Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Sáu, 4 tháng 1, 2013

Chuyến đi ngày hôm qua

Khi gửi ảnh cho Thu, Quý - cậu lái xe taxi hãng Mai Linh, người chở chúng tôi đi và giúp ghi lại một vài hình ảnh, đặt tên file là "Ảnh đi thị sát từ thiện". Ừ thì "thị" là "nhìn", "sát" là "gần, tiếp cận". Nôm na là đến xem tận nơi. Tuy nhiên là một người yêu sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ, chẳng mấy khi Thu dùng từ Hán Việt, trừ khi không tìm được từ thay thế, hoặc dùng khác đi người nghe không hiểu thì phải đành vậy. 
Rất cẩn thận, Quý co cỡ ảnh, để tải qua mạng cho nhanh, vì vậy không có ảnh gốc để mang sang lớp cho mọi người xem. Thôi thì đành xem trên Blog vậy.


Cô Huệ, chị Bình và Thu đến thăm gia đình anh Thiệu - chị Yến. Khu tập thể của những người công nhân công ty Hà Thái khá xa. Đường ướt, mưa bay bay, khá lầy. Một khu tập thể nhỏ, với những căn nhà nhỏ của những người lao động, đa phần các gia đình khóa cửa đi vắng. Đến cửa nhà anh Thiệu - chị Yến, hai mẹ con người hàng xóm sang chơi đang ra về. Chị Yến ra tiễn khách lại gặp khách.



Trong một lần chở khách đi taxi, biết Quý hay làm từ thiện, chị khách nọ kể cho anh nghe về hoàn cảnh khó khăn của gia đình chị Yến - anh Thiệu, người hàng xóm. Quý nhờ chị dẫn sang, tiện trên xe có mấy bao gạo, anh tặng gia đình 1 bao và xin phép được chụp mấy bức ảnh để về kêu gọi mọi người chung tay giúp đỡ.


Gia đình anh chị đang ở trong 1 căn phòng đi thuê với diện tích chừng hơn chục m2. Chị Yến nới nhờ người lắp 2 ống nước dài chạy suốt nhà để anh vịn vào tập đứng và sau này tập đi. Anh biết có khách đến chơi. "Cháu cảm ơn các cô" anh nói khó khăn, giọng ngọng nghịu như đứa trẻ đang tập nói. Khi Thu đưa số tiền chị Đinh Hương gửi tặng và nối máy cho anh chị nói chuyện với chị Hương, anh cầm máy cố gắng nói được mấy câu. 


Chúng tôi cũng mừng vì thấy anh đang dần dần bình phục. Tai nạn qua đi đã hơn 1 năm nhưng di chứng để lại thật nặng nề. Chị Yến chia sẻ bà con lối xóm thường sang thăm hỏi, giúp đỡ anh chị, khi thì chút thức ăn, khi thì bọc quần áo cũ. Thật ấm lòng. Cháu lớn đi học lớp 1, cháu bé mới 4 tuổi đi mẫu giáo, công ty cũng tạo điều kiện giúp chị làm việc nhẹ hơn để có thời gian chăm sóc anh.

Rời gia đình anh Thiệu - chị Yến, chúng tôi đến thăm gia đình anh Nghiêm Việt Thắng. Trời mưa khá nặng hạt, ngách nhỏ, đi qua mấy lần quẹo mới tới. Anh Thắng lúc đó đang đi chở hàng. Vợ anh ra đón chúng tôi. 
Một căn phòng chừng 20m2 chia làm 3 ô nhỏ, dành một khoảnh làm lối đi chung. Mối ô có một chiếc phản/giát gường, 1 chiếc bàn thấp tiếp khách ngồi trên sàn và kê thêm được 1 chiếc tủ.


Cháu Tiến trông thật tội. Đã gần 30 chục năm trôi qua, những giọt nước mắt của người làm cha, làm mẹ, chắc không thể đo đếm được. Mẹ cháu hầu như suốt ngày loanh quanh bên cháu. Chị kể gia đình ông nội cháu được 6 người con, có mỗi bác cả có nhà riêng, căn hộ co kéo cũng chỉ ở được 3 gia đình, hai gia đình nữa phải đi thuê ở chỗ khác. Anh thì đi chở hàng suốt ngày, chuyện bạn bè các anh giúp xây nhà đến đâu, anh cũng chỉ nói qua, không muốn để chị lo. Nay mai anh chị có được chỗ ở riêng một gia đình nữa sẽ về đỡ phải thuê nhà. 


Thực sự mong sẽ có những bàn tay, những tấm lòng quan tâm tới họ.  

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.