Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Ba, 12 tháng 3, 2013

Tu là chuyển nghiệp

          Với người tu thiền giữ được tâm an định là điều quan trọng. Bình thường khi được khen ta thấy vui, khi bị chê ta thấy buồn, khi bị người khác chửi mắng ta thấy tức giận, thậm chí chỉ nghe phong thanh người khác nói xấu mình ta cũng thấy tức tối, bực bội. Nếu ta không biết cách kiềm chế cảm xúc của mình giữ cho tâm mình lặng thì khi ngồi thiền thật khó mà định được. Ngồi thiền mà cứ nghĩ đến chuyện vui buồn, bực bội, giận dữ, lo lắng thì khó mà đạt được kết quả.
          Đoạn trích sau từ bài viết "Tu có chuyển được nhân quả không?" trong tuyển tập "Tu là chuyển nghiệp" của Hòa thượng Thích Thanh Từ.

 HT Thích Thanh Từ
          Thế nên, tất cả mọi khó khăn, những lời xúc não, nếu chúng ta biết tu, tâm sáng suốt hóa giải tất cả thì được an vui.
          Một lần khác Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn, các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật chửi. Phật vẫn thong thả đi, họ đi theo sau chửi. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức, chận Phật lại hỏi:
- Cù Đàm có điếc không?
- Ta không điếc.
- Ngài không điếc tại sao không nghe tôi chửi?
- Này Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng, họ không nhận thì quà ấy về ai?
- Quà ấy về tôi chứ ai.
- Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.


          Người kêu tên Phật chửi mà Ngài không nhận. Còn chúng ta, những lời nói bóng nói gió ở đâu đâu cũng lắng nghe để buồn để giận. Như vậy mới thấy những lời cuồng dại của chúng sanh Ngài không chấp không buồn. Còn chúng ta do si mê, chỉ một lời nói nặng, nói hơn, ôm ấp mãi trong lòng, vì vậy mà khổ đau triền miên. Chúng ta tu là tập theo gương của Phật, mọi tật xấu của mình phải bỏ, những hành động lời nói không tốt của người đừng quan tâm, như thế mới được an vui.

          Trong kinh Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó. Người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rơi xuống mặt người phun. Thế nên, có thọ nhận mới dính mắc khổ đau, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau, quý vị có ai nghe ai nói gì về mình dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui. Đa số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai thứ ba, thì tìm phăng ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não, đó là kẻ khờ không phải người trí. Tuy có chướng duyên bên ngoài mà chúng ta biết giải không thọ nhận đó là tu. Không phải tu là cầu an suông, mà phải có người thử thách để có dịp coi lại mình đã làm chủ được mình chưa. Nếu còn buồn giận vì một vài lý do bất như ý bên ngoài đó là tu chưa tiến.

          Tinh thần nhân quả của đạo Phật không phải gây nhân nào chịu quả ấy trọn vẹn, ngoại trừ người không biết tu thì nhân quả không sai khác. Còn với người biết tu thì nhân quả biến chuyển theo công phu tu hành cao thấp mà có sai khác. Tu là chuyển nghiệp giảm hết phiền não khổ đau để được an vui hạnh phúc, đó là tu đúng theo lời Phật dạy. Nếu tu sai thì không chuyển được nghiệp nên phiền lụy cứ dai dẳng khổ đau không đứt trừ, lại còn thối chí tu tập, không được lợi ích gì cả. Tôi mong rằng quý Phật tử sau khi nghe pháp nên nghiệm xét ứng dụng tu hành để trên đường tu mỗi ngày mỗi tiến cho hết khổ được vui.
(Nguồn: tangthuphathoc.net)
Đọc trọn bài viết "Tu có chuyển được nhân quả không? ở đây
Đọc trọn cuốn "Tu là chuyển nghiệp" ở đây.
Đọc một số bài giảng của Hòa thượng Thích Thanh Từ ở đây

6 nhận xét:

  1. Đây là quyển sách rất hay. Học viên thực hành tu thiền rất nên đọc. Cám ơn Thu đã post lên trang nhà. Thầy TT Từ viết quyển này rất dễ hiểu. Thu đưa cả đường link để mọi người đọc Hoa vô ưu của Hòa Thượng nữa Thu ạ, một kho kiến thức, đơn giản và dễ hiểu, cần thiết.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em sẽ đưa link sách nói để mọi người nghe.

      Xóa
    2. Cám ơn Hồng Thu đã post bài và hoan nghênh ý tưởng tiếp theo !

      Xóa
    3. Em để link ở thanh bên rồi đấy chị ạ.

      Xóa
  2. Hoan hô bài đăng này của thấy Thích Thanh Từ. Đạo thiền Lửa Tam Muội của thầy tổ DASIDA NARADA hẳn là đại thiền mới nhất của Phật giáo. Bởi thé nên và cần phải hiểu rõ giáo lý Phật giáo, kẻo khỏi lầm đường.
    Nghiên cứu bải giảng của cụ Thích |Thanh Từ, sẽ hiểu NGHIỆP là gì ? "TU LÀ CHUYỂN NGHIỆP " nghĩa lý thế nào...
    " Nghiệp là chất đen đen.." là lý luận của môn " Pháp luân công" do ông Lý Hồng Chí viết, mà Pháp luân Công không phải là Đạo Phật, ông LÝ đã nói rõ trong bài viết của mình.

    Trả lờiXóa
  3. "Gạn đục khơi trong" mà bác. Nghĩ suy sâu một chút, cũng cùng một đích để tiến đến cả. Cùng dẫn con người ta đến với cuộc sống tốt đẹp hơn, không bệnh tật và an lành. Tất cả đều phải hiểu là tu và thiền mới đúng là đi bằng hai chân. "Cơm là gì", đối với người này thì sẽ định nghĩa cơm là thế này, nhưng đối với người khác thì sẽ định nghĩa cơm là thế khác, nhưng quan trọng là cùng để nuôi sống chúng sinh.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.