Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Hai, 10 tháng 6, 2013

Buông xả gánh nặng

Theo traitimtubi.com.vi - "Thượng tọa Thích Trí Siêu là một nhà tu hành xuất gia từ bé, ông không chỉ là một thiền sư, mà còn là nhà khoa học có nhiều bằng tiến sĩ, thông thạo hơn 15 ngôn ngữ (Anh, Pháp, Nga, Đức, Nhật, Trung Quốc, Ấn Độ, Do Thái, Hy Lạp, Ả Rập, Tây Tạng, chữ Phạn, chữ Hán cổ...), ông còn là một người Việt Nam "nguyên chất" với tất cả lòng tự trọng tự hào về dân tộc mình, thể hiện một cách lạ lùng ngoạn mục ở tất cả các công trình khoa học của ông. Với những khám phá của ông, chúng ta có đủ tư liệu để dựng lại lịch sử vẻ vang của dân tộc ta từ hai ngàn năm trước...XEM TIẾP"

Ảnh: Cafemotminh
Hôm nay Trang CLB DSNL giới thiệu với bạn đọc trích đoạn trong bài viết "Giây phút hiện tại đẹp tuyệt vời" của Thượng Tọa Thích Trí Siêu, với hy vọng phần nào giúp chúng ta, những người luyện tập pháp môn Thiền Thu Lửa Tam Muội, biết cách buông xả gánh nặng đời thường để có những buổi luyện thiền đạt kết quả và giúp cuộc sống được an lạc hơn.

Buông xả gánh nặng 
* * * * * * *

         Trong buổi thuyết trình về "Điều hòa sự căng thẳng", giáo sư cầm ly nước đưa lên và hỏi thính chúng: "Ly nước này nặng khoảng bao nhiêu?"
         Nhiều người trả lời khoảng từ 20g đến 50g. Giáo sư nói tiếp: "Nó nặng chính xác là bao nhiêu không quan trọng. Vấn đề ở chỗ quý vị có thể cầm nó trong bao lâu?"
         "Nếu tôi cầm nó trong một phút thì không có vấn đề gì. Nhưng nếu tôi cầm nó trong một giờ thì tay tôi sẽ bị đau và nếu tôi cầm nó suốt một ngày thì chắc quý vị phải gọi xe cứu thương tới!"
         "Trong ba trường hợp trên, sức nặng của nó vẫn y nguyên, nhưng tôi cầm càng lâu thì nó càng nặng". Giáo sư tiếp: "Đó chính là lý do vì sao cần phải biết điều hòa sự căng thẳng. Nếu chúng ta cứ vác trên vai suốt ngày những gánh nặng thì không sớm cũng muộn, những gánh nặng đó sẽ trở thành nặng hơn cho tới lúc vai chúng ta bị gãy".
         "Trở lại với ly nước, tôi cần phải để nó xuống một lúc cho đỡ mỏi rồi mới cầm lên lại. Khi được nghỉ ngơi, khỏe khoắn thì chúng ta dễ vác những gánh nặng hơn".
         "Vậy thì trước khi trở về nhà tối nay, quý vị hãy để những gánh nặng của việc làm xuống. Đừng đem nó về nhà. Ngày mai trở lại sở hãy vác nó lên tiếp. Bất cứ những ưu tư, lo lắng, phiền muộn nào mà quý vị đang mang trong người, hãy để nó xuống trong giây lát. Dành trọn thì giờ để buông thả và quên đi. Đừng lo, chúng sẽ không chạy mất đâu. Khi nào nghỉ ngơi khỏe khoắn thì hãy vác chúng lên lại. Cuộc đời ngắn ngủi lắm! Đừng dại dột ôm giữ chúng hoài!"

         Trong kinh Nhất dạ hiền giả (còn gọi là kinh Người biết sống một mình), thuộc Trung Bộ kinh, Đức Phật có dạy đừng tìm về quá khứ, vì quá khứ đã qua rồi, đừng tìm về tương lai, vì tương lai chưa tới, hãy an trú trong hiện tại. Các thiền sư cũng thường dạy như vậy, nhưng Phật tử nào cũng ôm đồm đủ thứ, nào là lo xây chùa, lập hội, tổ chức cơm xã hội gây quỹ, lễ lược, v.v... Đi làm về nhà thì chưa quên việc sở, bàn tán chuyện sở với bạn bè và vợ con. Đến chùa thì chưa quên việc nhà, đem chuyện chồng con, gia đình, họ hàng kể lể với bạn đạo. Lời Phật dạy hình như nghe quen quá thành nhàm. Câu chuyện ly nước trên nhìn qua chẳng ăn nhập gì với đạo Phật, nhưng nếu biết nhìn với nhãn quan đạo Phật thì nó cũng là bài pháp dạy cho ta buông xả, xả những vọng tưởng, phiền não, lo lắng, ưu tư bất tận của chúng ta.
         Ta sống trong đời, nhiều căng thẳng, bực dọc, chúng ta tìm đến chùa để mong tìm sự giải thoát, nhưng vô tình không biết buông xả những gánh nặng trong tâm. Trước khi bước vào cổng chùa, chúng ta nhớ đặt những gánh nặng thế gian (việc làm, gia đình, tình cảm, thế gian,...) ở bên ngoài. Vào chùa là để cho tâm nghỉ ngơi, lấy sức để khi ra về có sự khỏe khoắn sáng suốt giải quyết vấn đề.
(Trích theo bài viết "Giây phút hiện tại đẹp tuyệt vời" của Thượng Tọa Thích Trí Siêu) 

Đọc toàn bộ bài viết TẠI ĐÂY.

6 nhận xét:

  1. Buông tất cả để được tất cả. Phật dạy vậy mà có mấy ai làm được. Hầu như ta buông cái không cần buông, cái cần buông thì không buông, cứ bám víu, mà lại muốn được cái không phải của ta. Ôi, phải học thêm thôi, phải học thêm nữa thôi.

    Trả lờiXóa
  2. Chị Vân ơi! Câu chuyện này làm em nhớ mình đã đọc trên mạng với tiêu đề: "Quẳng gánh lo đi mà vui sống". Chỉ có điều đọc rồi, biết rồi, nhưng nhớ mà thực hiện thì em thấy quả không dễ chị nhỉ?

    Trả lờiXóa
  3. Bởi vậy mới cần phải "tu bổ" những gì mình chưa làm được Hương nhỉ. Tu để hiểu được rằng những gì xảy đến với ta đều có địa chỉ nơi đến và có địa chỉ để đi tiếp. Để hiểu rằng cái gì đến sẽ đến, cái gì không phải của ta thì vĩnh viễn không phải của ta... Tu để hiểu được nhiều điều, để hiểu được cần buông cái gì, cần "quẳng" cái gì đúng không em?

    Trả lờiXóa
  4. Vâng em hiểu rồi, mong chị hãy luôn nhắc nhở em chị nhé!!!

    Trả lờiXóa
  5. Chị Thu ơi, nhờ bài sưu tầm: "Buông xả gánh nặng" của chị mà sáng nay bác Nghĩa có bài nói chuyện rất hay với lớp chị ạ, các bác đều rất thích. Em cảm ơn chị nhiều lắm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mọi người vui là mình vui. Cảm ơn anh Nghĩa. Cảm ơn Hương.

      Xóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.