương Lai chung).
Nếu không để ý đến bộ cà sa và khăn áo của hai tăng ni Phương Tây thì cảnh đàn hát không khác gì một buổi họp bạn hướng đạo.
Thầy Thích Nhất Hạnh, người nhỏ, mắt sáng, tai nhọn hơi giống Yoda trong bộ phim Star War giảng bằng tiếng Anh từ vị trí ngồi trên tấm phản giữa sân khấu.
Trước đó tăng đoàn mặc cà sa nâu đậm gồm hai bên nam nữ, người Việt lẫn người Âu, và cả một số tín hữu người Anh mới theo Làng Mai đứng hai bên tụng niệm và hát rất lâu.
Vị thiền sư sống tại Pháp nhưng nói tiếng Anh chuẩn, diễn giải rõ và kết nối dễ dàng với khán giả, như Kristine, đồng nghiệp người Đức đi cùng tôi nhận xét, 'he was engaging very well with the audience'.
Tôi để ý thấy những người Anh hỏi ông trong phần vấn đáp có nhiều người rất trẻ.
Báo Anh nói tuổi trung bình của những người theo Làng Mai trên thế giới, từ Âu Mỹ đến Thái Lan, Hong Kong, Indonesia và Úc nay là 22.
thichnhathanh.jpg
Theo các báo Anh, thầy Nhất Hạnh giới thiệu dòng Thiền nhập thế, chú ý nhiều đến môi sinh.
Những người Việt Nam mới gặp phái Làng Mai có thể ngạc nhiên một cách thích thú khi thấy đa phần tăng ni theo ông là người Phương Tây.
Nhưng tôi cho rằng đây không phải là chuyện lạ vì thực ra, Phật giáo cũng từ bên ngoài du nhập vào Việt Nam.
Và nếu sau này, người thay thế Thiền sư Nhất Hạnh là một đệ tử Tây Phương thì cũng hợp lý bởi Làng Mai trước hết là một sản phẩm của xã hội châu Âu.
Thông điệp của Thích Nhất Hạnh ngay từ thời Chiến tranh Việt Nam cũng đã vượt lên vị trí địa lý của xứ sở quê ông.
Cổ đại và hiện sinh
Trang BBC Tiếng Anh coi ông là 'người thầy Phật giáo - Buddhist teacher' nổi tiếng thứ nhì thế giới, chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Theo tôi, hai nhân vật này tuy thế lại có hai số phận và hai vị trí khác hẳn nhau với quốc tế.
Đạt Lai Lạt Lạt Ma đại diện cho một nền văn minh cổ, tưởng đã mất đi, hoặc đáng ra phải mất đi, nhưng vẫn cứ còn đó.
Thông điệp từ nền văn hóa Mật Tông - Tây Tạng huyền bí cho Phương Tây tấm gương để nhìn lại chính họ.
Với giới trí thức thiên tả Âu Mỹ ủng hộ Tây Tạng và nghi kỵ Trung Quốc, Đạt Lai Lạt Ma là người thầy tâm linh, là diễn giả lưu loát có độ khả tín chính trị.
Với Thích Nhất Hạnh thì khác.
Sau thời chiến tranh Việt Nam ông đã làm mới được thông điệp mang tính nhân sinh và toàn cầu.
Từ mươi năm qua, nhân tính và tín ngưỡng bỗng là chủ đề lớn, bao trùm cả kinh tế và chính trị Phương Tây.
Người ta nhận ra rằng lý trí rất cần để lãnh đạo thế giới nhưng không giải nghĩa được con người.
Sự thăng tiến của khoa học, nhất là di truyền và tin học, cộng với làn sóng truyền thông bùng nổ cũng làm câu hỏi luân lý thêm nổi cộm.
Trong bối cảnh đó, Thầy Nhất Hạnh đưa ra một cách trả lời bằng triết lý về lối sống đơn giản, giảm thiểu và tự ý thức.
Một nữ khán giả Anh hỏi ông rằng người ta cần có thái độ thế nào về sự chết.
Ông đáp bằng lời giải thích về tính liên tục của thiên nhiên, tả cái chết qua hình ảnh đám mây, không mất đi mà chỉ biến thành mưa và tưới sống cây cỏ dưới đất.
Ông cũng nói đến 'suffering' trong quan hệ gia đình, chuyện bệnh tật, đau đớn chứ không quá đi sâu vào khái niệm Khổ của đạo Phật.
Cách trả lời vừa đủ cho một dạng thảo luận ngắn, nhanh gọn mang tính ứng dụng chứ ít tính triết học như các seminar ở đại học tôi từng dự.
Thích hợp tới đâu?
...Bằng tên tuổi của Thầy Nhất Hạnh, của sự trình bày của tăng đoàn đa sắc tộc, cộng với các kỹ năng tổ chức, vận động truyền thông pháp môn ông lập ra vẫn cuốn hút giới trẻ quốc tế.
...Như báo The Independent, thiền của Thầy Thích Nhất Hạnh là 'nghệ thuật về môi sinh' để cứu hành tinh mà Việt Nam thì còn đang đam mê tích lũy vật chất, sản xuất và tiêu dùng ồ ạt.
Thị trường tôn giáo đang ở giai đoạn bung ra, ăn nhiều, xây to, tô màu sặc sỡ, gọi khách ồn ào.
Rất nhiều người Việt Nam đi lễ Phật nhưng là cầu xin tiền tài, địa vị như một thói tham nhũng về tinh thần.
Cách tổ chức rất kỷ luật, giảm những thứ rườm rà, gần như là theo phái mỹ học tối thiểu (minimalist) của Làng Mai tạo ấn tượng hiện đại và thu hút giới trí thức dễ hơn là đám đông.
...Báo chí trong nước nói điều về việc thiếu định hướng cho giáo dục và văn hóa Việt Nam.
Tôi không nghe được lời nào từ Thầy Nhất Hạnh về điều đó nhưng có thể suy ra từ bài giảng rằng hướng đi cho mỗi người Việt Nam cần bắt đầu từ nỗ lực hiểu nổi khổ của chính mình...
thichphaptuc.jpg
Thầy Pháp Túc là một trong nhưng thành viên Làng Mai đến từ Bát Nhã
(http://www.bbc.co.uk/blogs/vietnamese/)

2 nhận xét:

  1. @ Dx: Dũng ơi, mình mạn phép biên tập lại một chút cho phù hợp nhé.

    Trả lờiXóa
  2. Vâng hôm qua e cũng chiu không biên tập được!

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.