Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Ba, 21 tháng 3, 2017

NIỀM TIN TRONG THIỀN

       Trong cuộc sống, làm bất cứ việc gì cũng cần có niềm tin, nếu thiếu niềm tin thì làm việc không hiệu quả. Vậy, dựa vào đâu để có niềm tin?
        Trước hết người ta dựa vào thực tiễn, như là kết quả thực nghiệm của bản thân hoặc của nhiều người. Sự lặp lại nhiều lần kết quả giống nhau của một loại hành vi làm cho con người tin vào hoạt động đó. Nhưng niềm tin đó cần được củng cố bằng nhận thức khoa học. Nếu không dễ dẫn đến niềm tin mù quáng (mê tín).
Ảnh: Internet
       Thứ hai, là dựa vào hiểu biết của trí tuệ, trí tuệ con người không có giới hạn. Sự học hỏi là vô cùng tận. Càng học con người càng cảm thấy mình dốt, vì tri thức không có điểm dừng. Đến đây đặt ra vấn đề: Đâu là con đường phát triển trí tuệ? Chúng ta đều hiểu rằng, hiển nhiền là con đường học tập (theo nghĩa rộng của từ này). Tuy nhiên, Đạo Phật chỉ ra còn một con đường lớn hơn để phát triển trí tuệ. Đó là thiền định. Vì sao thiền định lại làm cho trí tuệ phát triển? Chúng ta biết rằng bộ não con người có hàng tỷ nơ ron thần kinh, và có cấu tạo đặc biệt. Mọi hoạt động của con người được điều khiển từ trung tâm thần kinh là não bộ. Và hoạt động của tâm thức gắn liền với hoạt động của não bộ, vừa dựa vào não bộ, vừa có thể độc lập với não bộ. Ví dụ khi chết não, tâm thức con người vẫn còn hoạt động, dù là nhỏ nhiệm (?). Đây là tính chất hai mặt của tâm thức. Vì thế, chúng ta không được xem não bộ là tất cả của tâm thức hay của thiền.
       Khi Thiền, tâm an định, ý thức dừng lắng thì vô thức trỗi dậy, đánh thức tiềm năng tâm linh của con người với bao điều kỳ diệu.
 Ảnh: Internet
         Các nhà khoa học chỉ ra rằng, cho đến nay, con người mới biết sử dụng 5% tế bào não, còn 95% ở dạng tiềm năng đang nằm sâu dưới lớp vỏ não. Não bộ được cấu tạo thành nhiều lớp. Khi thiền, lớp vỏ não giảm bớt hoạt động; khi ý thức dừng lắng (vào định) lớp vỏ não dừng hoạt động, tức thì lớp não sâu hơn trỗi dậy, đánh thức tiềm năng trí tuệ của con người, làm xuất hiện trực giác, tức cái biết trực tiếp, không thông qua các giác quan của con người. Cứ như vậy, càng vào định sâu, các lớp não sâu hơn càng hoạt động mạnh lên, làm cho trí tuệ con người phát triển. Ở mức cao nhất (tứ thiền) con người có lục thông, tức khả năng siêu việt, cái gì cũng biết, kể cả quá khứ, hiện tại và tương lai. Vì vậy có thể nói thiền là con đường lớn nhất (không phải là duy nhất) phát triển trí tuệ con người. Điều này lý giải một thực tế là các thiền sư tuy học ít nhưng rất uyên bác về tri thức. Họ có hiểu biết rất sâu sắc về vũ trụ, cả quá khứ, hiện tại và có khả năng dự báo tương lai.
       Vì những lẽ trên, nếu ai không có niềm tin hoặc có tâm nghi hoặc thì không còn nhân duyên với pháp môn tu thiền nữa.
       Tôi biết một vị thiền sư có câu nói rất hay: “Khi ta biết hơi nhiều thì ta trở thành người vô thần. Nhưng khi ta biết nhiều hơn nữa thì ta mất đi ý niệm vô thần” tức là có niềm tin trở lại.
       Mọi người hãy cố gắng tu tập để có hiểu biết về nhiều hơn nữa, để tu thiền hiệu quả, hướng tới tri kiến Phật.
Nguyễn Trọng Bình
Lớp Thiền 5

1 nhận xét:

  1. Cám ơn Bác Bình đã chia sẻ về niềm tin trong tập thiền

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.