Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Năm, 5 tháng 8, 2010

Lặn trong tăm tối (hay: lặn trong ánh sáng)

(sưu tầm trên mạng)
Tôi có một kỉ niệm đáng nhớ trong một lần đi lặn cùng với một người khiếm thị cách đây nhiều năm. Tôi gặp ông trên tàu và mặc dù chỉ mới quen biết nhau có vài tiếng nhưng ông đã làm thay đổi đời tôi mãi mãi.
Bị mù bẩm sinh, suốt cả cuộc đời ông chưa nhìn thấy dù chỉ là một tia sáng. Vào ngày sinh nhật lần thứ 65, món quà ông tự tặng cho mình là một suất học lặn với bình khí nén. Ông nói, ông vẫn luôn mơ đến một ngày được lặn xuống tận đáy biển, và vào cái phút giây đầu tiên tham gia lớp học này ông đã được nếm trải cái cảm giác bồng bềnh, tự do trong lòng đại dương.
Ông chưa từng đi đâu một mình và cũng chưa từng đến những chỗ nào có nước, ngoại trừ hồ bơi nhà mình, chứ đừng nói gì đến chuyện lặn xuống đáy biển.
Sau khi được cấp chứng chỉ lặn với bình khí nén, ông bắt đầu goi điện đến các công ty tổ chức lặn thám hiểm ở Florida nhưng tất cả những gì ông nhận được chỉ là sự hoài nghi, và những câu đại loại như: "Không đời nào!", "Mù hả?", "Ông đang đùa tôi đấy à?" hết lần này đến lần khác.
Cuối cùng, cũng có một thuyền trưởng tàu lặn đồng ý cho ông cùng đi. Và tôi đã có mặt trên con tàu đó chứng kiến ông khệ nệ khiêng đống đồ đạc của mình lên tàu. Nhìn thấy cảnh tượng một người đàn ông đi xuống bến tàu, một tay cầm gậy còn tay kia cầm một cái túi đồ lặn tự nó cũng là một điều khó tin rồi.
Trên con tàu lắc lư giữa biển, cũng giống như những người khác, ông mặc đồ lặn của mình vào. Một người định giúp ông nhưng ông nhẹ nhàng từ chối: "Không, không, tôi có thể tự làm được". Rồi ông đi lại phía lan can tàu, và nhảy xuống nước.
Tôi hình dung chắc ông cũng nếm trải cảm giác sợ hãi vì mất phương hướng khi ở dưới nước, vì suy cho cùng thì ông hoàn toàn không nhìn thấy gì cả. Làm sao ông biết được đường nào đi lên, đường nào đi xuống? Và làm sao mà biết được đàn cá ở hướng nào?
... Ông đưa hai bàn tay ra để cảm nhận từng đàn cá bơi lượn qua lại giữa các ngón tay. Có một con cá mú dài một mét rưỡi bơi nhanh về phía ông như thể nó muốn nói "Nào, hãy cùng đùa vui". Người thợ lặn mù dường như đang chào đón đàn cá, vuốt ve chúng như thể đang vuốt ve một chú chó cưng. Bằng đôi tay của mình, ông khám phá từng tảng đá, từng khe nứt mà ông chạm phải, không bỏ sót bất cứ thứ gì.
Ông quay trở lên đúng giờ trước khi hết dưỡng khí, tìm được cái thang và leo lên tàu, tự mình làm mọi việc như tất cả những người khác.
Tất cả mọi người trên tàu đều rì rầm khi nghe người đàn ông mù kể lại những gì mà ông "nhìn thấy". Ông vừa mỉm cười vừa kể "Các anh có thấy con cá bướm đó không? Và cả con cá thiên thần nữa? Chúng thật đẹp và duyên dáng làm sao … Rồi còn những tảng san hô khổng lồ tuyệt đẹp có những cái xúc tu nhỏ xíu. À, còn con cá mú đó nữa chứ, hay nó là con gì khác?”
Tôi đứng đó, kinh ngạc, người đàn ông này nhìn thấy nhiều thứ còn hơn cả tôi. Cuối cùng, một người trong đám thợ lặn thốt lên "Ông đâu có mù, ông chỉ lừa chúng tôi thôi". 
Ông nói "Không, tôi không mù, mặc dù mắt tôi chẳng nhìn thấy gì". Rồi ông bật cười.
Cho đến tận bây giờ tôi vẫn không quên được nụ cười đó. "Các anh không biết sao, ánh sáng phát ra từ trái tim của mỗi người".
(Ảnh: anh Croizon người Pháp, một VĐV bơi lội cụt 4 chi, đang có tham vọng bơi qua eo biển giữa Pháp và Anh.)

1 nhận xét:

  1. Đọc câu chuyện này, tôi nhớ lại một chuyện tôi gặp khi ở nước ngoài. Một lần, chúng tôi gặp một người khuyết tật trên một chiếc xe lăn, anh đang loay hoay xoay bánh xe để đưa chiếc xe của mình lên dốc để vào một tòa nhà. Một người bạn của tôi chạy lại tỏ ý giúp đỡ, người khuyết tật đó lắc đầu từ chối, những người nước ngoài đứng cạnh nhìn người bạn tôi với ánh mắt ngạc nhiên. Ngay lúc đó chúng tôi không hiểu tại sao, nhưng sau này tôi mới hiểu. Cái mà người khuyết tật thực sự cố gắng để đạt tới là được hòa nhập vào cộng đồng, được công nhận như những người bình thường chứ không phải là sự thương hại.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.